Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ - Bài 5: Kể chuyện câu chuyện về chú trống choai

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ - Bài 5: Kể chuyện câu chuyện về chú trống choai

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực chung: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực tiếng Việt qua hoạt động thực hành.

2. Năng lực đặc thù

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Câu chuyện về chú trống choai, tên chủ đề Những bông hoa nhỏ và tranh minh họa.

+ Dựa vào tranh minh họa, câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng các tình tiết, diễn biến của câu chuyện

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

+ Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa, ước đầu kể toàn bộ câu chuyện.

+ Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhóm nhỏ và trước cả lớp

 

docx 6 trang chienthang2kz 13/08/2022 5711
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 21: Những bông hoa nhỏ - Bài 5: Kể chuyện câu chuyện về chú trống choai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 21: NHỮNG BÔNG HOA NHỎ
BÀI 5: KỂ CHUYỆN
CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ TRỐNG CHOAI
MỤC TIÊU
Năng lực chung
- Năng lực chung: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực tiếng Việt qua hoạt động thực hành.
Năng lực đặc thù
- Phát triển năng lực về văn học:
+ Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Câu chuyện về chú trống choai, tên chủ đề Những bông hoa nhỏ và tranh minh họa.
+ Dựa vào tranh minh họa, câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng các tình tiết, diễn biến của câu chuyện
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa, ước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
+ Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhóm nhỏ và trước cả lớp
Phẩm chất: Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện. Bồi dưỡng phẩm chất kiên trì với mục tiêu/mong ước của bản thân.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên: SGV, tranh minh họa truyện.
Học sinh: SHS.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
1.Hoạt động 1: Ổn định lớp (3 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào bài học.
Cách thực hiện:
- GV tổ chức cho HS hát bài “Gà gáy le te”
2. Hoạt động 2: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
+ Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
+ Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Câu chuyện về chú trống choai, tên chủ đề Những bông hoa nhỏ và tranh minh họa.
Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc tên câu chuyện.
- Giúp HS hiểu nghĩa của từ “trống choai” (là con gà trống mới lớn, đang chuẩn bị tập gáy).
- Yêu cầu HS quan sát cả 4 bức tranh. Trả lời các câu hỏi:
+ Trong các bức tranh có những nhân vật nào?
+ Ai là nhân vật chính?
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Em nghĩ câu chuyện sẽ kể điều gì về chú gà trống choai?
+ Có chuyện gì với bác gà trống?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- GV chốt ý, giới thiệu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập xây dựng truyện theo tranh (15 phút)
Mục tiêu: Dựa vào tranh minh họa, câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng các tình tiết, diễn biến của câu chuyện.
Cách thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1. Hỏi:
+ Bức tranh gồm có những ai?
+ Bác gà trống và trống choai đang làm gì? Ở đâu? Lúc nào?
+ Trống choai muốn học điều gì từ bác gà trống?
+ Ngay từ đầu, trống choai đã gáy được chưa?
+ Nếu trống choai gáy chưa được hoặc gáy không hay, em nghĩ trống choai có bị chế giễu không?
+ Khi bị chế giễu, liệu trống choai có từ bỏ việc tập gáy không?
- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 1: Ngày xưa, gà trống chơi thân với mặt trời. Theo lời hẹn, khi gà trống gáy, mặt trời sẽ thức dậy tỏa sáng muôn nơi. Trống choai muốn học theo bác gà trống. Tuy đã cố hết sức, cậu vẫn chưa gáy được. Ngan, Ngỗng, Vịt chế giễu trống choai, nhưng cậu không nản, ngày nào cũng thức dậy sớm tập gáy.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 2. Hỏi:
+ Chuyện gì đã xảy ra với bác gà trống?
+ Bác gà trống bị mệt, bác không gáy được thì mặt trời như thế nào? Cảnh vật khắp nơi ra sao?
+ Lúc này trống choai làm gì?
+ Bác gà trống đã nói gì với trống choai?
- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 2: Một hôm, đã đến lúc mặt trời chiếu sáng nhưng khắp nơi vẫn tối đen, các con vật vô cùng lo lắng. Trống choai vội chạy đến nhà bác gà trống: “Bác ơi..”. Gà trống thều thào:“Bác...mệt...quá...không...dậy...
được...cháu...giúp...bác...”. Trống choai dạ vâng rồi nhảy lên bờ rào, lấy hơi, cất tiếng gáy: Ò...ó..o...
- Yêu cầu HS quan sát tranh 3. Hỏi:
+ Khi thay thế bác gà trống, liệu trống choai có thể gọi được mặt trời dậy không?
+ Vì sao trống choai đã cất tiếng gáy mà mặt trời vẫn ngủ?
+ Sau đó trống choai đã làm gì?
+ Sau tiếng gáy đó, mặt trời như thế nào? Muôn vật ra sao?
+ Vì sao các con vật khen ngợi trống choai?
- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 3: Mặt trời vẫn ngủ vì tiếng gáy của trống choai quá bé. Cậu hít hơi, vươn mình, cố sức gáy. Thế rồi, tiếng gáy của cậu vươn xa. Mặt trời bừng tỉnh. Muôn vật reo hò cảm ơn trống choai.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 4. Hỏi:
+ Từ đó, mỗi ngày trống choai đều làm gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung tranh 4: Từ đó, sáng nào trống choai cũng cùng bác gà trống gọi mặt trời dậy.
4. Hoạt động 4: Kể chuyện (10 phút)
Mục tiêu:
+ Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa, ước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
+ Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhóm nhỏ và trước cả lớp.
+ Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện. Bồi dưỡng phẩm chất kiên trì với mục tiêu/mong ước của bản thân.
Cách thực hiện:
- GV chia HS theo nhóm 4 và yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh, thời gian 5 phút. Nhắc HS kể với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm. (Nếu có HS không kể được thì các bạn hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi cho bạn)
- Gọi HS lên kể chuyện
- Gọi 1 - 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét.
- Nhờ đâu mà trống choai có thể gọi được mặt trời dậy?
- Nếu gặp vấn đề khó khăn, em sẽ làm gì?
- Khi muốn theo đuổi ước mơ, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét chung, GDHS.
5. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Ta vừa kể câu chuyện gì?
- Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Tập kể lại cho người thân nghe khi ở nhà.
- Chuẩn bị tiết học sau, bài: Mưa.
- HS hát đồng thanh.
- HS đọc tên câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
+ Bác gà trống, mặt trời, trống choai, ngan, ngỗng và vịt.
+ Trống choai
+ Ở khu vườn
 .
- HS lắng nghe, nhắc lại tên tựa bài.
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Chia theo nhóm 4 và thực hiện kể lại câu chuyện theo tranh. Mỗi HS kể 1 tranh.
- Đại diện 1 nhóm kể 1 tranh.
- 1 - 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị bài học cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx