Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Đi chợ

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Đi chợ

Bài 1: D, d, Đ, đ

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất

Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên,

 Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.

+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

docx 20 trang chienthang 31/08/2022 6323
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 3: Đi chợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 3 : ĐI CHỢ 
Bài 1: D, d, Đ, đ 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
	Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của d, đ;nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng dế, đỗ
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ d,đ và các tiếng, từ có d, đ ( dế, đỗ )
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi chợ. 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 30, 31.
- Bài hát “ Bà Còng đi chợ trời mưa “
- Mẫu các chữ ghi âm d, đ , chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm d, đ
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
 “ Bà Còng đi chợ trời mưa “
+ Khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
- Cách thực hiện:
+ GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 30 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
GV chốt chủ đề Đi chợ và bài D, d, Đ, đ
- HS hát và nêu chủ đề Đi chợ
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm D, d
- GV đưa tranh con dế cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ con gì?
- GV: từ con dế có tiếng dế
- Các em thử đánh vần tiếng dế
- GV tiếng dế có âm d, vần ê, thanh sắc, đưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn dẫn phân tíc
 luyện đọc 
Chốt : chúng ta vừa học xong âm d . Các em tìm thêm tiếng có âm d
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm Đ đ ( tương tự âm d)
So sánh D,Đ,d,đ
Chốt : chúng ta vừa học xong âm đ . Các em tìm thêm tiếng có âm đ
- Luyện đọc lại d, dê; đ, đỗ
Lồng ghép kỹ năng sống: dế, đỗ là thức ăn ngon và bổ 
- HS con dế 
- HS đọc dế ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đánh vần 
- HS đọc d, ê, dế ( cá nhân, nhóm, lớp)
- HS đọc d, dê, đ, đỗ ( cá nhân, nhóm)
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ d,đ và các tiếng, từ có d, đ ( dế, đỗ )
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: chữ d, dế, đ, đỗ 
Viết chữ d
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ d
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ d
Viết chữ dế
+ GV : chữ dế có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ đ, đỗ
Tương tự như chữ d, dế
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở : chữ d, dế, đ, đỗ 
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ d
- HS nhắc nói cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ dế
- HS nhận xét
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ d,1chữ dế, tô 1 hàng chữ đ, tô 1 chữ đỗ
. Củng cố, dặn dò:
-Hãy kể những đồ vật có mang âm d,đ mà em biết
- Xem trước sách tiếng việt trang 31
- HS : trả lời
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: d,dế, đ, đỗ
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân
- GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : dê, dẻ, bờ đê cho học sinh
- Phân tích tiếng đê trong từ bờ đê
- Luyện đọc lại 3 từ thêm 1 lần nữa
- GV giải nghĩa từ bờ đê là công trình xây bằng đất đá dọc bờ sông, bờ biển ngăn không có nước vào đồng ruộng
- HS đọc từng từ ( cá nhân, nhóm,cả lớp)
- HS đọc nối tiếp ( cá nhân, nhóm, cả lớp )
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ C in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm
-GV giới thiệu câu : Cô có đỗ đỏ
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai có đỗ đỏ”
-GV hỏi : “ Đỗ đỏ của ai ? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân, lớp
- Học sinh trả lời: Cô có đỗ đỏ
- Học sinh trả lời: Đỗ đỏ của cô
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 ?
-GV Hướng dẫn chơi trò : “ Đi chợ ”
- HS thảo luận nhóm và nói tranh có hình ảnh (cái đàn, áo đầm, con diều)
- HS hỏi mua gì?
- HS trả lời : Tôi mua một cái dù .
- HS hỏi bạn bán gì?
- HS trả lời : Tôi bán áo đầm
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 2: I, k trang 32, 33
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 3 : ĐI CHỢ 
Bài 2: I, i, K, k 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
	Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của i, k ;nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng bi, kệ
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ i,k và các tiếng bi, kệ
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi chợ. 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 32, 33.
- Bài hát “ Mùa xuân của em “
- Mẫu các chữ ghi âm i, k , chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm i, k
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
 “ Mùa xuân của em “
+ Khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
- Cách thực hiện:
+ GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 32 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
GV chốt chủ đề Đi chợ và bài I, i, K, k
- HS hát và nêu chủ đề Đi chợ
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm I, i
- GV đưa tranh viên bi cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ gì?
- GV: từ viên bi có tiếng bi
- Các em thử đánh vần tiếng bi
- GV dưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn dẫn phân tích luyện đọc 
Chốt: chúng ta vừa học xong âm i . Các em tìm thêm tiếng có âm i
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm K, k ( tương tự âm i)
Lồng ghép kỹ năng sống: bi, kệ ( chơi bi nhưng không được nghịch bi, cho bi vào miệng, kệ dùng để sách vở, đồ dùng cho gọn gàng, ngăn nắp 
- Cho học sinh đọc đồng thanh: trước I, e, ê em viết chữ k
- HS viên bi 
- HS đọc bi ( cá nhân, nhóm)
- HS đánh vần 
- HS đọc b, i, bi( cá nhân, nhóm)
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ i,k và các tiếng bi, kệ
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: chữ i, bi, k, kệ
Viết chữ i
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ i
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ i
Viết chữ bi
+ GV : chữ dế có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ k, kệ
Tương tự như chữ i, bi
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết bảng con: chữ i, bi, k, kệ
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ i
- HS nhắc nói cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ bi
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ i,1chữ bi, tô 1 hàng chữ k, tô 1 chữ kệ
- HS đánh giá 
. Củng cố, dặn dò:
-Hãy kể những đồ vật có mang âm i,k mà em biết
- Xem trước sách tiếng việt trang 33
- HS : trả lời
- HS xem bài
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: i,bi, k, kệ
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm đôi
- GV luyện đọc các từ dì, kê, bì đỏ, ví da cho học sinh
-GVyêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu nghĩa từ dì , ví da
- GV: Yêu thương ba mẹ, dì ,cậu .ăn bí đỏ, hạt kê rất bổ , các em có thể tự làm ví để đựng tiền 
- HS đọc cá nhân, nhóm
- Hoạt động cặp đôi: giải nghĩa từ dì ( em của mẹ), ví da ( ví làm bằng da bò, trâu )
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ D in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: cá nhân
-GV giới thiệu câu : Dì có bí đỏ
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai có bí đỏ”
-GV hỏi : “ Bí đỏ của ai ? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân
- Học sinh trả lời: Cô có bí đỏ
- Học sinh trả lời: Bí đỏ của cô
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 ?
-GV Hướng dẫn chơi trò : “ Đi chợ ”
- HS thảo luận nhóm và nói tranh có hình ảnh (bút chì, bánh mì, kéo)
- HS hỏi mua gì?
- HS trả lời : Tôi mua một cái bút chì .
- HS hỏi bạn bán gì?
- HS trả lời : Tôi bán bánh mì
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 3: L, H
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 3 : ĐI CHỢ 
Bài 3: L, l, H, h 
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
	Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của l, h ;nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng lá, hẹ
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ l,h và các tiếng lá, hẹ
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi chợ. 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 34, 35
- Bài hát “ Bà Còng đi chợ “
- Mẫu các chữ ghi âm l, h , chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm l, h
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
 “ Bà Còng đi chợ “
+ Khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
- Cách thực hiện:
+ GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 32 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
GV chốt Bài : L, l, H, h 
- HS hát và nêu chủ đề Đi chợ
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm L, l
- GV đưa tranh viên bi cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ gì?
- GV: từ chiếc lá có tiếng lá
- Các em thử đánh vần tiếng lá
- GV dưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn dẫn phân tích luyện đọc 
Chốt : chúng ta vừa học xong âm l . Các em tìm thêm tiếng có âm l
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm H, h ( tương tự âm l)
- GV: so sánh l,h
- GV luyện đọc thêm 1 lần nữa l, lá, h, hẹ 
Lồng ghép kỹ năng sống: lá , hẹ . Không ngắt lá cây trong vườn, hẹ dùng nấu canh ăn .
- HS chiếc lá 
- HS đọc lá ( cá nhân, nhóm)
- HS đánh vần 
- HS đọc l, a, lá( cá nhân, nhóm)
- HS so sánh 
- HS luyện đọc 
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ l, h và các tiếng lá, hẹ
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
Luyện viết bảng con: chữ l, lá, h, hẹ
Viết chữ l
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ l
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ l
Viết chữ lá
+ GV : chữ lá có mấy con chữ, nêu cách viết
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ h, hẹ
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
Luyện viết vào vở : chữ l, lá, h, hẹ 
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ Luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ l
- HS nhắc nói cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ lá
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ l,1chữ lá, tô 1 hàng chữ h, tô 1 chữ hẹ
. Củng cố, dặn dò:
- Hãy kể những đồ vật có mang âm l, h mà em biết
- Xem trước sách tiếng việt trang 35
- HS : trả lời
- HS xem bài
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: l, lá, h, hẹ
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm i
- GV luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ các từ lọ, lê, hồ, le le 
- Luyện đọc thêm 1 lần nữa cả 4 từ
- GV tìm thêm một số tiếng có l, h
- HS đọc cá nhân, nhóm
- HS: luyện đọc 
- HS: lu, làng, hoa, hàng
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ D in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm
-GV giới thiệu câu : Dì có hẹ và lê
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai có hẹ và lê”
-GV hỏi : “ Hẹ và lê của ai ? ”
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân
- Học sinh trả lời: Cô có hẹ và lê
- Học sinh trả lời: Hẹ và lê của dì
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
- Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 nói và hát tạo ra âm thanh có chữ l ,h?
Hoặc đọc thơ có âm l, h
- HS thảo luận nhóm và nói :
 Tôi là lá
Tôi là hoa
Tôi là hoa
Lá hoa mùa xuân 
HS thực hiện
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài 4: ch, kh
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 3 : ĐI CHỢ 
Bài 4: CH, KH 
I. MỤC TIÊU
Bài học giúp học sinh hình thành các phẩm chất và các năng lực sau đây:
1. Phẩm chất 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, 
	Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.
+ Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.2 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ
- Đọc: 
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của ch, kh ;nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần đồng thanh lớn các tiếng chợ, khế
+ Đánh vần, đọc trơn,hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản
+ Đọc được từ mở rộng, từ ứng dụng và hiểu nghĩa từ mở rộng, từ ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Viết: 
+ Viết được các chữ lch, kh và các tiếng chợ, khế
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Nói – Nghe: 
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gọi ra, sử dụng được 1 số từ khoá xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi chợ. 
+ Nói được câu có tiếng chứa từ ngữ chứa tiếng có âm được học.
+ Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi. Biết nhận xét câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh trong SGK trang 36, 37
- Bài hát “ Bà Còng đi chợ “
- Mẫu các chữ ghi âm ch, kh, chữ ghi tiếng, ghi từ có chứa âm ch, kh
Chuẩn bị của học sinh: VTV, bảng con, phấn, giẻ lau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Tiết 1
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Hoạt động 1: 
+ Ổn định lớp: Hát bài
 “ Bà Còng đi chợ “
+ Khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
- Cách thực hiện:
+ GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 32 kèm yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
GV chốt Bài : CH, KH 
- HS hát và nêu chủ đề Đi chợ
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2. Hoạt động 2: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm mới
- Mục tiêu: Nhận diện được sự tương hợp giữa các âm , luyện đọc từ khóa
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm ,lớp
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm CH, ch
- GV đưa tranh cho HS quan sát và hỏi tranh vẽ gì?
- Tranh vễ cảnh chợ
- Các em thử đánh vần tiếng chợ
- GV đưa ra mô hình giống trong sách và hướng dẫn dẫn phân tích luyện đọc 
- Khắc sâu âm ch
Chốt : chúng ta vừa học xong âm ch . Các em tìm thêm tiếng có âm ch
b.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm KH, kh ( tương tự âm ch)
- So sánh ch, kh
- Luyện đọc lại bài ch, chợ, kh, khế
- HS trả lời 
- HS đọc chợ ( cá nhân, nhóm)
- HS đánh vần 
- HS đọc ch, ơ, chợ ( cá nhân, nhóm, lớp )
- HS đọc, phân tích, âm ch
- HS so sánh ch, kh 
- HS đọc bài, phân tích tiếng chợ, khế
3.Hoạt động 3 : Tập viết:
- Mục tiêu: 
+ Viết được các chữ ch, kh và các tiếng chợ, khế
+ Đưa bút theo đúng quy trình viết, viết đúng độ cao, khoảng cách
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
a. Luyện viết bảng con: chữ ch, chợ, kh, khế
Viết chữ ch
+ GV : hướng dẫn cách viết và viết mẫu chữ ch
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ ch
Viết chữ chợ
+ GV : yêu cầu nêu cách viết chữ chợ
+ GV : vừa viết vừa hướng dẫn, yêu cầu học sinh viết
Viết chữ kh, khế
GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và của bạn.
b. Luyện viết vào vở: chữ ch, chợ, kh, khế
+ GV nhắc nhở tư thế ngồi viết 
+ luyện viết vào vở 
+ GV cho học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- HS nhắc lại cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ ch
- HS nêu cách viết 
- HS viết vào bảng con chữ chợ
-HS : ngồi thẳng lưng , cầm bút đúng quy định
-HS : tô 1 hàng chữ ch,1chữ chợ, tô 1 hàng chữ kh, tô 1 chữ khế
- HS đánh giá
. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nói những chữ có ch, kh
- Xem trước sách tiếng việt trang 37
- HS : trả lời
- HS xem bài
Tiết 2
5. Hoạt động 5: Ôn tiết 1
Cho học sinh luyện đọc lại: ch, chợ, kh, khế
6. Hoạt động 6: Luyện đánh vần, đọc trơn
6.1. Đánh vần, đọc trơn từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật , hiểu nghĩa các từ mở rộng,
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm đôi
- GV luyện đọc và tìm hiểu nghĩa các từ : chả, kho , khô, chà là 
- GV tìm thêm một số tiếng có ch, kh
- HS đọc cá nhân, nhóm
- HS: chuối, chỉ, chì, khen, khỉ 
6.2 Đánh vần, đọc câu ứng dụng 
- Mục tiêu: Nhận diện chữ D in hoa, luyện đọc câu, tìm hiểu nghĩa câu
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân
-GV giới thiệu câu : Bà cho bé khế và chà là
- Luyện đọc cho học sinh
-GV hỏi : “Ai cho bé khế và chà là”
-GV hỏi : “ Khế và chà là bà dành cho ai ? ”
- Luyện đọc lại từ và câu thêm 1 lần nữa và tìm tiếng có ch, kh
- Học sinh đọc nhóm, cá nhân
- Học sinh trả lời: Bà cho bé khế và chà là.
- Học sinh trả lời: Khế và chà là bà dành cho bé.
- Học sinh đọc bài tìm tiếng có ch, kh trong câu
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng 
 Mục tiêu: Phát hiện nội dung tranh, nói câu liên quan đến tranh
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, trò chơi
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 cho biết tranh vẽ gì?
- GV cho học sinh tham gia trò chơi đi chợ: Mua gì? Bán gì?
- HS thảo luận nhóm và nói :
 Cuộn chỉ, cái chổi, khuôn bánh
- HS tham gia trò chơi
4. Tổng kết giờ học
GV nhận xét về giờ học:
+ Ưu điểm, nhược điểm (nếu có)
+ Dặn dò chuẩn bị bài Thực hành tiết 9
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 3 : ĐI CHỢ 
Bài 5: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU: Học sinh đạt được những phẩm chất và năng lực sau đây:
1. Phẩm chất : Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
2. Năng lực chung :
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
3. Năng lực đặc thù:
- Kể đúng, đọc đúng các âm chữ d, đ, I, k, l, h, ch, kh, ; nhận diện các âm chữ có trong bài đọc
- Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. 
- Đánh vần thầm và gia tăng tốc độ đọc trơn bài đọc.
- Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng đi chợ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu (tranh ảnh) minh họa, thẻ từ,VTV, VBT, SGV.
- Bảng phụ dung ghi nội dung cần rèn đọc.
2. Học sinh:
- SHS, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- GV sử dụng trò chơi cài đặt một số từ ngữ có vần đươc học và có liên quan đến chủ đề.
- GV cho HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có chứa tiếng có vần mới được học.
- GV nhận xét, chuyển ý.
- HS tham gia trò chơi.
2. Khởi động:
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
Cách tiến hành:
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 kể tên những đồ vật , con vật... có trong tranh, từ những sự vật đó nêu ra các âm cần ôn
- Giới thiệu tiết ôn tập
- HS kể các âm : d,đ, i, k, l, h, ch, kh
- HS học bài Ôn tập
3. Ôn tập các âm chữ được học trong tuần: (nhóm 4)
- GV chia lớp thành các nhóm .
- Nhóm 1 điền vào bảng ôn ( 3 hàng đầu tiên).
- Nhóm 2 điền bảng ôn 2 hàng kế tiếp,
 - Nhóm 3 điền bảng ôn 2 hàng kế tiếp
- Nhóm 4 điền bảng ôn có dấu thanh
- GV nhận xét và yêu cầu Hs nói câu chứa tiếng, âm vừa ôn tập
- GV lắng nghe và chỉnh sửa cho HS.
-Nhóm 1: da, do, dô, de, dê, di
đa, đo, đô, đe, đê, đi; ke, kê, ki
-Nhóm 2: la, lo, lô, le, lê, li
ha, ho, hô, he, hê, hi; 
-Nhóm 3: cha, cho, chô, che, chê, chi
kha, kho, khô, khe, khê, khi; 
-Nhóm 4: là, lá, lạ, lả, lã
hồ, hố, hộ, hổ, hỗ
-Học sinh uyện nói
4 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu HS mở SGK/trang 38 và giới thiệu bài đọc.
Chợ ở bờ đê
Chợ có hẹ, khế, lê
- GV yêu cầu học sinh đọc cả bài , có thể chỉ bất kì 1 chữ để kiểm tra lại.
- GV hỏi Chợ ở đâu?
- GV hỏi Chợ có những gì ?
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài ôn tập.
- HS đọc nhóm, cá nhân
- HS: Chợ ở bờ đê
- HS: Chợ có hẹ, khế, lê
TIẾT 2
5. Tập viết và chính tả:
5.1 Tập viết cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng đi chợ 
( GV giải thích nghĩa của cụm từ).
- GV yêu cầu HS tìm từ có chứa âm đã học trong tuần .
- GV: yêu cầu học sinh nêu cách viết của từ đi chợ
- GV viết từ đi chợ và yêu cầu học sinh viết
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài của mình và bài của bạn
- HS: đi chợ là đi đến chợ 
- HS: đi, đ, ch
- HS: nêu cách viết
- HS: viết vào vở
- HS nhận xét
5.2 Bài tập chính tả
- GV yêu cầu điền d/đ Vở bài tập Tiếng việt bài 1 trang 10
- Ghi dấu v vào ô trống phù hợp với tên con vật: 
- HS : điền dê, đá, dế
- HS ghi vào ô có chữ hổ, kệ, chả, khỉ, và đọc lại
6. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu luyện nói về chủ đề đi chợ ( mua những vật, con vật có mang âm mình đang ôn)
- GV yêu cầu học sinh hát, đọc thơ những câu có liên quan đến âm đã ôn
- HS thực hiện: mua khế, bi, kệ, 
-HS hát bài quả
- Đi chợ về là đi chợ về
Đem về nhà nào lê, nào hẹ .
7. Củng cố
- Nói những câu có tiếng chứa âm mà mình ôn trong tuần
- Chuẩn bị tiết kể chuyện Bé và chị đi chợ
Ngày soạn: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Ngày dạy: Tiết Kể chuyện (1 tiết, xem - kể)
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
Bài 5: BÉ VÀ CHỊ ĐI CHỢ
I.MỤC TIÊU :
1. Phẩm chất :
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
- Tin yêu và biết noi theo gương trung thực, những hành động đẹp.
2 .Năng lực chung :
Bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói, kể lại rõ ràng câu chuyện. 
3 .Năng đặc thù :
 Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.
Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý.
Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng kề phù hợp khi kể
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SHS, SGV
Tranh minh họa truyện phóng to
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- HS hát
Mục tiêu: HS được củng cố nội dung câu chuyện tuần trước.
-Học sinh trả lời một vài câu hỏi về truyện kể tuần trước. 
Tiến hành:
Tên câu chuyện là gì?
- Câu chuyện kể về những nhân vật nào?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Em thích nhân vật/chi tiết nào nhất? Vì sao?
2. Quan sát tranh
- GV giới thiệu tên truyện: Bé và chị đi chợ
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý :
- Trong các bức tranh có những con vật nào?
- Những nhân vật nào xuất hiện nhiều?
- Hai bạn dừng bên gốc cây để làm gì ?
- Hai bạn làm gì tiếp theo?
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện.
-GV kể cho HS nghe câu chuyện Bé và chị đi chợ
Mục tiêu:
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.
- GV giúp HS phát triển ý tưởng và lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý và thêm từ ngữ.
Tiến hành:
- GV kể lần 1 toàn bộ câu chuyện
- GV kể lần 2 theo từng tranh
- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
- GV yêu cầu học sinh xung phong kể toàn bộ câu chuyện
- HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện, em rút ra được những điều gì không nên làm?
Chốt: Nhặt của rơi cần trả lại cho người mất. Em cần trung thực trong học tập và công việc .
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích, lí do yêu thích.
- Khuyến khích HS đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.( GV o dẫn HS đọc mở rộng ( tên sách, tên truyện, trang mở rộng)
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau ( Chủ đề Ước mơ).
- HS hát
HS nhắc lại câu chuyện kể tuần trước.
- HS: Bé và bà
- Câu chuyện kể về những nhân vật : bé, bà, mẹ, bố
- Sức khỏe của bà bình phục, Bà đưa Na đi học nấu ăn.
- HS trả lời
- HS đánh vần tên truyện.
- HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
- HS trả lời
- HS: Bạn gái áo vàng và bạn trai áo xanh
- HS : Mở ví tiền ra xem
- Hai bạn tìm cách trả lại tiền
- Hai bạn vui vẻ ra về
- HS nghe kể
- HS nghe kể
- HS kể trong nhóm và mỗi nhóm kể 1 bức tranh theo thứ tự để kết nối câu chuyện
- Cho học sinh mức độ trung bình kể trước, học sinh giỏi kể sau
- HS : Chị em bạn ấy thật thà, trung thực 
+ HS trả lời
- HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích, lí do yêu thích.
- HS biết đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 3 : ĐI CHỢ 
BÀI THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS 
 + Kể đúng, đọc đúng các âm, chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh.
 + Nhận diện được âm chữ được học trong tiếng, từ.
 + Đánh vần đúng các tiếng có âm d, đ, i, k, l, h, ch, kh; đọc thành tiếng bài đọc; đọc hiểu ở mức độ đơn giản.
+ Bước đầu nhận diện quy tắc chính tả c/ k
 + Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng l

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_tua.docx