Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 16: Ước mơ - Bài 1, 2, 3, 4, 5

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 16: Ước mơ - Bài 1, 2, 3, 4, 5

I. MỤC TIÊU :

Giúp học sinh:

- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề nếu có) gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ước mơ (thầy thuốc, thợ điện, diễn viên, bộ đồ biên phòng, giáo viên,.)

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêc, uôc, ươc (thầy thuốc, dược sĩ, bán thuốc, nghệ sĩ, xiếc, )

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêc, uôc, ươc; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đội kết hợp âm cuối /-k/ (-c), đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới.

- Viết được các vần iêc, uôc, ươc và các tiếng, từ ngữ có các vần iêc, uôc, ươc

- Đánh vần thầm, gia tang tốc độ đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.

- Tập đọc bằng mắt, tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức dộ đơn giản.

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.

 

docx 41 trang chienthang2kz 13/08/2022 3691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 16: Ước mơ - Bài 1, 2, 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ
BÀI 1: IÊC UÔC ƯƠC
MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh: 
Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề nếu có) gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ước mơ (thầy thuốc, thợ điện, diễn viên, bộ đồ biên phòng, giáo viên,..)
Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêc, uôc, ươc (thầy thuốc, dược sĩ, bán thuốc, nghệ sĩ, xiếc, )
Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêc, uôc, ươc; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đội kết hợp âm cuối /-k/ (-c), đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới.
Viết được các vần iêc, uôc, ươc và các tiếng, từ ngữ có các vần iêc, uôc, ươc
Đánh vần thầm, gia tang tốc độ đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.
Tập đọc bằng mắt, tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức dộ đơn giản.
Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên : slide bài giảng, bảng phụ, tranh chủ đề
2. Học sinh : SHS, VTV, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV cho HS hát
-GV đọc cho HS viết bảng con các vần đã học ở chủ đề 15.
- GV yêu cầu HS chọn 1 bài đọc của chủ đề 15, đọc và trả lời câu hỏi cuối bài. 
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh và thảo nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
- GV yêu cầu HS nêu các tiếng có vần iêc, uôc, ươc
-GV yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được
- GV giới thiệu bài mới: iêc , uôc, ươc
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần iêc
- GV viết vần iêc, hướng dẫn cách đọc
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần uôc
 ( hướng dẫn tương tự vần iêc)
c. Nhận diện vần ươc
( hướng dẫn tương tự vần uôc)
d. Tìm điểm giống nhau giữa vần iêc- uôc- ươc
- GV yêu cầu HS so sánh điểm giống nhau của 3 vần vừa học
 3.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
-GV yêu cầu HS phân tích tiếng xiếc
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa. (5’)
4.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa xiếc
-GV yêu cầu HS quan sát từ khóa xiếc
-Gv yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từ khóa xiếc.
4.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa đuốc
(Hướng dẫn tương tự từ khóa xiếc)
4.3. Đánh vần và đọc trơn từ khóa dược sĩ (Hướng dẫn tương tự từ khóa xiếc)
5.Hoạt động 5: Tập viết (5’)
5.1. Viết vào bảng con:
a. Viết vần iêc và từ xiếc
a1. Viết vần iêc
- GV viết mẫu vần iêc và nêu quy trình viết.
- GV yêu cầu HS phân tích cấu tạo vần iêc
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
a2. Viết từ xiếc
GV viết mẫu từ xiếc nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
b. Viết vần uôc và từ đuốc (tương tự viết vần iêc và xiếc) 
c. Viết vần ươc và từ dược sĩ (tương tự viết iêc xiếc)
5.2. Viết vào vở tập viết:(8’)
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV quan sát , uốn nắn và nhắc nhở HS tư thế ngồi viết
-GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2 
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn ( 20’)
6.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV viên yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần iêc, uôc, ươc (đậu biếc, thầy thuốc, lược vàng)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và nói câu có từ ngữ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa iêc, uôc, ươc bằng việc quan sát các vật, việc xung quanh
- GV nhận xét
6.2. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học.
-GV hướng dẫn HS đánh vần một số từ khó trong bài.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi sau:
+Bài tập đọc có tựa bài đề là gì?
+ Bài đọc nhắc đến những loại cây nào?
+Ông của An dùng các loại cây đó để làm gì?
+Em có muốn trở thành bác sĩ đông y không?
GV nhận xét
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- GV yêu cầu HS đọc câu lệnh và quan sát tranh phát hiện nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS đọc câu trong bóng nói.
- GV tổ chức cho HS hỏi đáp để nói về ước mơ của mình cho bạn nghe
- GV cho HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
- GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có vần iêc, uôc, ươc
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; đọc mở rộng ( lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan đến chủ đề của tuần)
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài iêt, yêt, uôt, ươt)
- HS múa hát bài Ước mơ của em
- HS viết vào bảng con: anh, ênh, inh, iêu, yêu, ươu, uôi, ươi.
- HS thực hiện đọc và trả lời câu hỏi.
- HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.
- HS mở SGK trang 160 và thảo luận nhóm đôi về các sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh: thầy thuốc, thước đo, bán thuốc, dược sĩ, biểu diễn xiếc
- HS nêu các tiếng đã tìm được : xiếc, thuốc, thước, dược
- Có chứa iêc, uôc, ươc
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS quan sát, phân tích vần iêc
- HS đánh vần vần iêc: i-ê-cờ-iêc
- HS quan sát, phân tích vần uôc
-HS đánh vần vần uôc: u-ô-cờ -uôc
- HS quan sát, phân tích vần uôc
-HS đánh vần vần ươc: ư-ơ-cờ-ươc
- Điểm giống nhau của 3 vần là đều có âm c đứng cuối vần.
- HS quan sát mô hình tiếng và có vần kết thúc bằng "c"
-HS phân tích, đánh vần tiếng xiếc (xờ-iêc-xiêc-sắc-xiếc)
-HS đánh vần thêm tiếng đuốc, dược
-HS quan sát, phát hiện tiếng xiếc có mang vần iêc
- HS đánh vần / đọc trơn tiếng xiếc.
- HS đánh vần / đọc trơn tiếng đuốc.
-HS đánh vần / đọc trơn tiếng dược.
- HS quan sát
- HS trả lời: vần iêc gồm chữ i,ê và c, chữ i đứng trước, chữ ê đứng giữa, chữ c đứng sau
- HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ xiếc( chữ x đứng trước, vần iêc đứng sau, dấu ghi thanh huyền đặt trên chữ ê)
- HS viết bảng con, nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
HS viết bảng con, nhận xét
- HS viết iêc, xiếc, uôc, đuốc, ươc, dược sĩ.
-HS nhận xét bài của mình, của bạn, sửa lỗi (nếu có)
-HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
-HS đánh vần và đọc trơn theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe và luyện nói câu theo yêu cầu.
- HS nêu: xanh biếc, cày cuốc, chiếc lược, 
- HS nhận xét 
HS lắng nghe
HS nêu: thược dược,biếc,, thuốc,ước.
HS thực hiện theo yêu cầu. 
Ước mơ theo nghề của ông.
HS nêu: thược dược, đậu biếc, lược vàng.
-HS nêu
- HS đọc câu lệnh: Nói gì?
-HS nêu nội dung tranh: nói về ước mơ của em.
-HS thực hành hỏi đáp, chia sẻ với bạn về ước mơ của mình. 
-HS nêu việc vận dụng chia sẻ ước mơ với chia sẻ cảm xúc với bạn bè, thầy cô, người thân.
- HS tìm thêm các từ có chứa iêc, uôc, ươc và đặt câu.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ
BÀI 2: IÊT YÊT UÔT ƯƠT
I. MỤC TIÊU
 Qua bài học, học sinh đạt các yêu cầu sau:
1/ Về năng lực:
Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề nếu có) gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ước mơ (cầu trượt, chiết cành, thiết kế, chuột máy tính, )
Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêt, yêt, uôt, ươt
Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêt, yêt, uôt, ươt; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đội kết hợp âm cuối /t/, đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới.
Viết được các vần iêt, yêt, uôt, ươt và các tiếng, từ ngữ có các vần iêt, yêt, uôt, ươt
Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.
Tập đọc bằng mắt, tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản.
Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
 Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
2/ Về phẩm chất: 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên
- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
- Thẻ từ.
- Tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có).
- Đồ dùng phục vụ trò chơi để kiểm tra bài cũ.
2. Học sinh
- Bảng cài.
- Sách học sinh.
- Bảng con.
- Vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ( 5’)
- GV tổ chức trò chơi: “Chọn nến”.
- GV nhận xét chung.
- GV chuyển ý liên quan để dẫn đến chủ đề Ước mơ trong bài học hôm nay.
2. Khởi động (2’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS lấy SHS, quan sát tranh và nêu những gì HS thấy được trong tranh
- GV viết lên bảng các từ ngữ học sinh vừa nêu (hoặc GV đính thẻ từ đã ghi sẵn: chiết cành, chuột máy tính, cầu trượt).
-GV yêu cầu HS nêu các tiếng có vần iêt, yêt, uôt, ươt
- Các con hãy tìm điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm được.
- GV chốt nội dung tranh và giới thiệu tên bài mới.
- GV ghi tựa bài lên bảng: iêt, yêt, uôt, ươt
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (10’)
 - Mục tiêu:
+ Nhận diên và đọc đúng các vần iêt, yêt, uôt, ươt
+ Phân biệt được các vần iêt, yêt, uôt, ươt
+ Nhận diện, phân tích và đánh vần đúng mô hình tiếng đại diện có vần kết thúc bằng “t”. 
 3.1. Nhận diện vần mới:
a. Nhận diện vần iêt:
- GV giới thiệu vần iêt.
- GV yêu cầu HS lấy bảng cài, ghép các âm để có vần iêt
- GV quan sát, kiểm tra.
b.Nhận diện vần yêt (tương tự như với vần iêt).
c.Nhận diện vần uôt (tương tự như với vần iêt).
d. Nhận diện vần ươt (tương tự như với vần iêt).
e.Tìm điểm giống nhau giữa các vần anh, ênh, inh.
 3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
 a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng 
- GV giới thiệu mô hình tiếng có kết thúc bằng “t”.
-GV nhận xét và yêu cầu đánh vần tiếng khác.
-GV nhận xét.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (5’)
- Mục tiêu: HS đánh vần và đọc trơn được các từ khóa: chiết cành, yết hầu, chuột máy tính, cầu trượt
- Nội dung:
 4.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa chiết cành
-GV yêu cầu HS lấy SGK.
4.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa “yết hầu”
4.3. Đánh vần và đọc trơn từ khóa “chuột máy tính”.
4.4. Đánh vần và đọc trơn từ khóa “cầu trượt”.
5. Tập viết (5’)
 - Mục tiêu: 
+ Viết được các iêt, yêt, uôt, ươt và các tiếng từ ngữ: chiết, yết hầu, chuột, trượt
+ Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi
 - Nội dung:
 5.1.Viết vào bảng con:
Viết vần iêt và tiếng chiết.
- Viết vần iêt
 +GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh. Lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ.
-Viết tiếng chiết
+GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
b.Viết vần yêt và từ yết hầu (tương tự viết iêt, chiết)
c.Viết vần uôt và từ chuột (tương tự viết iêt, chiết)
d.Viết vần ươt và tiếng trượt (tương tự viết iêt, chiết
 5.2. Viết vào vở tập viết (8’)
-GV yêu cầu học sinh lấy vở tập viết, bút.
-Nhận xét tiết học
- HS chọn hình cây nến ghi từ có tiếng chứa vần iêc, uôc, ươc phù hợp với vần ở mỗi hình cái bánh kem.
- HS đọc từ:
+ iêc: xiếc, đậu biếc, tiếc, liếc, 
+ uôc: thầy thuốc, buộc,ngọn đuốc,. 
+ươc: cái lược, lược vàng, dược sĩ,..
+ HS nói câu có từ vừa đọc.
-HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe
-HS mở SGK /162
HS thảo luận nhóm đôi, nêu các từ ngữ có liên quan đến nội dung tranh:các bạn xem cô hướng dẫn cách chiết cành, chơi cầu trượt/ cầu tuột, thiết kế váy , chuột máy tính, 
HS nêu: chiết, thiết, chuột, trượt
-HS nêu: giống nhau là các vần này đều có âm /-t/ đứng cuối.
-HS phát hiện ra các vần mới: iêt, yêt, uôt, ươt
- HS phát hiện ra các vần anh, ênh, inh.
- HS lắng nghe và quan sát chữ ghi tựa bài.
- HS quan sát, phân tích vần iêt (gồm âm đôi iê đứng trước, âm t đứng cuối).
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS gắn bảng cài vần iêt.
- HS đánh vần vần iêt: i-ê-tờ-iêt.
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần: y-ê-tờ-yêt.
-HS đánh vần: u-ô-tờ-uôt.
-HS đánh vần: ư-ơ-tờ-ươt.
-HS so sánh vần iêt, yêt, uôt, ươt
-HS nêu điểm giống nhau: đều có âm /-t/ đứng cuối vần.
-HS quan sát và phân tích tiếng đại diện- chiết (gồm âm ch, vần iêt và thanh sắc).
-HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình: chờ-iết- chiêt- sắc-chiết (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS thực hiện cá nhân: tuột, trượt, chiết (HS thay đổi trong mô hình tiếng rồi đánh vần)
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 162.
-HS phát hiện từ khóa chiết cành, vần iêt trong tiếng chiết của từ chiết cành.
- HS đánh vần tiếng khóa chiết: chờ-iêt-chiêt-sắc-chiết
- HS đọc trơn từ khóa: chiết cành
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần tiếng khóa yết và đọc trơn từ yết hầu.
-HS đánh vần tiếng khóa chuột và đọc trơn từ chuột máy tính.
-HS đánh vần tiếng khóa trượt và đọc trơn từ cầu trượt.
-HS lắng nghe và quan sát, phân tích cấu tạo vần iêt (gồm âm đôi iê đứng trước, âm t dứng sau).
-HS viết vần iêt vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe, quan sát và phân tích cấu tạo chữ chiết (âm ch đứng trước, vần iêt đứng sau, dấu ghi thanh sắc đặt trên chữ ê ).
-HS viết tiếng chiết vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết vào VTV: iêt, chiết, yêt, yết hầu, uôt, chuột, ươt, trượt
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài viết của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
- Mục tiêu: Đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng và bài ứng dụng.
- Nội dung:
 6.1. Đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
-GV yêu cầu HS lấy SGK trang 163.
-GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mở rộng và nói câu có từ mở rộng
6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng
-GV đọc mẫu bài: “Người sáng chế chuột máy tính” (trên màn hình hoặc ở bảng phụ).
-GV nêu câu hỏi gợi ý:
+Bài tập đọc có tựa đề là gì?
+Ai là người sáng chế ra chuột máy tính?
+Bài học mà ông để lại cho chúng ta là gì?
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- Mục tiêu: 
Học sinh hiểu và thực hiện theo yêu cầu của HĐMR là: hát, đọc thơ, vẽ tranh, nói về ước mơ. 
- Nội dung:
+ GV giới thiệu tranh.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS nói được theo nội dung tranh:
-GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-GV yêu cầu HS ôn lại các vần vừa học.
-GV hướng dẫn đọc viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, đọc mở rộng (lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan chủ đề của tuần).
-GV nhận xét tiết học – tuyên dương
-Chuẩn bị bài 3: iên ,yên
- HS mở SGK trang 163, quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng chứa vần uôt, ươt, yêt, iêt (sáng suốt, vượt khó, yết thị, thiết kế).
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
- HS đặt câu có từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa iêt, yêt, uôt, ươt( viết, tuốt lúa, mượt mà, )
-HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
-HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- HS đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc. 
+Người sáng chế ra chuột máy tính
+En-gôn-bát là người sáng chế ra chuột máy tính.
+Bài học ông để lại là tinh thần vượt khó và biết theo đuổi ước mơ.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS đọc lời bạn trong tranh: “Ước mơ tuổi thơ ”
- HS thảo luận nhóm 4, nói cho nhau nghe về ước mơ của mình.
- HS lắng nghe
-HS nhìn bảng, nhận diện các tiếng, từ mang vần vừa học (iêt, yêt, uôt, ươt)
-HS đánh giá- đánh giá đồng đẳng.
-HS đọc lại toàn bộ bài học.
-HSlắng nghe và ghi nhớ.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ
BÀI 3: IÊN –YÊN
I. MỤC TIÊU :
1. Yêu cầu cần đạt: 
Qua bài học, học sinh:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề.)
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iên,yên.
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iên-.yên.
- Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “ n”.
- Viết được các vần iên – yên và các tiếng, từ ngữ có các vần iên-yên.( Rèn học sinh viết đúng và viết đẹp).
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần iên-yên vừa học có nội dung liên quan với bài học.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
-Yêu nước qua bức tranh về biển.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên : 
- SGV,VTV ,thẻ từ, chữ có các vần iên, yên, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.( hoặc máy chiếu nếu có)
2. Học sinh : 
- SHS, VTV, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn ’Người sáng chế chuột máy tính” trang 163.
- GV cho HS viết vào bảng con : sáng suốt, thiết kế, yết thị,vượt khó.
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần iêt,yêt,uôt,ươt
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK/164s và nêu nội dung tranh. ( Thảo luận nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
- GV giới thiệu bài: iên - yên
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1 .Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần iên
- GV viết vần iên, yên đọc mẫu.
( cách đọc 2 vần giống nhau , cách viết khác nhau)
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần yên
 ( tương tự vần iên)( chú ý 2 âm đôi iê và yê)
- Ngoài biển ra thì trong tranh co vật gì?
( Chim yến)
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần iên, yên.
- GV yêu cầu HS so sánh vần iên - yên
3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa ( 5’)
4.1 Đánh vần và đọc trơn từ khóa mới biển
- GV nói : " Cô có vần iên muốn có tiếng biển thì làm như thế nào?
- GV ghi mô hình tiếng 
- GV cho HS đánh vần
- Có tiếng biển ( HS đọc trơn )
- GV cho HS xem tranh yêu cầu HS đọc trơn từ khóa.
- GV hỏi quan sát biên ta thấy những gì? (GV giới thiệu thêm sóng biển , bờ biển cho HS gắn với thực tế.).
Giáo dục hs: Phẩm chất Yêu nước qua bức tranh về biển.
- Nhớ lại xem trong tranh bạn nhỏ nhìn thấy gì con gì ngoài biển nữa không?
- Có từ chim yến Trong từ chim yến tiếng nào chứa vần mới học?
- GV dẫn dắt HS học từ khóa chim yến vả lưu ý cách viết tiếng yến có vần yên. .
5.Hoạt động 5: Tập viết 
5.1 Viết vào bảng con:
a. Viết vần iên và tiếng biển (5’)
a1. Viết vần iên
- GV viết mẫu vần iên và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
a2. Viết tiếng biển
GV viết mẫu vần uôi và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
Viết vần yên và từ chim yến( tương tự viết vần iên lưu ý độ cao con chữ y, từ chim yến chú ý khoảng cách mỗi tiếng )
b. Viết vào vở tập viết (8’)
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- GV nhận xét vở của 1 vài HS.
GV cần động viên sự tiến bộ của hs
 Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 2 
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
6.1. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần iên-yên ( bóng điện, thư việni, yên xe, thiếu niên)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa iên, yên và đặt câu.
VD : tiến, nhiên, yên , yến . 
- GV nhận xét
6.2 .Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu bài đọc: GV cho HS xem tranh các loại bóng đèn điện khác nhau, GV nói người phát minh đầu tiên bóng đèn điện đấu tiên là ai? GV dẫn dắt qua nhân vật thiên tài: Ê-đi – xơn.
- GV đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa và luyện đọc chữ có âm vần khó ( Ê-đi-xơn,mặt trời,đầu tiên , thế giới ,phát minh)
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Người mang lại đèn điện,xe điện cho con người là ai?
+ Khi còn nhỏ ông là người như thế nào?
+Các em có hay tìm hiểu như ông không ?
+ Em có ước mơ lớn lên mình sẽ làm gì ?
GV nhận xét
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- GV yêu cầu HS đọc câu lệnh Từ gì? và quan sát tranh phát hiện nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS đọc câu trong bóng nói.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của HĐMR .
- GV cho HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
- GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có iên, yên
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; đọc mở rộng ( lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan đến chủ đề của tuần)
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài vần uôn-ươn)
- HS đọc
- HS viết vào bảng con
- HS thực hiện.
- HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi.
- HS nêu các tiếng đã tìm được (biển, chim yến, yên xe, lặng yên, sóng biển, đèn điện).
- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra vần iên, yên
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài ( iên, yên)
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần uôi.
- HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.
- HS trả lời và đọc tiếng khóa.
HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.
- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 vần.
- HS so sánh với những vần đã học có âm "n" đứng cuối.( khác các vần vừa đã học có c,t ở cuối)
- HS quan sát mô hình tiếng và có vần kết thúc bằng "n"
- HS phân tích tiếng đại diện.
- HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình.
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS đánh vần
- HS trả lời
- HS đọc trơn từ khoá.
- HS trả lời.
- HS trả lời 
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần iên.Chú ý âm đôi iê)
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
 HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ biển
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS thực hiện
- HS viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bài mình, bài bạn và sửa lỗi nếu có.
- HS chọn tiêu chí đánh giá phù hợp khả năngcủa mình và của bạn .
- HS trả lời.
- HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa iên, yên và đặt câu.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đánh vần chữ có âm vần khó ( Mich-ki, thắc mắc, khai sinh.
- HS tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời 
HS trính bày ý kiến.
- HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.
HS lắng nghe và thực hiện.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ
BÀI 4: UÔN –ƯƠN
I. MỤC TIÊU :
1. Yêu cầu cần đạt: 
Qua bài học, học sinh:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề.)
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uôn,ươn.
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần uôn-.ươn.
- Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “ n”.
- Viết được các vần uôn – ươn và các tiếng, từ ngữ có các vần uôn-ươn.( Rèn học sinh viết đúng và viết đẹp).
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần uô-ươn vừa học có nội dung liên quan với bài học.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
-Giáo dục KNS:Bảo vệ môi trường chăm sóc cây xanh .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên : SGV,, VTV ,thẻ từ, chữ có các vần uôn, ươn, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.( hoặc máy chiếu nếu có)
2. Học sinh : SHS, VTV, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn Thiên tài Ê-đi-xơn” trang 165.
- GV cho HS viết vào bảng con : bóng đèn,thư viện, yên xe,thiếu niên.
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần iên,yên.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK/166 và nêu nội dung tranh. (Thảo luận nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
- GV giới thiệu bài: uôn - ươn
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1. Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần uôn
- GV viết vần uôn, ươn đọc mẫu.
( cách đọc 2 vần GV lưu ý cách phát âm vần có âm đôi uô và ươ )
_GV lưu ý cách đánh vần tiếng uốn (uôn sắc uốn-uốn.) và kết hợp giới thiệu từ uốn dẻo
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần ươn
 ( tương tự vần uôn ( chú ý khi phát âm âm đôi ươ khác âm đôi uô),( GV lưu ý cho HS xem khẩu hình)
- Trong tranh trên trời các con vật gì?
-Các chú chim đang làm gì?
( bay lượn)
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần uôn, ươn.
- GV yêu cầu HS so sánh vần uôn, ươn.
3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (5’)
4.1 Đánh vần và đọc trơn từ khóa mới uốn dẻo
- GV nói : " Cô có vần uôn muốn có tiếng uốn thì làm như thế nào?
- GV ghi mô hình tiếng 
- GV cho HS đánh vần
- Có tiếng uốn ( HS đọc trơn )
- GV cho HS xem tranh yêu cầu HS đọc trơn từ uốn dẻo.
- GV hỏi quan sát tranh các em thấy gì ? (GV giới thiệu thêm uốn cây, chuồn chuồn vườn hoa, vườn cây, cho HS gắn với thực tế.).
Giáo dục HS KNS: bảo vệ môi trường chăm sóc cây và hoa.
- Nhớ lại xem trong tranh thấy gì con chim đang làm gì ?
- Có từ bay lượn trong từ bay lượn tiếng nào chứa vần mới học?
- GV dẫn dắt HS học từ khóa bay lượn vả lưu ý cách viết tiếng lượn có vần ươn. .
5.Hoạt động 5: Tập viết
5.1. Viết vào bảng con:
a. Viết vần uôn và tiếng uốn (5’)
a1. Viết vần uôn
- GV viết mẫu vần uôn và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
a2. Viết tiếng uốn
GV viết mẫu vần uôn và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
_GV hướng dẫn từ uốn dẻo
- GV nhận xét
b. Viết vần ươn và từ bay lượn( tương tự viết vần uôn , từ bay lượn ( chú ý khoảng cách mỗi tiếng )
b. Viết vào vở tập viết (8’)
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- GV nhận xét vở của 1 vài HS.
GV cần động viên sự tiến bộ của hs.
 Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 2 
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
6.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần uôn-ươn ( chuồn chuồn, cuộn len, vườn rau, mượn sách)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa uôn, ươn và đặt câu.
VD : bánh cuốn, con lươn,làm mướn, con vượn, cuộn dây ) 
- GV nhận xét
6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu những gương có nhiều cố gắng trong học tập . GV nói hôm nay cô giới thiệu cho các em một nhân vật mà các con đã được xem qua ti vi qua bài :”Luôn luôn vươn lên”? 
- GV đọc mẫu.
_đố các con là nhân vật nào?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa và luyện đọc chữ có âm vần khó ( Sác – lô, vươn lên, diển viên, tôn vinh , vua hề thế giới.)
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Sác-lô đã thực hiện được ước muốn gì?
+ Ông được mọi người tôn vinh là gì của thế giới?
+Các em có ước muốn gì không?
GV nhận xét-Tuyên dương và giới thiệu tiếp hoạt động
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- GV yêu cầu HS đọc câu lệnh Nghề gì? và quan sát tranh phát hiện nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi xem các bạn ước muốn sau này mình làm nghề gì ?.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của HĐMR .
- Ngoài các các nghề có trong tranh các em còn ước muốn mình thích làm gì nữa?.
- GV nhận xét.
-GV nhấn mạnh” nghề nào trong xã hội cũng quan trọng và đáng quý.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
- GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có uôn, uôn
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; đọc mở rộng ( lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan đến chủ đề của tuần)
_Ôn lại các vần đã học trong tuần.
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài ôn tập và kể chuyện)
- HS đọc
- HS viết vào bảng con
- HS thực hiện.
- HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi.
- HS nêu các tiếng đã tìm được (uốn cây, chuồn chuồn,vườn hoa, bay lượn, vườn cây).
- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra vần uôn, ươn
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài ( uôn, ươn)
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần uôi.
- HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.
- HS trả lời và đọc trơn từ khóa.
HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.
- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 vần.
- HS so sánh với những vần đã học có âm "n" đứng cuối.
- HS quan sát mô hình tiếng và có vần kết thúc bằng "n"
- HS phân tích tiếng đại diện.
- HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình.
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS đánh vần
- HS trả lời
- HS đọc trơn từ khoá.
- HS trả lời.
- HS trả lời 
-
 HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần uôn,ươn.Chú ý âm đôi uô và ươ
- HS viết vào bảng con và nhận x

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx