Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo)

Chủ đề 1. Những bài học đầu tiên

Bài 1 . A , a

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

1.a. Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên (ba, bà, bò, cá, (số) 1, 2, 3, )

1.b. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ a ( ba, bà ,hoa, lá ).

2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.

3. Đọc được chữ a.

4. Viết được chữ a, số 1.

5. Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.

6. Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.

7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động tập viết.

 

doc 265 trang chienthang2kz 13/08/2022 7051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1. Những bài học đầu tiên
Bài 1 . A , a
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1.a. Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên (ba, bà, bò, cá, (số) 1, 2, 3, )
1.b. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ a ( ba, bà ,hoa, lá ).
2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.
3. Đọc được chữ a.
4. Viết được chữ a, số 1.
5. Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.
6. Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Thẻ chữ a (in thường, in hoa, viết thường)
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ ( gà, bà, lá, số 1, 2, 3, )
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi, nói từ ngữ chứa tiếng có âm a: 
Gợi ý : 
+Bé đi công viên với ai? 
+ Hai bên đường có những gì ?
-GV ghi lên bảng : bà, ba, má, hoa, lá.
+ Trong các tiếng này, có âm nào giống nhau?
-GV nhận xét, giới thiệu bài.
- HS quan sát tranh, trao đổi, nói từ ngữ chứa tiếng có âm a theo gợi ý
-Lắng nghe.
B.KHÁM PHÁ.
a)Mục tiêu
-HS nhận diện được âm mới, đọc, viết âm mới và từ khóa.
b)Cách tiến hành:
*Giới thiệu âm mới.
- GV hướng dẫn HS mở sách tìm đúng trang của bài học.
- GV giới thiệu tên chủ đề.
- GV giải thích thêm tên gọi Những bài học đầu tiên ; những chữ cái, chữ số đầu tiên HS sẽ học.
- GV giới thiệu bài mới
- GV viết tên bài ( A , a ) 
- HS mở sách trang 10 cùng bạn thảo luận về tên chủ đề của bài học.
- HS trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra, nêu được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Những bài học đầu tiên ( ba, bà, cà, cò, ca, cá; hoặc các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 ) 
- Quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm a ( bà, ba, má , hoa , lá , )
- HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được ( có chứa a) 
- HS phát hiện âm a 
- HS lắng nghe 
* Nhận diện âm chữ mới
HS quan sát chữ a in thường in hoa.
*Đọc âm chữ mới
HS đọc chữ a.
*Tập viết 
 Viết vào bảng con
a. Viết chữ a
-GV viết mẫu.
- Phân tích cấu tạo nét của chữ a.
- HS viết chữ a vào bảng con HS
- Nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
b. Viết số 1.
- GV viết và phân tích hình thức chữ viết của số 1.
- HS đọc số 1.
- HS quan sát.
- HS viết số 1 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
 Tập viết vào vở tập viết 
- GV quan sát, hướng dẫn HS cần sự giúp đỡ của cô.
-HS viết chữ a và số 1 vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Tiết 2
C. LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG
a)Mục tiêu
-Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và quan sát tranh hoạt động nói/ hát/ kể theo chủ đề
b)Cách tiến hành:
6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới
- GV hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS nối câu, nói câu, tìm thêm chữ a quanh em, nêu một số từ ngữ có chứa a.
- HS quan sát tranh tìm từ có tiếng chứa âm chữ a ( lá, bà, gà trống , ba mang ba lô) 
- HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối a và hình lá , bà, gà trống, ba mang ba lô.
-HS nói câu có chứa từ ngữ lá hoặc bà gà trống ba ba lô. ( nói trong nhóm; vài HS nói trước lớp; Ví dụ : Chiếc lá màu xanh, Đây là con gà trống, ) 
- HS tìm thêm chữ a bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh ( Ví dụ: ở bảng tên của em , của bạn; ở bảng chữ cái; Năm điều bác Hồ dạy, )
-HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm a ( má, trán, mắt cá, )
*Hoạt động mở rộng.
-GV gợi ý: 
- Tranh vẽ những ai ? Bạn nhỏ đang làm gì ? Chữ gì trong bóng nói gắn với bạn nhỏ ? Đọc trong bóng nói gắn với bạn nhỏ ? 
- GV giải thích thêm “Câu “A!” trong bóng nói biểu thị sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ. 
- GV yêu cầu HS tìm câu: 
-HS quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh. 
- HS nói trong nhóm, trước lớp câu có từ a biểu thị sự ngạc nhiên. VD:
- A, ba về. 
 - A, mẹ ơi, gà kìa. 
- A, quyển sách đẹp quá!
*. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện lại chữ a
Bài 2 . B , b
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b ( bé, ba, bà, bế bé, ).
2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b.
3. Đọc được chữ b , ba.
4. Viết được chữ b , ba. Số 2.
5. Nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm b.
6. Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Thẻ chữ b (in thường, in hoa, viết thường)
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi 
- HS tham gia trò chơi “Xì điện”.
( Nói, viết, đọc chữ a, câu có chứa a.)
B.KHÁM PHÁ.
a)Mục tiêu
-HS nhận diện được âm mới, đọc, viết âm mới và từ khóa.
b)Cách tiến hành:
1. Khám phá âm mới.
- GV hướng dẫn HS mở sách tìm đúng trang của bài học.
- GV giới thiệu tên chủ đề.
- GV giới thiệu bài mới
- GV viết tên bài ( B, b ) 
- HS mở sách trang 12 
- Quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm b ( bé, bà, ba, bế bé)
- HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được ( có chứa b) 
- HS phát hiện âm b
- HS lắng nghe 
2.Nhận diện âm chữ mới
-HS quan sát chữ b in thường, in hoa.
-HS đọc chữ b.
3.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng ba.
- Phân tích tiếng ba ( gồm âm b, âm a) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : bờ - a – ba 
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa.
- Quan sát từ ba, phát hiện âm b trong tiếng ba
- Đánh vần : bờ - a- ba
- Đọc trơn : ba
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: ba
5. Tập viết 
5.1 Viết vào bảng con
a. Viết chữ b
-GV viết mẫu.
- Phân tích cấu tạo nét của chữ b
- HS viết chữ b vào bảng con HS
- Nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
b. Viết chữ ba
- GV viết mẫu 
- Phân tích cấu tạo chữ ba ( b đứng trước , a đứng sau) 
- HS viết chữ ba vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
c. Viết số 2.
- GV viết và phân tích hình thức chữ viết của số 2.
- HS đọc số 2.
- HS quan sát.
- HS viết số 2 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
 5.2.Tập viết vào vở tập viết 
- GV quan sát, hướng dẫn HS cần sự giúp đỡ của cô.
-HS viết chữ b ; ba và số 2 vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Tiết 2
C. LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG
a)Mục tiêu
-Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và quan sát tranh hoạt động nói/ hát/ kể theo chủ đề
b)Cách tiến hành:
6.1. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới
- GV hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS nối câu, nói câu, tìm thêm chữ b quanh em, nêu một số từ ngữ có chứa b.
- HS quan sát tranh tìm từ có tiếng chứa âm chữ b ( bàn, bé , bóng, ba ba) 
- HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối b và hình bàn, bé , bóng, bưởi, ba ba
-HS nói câu có chứa từ ngữ bàn, bé , bóng, ba ba
- HS tìm thêm chữ b bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh ( Ví dụ: ở bảng tên của em , của bạn; ở bảng chữ cái; )
-HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm b 
6.2 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ ba ba ( HD phân biệt ba ba và rùa) 
- Đánh vần và đọc trơn : ba ba
-Quan sát tranh : ba ba
7. Hoạt động mở rộng.
-GV gợi ý: 
- Tranh vẽ những gì ? Tranh gợi bài hát nào? 
-HS quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh. 
- Hát kèm vận động bài : Búp bê bằng bông.
8. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện lại chữ b
Bài 3 . C , c ` ‘
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc ( công, cô , cá, cào cào, ).
2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc
3. Đọc được chữ c, ca , cà, cá.
4. Viết được chữ c , ca, cà, cá , Số 3.
5. Nhận biết được , nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc
6. Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Thẻ chữ c (in thường, in hoa, viết thường) dấu huyền, dấu sắc
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi “Chuyền bóng”.
( Nói, viết, đọc chữ b, câu có chứa b.)
B.KHÁM PHÁ.
a)Mục tiêu
-HS nhận diện được âm mới, đọc, viết âm mới và từ khóa.
b)Cách tiến hành:
1. Khám phá âm mới.
- GV hướng dẫn HS mở sách tìm đúng trang của bài học.
- GV giới thiệu tên chủ đề.
- GV giới thiệu bài mới
- GV viết tên bài (C , c, dấu huyền, dấu sắc) 
- HS mở sách trang 14 
- Quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc ( cây cỏ, con sông, cò , cá, cào cào,)
- HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được ( có chứa c, dấu huyền, dấu sắc ) 
- HS phát hiện âm c, dấu huyền, dấu sắc
- HS lắng nghe 
2. 1. a.Nhận diện âm chữ mới
-HS quan sát chữ c in thường, in hoa.
-HS đọc chữ c.
b. Nhận diện thanh huyền.
- GV đọc : a – à; ba – bà ; ca – cà.
-GV hướng dẫn nhận diện dấu huyền.
-Tìm điểm khác giữa ba cặp từ : Có và không có thanh huyền.
- Tìm một số từ ngữ có chứa thanh huyền.
- Quan sát dấu huyền.
- Đọc tên dấu huyền.
b. Nhận diện thanh sắc.
- GV đọc : ca – cá ; mi – mí ; đa - đá
-GV hướng dẫn nhận diện dấu huyền.
-Tìm điểm khác giữa ba cặp từ : Có và không có thanh sắc.
- Tìm một số từ ngữ có chứa thanh sắc.
- Quan sát dấu sắc.
- Đọc tên dấu sắc.
2.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm c
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng ca.
- Phân tích tiếng ca ( gồm âm c, âm a) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : cờ - a – ca
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: ca
2.3 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh huyền
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng cà.
- Phân tích tiếng cà ( gồm âm c, âm a và thanh huyền) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : cờ - a – ca –huyền – cà
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: cà
3. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh sắc
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng cá.
- Phân tích tiếng cà ( gồm âm c, âm a và thanh sắc) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : cờ - a – ca –sắc – cá
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: cá
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa.
- Quan sát từ ca, phát hiện âm c trong tiếng ca
- Đánh vần : cờ - a- ca
- Đọc trơn : ca
- Quan sát từ cà, phát hiện âm c, dấu huyền trong tiếng cà
- Đánh vần : cờ - a- ca – huyền - cà
- Đọc trơn : cà
- Quan sát từ cá, phát hiện âm c, dấu sắc trong tiếng cá
- Đánh vần : cờ - a- ca – sắc - cá
- Đọc trơn : cá
5. Tập viết 
5.1 Viết vào bảng con
a. Viết chữ c
-GV viết mẫu.
- Phân tích cấu tạo nét của chữ c
- HS viết chữ c vào bảng con HS
- Nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
b. Viết chữ : ca, cà, cá
- GV viết mẫu 
- Phân tích cấu tạo chữ 
- HS viết chữ vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
c. Viết số 3.
- GV viết và phân tích hình thức chữ viết của số 3.
- HS đọc số 3.
- HS quan sát.
- HS viết số 3 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
 5.2.Tập viết vào vở tập viết 
- GV quan sát, hướng dẫn HS cần sự giúp đỡ của cô.
-HS viết chữ c ; ca; cà, cá và số 3 vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Tiết 2
C. LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG
a)Mục tiêu
-Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và quan sát tranh hoạt động nói/ hát/ kể theo chủ đề
b)Cách tiến hành:
6.1. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới
- GV hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS nối câu, nói câu, tìm thêm chữ c quanh em, nêu một số từ ngữ có chứa c.
- HS quan sát tranh tìm từ có tiếng chứa âm chữ c ( cò, cáo, cam ,cua ) 
- HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối c và hình ( cò, cáo, cam ,cua )
-HS nói câu có chứa từ ngữ ( cò, cáo, cam ,cua )
- HS tìm thêm chữ c bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh ( Ví dụ: ở bảng tên của em , của bạn; ở bảng chữ cái; )
-HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm c 
6.2 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ ca, cà, cá
- Đánh vần và đọc trơn : ca, cà , cá
-Quan sát tranh : ca, cà , cá
7. Hoạt động mở rộng.
-GV gợi ý: 
- Tranh vẽ những gì ? Tranh gợi bài hát nào? 
-HS quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh. 
- Hát kèm vận động bài : Con cào cào
8. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện lại chữ c, thanh huyền, thanh sắc
Bài 4 . O , o, dấu hỏi
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ o, dấu hỏi ( bò, cỏ, thỏ, mỏ, bỏ)
2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ o, dấu hỏi
3. Đọc được chữ o, dấu hỏi
4. Viết được chữ o, dấu hỏi . Số 4.
5. Nhận biết được , nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu hỏi
6. Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Thẻ chữ o (in thường, in hoa, viết thường) dấu hỏi
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi “Chuyền bóng”.
( Nói, viết, đọc chữ c, câu có chứa c.)
B.KHÁM PHÁ.
a)Mục tiêu
-HS nhận diện được âm mới, đọc, viết âm mới và từ khóa.
b)Cách tiến hành:
1. Khám phá âm mới.
- GV hướng dẫn HS mở sách tìm đúng trang của bài học.
- GV giới thiệu tên chủ đề.
- GV giới thiệu bài mới
- GV viết tên bài o, dấu hỏi
- HS mở sách trang 14 
- Quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu hỏi ( bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ)
- HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được (o, dấu hỏi) 
- HS phát hiện âm o, dấu hỏi
- HS lắng nghe 
2.1. a.Nhận diện âm chữ mới
-HS quan sát chữ o in thường, in hoa.
-HS đọc chữ o
b. Nhận diện thanh hỏi.
- GV đọc : bo – bỏ ; co – cỏ ; đo – đỏ
-GV hướng dẫn nhận diện dấu hỏi
-Tìm điểm khác giữa ba cặp từ : Có và không có thanh hỏi
- Tìm một số từ ngữ có chứa thanh hỏi
- Quan sát dấu hỏi
- Đọc tên dấu hỏi
2.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm o
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng bò
- Phân tích tiếng bò ( gồm âm b, âm o, thanh huyền) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : bờ - o – bo – huyền - bò 
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: bò
3. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh hỏi
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng cỏ
- Phân tích tiếng cỏ ( gồm âm c, âm o và thanh hỏi) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : cờ - o – co – hỏi – cỏ
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: cỏ
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa.
- Quan sát từ ca, phát hiện âm c trong tiếng bò
- Đánh vần : bờ - o – bo – huyền - bò
- Đọc trơn : bò
- Quan sát từ cỏ , phát hiện âm c, dấu hỏi trong tiếng cỏ
- Đánh vần : cờ - o – co –hỏi – cỏ
- Đọc trơn : cỏ
5. Tập viết 
5.1 Viết vào bảng con
a. Viết chữ o
-GV viết mẫu.
- Phân tích cấu tạo nét của chữ o
- HS viết chữ o vào bảng con HS
- Nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
b. Viết chữ : cỏ
- GV viết mẫu 
- Phân tích cấu tạo chữ 
- HS viết chữ vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
c. Viết số 4.
- GV viết và phân tích hình thức chữ viết của số 4.
- HS đọc số 4.
- HS quan sát.
- HS viết số 4 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
 5.2.Tập viết vào vở tập viết 
- GV quan sát, hướng dẫn HS cần sự giúp đỡ của cô.
-HS viết chữ o , cỏ và số 4 vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Tiết 2
C. LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG
a)Mục tiêu
-Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và quan sát tranh hoạt động nói/ hát/ kể theo chủ đề
b)Cách tiến hành:
6.1. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới
- GV hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS nối câu, nói câu, tìm thêm chữ o quanh em, nêu một số từ ngữ có chứa o.
- HS quan sát tranh tìm từ có tiếng chứa âm chữ o ( thỏ, cọ , chó , bọ ) 
- HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối o và hình ( thỏ, cọ , chó , bọ )
-HS nói câu có chứa từ ngữ ( thỏ, cọ , chó , bọ )
- HS tìm thêm chữ o bằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh ( Ví dụ: ở bảng tên của em , của bạn; ở bảng chữ cái; )
-HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm o 
6.2 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa câu Bò có cỏ
- Đánh vần và đọc trơn : Bò có cỏ
-Quan sát tranh : Bò có cỏ.
7. Hoạt động mở rộng.
-GV gợi ý: 
- Tranh vẽ những gì ? Đọc câu có trong bóng nói của con gà trống?
- Bắt chước tiếng kêu gà, bò 
-HS quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh. 
- Bắt chước tiếng kêu gà ( ò ó o) bò ( ụm ò)
8. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện lại chữ o, thanh hỏi.
Thực hành
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Kể đúng, đọc đúng các âm, chữ , dấu ghi thanh : a, b, c , o , sắc, huyền, hỏi.
2. Nhận diện được âm, chữ và dấu ghi thanh được học trong tiếng, từ .
3. Đánh vần tiếng có âm chữ được học và câu ứng dụng.
4. Hiểu được ý nghĩa của câu đã đọc ở mức độ đơn giản 
5. Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập 
6. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết chữ rèn ; luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi “Xì điện”.
( Nói, viết, đọc chữ , câu có chứa âm, dấu thanh đã học)
B.LUYỆN TẬP
a)Mục tiêu
-HS đọc được các tiếng, từ, câu, bài đọc ứng dụng.
b)Cách tiến hành:
1.Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc.
1.1 Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ 
- Giáo viên đọc câu : Bò có cỏ ; Cò có cá 
-GV hướng dẫn HS đánh vần theo các mức độ phát triển kỹ năng đánh vần
-Lắng nghe giáo viên đọc và tìm các tiếng có âm chữ mới học có trong câu : Bò có cỏ ; Cò có cá 
-Đánh vần các tiếng đó.
HS đọc trơn tiếng, từ chứa vần mới được học trong tuần.
1. 2. Luyện đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc.
- Giáo viên đọc mẫu 
- Con gì có cỏ ? 
- Cá của con gì ?
-Yêu cầu HS làm BT
-HS nghe giáo viên đọc mẫu.
-Đọc thành tiếng câu : bò có cỏ ; cò có cá 
-Tìm hiểu nghĩa của câu 
-HS thực hiện bài tập nối vế câu.
-HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình của bạn
2. Luyện tập, thực hành các âm, chữ mới.
-Yêu cầu HS làm BT
-Quan sát các kí hiệu dùng trong vở bài tập ( ví dụ ký hiệu nối, chọn, điền, ) 
- HS thực hiện bài tập 
- HS nhận xét đánh giá bài làm của mình, của bạn
3. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện câu, tiếng, từ, âm, chữ, dấu thanh đã học.
Bài 5. Ôn tập và kể chuyện
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Củng cố được các âm, chữ , dấu ghi thanh : a, b, c , o , sắc, huyền, hỏi.
2. Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.
3. Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
4. Viết được cụm từ ứng dụng.
5. Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
6. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết chữ ; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi “Tai ai tinh”.
( Nói, viết, đọc chữ , câu có chứa âm, dấu thanh đã học)
B.LUYỆN TẬP
a)Mục tiêu
-HS đọc được các tiếng, từ, câu, bài đọc ứng dụng. Viết đúng đẹp các chữ được yêu cầu. 
b)Cách tiến hành:
1. Ôn tập các âm chữ được học trong tuần
-GV hướng dẫn HS đọc, ghép chữ 
-HS mở sách trang 18 HS nghe giáo viên giới thiệu bài ôn tập 
-HS đọc các âm, chữ, dấu thanh vừa học trong tuần 
-HS tìm một số từ ngữ có chứa a, b, c , o , thanh sắc, huyền , hỏi vừa học trong tuần và đặt câu với những tiếng đó 
-HS nói câu có từ ngữ chứa âm chữ vừa được học trong tuần 
-HS quan sát bảng ghép các âm và đánh vần các chữ được ghép ( ba , bo , ca , co) 
-HS quan sát bảng ghép các chữ , thanh và đánh vần các chữ được ghép ( bà, bá, bả, cò, có , cỏ) 
2. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu ( lưu ý HS chữ B in hoa) 
- HD tìm hiểu câu ứng dụng : 
+ Bà làm gì ? 
+ Ai bó cỏ? 
-Đọc thành tiếng câu ứng dụng.
-Tìm hiểu câu ứng dụng.
Tiết 2.
3. Tập viết và chính tả.
 a.- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
-HS đánh vần các từ có trong cụm từ ứng dụng: bó cỏ
-HS nhận diện từ có chứa âm và chữ được học trong tuần
- HS quan sát các giáo viên viết.
- HS viết cụm từ ứng dụng vào vở 
- HS nhận xét bài viết của mình , của bạn và sửa lỗi
b. Viết số 5.
- GV viết và phân tích hình thức chữ viết của số 5.
- HS đọc số 5.
- HS quan sát.
- HS viết số 5 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
4. Hoạt động mở rộng.
-GV gợi ý: 
- Tranh vẽ những gì ? Nói về nội dung tranh?
- Hát , đọc thơ, vè . 
-HS quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh. 
- Tìm âm, tiếng, từ, dấu thanh đã học có trong bài hát, bài thơ.
5. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện lại âm, tiếng, từ, câu, dấu thanh đã học.
Kể chuyện
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện: Cá bò và tranh minh họa. 
2. Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh.
3. Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân. 
4. Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể.
5. Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
6. Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái chăm chỉ.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi “Cá mẹ tìm cá con”.
( Nói, viết, đọc chữ , câu có chứa âm, dấu thanh đã học)
B.KHÁM PHÁ.
a)Mục tiêu
-HS kể được câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện 
b)Cách tiến hành:
1. Luyện tập nghe và nói:
- Yêu cầu HS đọc tên truyện.
- HD HS dựa vào tranh, phán đoán nội dung truyện.
+ Tranh vẽ những con vật gì?
+ Con cá nào xuất hiện trong cả bốn bức tranh?
+ Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?
-GV giới thiệu bài.
-HS đánh vần và đọc trơn tên truyện: Cá bò 
-Dựa vào tranh minh họa, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
 -HS nghe giáo viên giới thiệu bài mới 
2. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện 
-GV kể chuyện lần 1.
-GV kể chuyện lần 2 theo từng đoạn và quan sát tranh minh họa theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện. 
- GV yêu cầu HS tập kể trong nhóm, lớp . 
- HD nhận xét, đánh giá nội dung câu chuyện.
+ Câu chuyện kể về điều gì ?
+ Em thích nhân vật / chi tiết / tình tiết nào nhất ? vì sao ?
+ Khi em đi chơi xa em phải làm những gì ?
-HS nghe và liên quan liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình
- HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ ( âm lượng đủ nghe trong nhóm)
- HS, nhóm HS kể tiếp nối những diễn biến câu chuyện trước lớp 
-HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện 
3. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò về nhà kể cho người thân nghe ; chuẩn bị bài sau. 
- HS nhắc lại tên truyện, nhân vật trong truyện. 
Chủ đề 2. Bé và bà
Bài 1 . Ơ, ơ, .
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1.a. Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Bé và bà ( bé và bà, vỗ tay, kể, bé, bế, ) 
1.b. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ ơ , dấu nặng ( chợ, bơ, nơ, bọ, ).
2. Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ ơ, dấu nặng
3. Đọc được chữ ơ, dấu hỏi, số 6 ; bơ, cọ 
4. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng ; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa của câu ứng dụng ở mức độ đơn giản.
5. Nói được câu có từ ngữ chứa âm chữ, dấu thanh được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
6. Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
7. Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua các hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
SHS , VTV , giáo án
Thẻ chữ ơ (in thường, in hoa, viết thường) dấu nặng
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Trang chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu
- Tạo không khí hào hứng dẫn vào bài học mới.
b)Cách tiến hành:
-GV tổ chức trò chơi.
- HS tham gia trò chơi “Chuyền bóng”.
( Nói, viết, đọc chữ c, câu có chứa âm, chữ, dấu thanh đã học tuần trước)
B.KHÁM PHÁ.
a)Mục tiêu
-HS nhận diện được âm mới, đọc, viết âm mới và từ khóa.
b)Cách tiến hành:
1. Khám phá âm mới.
- GV hướng dẫn HS mở sách tìm đúng trang của bài học.
- GV giới thiệu tên chủ đề.
- GV giải thích thêm tên gọi Bé và bà 
- GV giới thiệu bài mới
- GV viết tên bài ( Ơ, ơ ,. ) 
- HS mở sách trang 20 cùng bạn thảo luận về tên chủ đề của bài học.
- HS trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra, nêu được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Bé và bà 
- Quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ chứa tiếng có âm ơ ( chợ, bơ, nơ, bọ, )
- HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng tìm được ( có chứa ơ) 
- HS phát hiện âm ơ
- HS lắng nghe 
2. 1. a.Nhận diện âm chữ Ơ, ơ
-HS quan sát chữ ơ in thường, in hoa.
-HS đọc chữ ơ
b. Nhận diện thanh nặng 
- GV đọc : a- ạ, co – cọ, bo – bọ
-GV hướng dẫn nhận diện dấu nặng 
-Tìm điểm khác giữa ba cặp từ : Có và không có thanh nặng 
- Tìm một số từ ngữ có chứa thanh nặng
- Quan sát dấu nặng
- Đọc tên dấu nặng
2.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm ơ
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng bơ
- Phân tích tiếng bơ ( gồm âm b, âm ơ)
- Đánh vần theo mô hình tiếng : bờ - ơ – bơ
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: bơ
3 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh nặng 
- Quan sát mô hình đánh vần tiếng cọ
- Phân tích tiếng cọ ( gồm âm c, âm o và thanh nặng) 
- Đánh vần theo mô hình tiếng : cờ - o – co – nặng cọ
- Nhìn tranh giải nghĩa từ: cọ
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa.
- Quan sát từ bơ, phát hiện âm ơ trong tiếng bơ
- Đánh vần : bờ - ơ - bơ
- Đọc trơn : bơ
- Quan sát từ cọ , phát hiện âm c, dấu nặng trong tiếng cọ
- Đánh vần : cờ - o – co – nặng – cọ
- Đọc trơn : cọ
5. Tập viết 
5.1 Viết vào bảng con
a. Viết chữ ơ, bơ
-GV viết mẫu.
- Phân tích cấu tạo nét của chữ ơ, bơ
- HS viết chữ ơ, bơ vào bảng con HS
- Nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
b. Viết chữ : cọ
- GV viết mẫu 
- Phân tích cấu tạo chữ 
- HS viết chữ vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
c. Viết số 6.
- GV viết và phân tích hình thức chữ viết của số 6.
- HS đọc số 6.
- HS quan sát.
- HS viết số 6 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
 5.2.Tập viết vào vở tập viết 
- GV quan sát, hướng dẫn HS cần sự giúp đỡ của cô.
-HS viết chữ ơ, bơ, cọ và số 6 vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn ; sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Tiết 2
C. LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG
a)Mục tiêu
-Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và quan sát tranh hoạt động nói/ hát/ kể theo chủ đề
b)Cách tiến hành:
6.1. Luyện tập đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, tìm hiểu nghĩa từ mở rộng
- HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa ơ. ( bờ, bọ, cá cờ) 
-HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
-HS nói câu có từ mở rộng.
-HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa ơ
6.2 . Đọc và tìm hiểu câu ứng dụng
- GV đọc mẫu. Lưu ý HS hình thức chữ B in hoa.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, tìm hiểu nghĩa câu ứng dụng.
- HS tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- HS đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Ai có bơ?
7. Hoạt động mở rộng.
-GV gợi ý: 
- Tranh vẽ những gì ? Em có thích vật đó không?
-HS quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh. 
- Nói trong nhóm, trước lớp câu có âm ơ, thanh nặng.
8. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau. 
- HS nhận diện lại tiếng , từ có ơ, thanh nặng.
Bài 2 . Ô, ô, thanh ngã
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
1. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với các bạn về các sự vật hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ ô , dấu ngã 
2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao.doc