Giáo án Khối 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1

Giáo án Khối 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

BÀI 1: A a

I. Yêu cầu cần đạt:

Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa trong các bài học thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên (ba, bà, bò, cò, cá, (số) 1, 2, 3, ).

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ a (ba, bà, hoa, lá).

- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.

- Đọc được chữ a.

- Viết được chữ a, số 1.

- Nhận diện được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.

- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

II.Đồ dùng dạy học

 * GV: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt

- Thẻ các chữ cái a (in thường, in hoa, viết thường).

- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ (gà, bà, lá, số 1, 2, 3, )

- Tranh theo chủ đề.

 * HS: Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1, vở bài tập Tiếng Việt, bộ đồ dùng học tập.

 

docx 64 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1
Môn học: Tiếng Việt	; Lớp 1
Tên bài học: A a	 	; Số tiết: 2
Thời gian thực hiện: Ngày .. tháng năm 2021
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
BÀI 1: A a
I. Yêu cầu cần đạt: 
Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa trong các bài học thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên (ba, bà, bò, cò, cá, (số) 1, 2, 3, ).
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ a (ba, bà, hoa, lá).
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.
- Đọc được chữ a.
- Viết được chữ a, số 1.
- Nhận diện được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.
- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
II.Đồ dùng dạy học
 * GV: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 
- Thẻ các chữ cái a (in thường, in hoa, viết thường).
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ (gà, bà, lá, số 1, 2, 3, )
- Tranh theo chủ đề.
 * HS: Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1, vở bài tập Tiếng Việt, bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động
1. Ổn định lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tập thể bài “Cháu yêu bà”.
2. Giới thiệu bài: 
- GV hướng dẫn HS mở SGK, trang 10, cùng bạn thảo luận về tên chủ đề Những bài học đầu tiên.
- GV giới thiệu tên chủ đề.
- GV giải thích thêm tên gọi Những bài học đầu tiên: những chữ cái, chữ số đầu tiên em sẽ học.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật trong tranh chứa tiếng có âm a (bà, ba, má, lá, )
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được (có chứa âm a)
-GV giới thiệu bài mới kết hợp ghi tựa bài 
A a
-HS hát Cả nhà thương nhau
- HS mở SGK, trang 10, thảo luận và nêu một số từ khóa thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên (ba, bà, cà, cò, ca, cá, cò; hoặc các chữ số 1, 2, 3, 4, 5).
- HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh, trao đổi
-HS nêu các tiếng có a đã tìm được: bà, ba, má, lá, 
-HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được (đều có chứa chữ a)
-HS lắng nghe, quan sát, nhắc lại tựa
II. Hình thành kiến thức mới
1. Hoạt động khám phá (Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới)
a. Nhận diện âm chữ mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ a lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ a.
b. Đọc âm chữ mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ a.
Nghỉ giữa tiết
c. Tập viết:
c.1. Viết vào bảng con:
- Viết chữ a:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ a.
- Viết số 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc số 1.
Giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 1.
c.2. Viết vào vở: chữ a, số 1
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở bìa vàng
+ GV quan sát theo dõi giúp đỡ
+ Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài của nhau
+ GV chấm và nhận xét một số bài 
- Học sinh quan sát chữ ain thường, A in hoa.
- Học sinh đọc chữ a.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ a.
- Học sinh viết chữ a vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Học sinh đọc số 1.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích hình thức chữ viết của số 1.
- Học sinh viết số 1vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
- HS viết vào vở bìa vàng 1 trang
- HS kiểm tra nhau trong nhóm
- HS theo dõi
Tiết 2
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
1. Luyện đọc từ mở rộng
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS tìm từ có tiếng chứa âm chữ a theo chiều kim đồng hồ.
- Hướng dẫn HS thảo luận: dùng ngón trỏ nối a và hình lá, bà, gà trống, ba mang ba lô
- Gợi ý HS nói câu có chứa từ ngữ lá hoặc bà, gà trống, ba, ba lô theo nhóm.
- Vài HS nói trước lớp.
- Yêu cầu HS tìm thêm chữ a bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm a.
- GV nhận xét.
-HS xung phong tìm: lá, bà, gà trống, ba mang ba lô
- HS thực hiện.
- HS nói: Chiếc lá màu xanh. Đây là con gà trống., 
- Đại diện một số nhóm lên bảng trình bày
- HS có thể quan sát ở bảng tên của em, bảng chữ cái, Năm điều Bác Hồ dạy, 
- HS nêu: má, trán, quả na, cá, 
2. Luyện nói
- GV đưa tranh, hướng dẫn HS phát hiện nội dung tranh:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+ Chữ gì trong bóng nói gắn với bạn nhỏ?
-GV giải thích thêm: Câu “A!” trong bóng nói biểu thị sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ. VD: A, ba về, A, mẹ ơi, gà kìa., A, sách đẹp quá!, 
-HS nói câu có từ a, biểu thị sự ngạc nhiên.
-GV nhận xét, khuyến khích HS theo số câu mà HS nói được.
HS quan sát tranh, xung phong trả lời.
- Mẹ và bạn nhỏ
- Đang chỉ tay nói A
- Chữ A
-HS lắng nghe.
-HS nói trong nhóm nhỏ.
-HS nói CN trước lớp.
Hoạt động 3: Hoạt động mở rộng
- Liên hệ:
-GV tổ chức trò chơi hát phỏng theo vè: Hôm nay em học chữ a. Có ba có má lại có cả bà. La là lá la.
-HD HS tìm thêm tiếng có chữ a bằng việc quan sát môi trường xung quanh. VD: phố xá, lá cây, rau mà, cà chua, 
-GV nhận xét,tuyên dương.
* Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
-Về đọc lại bài, tìm thêm tiếng, từ, câu có chứa âm mới học a
-Chuẩn bị bài học tiết sau: b
- HS hát theo
-HS lần lượt nêu từ tìm được
-HS đọc bài ở bảng; CN-ĐT ( cá nhân – đồng thanh
-Theo dõi, ghi nhớ.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) ........................................................................................ 
......................................................................................................................................
Môn học: Tiếng Việt	; Lớp 1
Tên bài học: B b	 	; Số tiết: 2
Thời gian thực hiện: Ngày .. tháng năm 2021
BÀI 2: B b
I. Yêu cầu cần đạt: 
Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b (bé, ba, bà, bế, bé, )
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b.
- Đọc được chữ b, ba.
- Viết được chữ b, ba, số 2.
- Nhận diện được tiếng có âm chữ b, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ b.
- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
II. Đồ dùng dạy học
 * GV: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 
- Thẻ các chữ cái b
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ (ba, cái bàn, bé, )
- Tranh theo chủ đề.
 * HS: Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1, vở bài tập Tiếng Việt, bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Khởi động:
+ GV chiếu bức tranh trong SGK trang 12 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và nói những từ ngữ chứa tiếng có âm b ?( gv ghi bảng)
+ Những tiếng đó giống nhau ở điểm nào?
- GV giới thiệu bài B, b
- HS thảo luận và chia sẻ trước lớp.
- Tranh vẽ: bé, bà, ba; bế bé 
- HS nêu: có chứa âm b
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Khám phá (Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới)
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm B, b
- HS quan sát chữ b in thường, in hoa
- HS đọc chữ b
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ gì?
- Trong tiếng ba âm gì các con đã học?
- Âm nào các con chưa hoc?
- Phân tích tiếng dế hộ cô nào?
- GV đưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn 
- Các em hãy đánh vần tiếng ba
- Cho HS đọc trơn
Chốt : chúng ta vừa học xong âm b . Các em tìm thêm tiếng có âm b
- Luyện đọc lại b, ba
Lồng ghép kỹ năng sống:
- Các con có biết viên bi không và các con sử dụng bi làm gì?
- GV bắn bi là trò chơi rất vui nhưng các con cần lưu ý khi chơi hoặc sử dụng bi thì không được cho bi vào trong miệng rất nguy hiểm
* Giải lao:
- HS quan sát
- HS đọc ba ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS tranh vẽ ba cõng 1 em bé
- âm a
- âm b
- Tiếng ba có âm b đứng trước, âm a đứng sau.
- HS đánh vần cá nhân
- HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT
- HS đọc b, a, ba ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS tìm: bố, bi, bú, bé, 
- HS nêu: Chơi bắn bi, dùng bi trang trí 
- HS hát bài hát “ Bà Còng đi chợ trời mưa “
3.Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành (Tập viết)
a. Luyện viết bảng con: chữ b, ba, số 2
Viết chữ b
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ b
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ b
Viết chữ ba
+ GV : chữ ba có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
Viết số 2
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu số 2
+ Yêu cầu HS viết vào bảng số 2
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ b, ba, số 2 
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở bìa vàng
+ GV quan sát theo dõi giúp đỡ
+ Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài của nhau
+ GV chấm và nhận xét một số bài
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ b
- HS nhắc nói cách viết: chữ ba có 2 con chữ, chữ b đứng trước, chữ a đứng sau 
- HS viết vào bảng con chữ dế
- HS nhận xét
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng số 2
- HS nhận xét
- HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
- HS viết vào vở bìa vàng 1 trang
- HS kiểm tra nhau trong nhóm
- HS theo dõi
4. Tìm tòi vận dụng:
– Các con vừa học âm mới gì?
- Hãy kể những đồ vật có mang âm b mà em biết?
- Gv chốt nhận xét tiết học
- Chuyển sang tiết 2.
- HS nêu: âm b
- HS thi kể nhóm nào tìm được nhiều từ nhất nhóm đó được thưởng 1 tràng vỗ tay. HS nêu: bún bò, bánh bò, bánh bao, bánh canh, 
- Lắng nghe
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
- Ở tiết 1 các con vừa học âm gì?
- Cho học sinh luyện đọc lại: b, ba
- GV nhận xét
- âm b
- HS đọc 4 em, đồng thanh 1 lần
- Lắng nghe
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- GV chiếu các hình ảnh cho HS quan sát
- Yêu cầu các em thảo luận trong nhóm để tìm tiếng từ thích hợp với hình ảnh
- GV cho HS lên kéo tiếng từ trên MHTT
- Cho HS luyện đoc
- GV kết hợp giải nghĩa từ
+ Ba ba: Các con đã được thấy con ba ba chưa và nó sống ở đâu?
+ Bàn: Bàn học của các con có mấy ngăn và có màu gì?
+ Khi chơi bóng đá thì chúng ta chia làm mấy đội 
- GV giải nghĩa từ ba ba: Con ba ba cùng họ với nhà Rùa và nó sống ở nước ngọt. Nó lớn khá là chậm và sinh sống ở rất nhiều nước.
- GV chiếu tranh và giúp học sinh phân biệt được con rùa và con ba ba
+ Rùa có thể rút chân, đầu, đuôi vào mai để tự vệ hoặc ngủ, còn ba ba thì không thể.
- Cho HS luyện đọc từ ứng dụng: ba ba
- GV nhận xét
* Giải lao:
- HS quan sát cá nhân
- HS thảo luận nhóm 4
- HS trình bày trước lớp
- HS lên kéo tiếng từ
- HS đọc
- Con ba ba cùng họ với nhà Rùa và nó sống ở nước ngọt.
- Có 2 ngăn , có màu nâu , màu vàng
- Chia làm hai đội gồm 11 cầu thủ mỗi bên.
- HS nghe
-HS quan sát và lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
- HS nghe
- HS hát bài: Quả bóng tròn
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 ?
+ Tranh vẽ những gì? Tranh gợi bài hát nào? 
-GV hướng dẫn HS bài hát: Búp bê bằng bông biết bay bay bay/ Bé bé bằng bông/ 
-GV nhận xét, khuyến khích HS hoạt động
- GV nhận xét.
- HS làm việc cá nhân và thảo luận: + Tranh vẽ một con búp bê, gợi nhớ đến bài hát Búp bê bồng bông biết bay bay bay.
- Học sinh nói, hát kèm vận động,.
- Lắng nghe
4. Tìm tòi vận dụng:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Bài học giúp em biết đọc và viết chữ gì?
- GV nhận xét về giờ học:
- Về nhà luyện đọc và viết lại bài, tìm thêm những tiếng mang âm b và đọc cho người thân nghe 
- Chuẩn bị bài 3 C, c, ` ˊ
- HS nêu
- Biết cách đọc và viết chữ b , ba.
- Lắng nghe thực hiện 
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) ........................................................................................ 
......................................................................................................................................
Môn học: Tiếng Việt	; Lớp 1
Tên bài học: C c ` ˊ 	 	; Số tiết: 2
Thời gian thực hiện: Ngày .. tháng năm 2021
BÀI 3: C c ` ˊ 
I. Yêu cầu cần đạt: 
Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc (công, cò, cá, cào cào, )
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc.
- Đọc được chữ c, ca, cà, cá.
- Viết được chữ c, ca, cà, cá, số 3.
- Nhận diện được tiếng có âm chữ b, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.
- Phát triển các năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Hình thành các phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết
II. Đồ dùng dạy học
 * GV: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 
- Thẻ các chữ cái c, dấu huyền, dấu sắc.
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ (cái ca, quả cà, con cá, )
- Tranh theo chủ đề.
 * HS: Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1, vở bài tập Tiếng Việt, bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
+ GV chiếu bức tranh trong SGK trang 14 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và nói những từ ngữ chứa tiếng có âm C, ` ˊ ?( gv ghi bảng)
+ Những tiếng đó giống nhau ở điểm nào?
- GV giới thiệu bài C, c, ` ˊ
- HS thảo luận và chia sẻ trước lớp.
- Tranh vẽ: cây cỏ, con công, cò, cá,
 cào cào
- HS nêu: có chứa âm c
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Khám phá (Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới)
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm C, c, ` ˊ
- HS quan sát chữ c in thường, in hoa
- HS đọc chữ c
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- Trong tiếng ca âm gì các con đã học?
- Âm nào các con chưa hoc?
- Phân tích tiếng ca hộ cô nào?
- GV đưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn 
- Các em hãy đánh vần tiếng ba
- Cho HS đọc trơn
Chốt : Chúng ta vừa học xong âm c . Các em tìm thêm tiếng có âm c
- Luyện đọc lại c, ca.
b.Nhận diện và đánh vần mô hình thanh huyền (`)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và phân biệt a – à, ba – bà, ca – cà. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa thanh huyền.
- Giáo viên viết bảng dấu huyền.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên dấu huyền.
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- Giáo viên treo tranh quả cà và gắn mô hình đánh vần tiếng cà lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cà.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng cà.
c.Nhận diện và đánh vần mô hình thanh sắc (ˊ)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và phân biệt a – á, ba – bá, ca – cá. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa thanh sắc.
- Giáo viên viết bảng dấu sắc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên dấu sắc.
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- Giáo viên treo tranh con cá và gắn mô hình đánh vần tiếng cá lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng cá.
- Giáo viên treo bảng hình minh hoạ cà - cá, bà - bá, bò - bó, để giúp học sinh phân biệt thanh huyền và thanh sắc.
Chốt : chúng ta vừa học xong âm c, thanh huyền, thanh sắc . Các em tìm thêm tiếng có âm c, thanh huyền, thanh sắc.
- Luyện đọc lại c, ca, cà, cá.
* Giải lao:
- HS quan sát
- HS đọc ba ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS tranh vẽ một cái ca.
- Âm a
- Âm c
- Tiếng ca có âm c đứng trước, âm a đứng sau.
- HS đánh vần cá nhân
- HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT
- HS đọc cờ - a - cờ a - ca ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS tìm: con, cây, câu 
- Học sinh nghe và phân biệt a – à, ba – bà, ca – cà, tìm điểm khác giữa 3 cặp từ vừa nêu: có và không có thanh huyền.
- Học sinh nêu: cò, bò, đò, hò, 
- Học sinh quan sát dấu huyền.
- Học sinh đọc tên dấu huyền.
- HS tranh vẽ một quả cà tím.
- Học sinh quan sát tranh và mô hình đánh vần tiếng cà.
- Học sinh phân tích tiếng cà (gồm âm c, âm a và thanh huyền).
- Học sinh đánh vần: cờ-a-ca-huyền-cà.
- Học sinh nghe và phân a – á, ba – bá, ca – cá, tìm điểm khác giữa 3 cặp từ vừa nêu: có và không có thanh sắc.
- Học sinh nêu: có, bó, chó, nó, 
- Học sinh quan sát dấu sắc.
- Học sinh đọc tên dấu sắc.
- HS tranh vẽ một con cá.
- Học sinh quan sát tranh và mô hình đánh vần tiếng cá.
- Học sinh phân tích tiếng cá (gồm âm c, âm a và thanh sắc).
- Học sinh đánh vần: cờ-a-ca-sắc-cá.
- Học sinh quan sát, phân biệt được thanh huyền (dấu huyền) và thanh sắc (dấu sắc).
- HS nêu: cô, công, bò, gấu, 
- HS đọc ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS hát bài hát “ Cá vàng “
3.Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành (Tập viết)
a. Luyện viết bảng con: chữ c, ca, cá, cà , số 3
Viết chữ c
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ c
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ c
Viết chữ ca
+ GV : chữ ba có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
Tương tự viết chữ cá, cà 
Viết số 3
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu số 3
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con số 3
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ c, ca, cá, cà, số 3
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở bìa vàng
+ GV quan sát theo dõi giúp đỡ
+ Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài của nhau
+ GV chấm và nhận xét một số bài
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ c
- HS nhắc nói cách viết: chữ ca có 2 con chữ, chữ c đứng trước, chữ a đứng sau 
- HS viết vào bảng con chữ ca
- HS nhận xét
- HS viết.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng chữ số 3
- HS nhận xét
- HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
- HS viết vào vở bìa vàng 1 trang
- HS kiểm tra nhau trong nhóm
- HS theo dõi
4. Tìm tòi vận dụng:
– Các con vừa học âm và thanh mới gì?
- Hãy kể những đồ vật có mang âm c, thanh sắc, thanh huyền mà em biết?
- Gv chốt nhận xét tiết học
- Chuyển sang tiết 2.
- HS nêu: âm c, thanh huyền, thanh sắc.
- HS thi kể nhóm nào tìm được nhiều từ nhất nhóm đó được thưởng 1 tràng vỗ tay. HS nêu: cái ca, cái bảng, cây thước, bút chì, căp, 
- Lắng nghe
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
- Ở tiết 1 các con vừa học âm và thanh gì?
- Cho học sinh luyện đọc lại: c, ca, cá, cà
- GV nhận xét
- âm c, thanh huyền, thanh sắc.
- HS đọc 4 em, đồng thanh 1 lần
- Lắng nghe
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
a,Luyện đọc từ mở rộng.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS tìm từ có tiếng chứa âm chữ c theo chiều kim đồng hồ.
- Hướng dẫn HS thảo luận: dùng ngón trỏ nối c và hình cò, cáo, cam, cua
- Gợi ý HS nói câu có chứa từ ngữ cáo hoặc cua, cam, cò theo nhóm.
- Vài HS nói trước lớp.
- Yêu cầu HS tìm thêm chữ c bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm c.
- GV nhận xét.
b. Luyện đọc bài ứng dụng.
-GV đọc mẫu
-Yêu cầu HS tìm tiếng chứa âm chữ mới học trong bài đọc.
* Đọc từ.
-Yêu cầu HS đánh vần một số từ khó.
-GV nhận xét, tuyên dương.
* Đọc trơn
Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn ứng dụng
* Giải lao:
-HS xung phong tìm: cò, cáo, cam, cua
- HS thực hiện.
- HS nói theo nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên bảng trình bày
- HS có thể quan sát ở bảng tên của em, của bạn, bảng chữ cái, 
- HS nêu: cái cổ, cánh tay, cô giáo, cửa số, cánh cửa, 
- HS lắng nghe
-HS thực hiện: ca, cà, cá
-HS đánh vần, đọc trơn CN-ĐT
- 4 HS đọc CN- ĐT
 - HS hát bài: Con cò be bé.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát tranh và phát hiện nội dung tranh: con cào cào, nốt nhạc.
-GV hướng dẫn HS bài hát: Con cào cào có cái cánh xanh xanh/ 
-GV nhận xét, khuyến khích HS hoạt động.
-HS suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm đôi về các vật có trong tranh.
-HS múa/ vỗ tay và hát.
- HS nghe
8. Tìm tòi vận dụng:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Bài học giúp em biết đọc và viết chữ gì?
- GV nhận xét về giờ học:
- Về nhà luyện đọc và viết lại bài, tìm thêm những tiếng mang âm c, thanh huyền, thanh sắc và đọc cho người thân nghe 
- Chuẩn bị bài 4 O ̓ 
- HS nêu
- Biết cách đọc và viết chữ c , ca, cà, cá, số 3.
- Lắng nghe thực hiện 
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) ........................................................................................ 
......................................................................................................................................
Môn học: Tiếng Việt	; Lớp 1
Tên bài học: O o ̓	 	; Số tiết: 2
Thời gian thực hiện: Ngày .. tháng năm 2021
BÀI 4: O o ̓
I. Yêu cầu cần đạt: 
Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ o, dấu hỏi (bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ chim, bỏ rác).
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ o, dấu hỏi.
- Đọc được chữ o, bò, cỏ.
- Viết được chữ o, cỏ, số 4.
- Nhận diện được, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu hỏi.
- Phát triển các năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Hình thành các phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết
II.Đồ dùng dạy học
 * GV: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 
- Thẻ các chữ cái o, dấu hỏi
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ (con bò, cỏ, con thỏ, )
- Tranh theo chủ đề.
 * HS: Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1, vở bài tập Tiếng Việt, bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho cả lớp chơi trò chơi hoặc hát 
+ GV chiếu bức tranh trong SGK trang 16 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và nói những từ ngữ chứa tiếng có âm O, dấu hỏi ?( gv ghi bảng)
+ Những tiếng đó giống nhau ở điểm nào?
- GV giới thiệu bài O o ̓ 
- HS thảo luận và chia sẻ trước lớp.
- Tranh vẽ: bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ chim, bỏ rác, 
- HS nêu: có chứa âm o
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Khám phá (Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới)
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm O o 
- HS quan sát chữ O in thường, in hoa
- HS đọc chữ O
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- Trong tiếng bò âm và thanh gì các con đã học?
- Âm nào các con chưa hoc?
- Phân tích tiếng bò hộ cô nào?
-GV giải nghĩa từ bò ( dùng tranh, ảnh).
- GV đưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn 
- Các em hãy đánh vần tiếng ba
- Cho HS đọc trơn
Chốt : Chúng ta vừa học xong âm o . Các em tìm thêm tiếng có âm o
- Luyện đọc lại o, bò.
b.Nhận diện và đánh vần mô hình thanh hỏi 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và phân biệt bo – bỏ, co – cỏ, đo – đỏ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa thanh hỏi.
- Giáo viên viết bảng dấu hỏi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên dấu hỏi.
- GV chiếu tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ cái gì?
- Giáo viên treo tranh cỏ và gắn mô hình đánh vần tiếng cỏ lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng cỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô hình tiếng cỏ.
Chốt : chúng ta vừa học xong âm o, thanh hỏi . Các em tìm thêm tiếng có âm o, thanh hỏi.
- Luyện đọc lại o, bò, cỏ
* Giải lao:
- HS quan sát
- HS đọc ba ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS tranh vẽ một con bò.
- Âm b và thanh huyền 
- Âm o
- Tiếng bò có âm b đứng trước, âm o đứng sau thanh huyền trên đầu âm o.
- HS đánh vần cá nhân
- HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT
- HS đọc bờ - o - bo- huyền - bò ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS tìm: cò, no, mỏ, vỏ, .
- Học sinh nghe và phân biệt bo – bỏ, co – cỏ, đo – đỏ, tìm điểm khác giữa 3 cặp từ vừa nêu: có và không có thanh hỏi.
- Học sinh nêu: củ tỏi, cổ, mổ, 
- Học sinh quan sát dấu hỏi
- Học sinh đọc tên dấu hỏi.
- HS tranh vẽ cỏ.
- Học sinh quan sát tranh và mô hình đánh vần tiếng cỏ..
- Học sinh phân tích tiếng cỏ (gồm âm c, âm o và thanh hỏi ).
- Học sinh đánh vần: cờ-o-co-hỏi-cỏ.
- HS đọc ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS bắt chước tiếng kêu của bò.
3.Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành (Tập viết)
a. Luyện viết bảng con: chữ o, cỏ , số 4
Viết chữ o
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ o
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ o
Viết chữ cỏ
+ GV : chữ cỏ có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
Viết số 4
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu số 4
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con số 4
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ o, cỏ, số 4
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở bìa vàng
+ GV quan sát theo dõi giúp đỡ
+ Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài của nhau
+ GV chấm và nhận xét một số bài
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ o
- HS nhắc nói cách viết: chữ cỏ có 2 con chữ, chữ c đứng trước, chữ o đứng sau, thanh hỏi trên đầm âm o. 
- HS viết vào bảng con chữ cỏ
- HS nhận xét
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng chữ số 4
- HS nhận xét
- HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
- HS viết vào vở bìa vàng 1 trang
- HS kiểm tra nhau trong nhóm
- HS theo dõi
4. Tìm tòi vận dụng:
– Các con vừa học âm và thanh mới gì?
- Hãy kể những đồ vật, con vật có mang âm o, thanh hỏi mà em biết?
- Gv chốt nhận xét tiết học
- Chuyển sang tiết 2.
- HS nêu: âm o, thanh hỏi.
- HS thi kể nhóm nào tìm được nhiều từ nhất nhóm đó được thưởng 1 tràng vỗ tay.
- Lắng nghe
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
- Ở tiết 1 các con vừa học âm và thanh gì?
- Cho học sinh luyện đọc lại: o, bò, cỏ
- GV nhận xét
- âm 0, thanh hỏi.
- HS đọc 5 em, đồng thanh 1 lần
- Lắng nghe
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
a,Luyện đọc từ mở rộng.
- Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS tìm từ có tiếng chứa âm chữ o theo chiều kim đồng hồ.
- Hướng dẫn HS thảo luận: dùng ngón trỏ nối o và hình thỏ, cọ, bọ, chó
- Gợi ý HS nói câu có chứa từ ngữ cọ hoặc chó, thỏ theo nhóm.
- Vài HS nói trước lớp.
- HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm o.
- GV nhận xét.
b. Luyện đọc bài ứng dụng.
-GV đọc mẫu
-Yêu cầu HS tìm tiếng chứa âm chữ mới học trong bài đọc.
* Đọc từ.
-Yêu cầu HS đánh vần một số từ khó.
-GV nhận xét, tuyên dương.
* Đọc trơn
Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn ứng dụng
*Tìm hiểu nghĩa của câu:
+ Bò có gì?
+ Con gì có cỏ?
* Giải lao:
- HS xung phong tìm: thỏ, cọ, bọ, chó
- HS thực hiện: nhà em nuôi một chú chó màu đen, con thỏ rất nhỏ 
- HS nói theo nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên bảng trình bày
- HS nêu: ngón trỏ, cùi chõ, gõ, ho, 
-HS lắng nghe
-HS thực hiện: bò, có, cỏ.
-HS đánh vần, đọc trơn CN-ĐT
-4 HS đọc CN- ĐT
- Bò có cỏ
- Con bò
- HS hát bài: Cái cây xanh xanh.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát tranh và phát hiện nội dung tranh:
+ Tranh vẽ những con vật gì?
+ Đọc câu có trong bóng nói của con gà trống?
-GV tổ chức hỏi đáp: con gì, nó kêu thế nào:
Con gà gáy ò ó o o. /Con bò kêu ụm bò./ Con nghé kêu ọ ọ.
-GV nhận xét, khuyến khích HS hoạt động
-HS suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm đôi về các vật có trong tranh.
-HS tham gia trò chơi.
- HS nghe
8. Tìm tòi vận dụng:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Bài học giúp em biết đọc và viết chữ gì?
- GV nhận xét về giờ học:
- Về nhà luyện đọc và viết lại bài, tìm thêm những tiếng mang âm o, thanh hỏi và đọc cho người thân nghe 
- Chuẩn bị bài 5 Ôn tập và kể chuyện
- HS nêu
- Biết cách đọc và viết chữ o, bò, cỏ số 4.
- Lắng nghe thực hiện 
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) ........................................................................................ 
...................................................................................................................................... 
Môn học: Tiếng Việt	; Lớp 1
Tên bài học: Bài thực hành 	 	; Số tiết: 1
Thời gian thực hiện: Ngày .. tháng năm 2021
BÀI : THỰC HÀNH
I. Yêu cầu cần đạt: 
Học xong bài này, học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Kể đúng, đọc đúng các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c, `, ˊ, o, ̓ .
- Nhận diện đúng âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tiếng, từ
- Đánh vần tiếng có âm chữ được học và đọc câu ứng dụng.
- Hiểu được nghĩa của câu đã đọc ở mức độ đơn giản.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết (chữ); rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 
- Một số thẻ từ, câu
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành (nếu có)
 * HS: Sách Tiếng Việt 1, vở Tập viết 1, vở bài tập Tiếng Việt, bộ đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Khởi động
- Cho cả lớp chơi trò chơi hoặc hát
- Học sinh đọc: o, bò có cỏ; viết: cỏ; nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ đã học
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
-GV giới thiệu bài mới kết hợp ghi tựa bài 
THỰC HÀNH
-HS lắng nghe, quan sát, nhắc lại tựa.
II. Hình thành kiến thức mới.
1. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc
a. Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ
- GV đọc mẫu câu:
Bò có cỏ./ Cò có cá.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có âm chữ mới học có trong bài đọc
- HS đánh vần
- HS đọc trơn tiếng mới.
b. Luyện đọc bài ứng dụng.
- GV đưa bài đọc - đọc mẫu
- GV yêu cầu HS nhẩm tìm tiếng khó đọc trong bài.
-Yêu cầu HS đánh vần tiếng khó.
-GV nhận xét, tuyên dương.
*Đọc câu và toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc câu nối tiếp.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Yêu cầu HS đọc toàn bài cho nhau nghe.
-GV theo dõi, sửa sai (nếu có). Nhận xét, tuyên dương.
*HS tìm hiểu nội dung bài.
-GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi để nắm được nội dung bài đọc:
+ Con gì có cỏ?
+ Cá của con gì?
-Yêu cầu HS làm bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_1.docx