Giáo án Tiếng việt Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng việt Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

2.Khởi động

- Mục tiêu: HS nhận ra được những người thân trong gia đình là những người bạn đầu tiên. Từ việc quan sát tranh nhận ra cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.

- Hình thức: Cá nhân, Nhóm 2

+ Bạn nào đọc cho cô chủ đề tuần này mình học?

+ Vậy bây giờ bạn nào nêu cho cô và các bạn biết: Ai là người bạn đầu tiên của mình?

+ GV gợi ý: Thường thì ở nhà, các em chơi với ai?

+ Khi chơi với những người đó em cảm thấy thế nào?

+ GV chốt: Vậy những người mà các em thường chơi chung khi ở nhà, đó chính là những người bạn đầu tiên của chúng ta. Khi chơi chung với những người bạn ấy, mình cảm thấy rất vui, rất thích thú và hạnh phúc.

+ Bây giờ, các em hãy quan sát tranh trong sách trang 53, thảo luận nhóm 2 và cho biết những ai luôn ở bên cạnh bạn nhỏ?

+ Đại diện nhóm lên trình bày?

+ GV tùy các nhóm lên trình bày mà hỏi thêm:

+ Cha mẹ đang làm gì với bạn nhỏ?

+ Ông bà đang làm gì cùng bạn nhỏ?

+ Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với bạn nhỏ như thế nào?

 

docx 18 trang thuong95 7551
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐẦU TIÊN
BÀI 1: GIA ĐÌNH THÂN THƯƠNG (Tiết 1, 2)
I.MỤC TIÊU
1-Năng lực
Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của em.
Từ việc quan sát tranh minh họa, trao đổi với bạn về cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. Đọc đúng các tiếng chứa vần khó đọc: cưỡi, ú òa, nắc nẻ 
Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
Nhận diện được nội dung gia đình chính là những người bạn đầu tiên của em.
Học thuộc lòng bài thơ. Giới thiệu về gia đình của em.
2- Phẩm chất
Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nhân ái, yêu thương gia đình thông qua hoạt động luyện nói, nghe, đọc hiểu.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SHS, SGV
Một số hình minh họa tiếng có vần iên, iêng kèm thẻ từ. Hình ảnh gia đình của HS trong lớp.
Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ Gia đình thân thương.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ và tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo.
- Hình thức: Hoạt động cá nhân.
- Cả lớp hát bài: Nhong nhong nhong.
2.Khởi động
- Mục tiêu: HS nhận ra được những người thân trong gia đình là những người bạn đầu tiên. Từ việc quan sát tranh nhận ra cảm giác hạnh phúc khi được yêu thương.
- Hình thức: Cá nhân, Nhóm 2
+ Bạn nào đọc cho cô chủ đề tuần này mình học?
+ Vậy bây giờ bạn nào nêu cho cô và các bạn biết: Ai là người bạn đầu tiên của mình?
+ GV gợi ý: Thường thì ở nhà, các em chơi với ai?
+ Khi chơi với những người đó em cảm thấy thế nào?
+ GV chốt: Vậy những người mà các em thường chơi chung khi ở nhà, đó chính là những người bạn đầu tiên của chúng ta. Khi chơi chung với những người bạn ấy, mình cảm thấy rất vui, rất thích thú và hạnh phúc.
+ Bây giờ, các em hãy quan sát tranh trong sách trang 53, thảo luận nhóm 2 và cho biết những ai luôn ở bên cạnh bạn nhỏ?
+ Đại diện nhóm lên trình bày? 
+ GV tùy các nhóm lên trình bày mà hỏi thêm:
+ Cha mẹ đang làm gì với bạn nhỏ?
+ Ông bà đang làm gì cùng bạn nhỏ?
+ Tình cảm của mọi người trong gia đình đối với bạn nhỏ như thế nào?
+ GV chốt: Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu và nhận thấy mọi người trong gia đình rất yêu thương nhau và thân thiết nhau. Gia đình thân thương cũng chính là nội dung bài thơ mà hôm nay chúng ta cùng học. 
+ GV viết tựa bài: Gia đình thân thương.
3.Luyện đọc văn bản
Mục tiêu: Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Tìm tiếng trong bài có vần iên và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng iên, iêng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm 3.
3.1.Luyện đọc
- GV đọc mẫu .
- Qua bài thơ cô vừa đọc, các em thấy những từ nào khó đọc?
- GV cho HS phân tích, đánh vần từ khó.
- GV cho HS giải thích hoặc GV giải thích từ: nắc nẻ .
- GV treo bảng phụ ghi bài thơ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi: khi đọc đến dấu phẩy, dấu chấm thì nghỉ hơi. Mỗi khi qua khổ thơ khác, các em cũng nhớ nghỉ hơi.
- Các em chia nhóm 3 và luyện đọc bài thơ.
- GV cho các nhóm lên đọc. Các nhóm khác nhận xét,
- Sau khi các em đã luyện đọc bài thơ rồi, bây giờ các em hãy tìm tiếng trong bài thơ có chứa vần iên?
- Bạn nào tìm cho cô từ ngữ ngoài bài có chứa vần iên, iêng ?
TIẾT 2
3.2. Trả lời câu hỏi
- Các em đọc thầm lại bài thơ và thảo luận nhóm 2 câu hỏi trong sách.
+ Những người bạn đầu tiên của bạn nhỏ trong bài thơ này là ai?
+ Bạn nhỏ thường chơi những trò chơi gì cùng ba, mẹ, ông, bà?
- Các nhóm trình bày. Tùy theo năng lực, giáo viên có thể hỏi thêm:
+ Bạn nhỏ cảm thấy như thế ào về gia đình mình?
+ Vì sao bạn nhỏ cảm thấy yêu hoài gia đình mình?
- Các em hãy chọn một khổ thơ nào mình thích nhất và đọc thuộc nó.
4. Luyện nói sáng tạo: Luyện tập giới thiệu về gia đình.
Mục tiêu: HS biết giới thiệu về gia đình mình.
Hình thức: Đàm thoại, Thảo luận nhóm 4
- Bạn nào nêu câu gợi ý trong bài?
- Bạn nào nêu phần làm mẫu của bạn học sinh trong sách?
- Bây giờ các em thảo luận nhóm 4 các câu hỏi vừa nêu, có thể lấy hình của gia đình mình để giới thiệu với các bạn.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
5.Hoạt động mở rộng
- Cả lớp mình cùng hát bài “ Cả nhà thương nhau”.
6.Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài thơ gì?
- Bạn nào có thể đọc lại một khổ thơ mà mình thích nhất?
- Về nhà tìm bài hát nào nói về cha mẹ, ông bà.
Nhong nhong nhong ba làm con ngựa .
- Những người bạn đầu tiên.
- Ba mẹ, Ông bà, anh chị, con vật ..
- Em cảm thấy rất vui, thoải mái, hạnh phúc, dễ chịu (tùy HS)
- Thảo luận nhóm 2.
- Ba mẹ và Ông bà ở bên cạnh bạn nhỏ.
- Cha đang chơi trò nhong nhong với bạn nhỏ, cha đang cõng bạn nhỏ , mẹ đang cổ vũ, mẹ đang vỗ tay .
- Ông kể chuyện, ông đọc sách, đọc thơ cho bạn nhỏ nghe. Bà ngồi quạt. Bé ngổi trên đùi bà .
- Mọi người đều thương yêu bạn nhỏ .
-HS đọc lại tựa bài.
- HS lắng nghe.
- Cưỡi, ú òa, nắc nẻ 
- HS dựa vào ảnh minh họa để giải thích.
- HS chia nhóm 3, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ và đọc cho nhau nghe trong nhóm.
- Tiên
- Tiền bạc, chuối chiên, cô tiên, tiễn khách, hà tiện, tiện lợi, tiến bộ .
- Cồng chiêng, trống chiêng, miếng bánh, cái miệng, niềng răng, bay liệng .
- Cha mẹ, ông bà.
- Cưỡi ngựa với ba, ú òa với mẹ
- Ông kể chuyện, bà hát dân ca.
HS lắng nghe và thực hiện.
- Gia đình em gồm những ai?
- Em thường chơi với ai trong gia đình mình?
- Mình xin giới thiệu về gia đình mình. Gia đình mình gồm .
HS nhận xét – chia sẻ nếu hs có hoàn cảnh đặc biệt.
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Gia đình thân thương.
 	Bài 2: Làm bạn với bố
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nội dung bài đọc.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi với bạn về những người bạn đầu tiên của mình. Chỉ ra được những trò chơi bạn nhỏ đã cùng chơi với cha của mình. Từ đó, nhận diện được người bạn thân là cha và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết yêu thương cha mẹ, cảm nhận được niềm vui khi làm bạn với cha.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển thông qua việc thực hành. 
Năng lực đặc thù:
Phát triển năng lực về văn học:
 + Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. 
Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
 + Tô đúng kiểu E chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. Bước đầu thực hiện kĩ năng nhìn – viết đọan văn.
+ Phân biệt đúng chính tả iêm/ im và dấu hỏi/ dấu ngã 
 + Luyện tập giới thiệu về cha mẹ. Luyện viết sáng tạo theo nội dung đã nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
+ Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
3.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất tự tin thông qua các hoạt đọng nghe, nói, đọc hiểu, viết 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
GV: 
- SHS, SGV, VBT,VTV
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần ăng, âng kèm thẻ từ (nếu có).
- Mẫu tô chữ E viết hoa và khung chữ mẫu.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có).
2. HS: 
- SHS, VBT, VTV,bảng con 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Gọi 2 HS lên đọc lại nội dung bài Gia đình thân thương và trả lời câu hỏi liên quan đến bài vừa đọc
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
- GV yêu cầu HS mở SHS, trang 55 (GV hướng dẫn HS mở sách, tìm đúng trang của bài học).
- GV cho HS quan sát tranh trang 55 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ đang làm những việc gì? Cùng với ai?
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới (Làm bạn với bố) gọi HS nhắc lại tên bài
- GV yêu cầu HS kể các hoạt động HS có thể làm với bố
3/ Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút; biết ngắt hơi từng cụm từ và nghỉ hơi theo dấu câu. Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc
3.1. Luyện đọc câu
-GV đọc mẫu 1 lần, yêu cầu HS nghe và nhìn theo sách
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm theo nhóm 4 từng câu.
- GV quan sát lớp thực hiện yêu cầu
3.2. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
GV đưa ra từ khó đọc hoặc dễ đọc sai, đọc mẫu hoặc yêu cầu những học sinh đọc tốt đọc mẫu và sửa sai cho HS đọc chưa tốt: thích, ngồi trong lòng, trò chuyện, chăm chú.
GV hướng dẫn HS phân tích, đọc lại từ khó.
GV chỉ bất kì các từ khó không theo thứ tự.
GV giải nghĩa từ khó
HS đọc từ khó: nhong nhong, chăm chú, .
- GV giải thích từ HS chưa hiểu (nếu có)
3.3. Luyện đọc đoạn
- GV cùng HS chia đoạn cho bài đọc
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ từng câu, đoạn. 
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn theo nhóm
- GV gọi HS đọc từng đoạn 
+ Đoạn 1: Tớ rất thích .với bố.
+ Đoạn 2: Khi còn nhỏ ngày xưa.
+ Đoạn 3: Lớn lên một chút .đánh cờ vua ,.
+Đoạn 4: Giờ thì tớ .nghe tớ kể.
+Đoạn 5: Tớ có thể .là bố.
- GV gọi 5 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc.
3.4. Luyện đọc cả bài
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 3 
- Cho HS đọc tốt đọc lại cả bài
- GV mời bạn nhận xét.
- GV nhận xét.
TIẾT 2
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài đọc. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu Nhận diện chi tiết trong bài đọc dựa vào các cụm từ đứng trước hoặc sau nó. 
4.1. Tìm tiếng trong bài có vần ăng
- GVcho HS đọc lại bài 
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ăng.
- Gv hướng dẫn HS đọc trơn các từ: rằng
4.2 Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: ăng, âng và đặt câu 
- Bước 1: GV tổ chức nhóm chia nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: tìm từ chứa vần ăng
+ Nhóm 2: tìm từ chứa vần âng
- Bước 2: GV tổ chức đổi nhóm thực hiện nhiệm vụ (mảnh ghép)
+Trao đổi với các bạn các từ mình vừa tìm được
+ Đặt câu với các từ mình vừa tìm được 
- GV gọi HS trình bày, nhận xét 
- GV nhận xét.
4.3. Trả lời câu hỏi SHS
- GVcho HS đọc lại bài.
- GV đặt câu hỏi: 
1. Kể tên các trò chơi mà bạn nhỏ đã chơi cùng với bố.
2. Bạn nhỏ đã kể những gì cho bố nghe?
3. Bạn thân của bạn nhỏ là ai?
- GV nhận xét, chốt 
TIẾT 3
5. Hoạt động 5: Luyện tập viết hoa, chính tả
* Mục tiêu: Tô đúng kiểu E chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nhìn viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả ng/ ngh và dấu hỏi/ dấu ngã đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV)
5.1. Tô chữ hoa E và viết câu ứng dụng
a. Tô chữ viết hoa E
- GV tô mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ E hoa
- GV hướng dẫn HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ E trên mặt bàn
- Gv hướng dẫn HS tô vào VTV
- GV nhận xét.
b. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Em
- GV viết mẫu tiếp và hướng dẫn các chữ còn lại trong câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết vào VTV
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.2 Viết chính tả Nhìn – viết
- GV đưa đoạn chính tả cần viết, yêu cầu HS đọc 
Tớ có một người bạn tốt rất thân. Người bạn đó chính là bố của tớ. Bố cũng xem tớ là bạn thân của bố.
- GV đưa 1 số từ khó: người, thân yêu cầu HS đánh vần, viết bảng con 
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.3 Bài tập chính tả lựa chọn
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lựa chọn bài tập dựa vào tình hình của lớp 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng bài tập
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
TIẾT 4
6. Hoạt động 6: Luyện tập nói, viết sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề học và chơi cùng bạn. Luyện viết sáng tạo theo nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn
6.1. Nói sáng tạo: Luyện nói theo tranh trong SHS
- GV cho HS trao đổi nhóm 4 để thực hiện yêu cầu SHS
Giới thiệu với bạn về cha hoặc mẹ của em
+ Tên, tuổi của cha hoặc mẹ
+ Những việc em thường làm cùng cha hoặc mẹ
+ Tình cảm của em đối với cha hoặc mẹ.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung cách nói của mình.
- GV giáo dục HS biết yêu thương ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình
6.2 Viết sáng tạo
- GV hướng dẫn Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS viết sáng tạo vào VBT (HS chỉ viết ý hai).
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: HS biết cách đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết.
- GV cho HS đọc thơ hoặc bài hát về ông bà, cha mẹ.
- GV gọi HS nhận xét.
8. Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các thông tin chính trong bài, em quan tâm điều gì nhất?
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Những trò chơi cùng ông bà.
 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
 HS lắng nghe, nhận xét.
HS lắng nghe
HS thực hiện theo yêu cầu.
HS trả lời: Bạn nhỏ đang chơi đá bóng, đi câu cá và trò chuyện với bố. 
HS nhận xét.
HS trình bày.
HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
HS hoạt động nhóm đôi trao đổi các hoạt động mà HS đã làm với bố.
HS nghe GV đọc và đọc thầm bài trong SHS .
HS thực hiện yêu cầu của GV
HS thực hiện yêu cầu của GV
HS đọc nối tiếp câu theo yêu cầu của GV
HS lắng nghe, đọc từ khó theo hướng dẫn của GV: thích, ngồi trong lòng, trò chuyện, chăm chú.
HS phân tích, đọc lại từ khó.
HS đọc từ CN, Nhóm, ĐT
HS tìm hiểu từ khó
HS nêu vốn hiểu biết của mình về nhong nhong, chăm chú, 
HS nêu từ mà mình chưa hiểu để nhờ GV giải thích thêm
HS chia đoạn cho bài đọc: 5 đoạn
HS theo dõi và thực hiện đọc ngắt nghỉ phù hợp
HS đọc từng đoạn theo nhóm được phân công
+ Đoạn 1: Tớ rất thích .với bố 
+ Đoạn 2: Khi còn nhỏ ngày xưa.
+ Đoạn 3: Lớn lên một chút .đánh cờ vua ,.
+Đoạn 4: Giờ thì tớ .nghe tớ kể.
+Đoạn 5: Tớ có thể .là bố.
HS đọc trước lớp, nhận xét bạn
Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau đến hết bài.
Thi đua đọc giữa các nhóm. (Chú ý: bạn đầu tiên đọc cả tựa bài, bạn cuối đọc luôn tên tác giả)
HS lắng nghe.
HS đọc bài theo nhóm 3.
Lắng nghe.
HS nhận xét bạn.
Lắng nghe.
HS đọc lại bài
HS tìm các tiếng: rằng 
HS đọc trơn các từ: rằng 
Đọc cá nhân, đọc nhóm(tổ), đọc đồng thanh.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Nhóm 1: măng tre, vắng lặng, rặng dừa, xăng dầu, cố gắng 
+ Nhóm 2: nhà tầng, vâng lời, nâng niu, vầng trăng,
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Bố khuyên em nên cố gắng học tập chăm chỉ.
+ Ba tập nâng tạ cùng em.
+ Em vâng lời bố mẹ.
HS trình bày, nhận xét.
HS lắng nghe.
HS: làm ngựa nhong nhong, nghe bố kể chuyện ngày xưa, chơi đóng kịch, đoán câu đố, chơi cờ cá ngựa, đánh cờ vua.
HS: bạn nhỏ kể cho bố nghe về những thứ bạn nhỏ thích như máy bay, ô tô.
HS: là bố của bạn nhỏ.
HS nhận xét, bổ sung.
HS lắng nghe.
HS quan sát, lắng nghe.
HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ E trên mặt bàn
HS tô chữ E vào 
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
HS đọc câu ứng dụng: Em thích làm bạn với bố mẹ
HS quan sát, lắng nghe GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Em
HS quan sát, lắng nghe, nhận xét độ cao các con chữ
HS viết vào VTV
HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS đọc đoạn chính tả.
- HS đánh vần, đọc trơn: người, thân.
- HS nhìn viết bài chính tả vào VTV
Tớ có một người bạn tốt rất thân. Người bạn đó chính là bố của tớ. Bố cũng xem tớ là bạn thân của bố.
HS tự nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có theo sự hướng dẫn của GV.
HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
(3) Thay hình ngôi sao bằng chữ iêm hoặc im
(4) Thay hình chiếc lá bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã
- HS quan sát
- HS làm bài tập
- HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
HS viết sáng tạo vào VBT.
+ Em thường cùng cha chơi cưỡi ngựa, cùng mẹ đọc sách, kể chuyện. Em cùng mẹ chuẩn bị bữa tối.
HS hoạt động theo nhóm 4.
HS thảo luận nhóm 4 và giới thiệu về cha mẹ.
HS nhận xét, bổ sung .
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
_ HS thực hiện, chia sẻ và nhận xét theo hướng dẫn.
Bài 3: Những trò chơi cùng ông bà
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân nói về những hoạt động thường làm với ông bà.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, giới thiệu với bạn về ông bà của mình. Kể tên các trò chơi cùng ông bà, qua đó bồi dưỡng tình yêu đối với ông bà, người thân trong gia đình.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển thông qua việc thực hành. 
Năng lực đặc thù:
Phát triển năng lực về văn học:
 + Đọc trơn bài, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. 
Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
 + Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc. Luyện nói về việc thường làm với ông bà.
3.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất nhân ái: biết yêu quý ông bà và người thân của mình. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
GV: 
- SHS, SGV, VBT,VTV
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần ơi, ươi, ưi kèm thẻ từ (nếu có).
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc ngắt nghỉ bài Những trò chơi cùng ông bà.
2. HS: 
- SHS, VBT,VTV, giấy vẽ, đồ dùng học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS thi nhau kể tên.
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khởi động
- GV đưa tranh như tranh SHS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm với ai?
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới Những trò chơi cùng ông bà gọi HS nhắc lại tên bài
3.Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
3.1. Luyện đọc câu 
- GV đọc mẫu. 
- GV hướng dẫn đọc một số từ khó đọc như: trốn tìm, tranh, truyện, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi theo dấu câu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc.
3.2. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giải thích nghĩa của một số từ khó trong bài.
GV hướng dẫn HS phân tích, đọc lại từ khó: bếp, truyện, viết, 
GV chỉ bất kì các từ khó không theo thứ tự.
- GV giải thích từ HS chưa hiểu (nếu có).
3.3. Luyện đọc đoạn
- GV cùng HS chia đoạn cho bài đọc.
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn theo nhóm 3.
- GV gọi HS đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: Khi còn nhỏ . ông bà.
+ Đoạn 2: Vào lớp Một . lớn khôn.
- GV gọi 4 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét.
3.4. Luyện đọc cả bài
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 4 (mỗi HS đọc cả bài cho bạn nghe).
- Cho HS đọc tốt đọc lại cả bài.
- GV nhận xét.
TIẾT 2
3.5. Học sinh đọc lại bài, tìm tiếng trong bài có vần ơi,
 - GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ơi.
3.6. Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: oi, ơi, ôi 
- GV yêu cầu HS nói câu có tiếng chứa vần oi, ơi, ôi
- GV yêu cầu HS đặt câu với các từ vừa tìm
- GV mời bạn nhận xét bạn.
- GV cho HS đọc lại bài
- GV đặt câu hỏi, tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3 trả lời
1. Nêu tên các trò chơi mà bạn nhỏ có thể chơi cùng ông bà khi bạn đã biết đọc, biết viết.
2. Em thích những trò chơi nào?
- GV hướng dẫn HS trình bày, nhận xét, bổ sung 
TIẾT 3
4. Luyện tập viết hoa, chính tả
* Mục tiêu: Tô đúng kiểu Ê chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nghe viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả ôm/ ơm và ng/ ngh đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV)
4.1. Tô chữ viết hoa chữ Ê và viết câu ứng dụng
a. Tô chữ viết hoa Ê
- GV tô mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Ê hoa.
- GV hướng dẫn HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ Ê trên mặt bàn.
- Gv hướng dẫn HS tô vào VTV.
- GV nhận xét
b. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Ê.
- GV viết mẫu tiếp và hướng dẫn các chữ còn lại trong câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết vào VTV.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.2. Viết chính tả Nghe – viết
- GV đưa đoạn chính tả cần viết, yêu cầu HS đọc 
Bé có thể cùng ông bà đọc truyện, chơi cờ vua. Được vui chơi cùng ông bà sẽ giúp bé thêm lớn khôn.
- GV đưa 1 số từ khó: đọc truyện, vui chơi, lớn khôn yêu cầu HS đánh vần, viết bảng con .
-GV đọc chậm từng cụm từ cho học sinh viết vào vở ( lưu ý HS chữ đầu câu và sau dấu chấm ta tập viết hoa chữ cái đầu của tiếng)
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.3 Bài tập chính tả lựa chọn
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV lựa chọn bài tập dựa vào tình hình của lớp 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng bài tập
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
TIẾT 4
6. Hoạt động 6: Luyện tập nói, viết sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề học và chơi cùng bạn. Luyện viết sáng tạo theo nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
6.1. Nói sáng tạo: Luyện nói theo tranh trong SHS.
- GV cho HS trao đổi nhóm 4 để thực hiện yêu cầu SHS vào VBT
Giới thiệu với bạn về người thân
+ Người thân của em tên là gì?
+ Người đó thường cùng em làm gì?
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung cách nói của mình.
- GV giáo dục HS biết yêu thương ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.
6.2 Viết sáng tạo
- GV hướng dẫn Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS viết sáng tạo vào VBT (Theo nội dung em vừa nói)
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng
- GV cho HS vẽ
- GV gọi HS nhận xét.
8. Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các thông tin chính trong bài, em quan tâm điều gì nhất?
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Thực hành
Cả lớp hát và thi nhau kể tên các thành viên trong gia đình
 5 HS đọc và trả lời câu hỏi
HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Bạn nhỏ đang chơi đánh cờ với ông.
+ Bạn nhỏ đang chơi với bà
 HS lắng nghe, nhận xét.
HS nhận xét.
HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
HS lắng nghe.
HS đọc thành tiếng.
HS lắng nghe.
HS rèn đọc từ khó: bếp, truyện, viết, .
HS đọc từ khó theo hướng dẫn của GV.
HS nêu từ mà mình chưa hiểu để nhờ GV giải thích thêm.
HS theo dõi.
HS cùng GV nhận xét giọng đọc.
HS theo dõi và thực hiện đọc ngắt nghỉ phù hợp.
HS đọc từng đoạn theo nhóm được phân công.
Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau đến hết bài.
Thi đua đọc giữa các nhóm. (Chú ý: bạn đầu tiên đọc cả tựa bài, bạn cuối đọc luôn tên tác giả)
HS lắng nghe.
HS đọc bài theo nhóm 4.
HS nhận xét bạn.
HS đọc lại bài.
HS tìm tiếng: chơi.
Chia HS thành 3 nhóm
+ ơi: năm mới, vâng lời, hơi nước, 
+ oi: mái ngói, cái còi, viên sỏi .
+ ôi: ngôi sao, trái ổi, bơi lội, 
+ Bơi lội thật là vui.
+ Bé có cái còi.
+ Mẹ mua ngồi sao cho bé
HS thảo luận nhóm và trả lời:
HS trình bày- chia sẻ , bổ sung
HS Nói với bạn kế bên về một hoạt động em thích vào giờ ra chơi
HS nói trước lớp
HS nhận xét bổ sung
HS quan sát, lắng nghe.
HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ Ê trên mặt bàn.
HS tô chữ Ê vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
HS đọc câu ứng dụng: Êm êm lời bà ru
HS quan sát, lắng nghe GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Ê.
HS quan sát, lắng nghe, nhận xét độ cao các con chữ.
HS viết vào VTV
HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
HS đọc đoạn chính tả.
- HS đánh vần, đọc trơn: đọc truyện, vui chơi, lớn khôn .
- HS Nghe và viết bài chính tả vào VTV
Bé có thể cùng ông bà đọc truyện, chơi cờ vua. Được vui chơi cùng ông bà sẽ giúp bé thêm lớn khôn .
HS tự nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có theo sự hướng dẫn của GV.
HS thực hành theo yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
(3) Thay hình ngôi sao bằng chữ ôm hoặc ơm.
(4) Thay hình ngôi sao bằng chữ ng hoặc ngh
- HS quan sát.
- HS làm bài tập.
- HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe.
HS hoạt động theo nhóm 4.
HS thảo luận nhóm 4 và giới thiệu về người thân.
HS nhận xét, bổ sung .
HS lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
HS viết sáng tạo vào VBT.
+VD: Anh của mình tên là Hùng. Anh em mình thường cùng nhau chơi lắp ráp.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe
HS vẽ.
HS lắng nghe
BÀI 4 - KỂ CHUYỆN: VINH VÀ CHIẾC GỐI MÈO.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện VINH VÀ CHIẾC GỐI MÈO, tên chủ đề: Những người bạn đầu tiên và tranh minh họa.
Biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ trong bóng nói và câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng nội dung của từng đoạn truyện.
Kể từng đoạn của câu chuyện, bước đầu kể toàn bộ câu chuyện.
Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp.
2.Phẩm chất
Nhận diện được nội dung câu chuyện nhằm bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết yêu quý những đồ vật thân thiết với mình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách học sinh.
Tranh minh họa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ và tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo.
Hình thức: Trò chơi, hỏi đáp
Tổ chức trò chơi: Gửi thư.
Cách chơi: GV hoặc HS nêu: Gửi thư, gửi thư.
Cả lớp: Gửi thư cho ai?
GV – HS điều khiển: Gửi cho bạn .
Cả lớp: Trong thư nói gì?
GV – HS: Trong thư nói:Bạn cho biết tiết trước bạn học kể câu chuyện gì?
Tiếp tục bạn vừa trả lời trở thành người điều khiển và tiếp tục chơi với câu hỏi: Trong câu chuyện Đêm giao thừa ý nghĩa bạn thích việc đón giao thừa của bạn nào, vì sao?
Nhận xét.
2.Luyện tập nghe và nói
Mục tiêu: HS phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
Hình thức: Trực quan, thảo luận nhóm 4, hỏi đáp.
Các em mở sách trang 61 và nêu cho cô tên truyện?
GV hướng dẫn các em quan sát tranh theo thứ tự 1,2,3,4
Bây giờ các em hãy dựa vào tranh minh họa, dựa vào tên truyện để phán đoán nội dung câu chuyện. Các em sẽ thảo luận xem:
Câu chuyện kể về ai?
Câu chuyện diễn ra ở đâu?
Chuyện gì đã xảy ra với bạn trai và chiếc gối mèo?
Cuối cùng bạn trai trong truyện có tìm được gối mèo không? Vì sao tìm được?
Các nhóm trình bày và nhóm khác nhận xét.
GV chốt và giới thiệu tên truyện.
3.Luyện tập xây dựng truyện theo tranh và kể chuyện
Mục tiêu: HS biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ trong bóng nói và câu hỏi gợi ý dưới tranh để xây dựng và kể nội dung của từng đoạn truyện.
Biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại.
Các em hãy quan sát tranh, từ ngữ trong bóng nói của các nhân vật và trả lời câu hỏi dưới tranh.
GV treo 4 tranh, vừa chỉ từng tranh và nêu câu hỏi gợi mở:
Bức tranh thứ nhất gồm những ai? Bạn trai trong tranh đang làm gì? Tình cảm của bạn trai với chiếc gối mèo như thế nào?
Tranh 2: Khi đi du lịch với ba mẹ, Vinh đã mang theo cái gì?
Tranh 3:Vì sao Vinh bỏ quên chiếc gối mèo? Vinh sẽ cảm thấy thế nào khi phát hiện mình để quên gối mèo?
Tranh 4: Ai đã gửi gối mèo về nhà cho Vinh?
Các em hãy thảo luận nhóm 4 và tập kể cho các bạn trong nhóm nghe nội dung từng đoạn của câu chuyện.
GV cho các nhóm kể từng đoạn trong nhóm (chú ý âm lượng kể vừa phải).
Sau đó cho đại diện nhóm kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chú ý nhắc HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để tăng độ hấp dẫn câu chuyện khi kể trước lớp.
Sau khi các em đã nghe toàn bộ câu chuyện, bạn nào cho cô biết:
Vì sao Vinh cảm thấy buồn khi mất gối mèo?
Ở nhà, em có đồ vật nào thân thiết với em không?
4.Củng cố, dặn dò:
Bạn nào nêu lại tên truyện hôm nay mình học?
Về nhà hãy kể câu chuyện này cho người thân của mình nghe nhé.
Chuẩn bị cho tiết học sau: 
Chủ đề 25: Mẹ và cô
 Bài 1 :Mẹ của thỏ bông.
Kể chuyện Đêm giao thừa ý nghĩa.
Bạn Đông, Bạn Hải hay bạn An ( tùy HS trả lời)
. HS trình bày.
Vinh và chiếc gối mèo
HS quan sát, lắng nghe.
HS thảo luận nhóm 4.
Câu chuyện kể về Vinh và gối mèo.
Câu chuyện diễn ra ở khu du lịch
Bạn Vinh bỏ quên chiếc gối mèo.
Chú bảo vệ khu du lịch gửi gối mèo qua bưu điện.
HS lắng nghe, quan sát
HS thảo luận và tập kể trong nhóm 4.
HS lắng nghe và nhận xét.
Vì gối mèo là vật dụng thân thiết của Vinh, gối mèo là người bạn của Vinh .
-HS trình bày.
HS lắng nghe.
Bài : THỰC HÀNH
MỤC TIÊU :
*Năng lực
Nối hình với bóng của một số con vật quen thuộc.
Nêu được từ chỉ con vật có trong hình và đặt câu có chứa từ ngữ vừa tìm.
Phát triển lời nói dựa trên các gợi ý.
Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói.
Phát triển năng lực quan sát, giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
*Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, yêu quý vật nuôi trong nhà thông qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên
- SGV, VBTTV
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
- Máy chiếu.
Học sinh: 
- VBTTV, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định lớp:
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi hoặc hoạt động giải trí (Ưu tiên trò chơi hoặc hoạt động liên quan đến chủ đề: Những người bạn đầu tiên.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại các nội dung của bài học trước.
+ Nêu tên các trò chơi mà bạn nhỏ có thể chơi cùng ông bà khi bạn đã biết đọc, biết viết?
+ Em thích những trò chơi nào?
- GV nhận xét
- Nhận xét chung kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
3.1 Luyện đọc và mở rộng vốn từ: 
-HS đọc yêu cầu bài 1.
Bài 1: Nối hình với bóng của con vật.
Bài 2: Viết tên các con vật ở bài tập 1 theo thứ tự của cột hình.
3.2 Luyên tập nói, viết sáng tạo:
a.Nói sáng t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.docx