Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Dạy học theo kiểu bài luyện tập tổng hợp (Sách Chân trời sáng tạo)

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Dạy học theo kiểu bài luyện tập tổng hợp (Sách Chân trời sáng tạo)

3. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

 1. Từ kinh nghiệm xã hội, ngôn ngữ của bản thân, nói về bài học:

– Trao đổi với bạn về những nội dung mà tên chủ đề (và hoặc tranh chủ đề, nếu có) gợi ra. – Quan sát tranh, đọc tên bài đọc, trao đổi với bạn những phán đoán về nội dung bài đọc. 2. Đọc trơn bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.

 3. Đánh vần vần khó và tiếng chứa vần khó; tìm được trong bài, ngoài bài từ ngữ có tiếng chứa vần cần luyện tập; đặt được câu có từ ngữ tìm được.

 4. Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc, biết liên hệ bản thân.

 5. Tô được chữ hoa, viết được câu ứng dụng; viết được đoạn chính tả nhìn – viết hoặc nghe – viết.

 6. Phân biệt đúng chính tả có quy tắc và bước đầu làm quen với chính tả phương ngữ.

 7. Luyện nói và viết sáng tạo.

 8. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

 9. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động học tập; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 5 trang hoaithuqn72 25041
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Dạy học theo kiểu bài luyện tập tổng hợp (Sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC THEO KIỂU BÀI LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
	1.VỊ TRÍ: 
Luyện tập tổng hợp bắt đầu từ tuần 21 đến tuần 34
	2. THỜI LƯỢNG:
- Phần luyện tập tổng hợp có 14 chủ đề tương ứng với 14 tuần.
- Mỗi chủ đề gồm 4 bài học, trong đó có 3 bài tập đọc kết hợp rèn luyện các kỹ năng tập viết, chính tả, luyện tập sử dụng từ và 1 bài kể chuyện.
- Văn bản dùng cho tập đọc gồm 2 văn bản văn xuôi và 1 văn bản thơ (văn bản xuôi 4 tiết, văn bản thơ 2 tiết).
- Các văn bản dùng cho hoạt động đọc (tập đọc) gồm đọc lưu loát và đọc hiểu trong thời lượng 2 tiết. Tiết 3: tập viết và chính tả. Tiết 4: Nói-viết sáng tạo và hoạt động mở rộng.
	3. MỤC TIÊU:
Giúp HS: 
	1. Từ kinh nghiệm xã hội, ngôn ngữ của bản thân, nói về bài học: 
– Trao đổi với bạn về những nội dung mà tên chủ đề (và hoặc tranh chủ đề, nếu có) gợi ra. – Quan sát tranh, đọc tên bài đọc, trao đổi với bạn những phán đoán về nội dung bài đọc. 	2. Đọc trơn bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu. 
	3. Đánh vần vần khó và tiếng chứa vần khó; tìm được trong bài, ngoài bài từ ngữ có tiếng chứa vần cần luyện tập; đặt được câu có từ ngữ tìm được. 
	4. Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc, biết liên hệ bản thân. 
	5. Tô được chữ hoa, viết được câu ứng dụng; viết được đoạn chính tả nhìn – viết hoặc nghe – viết. 
	6. Phân biệt đúng chính tả có quy tắc và bước đầu làm quen với chính tả phương ngữ. 
	7. Luyện nói và viết sáng tạo. 
	8. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. 
	9. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động học tập; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
	4. CÁC HỌC ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	4.1 Hoạt động 1: Ổn định và kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Ổn định lớp, kiểm tra nội dung kiến thức của bài trước.
Thời lượng: 5 phút
Phương pháp: Hỏi đáp. Hình thức: Làm việc cá nhân.
	4.2 Hoạt động 2: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu bài.
Thời lượng: 2 phút.
Phương pháp: Hỏi đáp. Hình thức: hoạt động nhóm đôi.
Thiết bị dạy học: Tranh
	4.3 Luyện đọc văn bản.
Mục tiêu: Đọc trơn bài đọc, bước đầu biết ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
	Tìm tiếng trong bài có vần cần luyện tập.
	Tìm từ ngữ ngoài bài có vần cần luyện tập.
	Hiểu và trả lời câu hỏi nội dung bài.
Thời lượng: 63 phút.
Phương pháp: Hỏi đáp. Hình thức: Làm việc cá nhân, nhóm.
Thiết bị: Tranh (để giải nghĩa từ).
Hình thức đánh giá: Nhận xét bằng lời.
	4.4 Luyện viết hoa-Chính tả:
	* Luyện viết hoa:
Mục tiêu: Tô được chữ hoa, viết đúng câu ứng dụng.
Phương pháp: quan sát chữ mẫu và cách viết.
Thời lượng: 10 phút.
Thiết bị: Mẫu chữ hoa.
Hình thức đánh giá: Gương mặt biểu cảm.
	*Chính tả:
Mục tiêu: Viết đúng đoạn văn (thơ).
	 Làm đúng bài tập chính tả.
Phương pháp: Nghe viết hoặc nhìn viết.
Hình thức: Luyện tập thực hành.
Thời lượng: 35 phút.
Thiết bị: Tranh, vở bài tập.
Hỉnh thức đánh giá: Gương mặt biểu cảm.
4.5 Hoạt động 5: Luyện tập nói viết sáng tạo.
Mục tiêu: Luyện tập cho HS kĩ năng nói, viết.
 Thời lượng: 20 phút.
Phương pháp: Quan sát-Thảo luận nhóm đôi. Hình thức: Làm việc cá nhân, nhóm.
Thiết bị: Tranh.
Kiểm tra đánh giá: gương mặt biểu cảm.
4.6 Hoạt động 6: Hoạt động mở rộng.
Mục tiêu: Mở rộng kiến thức nội dung bài học theo chủ đề.
Hình thức: Hát, trò chơi, giải câu đố .
Thiết bị: Tranh.
Thời lượng: 2 phút.
4.7 Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò.
Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa học.
Nắm được nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết sau.
Phương pháp: Hỏi đáp
Thời lượng: 5 Phút.
MINH HỌA MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ
Bài 3: Nữ hoàng của biển
Chủ đề: Biển đảo yêu thương
1. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh: 
Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, HS nói về hoạt động trồng cây trên đảo.
Đọc trơn bài đọc,bước đầu biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu.
Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần uông, uôn.
Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
Tô đúng kiểu chữ hoa chữ U và và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nghe - viết đoạn văn.
Ôn luyện quy tắc chính tả g/gh và phân biệt đúng chính tả dấu hỏi / dấu ngã.
Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
Bồi dưỡng phẩm chất yêu thiên nhiên: biết yêu câu cối, cảnh vật và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên qua hoạt động đọc hiểu.
2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, VTV, VBT, SGV.
Một số tranh ảnh: Cây bàng vuông, cây phong ba.
Mẫu chữ viết hoa U.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
HS cả lớp đọc bài thơ Em ước mơ làm bộ đội Hải quân.
 	(Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt)
	Đây Trường Sa
	Đây Hoàng Sa
	Mảnh đất thiêng
	Hùng vĩ
	Nơi máu thịt
	Của bao người
Đã ngã xuống
Và hy sinh
Quên thân mình
Để bảo vệ
Quê hương
Giữ bình yên.
KT: HS đọc bài: “Thư gửi bố ngoài đảo” và trả lời câu hỏi SGK.
2.Khởi động: 
GV đính tranh (như sgk). 
HS đọc yêu cầu.
HS HĐ nhóm đôi, quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi (Cho biết các chú hải quân đang làm gì?)
GV giới thiệu bài mới: Nữ hoàng biển đảo.
Luyện đọc văn bản:
GV đọc mẫu.
GV hướng dẫn đọc một số từ khó: nữ hoàng, Trường Sa, trắng, vuông ..
HS đọc thành tiếng theo nhóm, GV sửa cách phát âm rong nhóm.
HS giải thích nghĩa của từ khó hiểu: nữ hoàng, cây phong ba, .( tranh)
TIẾT 2
HS đọc thầm lại bài đọc, tìm tiếng trong bài có vần uông và tìm ngoài bài từ chứa tiếng có vần uông, uôn. Đặt câu với từ vừa tìm được.
HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi SGK.
Cây bàng vuông mọc ở đâu?
Quả bàng vuông có hình dáng như thế nào?
Bộ đội Trường Sa gọi cây bàng vuông là gì?
Vì sao các anh chiến sĩ hải quân gọi cây bàng vuông là nữ hoàng của biển đảo?
Trồng cây bàng vuông để làm gì?
Sau khi HS trả lời câu 5 GV GDHS 
Ngoài ra Trồng cây xanh để lọc không khí, ngăn lũ lụt, chắn gió, chống xói mòn 
TIẾT 3
	4. Luyện tập viết hoa, chính tả.
Tô chữ viết hoa chữ U và viết câu ứng dụng:
Tô chữ viết hoa chữ U:
GV cho HS xem mẫu chữ U
HS quan sát, phân tích cấu tạo nét của con chữ U.
HS dung ngón tay viết con chữ U trên mặt bàn.
HS tô chữ U hoa vào VBT.
	b. Viết câu ứng dụng:
HS đọc câu ứng dụng
HS quan sát GV viết chữ Uống.
HS quan sát GV viết câu: Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh.
(GV nhắc HS 1 số lưu ý khi viết câu: khoảng các giữa các con chữ, cuối câu đặt dấu chấm .)
HS viết câu ứng dụng vào VTV.
HS đánh giá bài viết của mình và của bạn. (theo hướng dẫn của GV).
	4.2 Chính tả nghe- viết:
HS đọc lại đoạn cần viết.
HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai: mát, sắc, nữ hoàng 
HS nghe GV đọc và viết vào VBT.
HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn. (theo hướng dẫn của GV).
4.3 Bài tập chính tả lựa chọn:
HS đọc yêu cầu của bài tập 3/131
HS nhắc lại quy tắc chính tả g/ gh.
GV chốt lần nữa quy tắc chính tả: gh+e, ê, i
HS quan sát tranh gợi ý: BT 3 SGK/131.
HS thực hiện bài tập: Ốc gai, ghẹ xanh, gặp các chú hải quân.
GD HS: Khi ăn hải sản cần rửa sạch, nấu chin.
HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
(Nếu còn thời gian làm BT 4/131. PP tương tự BT 3).
TIẾT 4
	5. Luyện tập nói, viết sáng tạo
	5.1. Nói sáng tạo:
HS đọc yêu cầu của hoạt động và quan sát các tranh.
HS thực hiện nói theo yêu cầu (thực hiện theo nhóm).
	5.2 Viết sáng tạo
HS tìm hiểu cách đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết.
HS thực hiện yêu cầu viết sáng tạo vào VBT.
HS tự dánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình theo hướng dẫn của GV.
	6. Hoạt động mở rộng:
HS hát bài: Em yêu cây xanh của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
	7. Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các cây được nói đến trong bài, chi tiết e thích, 
HS nghe GV Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau (Bài thực hành: Kể chuyện Tôm Càng Và Cá Con)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_day_hoc_theo_kieu_bai_luyen_tap_t.docx