Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Khu rừng kì lạ dưới đáy biển - Nguyễn Ngọc Ánh

Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Khu rừng kì lạ dưới đáy biển - Nguyễn Ngọc Ánh

Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết ngồi viết đúng tư thế khi viết.

- Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?

- Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh.

2. Năng lực chung: Góp phần hình thành các năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua hoạt động cá nhân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động vận dụng.

3. Phẩm chất:

 Bồi dưỡng phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, trách nhiệm: Biết yêu thiên nhiên qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu, viết.

II. Các phương tiện kĩ thuật:

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, cá nhân.

- Bảng từ, bảng phụ, tranh ảnh hoặc clip có nội dung về biển đảo.

 

docx 7 trang thuong95 18872
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Khu rừng kì lạ dưới đáy biển - Nguyễn Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài: Khu rừng kì lạ dưới đáy biển.
Môn/ HĐGD: Tiếng Việt.
Nội dung bài học:
 - Tên bài học: Khu rừng kì lạ dưới đáy biển.
 - Ngữ liệu/ nội dung bài học: 
- Nguồn (SGK): Sách Tiếng Việt 1, tập 2.
I. Yêu cầu cần đạt:
Năng lực đặc thù:
- Biết ngồi viết đúng tư thế khi viết. 
- Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì? 
- Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh.
2. Năng lực chung: Góp phần hình thành các năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua hoạt động cá nhân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động vận dụng.
3. Phẩm chất: 
 Bồi dưỡng phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, trách nhiệm: Biết yêu thiên nhiên qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu, viết.
II. Các phương tiện kĩ thuật:
Vấn đáp, thảo luận nhóm, cá nhân.
Bảng từ, bảng phụ, tranh ảnh hoặc clip có nội dung về biển đảo.
III. Cách tiến hành: Hoạt động Viết.
* Mục tiêu:
- Biết ngồi viết đúng tư thế.
- Bước đầu TL được câu hỏi: 
+ Viết về con gì, cây gì? (rùa, cá, cá ngựa, rong biển, san hô...)
+ Viết về cái gì, việc gì? (hoạt động, màu sắc )
- Viết câu nói về hình dáng hoạt động của các con, cây trong tranh.
Hoạt động
Mục tiêu hoạt động
PP, KTDH
Cách thức thực hiện
Phương án đánh giá
Khởi động:
- Tạo hứng thú cho học sinh.
- Nói được tên và màu sắc một số các con vật, cây cối có trong tranh.
- Trực quan.
- Đàm thoại gợi mở
- Nghe và vận động theo nhạc:
 Bái hát: Bé yêu biển lắm
- Bài hát em vừa nghe hát về gì?
- HS quan sát tranh và trả lời nhửng câu hỏi sau:
 1. Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu? 
 2. Em thích cây hay con vật nào? 
 3. Cây hoặc con vật đó có màu sắc như thế nào?
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi, HS khác theo dõi và nhận xét.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- PP đánh giá: Quan sát, vấn đáp.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi đóng và đáp án.
-Người thực hiện: GVđánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.
 Khám phá:
- Phân tích được nội dung và đặc điểm của các câu mẫu
Trực quan.
Phân tích mẫu
-Dạy học hợp tác
- Tất cả HS quan sát câu mẫu và trả lời câu hỏi để nhận biết đặc điểm nội dung và hình thức của câu mẫu.
* Mẫu 1: ( 1 câu )
+ Con rùa có màu xanh.
+ Em thích rặng san hô dưới đáy biển.
+ Em thích nhìn các chú cá đang bơi lội.
+ Em thích các bạn cá ngựa.
* Mẫu 2: ( 1 – 3 câu )
 + Em thích nhìn các chú cá đang bơi lội. Các con vật dưới đáy biển rất đáng yêu.
 + Cảnh vật dưới đáy biển rất đẹp. Rặng san hô đầy màu sắc. Các con vật đang tung tăng bơi lội.
 + Con rùa có màu xanh. Con cá có màu vàng. Các con vật có màu sắc rất đẹp.
 Nhóm HS tìm hiểu nội dung và đặc điểm hình thức của câu mẫu bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Con rùa có màu gì?
+ Con cá có màu gì?
+ Em thích con vật nào? 
+Các chữ đầu câu được viết như thế nào?
+ Cuối câu có dấu gì?
 - HS làm việc nhóm: 
 Đại diện nhóm nhắc lại những điểm cần ghi nhớ khi viết:
 + Chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
 + Các câu đều viết về nội dung , màu sắc con vật/ cây cối; lùi vào 1 ô từ lề vở .
 - GV nhận xét, hướng dẫn HS tổng kết. 
 - Dự kiến nội dung chốt:
 + Nội dung câu: Câu viết về màu sắc con vật/ cây cối trong tranh.
 + Hình thức câu: Khi viết câu các em lưu ý: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- PP đánh giá: Vấn đáp.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi đóng và đáp án.
- Người thực hiện: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.
Luyện tập: 
 Biết ngồi đúng tư thế khi viết, biết cách cầm bút đúng khi viết.
 Viết được 1-3 câu hoàn chỉnh về tên gọi, màu sắc/ của một số con vật/ cây cối trong tranh.
-Thực hành.
-Luyện tập theo mẫu
 - Giáo viên nhắc nhở những điểm cần ghi nhớ khi viết :
 - HS thực hành cách ngồi viết, cách cầm bút khi viết.
 - GV quan sát, nhắc nhở HS viết đúng tư thế. 
 - Cá nhân HS thực hành viết: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS khác nhau:
 * Nhóm HS cần sự giúp đỡ : ( Dùng Phiếu số 1 để viết )
(Nối các câu lại sau đó cho HS viết lại câu vừa nối: đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm)
Bọt nước
Con cá
Con rùa
màu xanh
màu trắng
màu vàng
* Nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ: ( dùng phiếu số 2 để viết)
Phiếu bài tập số 2
Điền vào chổ chấm sau:
 Con ..màu xanh.
 Con cá ...
* Nhóm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: (dùng vở để viết).
- HS tự đánh giá, chỉnh sửa sản phẩm viết; đổi bài cho bạn trong nhóm, đọc và nhận xét bài của bạn theo hướng dẫn của GV.
 - Trưng bày một số bài viết bằng kĩ thuật phòng tranh. Cá nhân HS thực hiện hoạt động xem tranh, tự nhận xét, rút kinh nghiệm.
 - GV tổng kết, tuyên dương HS. 
- Sản phẩm: Hoàn thành phiếu bài tập.
- PP đánh giá: PP kiểm tra viết.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận.
- Người thực hiện: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.
 Vận dụng. 
- Góp phần hình thành tình yêu đối với sinh vật biển.
- Trò chơi phỏng vấn.
 - GV nêu tên trò chơi và giải thích luật chơi.
 - Hình thức chơi: cá nhân.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 + Hệ thống câu hỏi phỏng vấn:
Bạn có thích biển không?
Vì sao bạn thích/ không thích biển? 
Em đã nhìn thấy những con vật nào ở biển?
Hãy mô tả lại màu sắc của con vật mà em thích!
- Giáo viên tổng kết, đánh giá tiết học.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- PP đánh giá: Vấn đáp.
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi mở và câu trả lời của HS.
- Người thực hiện: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.
IV. Công cụ đánh giá: Hoạt động viết
* Mục tiêu đánh giá:
- Biết ngồi viết đúng tư thế.
- Bước đầu trả lời được câu hỏi: 
+ Viết về con gì, cây gì? (rùa, cá, cá ngựa, rong biển, san hô...)
+ Viết về cái gì, việc gì? (hoạt động, màu sắc )
- Viết câu nói về hình dáng, hoạt động, màu sắc của các con vật, cây cối trong tranh.
Bảng kiểm đánh giá kĩ năng viết (Dành cho giáo viên)
Đánh dấu X vào ô tương ứng trước việc học sinh làm
Tiêu chí
Chưa thực hiện được
Đã thực hiện
Thực hiện tốt
Thực hiện rất tốt
Ngồi viết đúng tư thế.
Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
Câu có viết về hình dáng, hoạt động của con vật dưới đáy biển.
Viết được 1 câu về cây cối, màu sắc con vật dưới đáy biển.
Viết được 2 câu về cây cối, màu sắc con vật dưới đáy biển.
Có sử dụng các từ sáng tạo, sinh động để tả cây cối, hoạt động màu sắc con vật dưới đáy biển.
 Thang đo/phiếu quan sát (Dành cho Học sinh)
Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với nội dung tự đánh giá của bản thân khi tham gia hoạt động.
	Nội dung đánh giá
Tự đánh giá
Chưa thực hiện được
Đã thực hiện được
Thực hiện Tốt
Thực hiện rất tốt
Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
Viết đúng chính tả.
Trình bày sạch đẹp, rõ ràng
Câu văn có nói đến cây cối, màu sắc con vật dưới đáy biển 
Viết được 1 câu về cây cối, màu sắc con vật dưới đáy biển.
Viết được 2 câu về cây cối, màu sắc con vật dưới đáy biển.
Câu văn tả được màu sắc của cây cối, tả được màu sắc, hoạt động của các con vật dưới đáy biển .
 RUBRIC đánh giá (Dành cho Giáo viên)
Tiêu chí
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Nội dung ( 5đ)
Câu chưa viết được về hoạt động của nhân vật trong tranh ( 0đ)
Câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật trong tranh. ( 4đ)
-Câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật trong tranh một cách chi tiết.
 Hoặc 
Câu nói về hình dáng và hoạt động của nhân vật trong tranh (5đ)
Hình thức ( 2đ)
Chưa viết được câu hoàn chỉnh (0đ)
Viết được 1 câu hoàn chỉnh ( viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc có dấu chấm). ( 1,5 đ)
Viết được 2 – 3 câu hoàn chỉnh ( viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm).( 2đ)
Ngôn ngữ ( 2đ)
Mắc nhiều hơn 2 lỗi chữ viết/ chính tả/ dung từ. (0đ)
Mắc 2 chữ viết/ chính tả/ dùng từ.( 1đ)
Mắc 0-1 lỗi chữ viết/ chính tả/ dùng từ. ( 2 đ)
Sáng tạo ( 1 đ)
Chưa có ý riêng. (0đ)
Có ý riêng hoặc câu văn hay ( 0,5đ)
Có ý riêng và câu văn hay dùng từ phong phú thể hiện cảm xúc, tình cảm. ( 1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_bai_1_khu_rung_k.docx