Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: So sánh các số

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: So sánh các số

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức, kĩ năng

- Hệ thống cách so sánh số.

- Nhận biết được cách so sánh hai số: so sánh số chục, số đơn vị.

- Xếp thứ tự các số.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

3. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

 

doc 8 trang chienthang2kz 13/08/2022 27222
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: So sánh các số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
BÀI: SO SÁNH CÁC SỐ (2 tiết – SGK trang 107)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức, kĩ năng
- Hệ thống cách so sánh số.
- Nhận biết được cách so sánh hai số: so sánh số chục, số đơn vị.
- Xếp thứ tự các số.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. 
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
4. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh nêu được cấu tạo số và cách so sánh số.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: So sánh số lượng các khối lập phương để đưa ra quan hệ (>,<) giữa các số.
- Mô hình hóa toán học: Hình thành được biểu tượng nhiều hơn, ít hơn.
	5. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội.
	II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- 50 khối lập phương, SGK.
2. Học sinh
	- 20 khối lập phương, SGK, thẻ chữ số, thẻ dấu, bảng con.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG
	TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
a. Mục tiêu: Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
b. Phương pháp – Hình thức: Trò chơi - Nhóm 
c. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành hai đội A – B
- Hai đội luân phiên nhau đếm nhanh các số từ 0 đến 40
HS làm theo yêu cầu của GV.
 * Dự kiến sản phẩm:
- Thái độ tham gia của HS.
 * Tiêu chí đánh giá: 
- HS tham gia chơi vui, sôi nổi.
* Hoạt động 2: So sánh số chục, số đơn vị (16 phút)
a. Mục tiêu: Nhận biết được cách so sánh hai số: so sánh số chục, số đơn vị; Xếp thứ tự các số.
b. Phương pháp – Hình thức: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận – Cá nhân, nhóm.
c. Cách tiến hành:
- Dựa vào biểu tượng nhiều hơn, ít hơn:
Nhóm 3 học sinh
• Mỗi học sinh chọn một trong ba số: 14, 17, 21 viết vào bảng con
• Mỗi bạn dùng các khối lập phương thể hiện số của mình.
• So sánh số lượng khối lập phương để đưa ra quan hệ (>,<) giữa các số: 
A ít hơn B, B ít hơn C
14 < 17 17 < 21
C nhiều hơn B, B nhiều hơn A
21 > 17 17 > 14
 - So sánh các số bằng cách so sánh số chục, số đơn vị.
GV giới thiệu
• So sánh 14 và 17 
1 chục bằng 1 chục
4 bé hơn 7
Vậy 14 < 17
 17 > 14
• So sánh 17 và 21
1 chục bé hơn 2 chục
4 bé hơn 7
Vậy 17 < 21
 21 > 17
- Tìm số bé nhất, lớn nhất trong các số 14, 17, 21
14 bé hơn 17, 17 bé hơn 21. Vậy 14 bé nhất
21 lớn hơn 17, 17 lớn hơn 14. Vậy 21 lớn nhất 
Chú ý: Chưa yêu cầu HS lớp 1 nêu quy tắc khái quát khi so sánh hai số có hai chữ số.
Qua hoạt động 2: 
- Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua cách giải thích, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (2 phút)
- HS thực hiện theo nhóm 3
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS tìm và nêu số bé nhất và lớn nhất.
* Dự kiến sản phẩm:
- HS nhận biết được cách so sánh hai số: so sánh số chục, số đơn vị; Xếp thứ tự các số.
* Tiêu chí đánh giá: 
- HS thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của GV.
* Hoạt động 3: Thực hành so sánh số (14 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học 
so sánh hai số, nhận biết được biểu tượng nhiều hơn, ít hơn.
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành - Cá nhân.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS Dùng các dấu >,<,= để so sánh:
25 và 31
39 và 30
Lưu ý: HS luôn kiểm tra xem đặt và viết dấu có đúng không.
Qua hoạt động 3:
Thông qua việc trình bày và thực hành, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học.
- HS dùng thẻ chữ số, thẻ dấu để thực hiện.
* Dự kiến sản phẩm:
- HS so sánh hai số, nhận biết được biểu tượng nhiều hơn, ít hơn.
* Tiêu chí đánh giá: 
- HS điền dấu >,< đúng yêu cầu.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ cách so sánh hai số: so sánh số chục, số đơn vị;
- Chuẩn bị bài tập tiết 2.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Luyện tập (25 phút)
a. Mục tiêu: Luyện tập so sánh hai số: so sánh số chục, số đơn vị; Xếp thứ tự các số.
b. Phương pháp – Hình thức: Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận – Cá nhân, nhóm. 
c. Cách tiến hành:
Bài 1:
Trò chơi: Miệng cá sấu.
- GV đưa tay giả làm miệng cá sấu.
- Khi sửa bài khuyến khích HS giải thích cách làm. 
Bài 2:
Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách làm.
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa 
Bài 3:
a) Quan sát tranh bằng trực giác nói ngay số mèo mập (béo) nhiều hơn hay số mèo ốm (gầy) nhiều hơn.
Những em sai có thể do lẫn lộn “nhiều hơn” và “bự hơn” (to hơn).
b) Đếm số mèo ở từng tranh
Lưu ý: với mèo ốm khuyến khích đến nhanh.
5, 10, 15, 20, 25, 26, 27.
c) So sánh 27 > 9 
Liên hệ với câu a, mèo ốm nhiều hơn là đúng.
Qua hoạt động 1: 
- Thông qua việc quan sát hình, trình bày và luyện tập học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học.
- HS đồng thanh: “Hả họng bên nào bên đó lớn”.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện vào bảng con.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Dự kiến sản phẩm:
- HS biết so sánh các số và sắp xếp số dúng thứ tự.
* Tiêu chí đánh giá: 
- HS hoàn thành bài tập đúng yêu cầu.
* Hoạt động 2: Củng cố (9 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách so sánh số và sắp xếp số đúng thứ tự.
b. Phương pháp, hình thức: Trò chơi, đàm thoại – Cá nhân, nhóm.
c. Cách tiến hành: 
- GV có thể tham khảo trò chơi: Đúng chỗ - sai chỗ.
Chia lớp thành 2 đội
+ Đội A: Xếp các số từ bé đến lớn.
+ Đội B: Xếp các số từ lớn đến bé.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Qua hoạt động 2: 
- Thông qua việc quan sát hình, trình bày và luyện tập học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học.
- HS tham gia trò chơi
* Dự kiến sản phẩm:
- HS biết cách so sánh số và sắp xếp số đúng thứ tự.
* Tiêu chí đánh giá: 
- HS hiểu và hăng hái tham gia trò chơi.
Hoạt động 3: Hoạt động ở nhà (1 phút)
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
- Về nhà rèn đếm các đồ vật trong gia đình và so sánh số lượng các đồ vật.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_so_sanh_cac_so.doc