Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022

SHDC : “GIAO LƯU: NÉT ĐẸP TUỔI THƠ”

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2. Năng lực đặc thù

* NL Khám phá bản thân:

 - Biết chọn rang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động.

- Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân.

- Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử.

- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động.

* Nhân ái: Biết yêu cái đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Sách giáo khoa

 

docx 44 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 26 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 1A
	 TUẦN 26 	
 Từ ngày 14/03/2022 - Đến ngày 19/03/2022
Thứ / ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Ghi chú
Thứ hai
14/02/2022
1
HĐTN
SHDC: Giao lưu nét đẹp tuổi thơ.
2
TV
Bài 4: Nếu không may bị lạc (t1)
3
ÂN
GVBM dạy
4
TV
Bài 4: Nếu không may bị lạc (t2)
5
TCTV
Ôn đọc Bài 4: Nếu không may bị lạc 
Thứ ba
15/03/2022
1
GDTC
Bài 3: tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng - Trò chơi.
2
MT
GVBM dạy
3
TV
Bài 4: Nếu không may bị lạc (t3)
4
TV
Bài 4: Nếu không may bị lạc (t4)
5
T
Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (t2)
Thứ tư
16/03/2022
1
T
Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (t1)
2
TV
Bài 5: Đèn giao thông (t1)
3
TV
Bài 5: Đèn giao thông (t2)
4
ENTV
GVBM dạy
5
ENTV
GVBM dạy
Thứ sáu
18/03/2022
1
TV
Ôn tập (t1)
2
TV
Ôn tập (t2)
3
T
Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (t2)
4
TCT
Ôn luyện Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
5
HĐTN
Bài 11: Chân dung của em.
Thứ bảy
19/03/2022
1
GDTC
Bài 3: tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng - Trò chơi.
2
TV
Luyện tập thực hành các kĩ năng
3
TV
Luyện tập thực hành các kĩ năng
4
TCTV
Luyện tập thực hành các kĩ năng
5
HĐTN
Sinh hoạt tuần 26
 Người lập	Duyệt của chuyên môn
Thứ 2, ngày 14 tháng 3 năm 2022
Tiết 1:	 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1
SHDC : “GIAO LƯU: NÉT ĐẸP TUỔI THƠ”
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Năng lực đặc thù
* NL Khám phá bản thân:
 - Biết chọn rang phục phù hợp để tôn dáng vẻ bên ngoài của bản thân, phù hợp với mùa và các loại hình hoạt động.
- Tự tin trình diễn vẻ đẹp giản dị bên ngoài của bản thân.
- Thể hiện được cả nét đẹp bên trong tâm hồn mình qua cách giao tiếp, ứng xử.
- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động.
* Nhân ái: Biết yêu cái đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. 
- HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
PHA
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đến bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài “ Giao lưu: Nét đẹp tuổi thơ”
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
Hoạt động 1. Khởi động:.
- Tổ chức cho HS hát
- Gv kết nối bài học
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Gv chiếu tranh giới thiệu lần lượt các màn trình diễn trang phục phù hợp với từng loại hoạt động:
+ Trang phục đi học nam nữ.
+ trang phục tham gia thể thao.
+ Trang pục lao động nam, nữ.
+ Trang phục đi chơi nam, nữ.
Họat động 3 : thực hành
* Gv Chiếu một số tình huống về ứng xử để hs tham gia và ttrar lời các câu hỏi lien quan đến trang phục.
- GV nhận xét tuyên dương .
Hoạt động4. Vận dụng trải nghiệm:
- qua bài học, em đã học được những gì?
- Theo em, điều gì làm nên nét đẹp trẻ thơ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
-HS hát kết hợp phụ họa
- HS theo dõi lắng nghe. Đưa ra bình luận, nhận xét, bình chọn những trang phục phù hợp mà em thích.
-Hs quan sát, suy nghĩ đưa ra cách xử lí tình huống phù hợp.
- HS nêu cảm nhận của mình qua bài học.
- HSTL: Vẽ đẹp bình dị bên ngoài với các bộ trang phục phù hợp.
+ Vẽ đẹp hồn nhiên, chân thành, trong sáng trong giao tiếp, ứng xử.
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập và giao nvu tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
-Đánh giá và trả bài cho học sinh.
-Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)...................................................................
.................................................................................................................................
*************************************
Tiết 2, 4, 5:	 	TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ: ĐIỀU EM CẦN BIẾT
Bài 4 : NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC
I.MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung:
*Tự chủ- tự học: Tự thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu.
* Giao tiếp-hợp tác: Thông qua hoạt động đọc, dùng từ ngữ nói theo tranh, chọn từ ngữ phù hợp thay thế, chọn ý phù hợp.
* Giải quyết vấn đề-sáng tạo: HS có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân qua bài học.
1.2. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ:
 Giúp HS :
 1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB: quan sát, nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
* Năng lực văn học: biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân qua bài học. 
2. Phẩm chất
 * Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích đọc, viết bài.
* Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ an toàn cho bản thân. ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- GV: Máy tính, sách giáo khoa TV1 tập 1, bài giảng Powerpoint. 
- HS: Vở tập viết, sách giáo khoa Tiếng việt, hộp đồ dùng, bảng con, phấn, điện thoại thong minh, máy tính, ipad 
- Tranh minh hoạ có trong phần mềm máy tính phù hợp, ti vi. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
PHA
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đến bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 1: Nếu không may bị lạc
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
GV và HS kết nối qua Zoom để thực hiện tiến trình dạy học trên Powerpoint.
Hoạt động 1: Mở đầu 
Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
 1. Khởi động : 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nếu không may bị lạc.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2. Đọc:
GV đọc mẫu toàn VB. GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới. 
 + HS làm việc cá nhân để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (ngoảnh lại). 
+ GV chiếu từ ngoảnh lại lên bảng và hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu vần oanh và từ ngoảnh lại, HS đọc theo đồng thanh. 
+ Một số ( 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
HD HS đọc câu dài, khó đọc.
HS đọc đoạn:
+ GV chia VB thành các đoạn 
(đoạn 1: từ đầu đến lá cờ rất to; đoạn 2: phần còn lại) + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (đông như hội: rất nhiều người ; mải mê: ở đây có nghĩa là tập trung cao vào việc xem đến mức không còn biết gì đến xung quanh, ngoảnh lại: quay đầu nhìn về phía sau lưng mình; suýt (khóc): gần khóc). 
+ GV đọc lại cả VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .
3. Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS làm việc CN để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi: 
a. Bố cho Nam và em đi chơi ở đâu ? 
b. Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam thể thao ? 
c. Nhờ lời bố dặn, Nam đã làm gì ?
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
(Ba cho Nam và em đi chơi ở công viên.) 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí, GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết cấu vào vở
GV hướng dẫn HS làm việc CN để chọn từ ngữ phù và hoàn thiện câu 
GV yêu cầu đại diện một số HS trình bày kết quả. 
GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
 GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung đế nói: Nếu chẳng may bị lạc, em sẽ làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm việc CN, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- Củng cố các kĩ năng tự vệ khi bị lạc. GV có thể gợi ý HS nói thêm về lí do không được đi theo người lạ, về cách nhận diện những người có thể tin tưởng, nhờ cậy khi bị lạc như Công an, nhân viên bảo vệ, ... để giúp HS. 
7. Nghe viết
- GV đọc to cả đoạn văn. (Nam bị lạc khi đi chơi công viên Nhớ lời dặn, Nam tìm đến điển hẹn gặp lại bố và em.)
 - GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết .
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả: 
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Nam bị lạc khi đi chơi công viên. Nhớ lời dặn, Nam tìm đến điểm hẹn gặp lại bố và em.). Mỗi cụm từ và câu ngắn đọc 2-3 lần, GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. 
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Nếu không may bị lạc từ ngữ có tiếng chửa vần im , iêm , ep , êp 
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong loài hoặc ngoài bài. 
- HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.
Hoạt động 4: Vận dụng
9. Trò chơi: Tìm đường về nhà.
GV giải thích nội dung trò chơi Tìm đường về nhà. Thỏ con bị lạc và đang tìm đường về nhà. Trong số ba ngôi nhà, chỉ có một ngôi nhà là nhà của thỏ. Để về được nhà của mình, thỏ con phải chọn đúng đường rẽ ở những nơi có ngã ba, ngã tư. Ở mỗi nơi như thế đều có thông tin hướng dẫn. Muốn biết được thông tin đó thì phải điền r/d hoặc gi vào chỗ trống. Đường về nhà thỏ sẽ đi qua những vị trí có từ ngữ chứa gi. Hãy điền chữ phù hợp vào chỗ trống để giúp thỏ tìm đường về nhà và tô màu cho ngôi nhà của thỏ. 
GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
GV và HS thống nhất phương án phù hợp.
10. củng cố
- GV yều cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
HS nhắc lại
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
a . Bạn nhỏ đang ở đâu ? Vì sao bạn ấy khóc ?
 b . Nếu gặp phải trường hợp như bạn nhỏ, em sẽ làm gì ? 
 + Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. 
- HS đọc từng dòng thơ.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 
1. 
+GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( ngoảnh, hoảng, suýt, hướng đường). 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. 
GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Sáng chủ nhật, bố cho Nam và em đi công viên; Nam cứ mải mê xe, hết chỗ này đến chỗ khác.) 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. 
+ HS và GV đọc toàn VB
+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. 
- HS làm việc CN (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình, Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. a . Bố Cho Nam và em đi chơi ở công viên.
b . Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam nếu không may bị lạc thì nhớ đi ra cổng có lá cờ.
 c. Nhớ lời bố dặn, Nam đi theo hướng tấm biển chỉ đường để đi ra cổng.
- HS quan sát và viết câu trả lời vào vở
- HS làm việc CN, quan sát tranh và suy nghĩ nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
- HS trình bày kết quả nói theo tranh
* Uyên không hoảng hốt khi bị lạc.
- Hs viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. 
HS và GV nhận xét 
- HS làm việc CN.
- HS trình bày theo suy nghĩ của mình.
+ Viết lùi đấu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm. 
+ Chữ dễ viết sai chính tả: Công viên, lạc, điểm. 
- HS viết
+ HS rà soát lỗi
- HS lắng nghe, theo dõi.
- HS làm việc cá nhân để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần im, iên, ep, êp.
- HS đọc lại các từ vừa tìm được.
HS làm việc theo nhóm để tìm đường về nhà thỏ. 
HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ.
HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập và giao nvu tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
-Đánh giá và trả bài cho học sinh.
-Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)...................................................................
.................................................................................................................................
*************************************
Thứ 3, ngày 15 tháng 3 năm 2022
Tiết 1:	 GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Bài 3: TẬP HỢP ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG.
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng trong sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được các động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng và vận dụng vào các hoạt động tập thể .
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các động tác động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng .
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Máy tính, bài giảng power point. Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Máy tính, điện thoại thông minh. Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt(tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung
LVĐ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Thời gian
Số lượng
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Pha Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đến bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 3: Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
- yc học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Pha trong khi tổ chức DHTT
I. Phần mở đầu
1.Nhận lớp
2.Khởi động
a) Khởi động chung
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
b) Khởi động chuyên môn
- Các động tác bổ trợ chuyên môn
c) Trò chơi
- Trò chơi “mèo đuổi chuột”
II. Phần cơ bản:
 Hoạt động 1 (tiết 1)
* Kiến thức.
 Tập hợp hàng ngang.
- Khẩu lệnh: “Thành 1,2,3 hàng ngang – tập hợp”
- Động tác: Chỉ huy đưa tay trái sang ngang, em đầu hàng đứng sát vào tay trái người chỉ huy các em khác đứng bên trái theo thứ tự từ thấp đến cao, tổ 2 đứng phía sau tổ 1.
Dóng hàng ngang.
- Khẩu lệnh: “nhìn phải – thẳng” – “thôi”
- Động tác: Em đầu hàng đứng nghiêm các em khác đánh mặt sang bên phải tay phải chống hông cách bạn bên phải mộ khuỷu tay. khi có khẩu lệnh “thôi” tất cả về tư thế đứng nghiêm.
Điểm số hàng ngang
- Khẩu lệnh “ từ 1 đến hết – điểm số”
- Động tác: Lần lượt từ em đầu hàng quay mặt sang trái hô to số thứ tự của mình rồi quay mặt về tư thế ban đầu, em cuối hàng hô to số của minhg và hô “hết”.
*Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Tập theo cặp đôi
Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “ếch nhảy”
Hoạt động 2
*Kiến thức
Dàn hàng ngang
- Khẩu lệnh: “Lấy bạn A làm chuẩn cách một sải tay – dàn hàng”
- Động tác: Em A giơ tay phải lên hô “có” sau đó hai tay dang ngang, các em khác di chuyển về hai phía em A cách nhau một sải tay.
Dồn hàng ngang 
- Khẩu lệnh: “Lấy bạn A làm chuẩn – dồn hàng”
- Động tác: Em A giơ tay phải lên hô “có”, các em khác di chuyển về phía em A cách nhau một khuỷu tay.
* Luyện tập
Ôn động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng và dồn hàng.
Ôn động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
III. Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
16-18’
3-5’
4- 5’
2x8N
2x8N
2 lần 
4lần 
4lần 
1 lần 
Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Gv HD học sinh khởi động.
- GV hướng dẫn chơi
Cho HS quan sát tranh
GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- GV hô - HS tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức. 
- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc
- Tổ chức giảng dạy như hoạt động 1
Tổ chức luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1
- Nhắc lại cách thực hiện động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng và dồn hàng.
- Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của hoạt động 1
- Nhắc lại cách thực hiện động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng và dồn hàng.
- Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của hoạt động 1
- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau 
Đội hình nhận lớp 
- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.
Đội hình khởi động
- HS khởi động theo hướng dẫn của GV
- HS tích cực, chủ động tham gia trò chơi
- Đội hình HS quan sát tranh
HS quan sát GV làm mẫu
- Đội hình tập luyện đồng loạt. 
ĐH tập luyện theo tổ
 GV 
-ĐH tập luyện theo cặp
- Từng tổ lên thi đua - trình diễn 
- Chơi theo đội hình hàng ngang
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập.
- HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập.
- HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập.
- HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1
HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập
Và giao n vu tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
-Đánh giá và trả bài cho học sinh.
-Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)...................................................................
.................................................................................................................................
*************************************
Tiết 3, 4:	 TIẾNG VIỆT
Bài 4: Nếu không may bị lạc (t3, 4)
( Đã soạn vào thứ 2 ngày 14 thấng 3 năm 2022)
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)...................................................................
.................................................................................................................................
*************************************
Tiết 5:	 	TOÁN
Bài 29: 	PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(tiết 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập chuẩn bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề- sáng tạo:
2. Năng lực đặc thù: 
+NL tư duy lập luận: 
-Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Thực hiện được tính nhẩm.(2)
-Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (hình thành phép cộng qua thao tác với que tính, bài toán thực tế).(1)
- Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Rèn luyện tư duy. 
+NL giao tiếp hợp tác: khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,... 
+NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng que tính thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
+Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm, tham gia trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, sách giáo khoa Toán tập 2, bài giảng Powerpoint. 
- Tranh minh hoạ có trong phần mềm máy tính phù hợp, ti vi. 
- HS: sách giáo khoa Toán, hộp đồ dùng, bảng con, phấn, điện thoại thông minh, máy tính, ipad 
Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính,...).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
PHA
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đế bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
* Hoạt động 1: khởi động
-GV chiếu phép tính, YCHS đặt tính 60+ 6 vào bảng con.
 -HS đại diện HS nêu câu trả lời.
- GV nhận xét tuyên dương những HS có kết quả đúng.
- GV nêu GTB mới.
*Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: đặt tính rồi tính.
- Gọi nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính.
- Chiếu lần lượt từng phép tính, YCHS làm vào bảng con. 
- Gọi HS nêu cách thực hiện và kết quả phép tính. 
-HS khác nhận xét.
- GV NX và chốt kết quả đúng.
-GV nhận xét tuyên dương
Bài 2: 
- Yêu cầu HS quan sát Trên mỗi hàng thực hiện hai phép tính cộng từ trái sang phải.
-HS suy nghĩ thực hiện. 
-HS trình bày kết quả dưới dạng xì điện.
-HS khác nhận xét
-GVnhận xét
Bài 3: 
- Chiếu đề tài toán. YCHS đọc đề bài. 
GV đặt câu hỏi:
+Bài toán cho em biết gì? 
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn biết cả hai chị em gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy thì các em dùng phép tính gì?
 - HS làm vào vở.
- Mời 1 vài HS nêu kết qảu của mình.
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
- Chiếu đề tài toán. YCHS đọc đề bài. 
GV đặt câu hỏi:
+Bài toán cho em biết gì? 
+Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV HD HS cách lựa chọn đáp án đúng.
Ví dụ với lựa chọn A, GV hỏi: “Nếu cho tất cả ếch con trên cây bèo này lên lá sen thì trên lá sen có bao nhiêu chú ếch con?. 
-HS trả lời, HS khác nhận xét
-GVnhận xét tuyên dương.
Tương tự cho B, C.
*Hoạt động 3: Vận dụng
- HS HD hs nêu một số tình huống trong thực tế có sử dụng phép tính cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV nhận xét tuyên dương HS.
*Dặn dò:
Chuẩn bị bài tiếp theo
Nhận xét tiết học
- HS thực hiện trên bảng con.
- HS nhắc lại tên bài.
- Vài HS nêu cách thực hiện.
- HS làm BT vào bảng con.
- 2 HS nêu.
42+ 4 73 + 6 34 + 5 
 42 73 34
 + 4 + 6 + 5
 46 79 39
- HS theo dõi.
- HS nêu két quả.
- 2HS đọc đề bài.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Mai gấp được 25 chiếc thuyền giấy. Em Mi gấp được 3 chiếc thuyền giấy.
- Cả hai chị em gấp được tất cả bao nhiêu chiếc thuyền?
- Làm phép tính cộng.
- HS nêu phép tính.
25 + 3= 28
- 2HS đọc đề bài.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Lá sen chỉ chở được 17 chú ếch con. Trên lá sen đang có 14 chú ếch con.
- Tìm đáp án cho hết ếch con lên lá sen.
- HS theo dõi, suy luận. 
- HS trả lời: đáp án B
- HS có thể nêu: Mẹ cho em 13 viên kẹo, mẹ cho chị Lan 4 viên kẹo. Cả hai chị em có tất cả 17 viên kẹo.
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập
Và giao n vu tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
-Đánh giá và trả bài cho học sinh.
-Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)...................................................................
.................................................................................................................................
*************************************
Thứ 4, ngày 16 tháng 3 năm 2022
Tiết 1:	 TOÁN
Bài 30: PHÉP CỘNG SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
(tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập chuẩn bị tốt để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo:
2. Năng lực đặc thù: 
+NL tư duy lập luận: 
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. Thực hiện được tính nhẩm.(2)
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (hình thành phép cộng qua thao tác với que tính, bài toán thực tế).(1)
- Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. Rèn luyện tư duy. 
+NL giao tiếp hợp tác: khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,... 
+NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng que tính thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
+Trách nhiệm: Tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm, tham gia trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- GV: Máy tính, sách giáo khoa Toán tập 2, bài giảng Powerpoint. 
- HS: sách giáo khoa Toán, hộp đồ dùng, bảng con, phấn, điện thoại thong minh, máy tính, ipad 
- Tranh minh hoạ có trong phần mềm máy tính phù hợp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
PHA
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đế bài học bài 30: phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (t2).
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
* Hoạt động 1: khởi động
- GV chiếu bài vũ điệu rửa tay, HS nhảy vận động theo nhạc.
- GV dẫn dắt vào bài mới bài 30: Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (t1). 
* Hoạt động 2: Khám phá
- Chiếu mô hình que tính để minh hoạ và hình thành phép cộng 32 + 15.
- GV bắt đầu bằng việc yêu cầu HS đếm số lượng que tính trong mỗi hàng. Sau đó có thể hỏi HS vê' số lượng que tính ở mỗi hàng để HS thấy mối liên hệ giữa số que tính ở mỗi hàng với chữ số hàng chục và hàng đơn vị tương ứng.
Chẳng hạn: Ở hàng thứ nhất có 3 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 3 và có 2 que tính rời ứng với chữ số hàng đơn vị là 2.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính cộng 32 + 15 theo hàng dọc rồi thực hiện phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số, bắt đầu từ hàng đơn vị.
Chẳng hạn: Viết 32 rồi viết 15 dưới 32 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
 32
+ 15
2 cộng 5 bằng 7, viết 7
3 cộng 1 bằng 4, viết 4
 47
Vậy 32 + 15 = 47.
GV yêu cầu các em đếm lại số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả phép tính cộng.
Tương tự cho ví dụ với quả táo.
* Hoạt động 3 : Luyện tập
GV chiếu 4 phép tính BT1 yêu cầu HS thi làm tính:
 41 15 56	 60
+11 + 30 +31	+29
 52 45 87	 89
-HS khác nhận xét
-GV nhận xét tuyên dương
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Mời vài HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. 
-Gọi 4 HS nêu cách thực hiện phép tính
-HS khác nhận xét .
-GV nhận xét tuyên dương
Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng.
- GV chiếu nội dung bài tập. Yêu cầu HS suy nghĩ có thể thực hiện tính nhẩm hoặc đặt tính nháp. Sau khi tính ra kết quả thì ghép các cặp phép tính với kết quả. Bên dưới trực thăng, vòng tròn có chữ H là bãi đỗ cho trực thăng. 
-HS khác nhận xét 
-GV nhận xét tuyên dương
Bài 4: Chiếu nội dung bài tập.
-1 HS đọc đề bài. 
GV đặt câu hỏi:
+Bài toán cho em biết gì? 
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả cà chua thì các em làm phép tính gì?
 -YC hs làm vào vở.
- Mời vài HS đọc lại phép tính mình đã làm.
-GV kiểm tra và chữa bài.
*Hoạt động4: Vận dụng
- HS HD hs nêu một số tình huống trong thực tế có sử dụng phép tính cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV nhận xét tuyên dương HS
*Dặn dò:
Chuẩn bị bài tiếp theo
Nhận xét tiết học.
- HS vận động theo nhạc.
- Nhắc lại tên bài học.
- HS thao tác với que tính để minh hoạ và hình thành phép cộng 32 + 15.
- HS thực hiện theo HD của gv.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
- HS đếm để kiểm tra kết quả.
- HS lần lượt làm các phép tính vào bảng con, sau đó nêu cách thực hiện các phép tính.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 2 HS nêu.
- HS làm vào vở.
 13 + 21 15 + 64 
 13 15
 + 21 + 64 
 34 79
 34 + 4 0 83 +15
 34 83
 + 40 +15
	74 98
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện tính nhẩm hoặc đặt tính nháp tìm ra kết quả.
- HS đọc đề bài.
- Trong vườn có hai cây cà chua. Một cây có 10 quả, một cây có 26 quả.
- Cả hai cây có bao nhiêu quả cà chua?
- Thực hiện phép tính cộng.
- HS làm vào vở.
 10 + 26 = 36
- HS có thể nêu: Mẹ cho em 18 viên kẹo, mẹ cho chị Lan 10 viên kẹo. Cả hai chị em có tất cả 28 viên kẹo.
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập
Và giao n vu tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
-Đánh giá và trả bài cho học sinh.
-Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)...................................................................
.......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.docx