Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 20: Ngày tuyệt vời - Bài 3: oanh, uynh, uych

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 20: Ngày tuyệt vời - Bài 3: oanh, uynh, uych

I. MỤC TIÊU :

Giúp HS:

1. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa oanh, uynh, uych ( chim hoàng oanh, khoanh tròn, cây khuynh diệp ) trong mạch chung của chủ đề Ngày tuyệt vời.

2. Nhận diện được vần oanh, uynh, uych, tiếng có vần oanh, uynh, uych, đánh vần và ghép tiếng có vần mới.

3. Đánh vần được tiếng có vần oanh, uynh, uych.

4. Viết được cỡ chữ nhỏ các vần oanh, uynh, uych và các tiếng, từ ngữ có các vần oanh, uynh, uych; tăng tốc độ viết các từ.

5. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời được câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.

6. Mở rộng hiểu biết về các từ ngữ có vần oanh, uynh, uych.

7. Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực ngôn ngữ; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

8. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 6 trang chienthang2kz 13/08/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 20: Ngày tuyệt vời - Bài 3: oanh, uynh, uych", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 
CHỦ ĐỀ 20: NGÀY TUYỆT VỜI
BÀI 3: OANH UYNH UYCH
 MỤC TIÊU :
Giúp HS:
1. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa oanh, uynh, uych ( chim hoàng oanh, khoanh tròn, cây khuynh diệp ) trong mạch chung của chủ đề Ngày tuyệt vời.
2. Nhận diện được vần oanh, uynh, uych, tiếng có vần oanh, uynh, uych, đánh vần và ghép tiếng có vần mới.
3. Đánh vần được tiếng có vần oanh, uynh, uych.
4. Viết được cỡ chữ nhỏ các vần oanh, uynh, uych và các tiếng, từ ngữ có các vần oanh, uynh, uych; tăng tốc độ viết các từ.
5. Đọc được từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và trả lời được câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn.
6. Mở rộng hiểu biết về các từ ngữ có vần oanh, uynh, uych.
7. Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực ngôn ngữ; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
8. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Tranh minh họa, thẻ từ, mẫu chữ có các vần oanh, uynh, uych, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, phấn.
2. Học sinh : SGK, VTV, bút, gôm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Trò chơi: Ô cửa bí mật
+ HS chọn ô cửa và đọc nội dung có sau ô cửa đó.
- Nội dung các ô cửa: bé loắt choắt, phố xá sầm uất, người tuyết và bài đọc: Ở nhà sách
- Sau khi HS chọn hết các ô cửa bức tranh của bài học mới sẽ hiện ra. 
Khởi động 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh. ( Thảo luận nhóm đôi )
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Trên cành cây có con chim gì? 
+ Hoa gì đang nở?
+ Cha đang làm gì?
+ Hai bạn nhỏ chơi trò gì?
- GV giới thiệu bài: oanh, uynh, uych
Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới.
3.1. Nhận diện vần mới
a. Nhận diện oanh
- GV cho HS quan sát, phân tích vần oanh
- GV hướng dẫn cách đọc: o – a – nh - oanh
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần uynh ( tương tự vần oanh)
c. Nhận diện vần uych ( tương tự vần oanh)
d. Tìm điểm giống nhau giữa vần oanh, uynh, uych 
- GV yêu cầu HS so sánh các vần oanh, uynh, uych
3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng, đọc tiếng, từ khóa.
- GV cho HS xem mô hình tiếng doanh và cho HS phân tích tiếng doanh
- GV cho HS đánh vần
- Có tiếng doanh muốn có từ doanh trại ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc trơn từ khóa.
- GV cho HS xem tranh doanh trại.
- GV dẫn dắt HS học mô hình tiếng huynh và từ khóa phụ huynh phát giống như tiếng doanh và từ khóa doanh trại.
- GV giải thích từ phụ huynh
- GV dẫn dắt HS học mô hình tiếng huỵch và từ khóa chạy huỳnh huỵch giống như tiếng doanh và từ khóa doanh trại.
- GV giải thích từ chạy huỳnh huỵch
4.Tập viết
4.1 Viết vào bảng con:
a. Viết vần oanh và từ doanh trại
Viết vần oanh
- GV viết mẫu vần oanh và nêu quy trình viết.
- Nhắc HS tư thế ngồi viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
Viết từ doanh trại
GV viết mẫu từ doanh trại và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
b. Viết vần uynh và từ phụ huynh (HD tương tự viết oanh, doanh trại)
c. Viết vần uych và từ chạy huỳnh huỵch (HD tương tự viết oanh, doanh trại)
4.2 Viết vào vở tập viết:
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- GV nhận xét vở của 1 vài HS.
5. Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn
6.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần oanh, uynh, uych ( hoàng oanh, cây khuynh diệp, huých vai)
- GV cho HS luyện đọc từ theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và tìm thêm từ có vần oanh, uynh, uych
- GV nhận xét
6.2 Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV đọc mẫu bài đọc
- GV cho HS tìm tiếng, từ có chứa vần mới học.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa và luyện đọc tiếng có âm vần khó 
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
- GV cho HS trả lời câu hỏi:
+ Ba mua quà gì cho chị em Hoàng và chị Hoàng ?
+ Những ngày ba về phép ba thường làm gì ?
- GV nhận xét
7. Hoạt động mở rộng
- GV cho HS đọc câu lệnh
+ GV cho HS đọc nội dung câu đố và giải câu đố
- GV nhận xét
8. Củng cố, dặn dò 
- GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có oanh, uynh, uych
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở giờ tự học; đọc mở rộng.
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( bài oăng, oam, oap)
- HS tham gia
- HS thực hiện.
- HS nhận xét
- HS kể
- HS trả lời
- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra vần oăt, uât, uyêt
- Vần oai có âm o đứng đầu, âm a đứng giữa và âm nh đứng cuối.
- HS đọc các nhân
- Giống nhau: đều có âm o hoặc u đứng đầu, âm nh đứng cuối.
- Tiếng doanh gồm có âm d đứng trước vần oanh đứng sau
- HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình.
- Thêm tiếng trại sau tiếng doanh
- HS đọc
- HS quan sát.
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe và quan sát
- HS lắng nghe và quan sát
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần oanh.
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
 HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ doanh
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bài mình, bài bạn và sửa lỗi nếu có.
- HS chọn biểu trưng đánh giá phù hợp cho bài của mình.
- HS đọc
- HS luyện đọc.
- HS giải thích nghĩa các từ mở rộng 
- HS tìm thêm các từ có chứa vần oanh, uynh, uych.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- toanh, oanh, huỳnh.
- HS đánh vần chữ có âm vần khó 
- HS luyện đọc
- HS trả lời.
- Giải câu đố
- HS đọc và giải câu đố theo nhóm đôi
- HS nhận xét đội bạn
- HS lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx