Giáo án môn Toán Khối 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Toán Khối 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới

b.Phương pháp: Trò chơi

c.Cách tiến hành:

HS vận động theo hiệu lệnh của GV (Khi thao tác mẫu,

GV đứng cùng chiều với HS hoặc chọn 1 em HS nhanh nhạy, đưa tay đúng theo hiệu lệnh): đưa tay sang trái, đưa tay sang phải, vỗ tay bên trái, vỗ tay bên phải, vỗ tay lên trên

* HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI VÀ THỰC HÀNH

1.Bài mới

a.Mục tiêu: HS nhận biết và nói đúng vị trí cần dùng.

b.Phương pháp: Thảo luận

c.Cách tiến hành

- Tìm hiểu bài: HS quan sát tranh, GV giúp các em nhận biết và chọn đúng từ cần dùng (phải - trái đối với bản thân, trên - dưới, trước - sau, ở giữa) đề mô tả vị trí giữa các đôi tượng.

- Tìm cách làm bài: HS làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân).

- Khuyến khích nhiều HS trình bày.

Ví dụ:

 Máy bay ở trên, tàu thuỷ ở dưới.

 Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng bên trái.

 Xe màu hồng chạy trước, xe màu vàng chạy sau, xe màu xanh chạy ở giữa.

 

pdf 259 trang thuong95 3321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Khối 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
1
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI : VỊ TRÍ ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
-Nhận biết và sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái (đối với
bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. CHUẨN BỊ
-HS: bảng con, hộp bút (hoặc một dụng cụ học tập tuỳ ý).
-GV: 1 hình tam giác (hoặc một dụng cụ tuỳ ý), 2 bảng chỉ đường (rễ trái, rẽ phải). Tranh minh họa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 1
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới
b.Phương pháp: Trò chơi
c.Cách tiến hành:
HS vận động theo hiệu lệnh của GV (Khi thao tác mẫu,
GV đứng cùng chiều với HS hoặc chọn 1 em HS nhanh
nhạy, đưa tay đúng theo hiệu lệnh): đưa tay sang trái, đưa
tay sang phải, vỗ tay bên trái, vỗ tay bên phải, vỗ tay lên
trên 
* HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI VÀ THỰC HÀNH
1.Bài mới
a.Mục tiêu: HS nhận biết và nói đúng vị trí cần dùng.
b.Phương pháp: Thảo luận
c.Cách tiến hành
- Tìm hiểu bài: HS quan sát tranh, GV giúp các em nhận
biết và chọn đúng từ cần dùng (phải - trái đối với bản
thân, trên - dưới, trước - sau, ở giữa) đề mô tả vị trí giữa
các đôi tượng.
- Tìm cách làm bài: HS làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí
một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh
(dựa vào trái, phải của bản thân).
- Khuyến khích nhiều HS trình bày.
Ví dụ:
 Máy bay ở trên, tàu thuỷ ở dưới.
 Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng bên trái.
 Xe màu hồng chạy trước, xe màu vàng chạy sau, xe
màu xanh chạy ở giữa.
 Kiểm tra: HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của
các bạn.
Lưu ý, HS có thể nói vị trí máy bay và đám mây, ...
-HS vận động
-HS quan sát tranh
-HS làm việc nhóm đôi
-Nêu ý kiến
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
2
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
GV chốt (có thể kết hợp với thao tác tay): trái - phải, trên
- dưới, trước - sau, ở giữa (Chú trọng phát triển năng lực
giao tiếp cho HS).
2. Thực hành - trải nghiệm để khắc sâu kiến thức
a.Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức của các em học sinh
b.Phương pháp: Trò chơi, thảo luận
c.Cách tiến hành:
 HS tham gia trò chơi: Cô bảo
 GV dùng bảng con và l hình tam giác ( hoặc
DCTQ) đặt lên bảng lớp, HS quan sát rồi nói vị
trí.
 Ví dụ: GV: Cô bảo, cô bảo
 HS: Bảo gì? Bảo gì?
 GV: Cô bảo hãy nói vị trí của hình tam giác và
bảng con.
 HS đặt theo yêu cầu của GV.
 Vào vườn thú (tích hợp an toàn giao thông)
 GV đưa biển báo hiệu lệnh và giới thiệu tên gọi
(rẽ trái, rẽ phải) - HS lặp lại.
 GV thao tác mẫu (vừa chỉ tay, vừa nói) và hướng
dẫn HS thực hiện.
 Ví dụ: Rẽ phải đến chuồng voi trước,...
 Liên hệ: Em hãy chỉ đường về nhà em hoặc
đường về nhà người thân 
TIẾT 2
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1.Mục tiêu:
- GV giúp HS xác định bên trái - bên phải (bằng cách yêu
cầu HS giơ tay theo lệnh của GV).
- GV giúp HS nhận biết cần dùng từ ngữ nào để mô tả vị
trí.
2. Phương pháp: Thực hành, thảo luận
3.Cách tiến hành:
BT1:Quan sát rồi nói về vị trí
 HS tập nói theo nhóm đôi.
- HS trình bày.
Ví dụ: Bên phải của chú hề màu đỏ, bên trái màu xanh.
Tay phải chú hề cầm bóng bay, tay trái chú hề đang tung
hứng bóng.
Quả bóng ở trên màu xanh, quả bóng ở dưới màu hồng.
- HS nhận xét.
 HS có thể trình bày
- Con diều ở giữa: màu xanh lá.
HS có thể trình bày thêm:
- Con diều ở bên trái: màu vàng.
- Con diều ở bên phải: màu hồng.
 HS chơi cả lớp
 HS: Bảng con ở bên trái, hình
tam giác ở bên phải
 QS tranh
 HS làm việc nhóm đôi
 HS làm việc theo nhóm đôi.
 HS chỉ vào tranh vẽ rồi tập nói
theo yêu cầu của từng bài tập
 HS làm việc nhóm.
 Mỗi nhóm nêu 1 tranh
 HSHTT: QS và nêu hết 4 tranh
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
3
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
BT2:Nói vị trí các con vật
- HS có thể trình bày
a) Con chim màu xanh ở bên trái - cơn chim màu hồng ở
bên phải.
b) Con khi ở trên - con sói ở dưới.
c) Con chó phía trước (đứng đầu) - con mèo ở giữa (đứng
giữa) - con heo phía sau
(đứng cuối).
d) Gấu nâu phía trước - gầu vàng phía sau.
IV.CỦNG CỐ
1.Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
2.Phương pháp: Trò chơi
3.Cách tiến hành
- GV tổ chức trò chơi Xếp hàng hoặc trò chơi quay phải,
quay trái .
- HS tạo nhóm ba, một vài nhóm lên thực hiện trước lớp
theo yêu cầu của GV:
- Xếp hàng dọc rồi tự giới thiệu (ví dụ: A đứng trước, B
đứng giữa, C đứng sau).
- Mở rộng:
Xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp, bạn đứng giữa giới
thiệu (ví dụ: bên phải em là A, bên trái em là C).
Nếu đúng, cả lớp vỗ tay.
V. HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
1.Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. Giúp học sinh
kết nối thực tiễn với cuộc sống.
2.Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
3.Cách tiến hành
- Mỗi HS sưu tầm I đồ vật có dạng khối chữ nhật (khối
hộp chữ nhật) và 1 đồ vật dạng khối vuông (khối lập
phương). Ví dụ: vỏ hộp bánh, hộp thuốc, hộp sữa,....
- Lưu ý: ở mẫu giáo các em gọi tên khối hộp chữ nhật là
khối chữ nhật và khối lập phương là khối vuông.
-Nhận xét
 HS vui chơi
 HS lắng nghe và về nhà thực
hiện.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
4
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
BÀI 2:
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
˗ Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng đồ
dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.
˗ Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình khối hộp chữ nhật – khối
lập phương thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận
ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh, nêu được tên các hình.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Mô hình hoá toán học: Thông qua việc sử dụng mô hình để hình thành nhận dạng và
gọi tên khối hộp chữ nhật, khối hộp lập phương.
4. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Biết chia sẻ với bạn.
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên:
+ Tranh ảnh minh hoạ
+ Mô hình mẫu có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật (3 khối)
+ Giáo án điện tử
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
5
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
- Học sinh: Sách, bút, 5 khối lập phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo, ) có
dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi: “Trái – phải – trên –
dưới”. (3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài
học. Ôn lại kiến thức bài trước.
b.Phương pháp: Trò chơi.
c. Cách tiến hành:
- HS sử dụng một khối hộp lập phương hoặc một khối hộp
chữ nhật cầm trên tay của mình và làm theo yêu cầu của
GV:
+ Đưa khối hộp lên trên đầu.
+ Đưa khối hộp xuống dưới bụng.
+ Đưa khối hộp sang trái.
+ Đưa khối hộp sang phải.
- Khi GV nói thì hành động của GV ngược với lời nói, HS
làm theo lời nói của GV, không làm theo hành động của GV.
- GV nhận xét trò chơi, giới thiệu bài học.
- HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát và làm theo GV nói,
không làm theo GV làm.
- HS lắng nghe.
2. Bài học và thực hành:
* Hoạt động 1: Nhận dạng khối hộp chữ nhật – khối lập
phương: (12 phút)
a. Mục tiêu: Từ tranh vẽ, vật thật, mô hình học sinh nhận
ra và gọi tên các đồ vật có dạng hình khối hộp chữ nhật –
khối lập phương.
b.Phương pháp: Thảo luận, thực hành
c. Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, dùng các vỏ hộp đã sưu
tầm:
- HS thảo luận nhóm 4.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
6
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
+ HS xếp nhóm đồ vật theo dạng khối chữ nhật, khối vuông.
+ GV dùng các mô hình khối hộp chữ nhật đặt ở các vị trí
khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các khối hộp chữ nhật. HS
gọi tên.
- Thực hiện tương tự với khối lập phương.
- GV đến từng nhóm quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.
 Hoạt động với SGK/ 14: GV yêu cầu HS chỉ vào các
hình vẽ khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở phần bài học
theo nhóm đôi.
- GV gọi 3 đến 4 cặp đôi lên bảng chỉ và nói khối hộp chữ
nhật, khối lập phương.
- GV nhận xét.
* Nghỉ giữa giờ: HS hát và vận động theo nhạc bài hát. (3
phút)
* Hoạt động 2: Thực hành (14 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận dạng được các đồ vật có hình khối
lập phương, khối hộp chữ nhật.
b.Phương pháp: Thảo luận
c. Cách tiến hành:
+ HS thảo luận nhóm đôi:
- GV hướng dẫn HS dùng 5 khối lập phương, 5 khối hộp
chữ nhật (như SGK/15) rồi chơi.
- GV: Đồ vật nào trong tranh có dạng khối lập phương?
+ HS giới thiệu với các bạn trong
nhóm các đồ vật mà mình sưu tầm
được, ví dụ:
. Hộp sữa của mình có dạng khối
hộp chữ nhật.
. Đồ chơi rubik của mình có dạng
khối hộp lập phương 
- 3 – 4 cặp đôi thực hành.
- HS nhận xét.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS: trả lời đồng thời thao tác đặt
các mô hình lập phương, khối hộp
chữ nhật vào đồ vật có hình dạng
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
7
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
Đồ vật nào trong tranh có dạng khối hộp chữ nhật?
- Tương tự như vậy, GV cho các cặp đôi lần lượt chơi trong
nhóm: 1 em hỏi – 1 em trả lời và đặt hình tương ứng.
- GV nhận xét.
tương ứng trong tranh.
- HS tham gia chơi.
3. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS củng cố lại khối hình lập phương – hình
hộp chữ nhật.
b.Phương pháp: Vấn đáp
b. Cách tiến hành:
- GV: Các em vừa được học dạng hình nào?
- GV: Em hãy kể thêm một số đồ vật quanh em có dạng khối
lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Các em về nhà kể cho người thân các đồ vật có hình dạng
khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Chuẩn bị bài: Hình tròn – Hình tam giác – Hình vuông –
Hình chữ nhật.
- HS: Khối lập phương, khối hộp
chữ nhật.
- HS tự trả lời.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
8
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 3: HÌNH TRÒN – HÌNH TAM GIÁC – HÌNH VUÔNG – HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Làm quen với việc quan sát, làm quen với việc nói kết quả của
việc quan sát.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Mô hình hoá toán học: Lựa chọn được các hình vẽ đúng.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Hình mẫu, hộp sữa, hộp bánh hình khối trụ, khối hộp hình chữ nhật, khối lập phương.
- Tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống
2.2. Học sinh
- HS: bộ xếp hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
9
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp theo các hoạt động của GV
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Tất cả HS thực hiện các động tác theo cô.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV vòng tay trái lên đầu và nói “tròn”
- GV để 2 tay lên mặt bàn và nói “tam giác”
- GV hỏi các con vừa làm gì?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để
giới thiệu bài vào bài học.
- HS quan sát và thực hiện theo GV
- HS đồng thanh “tròn”, “tam giác”.
2. Khám phá 1: Giới thiệu hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật (cá nhân - 15 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được các vật có hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. (phù hợp từng
tranh).
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tìm được các vật trong thực tế có hình dạng là hình tròn, tam
giác, hình chữ nhật.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tìm được hình và nhận dạng được hình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV dùng mô hình vật thật .
- GV đặt câu hỏi về các hình, khuyến khích HS đặt
câu hỏi cho bạn.
- GV hỏi các hình có trong SGK
- GV yêu cầu HS tìm các vật trong thực tế có hình
dạng là hình tròn, tam giác, chữ nhật
- Nhận dạng hình tròn, hình tam giác, hình vuông,
hình chữ nhật ở các hình khối.
- HS cùng quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời và HS nhận xét
- Cờ, biển báo giao thông, bảng, cửa lớp...
-Trái cam, vành nón, mái nhà, kim tự tháp, hộp
bánh...
2. Khám phá 2: Phân loại hình (nhóm đôi - 15 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh biết phân loại hình theo nhóm
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS nói được cách phân loại.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS sử dụng bộ xếp hình, phân loại hình.
2.4 Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
10
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
- GV phân loại các hình theo mẫu trên PP
- GV đưa hình và hỏi: cách sắp xếp các hình
như thế nào
- Yêu cầu HS sử dụng bộ xếp hình và phân
loại theo nhóm đôi.
- Yêu cầu HS trình bày các cách phân loại
GV nhận xét: Có 2 hình thức phân loại:
màu sắc và hình dạng.
- HS quan sát
- Sắp xếp theo màu, sắp xếp theo hình
- HS phân loại và trình bày trong nhóm
- HS trình bày, HS nhận xét
TIẾT 2
3. Khám phá 3: Luyện tập (thảo luận nhóm đôi – 20 phút)
3.1. Mục tiêu
- Học sinh gọi được tên hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. (phù hợp từng tranh).
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- HS gọi tên được các hình là hình tròn, tam giác, hình chữ nhật trong Bộ thực hành Toán
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS nêu rõ ràng, tự tin trình bày trước lớp.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bài tập 1:
- GV đặt câu hỏi về các hình, khuyến khích HS đặt
câu hỏi cho bạn.
- Gọi tên các đồ vật có hình tròn trong hình
- Gọi tên các đồ vật có hình khác
- GV yêu cầu HS tìm các vật trong bộ đồ dung có
hình dạng là hình tròn, tam giác, chữ nhật
- HS thực hành các bộ đồ dùng học tập
- Ông mặt trời, bánh xe, đồng hồ
- HS gọi tên
- HS thực hành và HS nhận xét
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Có mấy hình trong tranh? Là những hình nào
- Các hình được sắp xếp theo màu sắc hay hình
dạng?
- Trò chơi Ai nhanh nhất: Tìm các hình vẽ có hình
dạng hình chữ nhật
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, GV nhận xét
- HS quan sát
- Cây thước, cửa sổ, bức thư, quyển sách....
- HS trả lời
- HS tìm và chạy lên chỉ nhanh nhất hình chữ
nhật
- HS nhận xét.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
11
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
Bài tập 3:
- Đọc đề bài: Tìm hình theo mẫu
- Cột bên trái có mấy hình?
- Đó là những hình nào? Những hình cột bên
trái tô màu gì?
- Tại sao lại chọn hình tròn màu vàng?
- Dòng đầu còn hình tròn nào nữa không?
- Tìm đủ các hình theo mẫu
- GV khen HS tìm hình nhanh và đúng.
- HS quan sát tranh và lắng nghe
- Có 4 hình
- Hình tròn, tam giác, vuông, chữ nhật.
Các hình được tô màu đỏ.
- Vì hình mẫu là hình tròn
- Hình màu hồng
- HS tìm hình và trả lời
- HS nhận xét
4. Củng cố (hoạt động cá nhân – 5 phút)
4.1. Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận biết các bộ phận của xe
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS trả lời được câu hỏi. Tự suy nghĩ và chọn hình để xếp xe
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS quan sát xe tải trong tranh
hoặc trên màn hình.
- Chiếc xe tải gồm có những bộ phận nào?
- Thùng xe, đầu xe, bánh xe có hình gì?
- GV khen HS trả lời đúng.
HS về nhà làm xe sáng tạo theo ý thích.
- HS quan sát
- Thùng xe, đầu xe, bánh xe
- Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn,
hình tam giác.
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 4: XẾP HÌNH
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
12
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Nêu được lí do và giải thích được cách thức xếp hình.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, mô tả hình lắp ghép tự tin, dễ hiểu.
- Mô hình hoá toán học: Lắp ghép được các hình theo yêu cầu.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Ppt: tranh ảnh minh họa, bộ xếp hình
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên
chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: bộ xếp hình Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh tự do sáng tạo các hình theo điệu nhạc
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Tất cả HS thực hiện sắp xếp các hình theo hình dạng.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV mở bài hát: Em vẽ hình vui
- Yêu cầu HS lấy bộ xếp hình
- HS tự do sắp xếp theo ý thích trên điệu nhạc
- GV khen những hình HS xếp. Hôm nay chúng ta
tiếp tục được tự do sáng tạo. Dẫn vào bài Xếp
hình
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS xếp hình
2. Khám phá 1: Giới thiệu bộ xếp hình (cá nhân - 5 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh biết sử dụng bộ xếp hình Toán
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS hình dung ra cách xếp hình.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đọc tên hình và màu sắc nhanh.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Giới thiệu bộ xếp hình
- Hãy gọi tên các hình?
- Có mấy hình vuông và mấy hình tam giác?
- Nêu màu sắc của hình?
- HS quan sát tranh
- Hình vuông, hình tam giác
- 1 hình vuông, 7 hình 8 giác
- Cam. Xanh, đỏ, tím....
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
13
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
2. Khám phá 2: Thực hành lắp ghép (nhóm- 25 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh biết lắp ghep hình từ hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS lắp ghép được hình chữ nhật lớn, hình tam giác lớn
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS xếp hình nhanh, sáng tạo câu chuyện, mô tả đúng các hình lắp.
2.4 Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bài 1 a) GV chia nhóm 4
- Yêu cầu HS chỉ được dùng hình vuông và
2 hình tam giác nhỏ để tự do xếp hình
- Các nhóm mô tả trước lớp
- GV nhận xét và khen HS sáng tạo, mô tả tự
tin, lôi cuốn.
Bài 1 b) GV chia nhóm 6
- Yêu cầu xếp hình giống như hình chữ nhật
và hình tam giác ở câu a
- Yêu cầu phân loại hình
Các hình chữ nhật giống nhau, các hình tam giác
cũng vậy. Chúng chỉ khác nhau về vị trí.
Bài tập 2:
- GV kể một câu chuyện có liên quan đến
ngôi nhà và thiên nga có mở đầu nhưng
chưa có kết thúc.
- GV chia nhóm đôi
- Khuyến khích các nhóm tưởng tưởng tiếp
câu chuyện để kể và lên mô tả trước lớp.
GV tuyên dương nhóm kể hay, tự tin, mô tả đúng.
Tích hợp TNXH: Thiên nga là chim đẹp. Chúng ta
cần bảo vệ thiên nga.
- HS thảo luận nhóm 4
- Mỗi bạn xếp 1 hình, 4 bạn trao đổi với
nhau để mô tả hình
- HS trình bày : Hình chữ nhật được ghép
bới 2 hình vuông, trong đó 1 hình
vuông được ghép bởi 2 hình tam giác.
- HS thảo luận nhóm 6
- Mỗi HS xếp 1 hình, các bạn trong nhóm
giúp đỡ nhau.
- Nhóm hình chữ nhật, hình tam giác.
- HS lắng nghe
- HS làm nhóm đôi ( 1 bạn xép nhà, 1
bạn xếp thiên nga)
- Các nhóm trình bày câu chuyện nhà và
thiên nga, mô tả đầu, đuôi thiên nga là
hình tam giác, mái ngói hình tam giác,
cửa hình chữ nhât.....
- HS nhận xét
4. Củng cố (hoạt động cá nhân – 5 phút)
4.1. Mục tiêu: HS sáng tạo thẫm mĩ quang
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS xếp được nhiều hình
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS xếp hình sáng tạo và mô tả hay.
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS xếp hình theo mẫu hoặc tự
do sáng tạo.
- HS làm ở nhà
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
14
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
15
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
BÀI 4: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: VUI TRUNG THU
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Yêu nước: Biết ý nghĩa ngày tết Trung thu, yêu quê hương, đất nước
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các
thao tác đó.
- Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội
dung toán học.
- Mô hình hoá toán học: Giải quyết cá nhiệm vụ về vị trí, các hình đã học.
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lồng đèn hình khối, đầu lân, các thẻ có vẽ các hình.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: Lồng đèn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết mô tả lồng đèn theo hiểu biết và biết trả lời các câu hỏi
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Đưa lồng đèn màu vàng lên và giới thiệu
các mặt của lồng đèn.
- Đưa lồng đèn màu đỏ
- Hỏi lồng đèn dùng để làm gì?
- Có biết Trung thu là ngày gì không?
GV dẫn dắt vào bài
- HS quan sát và mô tả hình dạng của
lồng đèn: Lồng đèn có 2 mặt là hình
tròn.
- HS mô tả: Lồng đèn hình khối lập
phương có các mặt là hình vuông.
- Trẻ em chơi tết, trang trí....
- Là ngày tết dành cho các em thiếu nhi
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
16
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
2. Khám phá 1: Thực hành Vui Trung thu: Ôn tập vị trí: trước – sau, ở giữa (cá nhân,
nhóm - 10 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh thực hiện được các hoạt động liên quan đến định hướng đã học.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Tổ chức trò chơi “Cô bảo”.
- Các bạn sẽ luân phiên chơi.
- Cô bảo, cô bảo
- Cô bảo bạn A đứng trước, bạn B đứng sau, bạn
C đứng giữa.
- GV khen HS thực hiện đúng, nhanh.
- Yêu cầu cả lớp đứng lên
- Mời lớp trưởng lên hô to: Bên trái, quay; Bên
phải, quay.
- GV khen những tổ thực hiện nhanh, đều
- HS lắng nghe
- Bảo gì, bảo gì?
- HS thực hiện theo GV
- HS nhận xét nhau.
- HS thực hiện.
- Các tổ thực hiện theo hiệu lệnh
- HS nhận xét và chọn tổ thực hiện
nhanh, đều, đẹp nhất.
2. Khám phá 2: Thực hành Vui Trung thu: Ôn các hình khối và hình phẳng đã học
(nhóm- 10 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh thực hành nhận dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS đọc được nhiều hình chính xác, nhanh nhất.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Trả lời được nhiều hình - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
2.4 Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV tổ chức trò chơi “ Nhanh như chớp”
- Chia mỗi nhóm 6 bạn
- Mỗi nhóm lên bốc thăm và đọc yêu cầu.
Thời gian mỗi nhóm và 1 phút. Nhóm nào
đọc tên được nhiều hình nhất trong hình vẽ
cô cung cấp trên PP thì nhóm đó chiến
thắng.
- HS lắng nghe
- HS chia nhóm và đặt tên nhóm
Các thành viên lên thực hiện yêu cầu.
Quan sát tranh và đọc các hình trong
hình vẽ nhanh nhất. Các bạn trong
nhóm không trả lời trùng nhau: ti vi
hình chữ nhật, đồng hồ hình tròn, hộp
bánh hình tam giác......
4. Củng cố: Vui chơi Rước đèn (hoạt động tập thể – 10 phút)
4.1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của tết Trung thu, HS vui chơi
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS di chuyển rước đèn theo thứ tự
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS di chuyển trật tự theo bài hát, không xô đẩy.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
17
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn di chuyển.
- Nhận xét
- HS lắng nghe và di chuyển theo
- Lớp trưởng đội đầu lân, các bạn cầm
lồng đèn theo sau. Vừa đi vừa hát bài
“ Rước đèn tháng 8”
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
18
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
Chủ đề 2
BÀI: CÁC SỐ 1,2,3 ( 1 TIẾT )
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức , kĩ năng:
- Đếm ,lập số , đọc ,viết các số trong phạm vi 3 .
Làm quen với việc sử dụng ngón tay để đếm và lập số .
-Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.
-Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 3.
2.Năng lực chú trọng :tư duy và lập luận toán , giao tiếp toán.
3.Tích hợp: Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các
số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn,3 chấm tròn.Bài hát Ba
ngọn nến .
- HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
19
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1.Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho hs trước khi
vào học bài mới.
2.Phương pháp: Trò chơi
3.Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn cho lớp hát bài : ba ngọn nến .
+ Trong bài hát có mấy ngọn nến ?
- Gv dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
1.Mục tiêu: giúp các em đếm, lập số , đọc ,viết các
số trong phạm vi 3 .
2.Phương pháp: trực quan , thảo luận , vấn đáp.
3.Cách tiến hành:
- Gv dán tranh con voi lên bảng , yêu cầu hs quan
sát và trả lời câu hỏi :
+ Các em quan sát và nói trong tranh có gì ?
+ Tấm bìa này có mấy chấm tròn ?
- GV nói : có 1 con voi , có 1 chấm tròn, ta có số 1 .
- GV giới thiệu số 1 : 1 đọc là một .
- GV hướng dẫn viết số 1 .
- Gv Giới thiệu số 2, số 3:(Quy trình dạy tương tự
như giới thiệu số 1).
- GV : để viết các số một , hai , ba . Ta dùng các chữ
số 1,2,3.
- Gv cho hs đọc đồng thanh .
HOẠT ĐỘNG 3:Thực hành
-Bài 1:
1.Mục tiêu: viết các số trong phạm vi 3 .
HS tham gia hát .
-Hs Quan sát tranh và trả lời :
+ Trong tranh có 1 con voi .
+ Có 1 chấm tròn .
-Hs nhắc lại .
-HS quan sát chữ số 1 in, chữ số1 viết,
- HS chỉ vào từng số và đều đọc là:”
một”.
- Hs đọc xuôi , đọc ngược dãy số
1,2,3.
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
20
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
2.Phương pháp: Thảo luận, thực hành
3.Cách tiến hành :
- Gv nêu yêu cầu của bài tập : Viết số 1,2,3.
- Gv cho hs lần lượt quan sát mẫu chữ số 1,2,3 và
nêu độ cao , các nét để viết các chữ số 1,2,3.
- Gv lần lượt viết mẫu chữ số 1,2,3. Yêu cầu hs viết
vào bảng con .
- Gv theo dõi ,nhận xét và giúp hs viết .
-. Hướng dẫn HS làm các bài tập .
-Bài 2:
1.Mục tiêu: giúp hs làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số .
2.Phương pháp: quan sát , thực hành
3.Cách tiến hành :
- Gv hướng dẫn hs sử dụng ngón tay để đếm , lập số
+ Gv vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái và yêu cầu hs
bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 3.
+ Gv vỗ tay từ 3 tới 1 cái và yêu cầu hs bật ngón
tay từ 3 tới 1 .
- Gv chia nhóm ( nhóm 4 ) và yêu cầu các nhóm
thực hành: đếm – Lập số - Đọc số - Viết số . Ví dụ :
1 em điều khiển vỗ tay 2 cái , 2 em bật 2 ngón tay ,
em còn lại viết số 2 ra bảng .
- Gv nhận xét .
-Bài 3:
Mục tiêu : Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.
Phương pháp : trực quan , vấn đáp , thực hành .
Cách thực hiện :
- Gv đọc yêu cầu.
- Gv lần lượt đính 1 hình tròn ,2 hình tròn , 3 hình
tròn (sắp xếp như sách trang 24). Yêu cầu hs dùng
thẻ số tương ứng với số hình tròn gv đính lên .
- Đọc yêu cầu:Viết số 1,2 3.
- Hs quan sát mẫu chữ số và nêu độ
cao , các nét chữ số.
- HS thực hành viết số.
- Hs vừa bật ngón tay và đếm to :
một , hai , ba .
- Hs vừa bật ngón tay và đếm to : ba ,
hai , một.
- Hs thực hành theo nhóm 4 .
-Đếm số con vật. viết số.
-Trao đổi NX.
-HS lấy thẻ số cho phù hợp với số
lượng hình tròn .
Trang chủ: vn/ | Hotline: 024 2242 6188
21
Thư viện pháp luật – Biểu mẫu – Tài liệu miễn phí
- Gv theo dõi nhận xét.
- Gv viết dãy số 1-2-3-3-2-1 lên bảng và yêu cầu hs
lập lại.
HOẠT ĐỘNG 4:Vận dụng
Bài 4:
Mục tiêu : giúp hs làm quen với tách số và nói được
cấu tạo của số trong phạm vi 3.
Phương pháp : trực quan , vấn đá

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_toan_khoi_1_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_n.pdf