Giáo án Tiếng việt Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở 5 câu đầu, hồi hộp ở câu kể về quyết định đổi chỗ; căng thẳng ở đoạn mô tả sự đổi chỗ của các con vật và hậu quả; giọng vui, nhẹ nhàng, thoải mái ở 2 câu cuối.
b) Luyện đọc từ ngữ:
c) Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có bao nhiêu câu.
d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (5 câu / 5 câu/ 2 câu); thi đọc cả bài.
TIẾT 2
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- HS quan sát tranh minh hoạ BT 3 (gợi ý trả lời câu hỏi 3). GV chỉ từng hình, HS nói: máy bay, tập bơi, thuyền, lặn dưới nước, lửa, tàu thuỷ, lều. Nhắc HS bài 133 Hà mã bay (SGK, tr. 71) đã có gợi ý trả lời ý a.
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài.
- GV hỏi – HS trong lớp trả lời:
+ Sơn ca, nai và ếch đã đổi việc cho nhau như thế nào?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: SƠN CA, NAI VÀ ẾCH Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện: Sơn ca, nai và ếch rất thân thiết với nhau. Chúng thử đổi việc cho nhau. Cuối cùng, ba bạn đã hiểu: Mỗi loài có thói quen, cách sống rất riêng, đổi việc là dại dột. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, SGV, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý). 1.1. Thảo luận nhóm GV đưa lên bảng minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu HS: - Quan sát tranh, chỉ các con vật trong tranh - Hãy nói những gì em biết về môi trường sống của mỗi con vật trên? 1.2. Giới thiệu bài 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở 5 câu đầu, hồi hộp ở câu kể về quyết định đổi chỗ; căng thẳng ở đoạn mô tả sự đổi chỗ của các con vật và hậu quả; giọng vui, nhẹ nhàng, thoải mái ở 2 câu cuối. b) Luyện đọc từ ngữ: c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có bao nhiêu câu. d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (5 câu / 5 câu/ 2 câu); thi đọc cả bài. TIẾT 2 2.2. Tìm hiểu bài đọc - HS quan sát tranh minh hoạ BT 3 (gợi ý trả lời câu hỏi 3). GV chỉ từng hình, HS nói: máy bay, tập bơi, thuyền, lặn dưới nước, lửa, tàu thuỷ, lều. Nhắc HS bài 133 Hà mã bay (SGK, tr. 71) đã có gợi ý trả lời ý a. - Từng cặp HS trao đổi, làm bài. - GV hỏi – HS trong lớp trả lời: + Sơn ca, nai và ếch đã đổi việc cho nhau như thế nào? + Chọn ý đúng: Ba bạn không đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu -câu hỏi 3 - GV: Con người rất thông minh. Vì vậy, khác với các con vật, con người có thể luyện tập hoặc chế tạo ra các phương tiện để bay lên trời, bơi lặn dưới nước, sống trong rừng sâu,... 2.3. Luyện đọc lại: 2 HS thi đọc bài trước lớp. Mỗi HS đều đọc cả bài. 3. Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những HS tích cực. Thảo luận nhóm HS nói về thầy, cô giáo sơn ca, ếch, nai. - HS quan sát tranh, nói những gì mình quan sát được HS lắng nghe Cá nhân, cả lớp đọc từ ngữ: quyết định, đổi việc, suýt nữa thì chết đuối, leo lên, tung mình, rơi huỵch, đau điếng, rừng rậm, khủng khiếp, dại dột. Bài đọc có 12 câu HS đọc vỡ từng câu. -Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 hoặc 3 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). - Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc - Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh. HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi, BT trong SGK. HS: Sơn ca xuống nước. Nai tập bay. Ếch vào rừng. Cả lớp giơ thẻ: Ý a.. Ba bạn không đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu: Mỗi loài có một cách sống; đổi việc là dại dột. a) Để bay lên bầu trời, con người đã sử dụng máy bay, khinh khí cầu, tàu lượn, tàu vũ trụ,.... b) Để bơi, lặn dưới nước, con người đã tập bơi, tập lặn, lướt ván, đóng thuyền, đóng tàu thuỷ, làm tàu ngầm,... c) Đề sống được trong rừng sâu, con người đã dùng lửa, dùng túi ngủ, dựng lều, dựng nhà cửa,... GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: CHÍNH TẢ BÀI: CHIM SÂU ( Tập chép) Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Tập chép lại bài thơ Chim sâu, mắc không quá 2 lỗi. - Điền đúng vần uyt, uych, chữ c, k vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập 2.1. Tập chép - GV chỉ từng tiếng dễ viết sai, cả lớp đọc - HS nhẩm đánh vần từng tiếng các em dễ viết sai. - GV: Bài thơ nói điều gì? GV nhắc những HS chép câu văn vào vở nhớ viết chữ đầu câu lùi vào 1 ô. - GV sửa chữa, nhận xét một số bài của HS. 2.2. Làm bài tập chính tả a) BT 2 (Em chọn vần nào: uyt hay uych?) - GV viết lên bảng s.., h... (2 lần). b) BT 3 (Chữ nào hợp với chỗ trống: c hay k?) . GV viết lên bảng: ...ể, ...âu chuyện, ...ính, ...on. 3. Củng cố, dặn dò - GV tuyên dương, khen ngợi những HS tích cực. HS lắng nghe HS đọc cá nhân, cả lớp bài thơ Chim sâu chim sâu, chăm nhặt, bắt sâu, búp nở, hoa cười). Bài thơ khen chim sâu chăm chỉ bắt sâu cho cây lá nên cây lá rất yêu quý, biết ơn chim sâu. - HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn mẫu, chép lại bài thơ, tô các chữ hoa đầu câu. HS viết xong, tự đối chiếu với bài mẫu, soát bài; dùng bút chì gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề vở. HS đọc yêu cầu HS làm bài vào VBT (điền vẫn còn thiếu vào từng chỗ trống). - 2 HS báo cáo kết quả (điền vần trên bảng lớp). - Cả lớp đọc 2 cậu đã hoàn chỉnh: a) Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt chết đuối. b) Nai leo lên mỏm đá tập bay thì rơi huỵch xuống đất. - HS đọc yêu cầu HS làm bài vào VBT hoặc vào vở (chỉ viết chữ cần điền: kể, con,...). - (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp. (Có thể tổ chức thi tiếp sức: Các từ thiếu chữ được viết trên bảng 2 lần. Hai nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau điền chữ. Nhóm điền đúng, nhanh, báo cáo kết quả rõ ràng sẽ thắng cuộc). - Cả lớp đọc: kể viết là ca / câu (chuyện) viết là cờ / kính viết là ca / con viết là cờ. - Cả lớp đọc lại 2 câu văn: 1) Sơn ca, nai và ếch thường kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị. 2) Thầy giáo voi giương kính lên cũng không đọc được chữ của kiến con. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: CHUYỆN TRONG VƯỜN Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu nội dung bài: Mai nhân hậu, yêu cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. - Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý). 1.2. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ vườn hoa, hai bà cháu ôm nhau. Có chuyện gì xảy ra trong vườn? 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời bà dịu dàng, lời Mai nhỏ nhẹ, dễ thương. b) Luyện đọc từ ngữ: c) Luyện đọc câu. - GV: Bài đọc có 14 câu. - GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) TIẾT 2 2.2. Tìm hiểu bài đọc GV hỏi - HS trong lớp trả lời: + Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều gì? + GV: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc? + GV: Em hãy giúp Mai nói lời xin lỗi cây hoa. + GV: Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích. - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về bạn Mai? (HS: Mai rất yêu hoa. / Mai có ý thức bảo vệ cây, hoa). - GV: Mai là cô bé nhân hậu; có tình yêu với cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. Các em hãy học tập Mai - có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thương cỏ cây, hoa lá. 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) GV khen những HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời; đọc đúng từ, câu; đọc biểu cảm. 3. Củng cố, dặn dò - Chia sẻ với bạn bè, người thân về câu chuyện. 1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Hoa lá mùa xuân (Sáng tác: Hoàng Hà). HS lắng nghe b) HS đọc từ ngữ: sáng sớm, tưới hoa, cẩn thận, kẻo ngã, ngã sóng soài, ứa nhựa, chạy vội,... c) Luyện đọc câu Bài đọc có 14 câu. - HS đọc vỡ từng câu. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... kẻo ngã nhé! / Tiếp theo đến ... không sao ạ! / còn lại); thi đọc cả bài - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 câu hỏi trong SGK. - Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi. HS: Bà nhắc: Cháu đi cẩn thận kẻo ngã. HS: Vì Mai thấy cành hoa gãy đang ứa nhựa như nó đang khóc vì đau. HS: Hoa ơi, xin lỗi vì đã làm hoa đau nhé. HS hỏi - cả lớp đáp. - Một tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo 3 vai: người dẫn chuyện, Mai, bà Mai. - 2 – 3 tốp thi đọc theo vai. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TẬP VIẾT BÀI: TÔ CHỮ HOA E, Ê Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết tô các chữ viết hoa E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ, câu ứng dụng (kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài - GV đưa chữ in hoa E, Ê, hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? - GV: SGK đã giới thiệu chữ in hoa E, Ê. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ E, Ê in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa E, Ê, chỉ khác chữ in hoa E, E ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa E, Ê - GV dùng bìa chữ mẫu, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tổ chữ (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô” theo từng nét): + Chữ E viết hoa gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6 tô nét cong dưới, sau đó tô tiếp 2 nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn hắn vào trong. + Chữ viết hoa gồm 3 nét: Nét đầu tô như chữ E viết hoa. Tiếp theo, tô 2 nét thẳng xiên ngắn tạo “dấu mũ” trên đầu chữ E. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa chữ viết hoa E và ch, vị trí đặt dấu thanh. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: đọc trước nội dung bài (SGK, . tr. 105, 106 và 115); tìm tranh, ảnh (hoặc vẽ) một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích. HS lắng nghe HS: Đây là mẫu chữ in hoa E, Ê. HS quan sát, lắng nghe - HS lần lượt tô các chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. - HS đọc từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: KỂ CHO BÉ NGHE Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ (nghỉ dài như khi gặp dấu chấm). - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Biết cùng bạn hỏi - đáp theo nội dung bài đọc; hỏi - đáp về những con vật, đồ vật, cây cối xung quanh. - Hiểu nội dung bài: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, SGV, Bảng con, phấn, bút dạ III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. HS nghe hát hoặc hát bài hát về con vật. 1.2. Giới thiệu bài GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài đọc. Đây là các con vật, đồ vật có những đặc điểm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu qua lời bài thơ Kể cho bé nghe của nhà thơ Trần Đăng Khoa. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: giọng vui, tinh nghịch. b) Luyện đọc từ ngữ: c) Luyện đọc các dòng thơ - GV: Bài có 16 dòng thơ. - HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân, từng cặp). d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 8 dòng); thi đọc cả bài thơ. 2.2. Tìm hiểu bài đọc +GV chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 hỏi - nhóm 2 đáp. + ( HS 3: Con gì là bạn của nhà nông? HS 4: Con trâu - GV: Bài thơ giúp em hiểu điều gì? * Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo. 1.1. HS hát một bài hát. HS quan sát tranh, nói tên các con vật, đồ vật trong tranh: vịt, chó, nhện, cối xay lúa, cua, máy bơm, máy cày, quạt hòm HS lắng nghe HS lắng nghe HS đọc cá nhân, cả lớp: ầm ĩ, vịt bầu, chó vện, chăng dây điện, quay tròn, quạt hòm, trâu sắt, phun nước bạc, nấu cơm,... Bài thơ có 16 dòng - cá nhân, cặp đọc tiếp nối 2 dòng thơ một. d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn, mỗi đoạn 8 dòng; Thi đọc cả bài. - 2 HS tiếp nối đọc 2 BT trong SGK (đọc cả M). - Từng cặp HS trao đổi, cùng trả lời các câu hỏi. - BT 1 (hỏi - đáp theo nội dung bài đọc) + 2 HS hỏi - đáp: HS 1: Hay nói ầm ĩ là con gì? HS 2: Là con vịt bầu. Đảo lại) Nhóm 2 hỏi - nhóm 1 đáp. - BT 2 (hỏi - đáp về các con vật, đồ vật, cây cối xung quanh) + 2 HS khác hỏi - đáp: HS 3: Con gì kêu “meo meo”? HS 4: Con mèo. HS 3: Cái gì kêu “tùng, tùng” báo giờ học? HS 4: Cái trống trường. HS 3: Con gì la to khi đẻ trứng? HS 4: Con gà mái. HS hỏi – cả lớp đồng thanh đáp. HS phát biểu. - HS tự nhẩm HTL. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI: GÓC SÁNG TẠO: EM YÊU THIÊN NHIÊN Ngày: - - 2021 I. MỤC TIÊU - Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về con vật / loài cây, loài hoa yêu thích; biết trang trí sản phẩm. - Viết được một vài câu giới thiệu sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị của GV: Những mẩu giấy cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt (có dòng kẻ ô li) để phát cho HS viết và đính vào những sản phẩm. Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp. - ĐDHT của HS: Tranh, ảnh con vật, cây, hoa sưu tầm hoặc tranh HS tự vẽ con vật, cây, hoa; giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...; Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu bài a) Chia sẻ: GV hướng, nhận ra hình ảnh các con vật, cây hoa được chụp, vẽ, cắt dán; đoán xem phải làm b) Giới thiệu bài: 2. Khám phá Cả lớp nhìn SGK. 3. Luyện tập 3.1. Chuẩn bị - GV nhắc những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích. - GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để HS sẽ viết rồi đỉnh vào vị trí phù hợp trên sản phẩm. - HS mở VBT, GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở; 3.2. Làm sản phẩm - GV khuyến khích HS viết 3 – 4 câu. Nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm. 3.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm - GV đính lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp, lời giới thiệu hay. * GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc, mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. Cuối giờ, GV sửa lời trên sản phẩm cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại vào mẩu giấy khác (có dòng kẻ ô li) rồi đính lại vào sản phẩm. 4. Củng cố, dặn dò - GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo, nhắc HS về nhà trang trí sản phẩm cho ấn tượng hơn, viết lại lời giới thiệu cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày vào tiết học tuần sau. Sản phẩm được sửa chữa vẫn được đính vào vị trí trong VBT (để không thất lạc) sau khi gỡ đi sản phẩm cũ. - Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chuyện của hoa hồng. HS quan sát các minh hoạ BT 1 HS lắng nghe. - HS 1 đọc YC của BT 1. - HS 2 đọc YC của BT 2. 4 HS tiếp nối nhau đọc các lời giới thiệu làm mẫu bên 4 sản phẩm của 4 bạn HS. - HS 3 đọc YC của BT 3; đọc lời giới thiệu bức tranh nói về tình bạn thân thiết giữa bạn Sơn và chó Lu. HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh con vật, cây, hoa các em sưu tầm hoặc tranh, ảnh tự vẽ,... HS trang trí sản phẩm: dán tranh, ảnh vào giấy và trang trí cho đẹp. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ một con vật hoặc một loài cây, hoa yêu thích (khoảng 8 – 10 phút). - HS viết lời giới thiệu tranh, ảnh – viết vào sản phẩm hoặc vào mẩu giấy có dòng kẻ ô li, rồi dán lên sản phẩm. - Từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: KỂ CHUYỆN BÀI: CHUYỆN CỦA HOA HỒNG Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của hoa hồng. - Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của hoa hồng, của mẹ đất, ông mặt trời. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công lao của mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK, SGV III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý). 1.1. Quan sát và phỏng đoán Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào? 1.2. Giới thiệu câu chuyện 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh - Tranh1: Cây hoa hồng sống ở đâu? Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy gì? Nó đã nói gì? Tranh 2: Mẹ đất giải thích với hoa hồng thế nào? Hoa hồng trả lời mẹ ra sao? . - Tranh 3: Sau đó, hoa hồng đã làm gì? Nó nhìn thấy gì? - Tranh 4: Điều gì xảy ra khi mặt trời lên cao? Hoa hồng nói gì với ông mặt trời? Ông trả lời ra sao? Tranh 5: Hoa hồng cảm thấy thế nào khi trở về với mẹ đất? Nó đã làm gì để thể hiện sự hối lỗi? 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) * GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc). 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV: Câu chuyện này muốn nói với các em điều gì? - GV: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn của những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình. - Cả lớp và GV bình chọn HS nhớ chuyện, kể hay, hiểu nội dung chuyện. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau Ba cô con gái (xem tranh minh hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh). Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo. Chuyện có 4 nhân vật: hoa hồng giun đất, mẹ đất và ông mặt trời HS lắng nghe HS nhìn tranh, nghe thầy cô hỏi, trả lời từng câu hỏi. Cây hoa hồng sống ở trong một khu vườn Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy một con vật có thân dài Nó kêu lên: Khiếp quá! Mẹ giải thích: Đó là giun đất, là bạn tốt của họ nhà cây Hoa hồng trả lời: Con chả cần anh ta! Sau đó, hoa hồng đu mình trên cành bưởi Nó nhìn thấy khu vườn thật đẹp Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chói chang hút dần dòng nhựa trong hoa hồng khiến hoa hồng lả đi Hoa hồng nói với mặt trời: Cứu cháu với, ông mặt trời ơi! Ông bảo hoa hồng: Không có mẹ đất, cháu sống sao được. Hãy trở về với mẹ đất đi! Khi trở về với mẹ đất, hoa hồng cảm thấy một dòng sữa ngọt lịm chạy khắp cơ thể khiến nó tỉnh táo hẳn Hoa hồng đã xin lỗi mẹ đất và anh giun đất. Từ đó, nó không dám rời xa mẹ đất nữa a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) 1 hoặc 2 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh. HS: Hoa hồng rất thơm, rất đẹp nhưng kiêu ngạo. Hoa hồng không nên coi thường anh giun đất. Hoa hồng phải biết ơn mẹ đất và anh giun đất đã nuôi nấng, chăm sóc mình). GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TẬP VIẾT BÀI : TÔ CHỮ HOA G, H Ngày: - 0 - 2021 I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa G, H theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ ngữ và câu ứng dụng: chói chang, rung rinh, Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; viết đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết mẫu chữ hoa D, Đ đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu chữ in hoa G, H. - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ G, H in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa G, H; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tô chữ viết hoa G, H (GV vừa mô tả, vừa cầm que chỉ “tô” từng nét): + Chữ G viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản (cong dưới và cong trái nối liền nhau). Đặt bút trên ĐK 6 tô nét cong dưới, sau đó chuyển hướng tô tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, dừng bút ở ĐK 3 (trên). Tô tiếp nét 2 (khuyết ngược) từ trên xuống dưới, dừng bút ở ĐK 2 (trên). + Chữ H viết hoa gồm 3 nét: Nét đầu là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và thẳng ngang (lượn hai đầu) – tô từ phải sang trái. Nét 2 tạo nên bởi 3 nét cơ bản (khuyết ngược, khuyết xuôi và móc ngược phải). Tô nét khuyết ngược trước rồi nối liền sang nét khuyết xuôi, đến gần cuối thì tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2. Nét 3 là nét thẳng đứng (ngắn), tô từ trên xuống dưới, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng - HS đọc từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa chữ viết hoa H và o, vị trí đặt dấu thanh. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo. HS: Đây là mẫu chữ in hoa G, H. - HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô chữ HS nhìn bảng, theo dõi, quan sát. - HS tô các chữ viết hoa G, H cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. - HS theo dõi, quan sát. - HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng: chói chang, rung rinh, Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái. 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao con chữ. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI: ĐỌC TRUYỆN TRANH Tiết 1+ Tiết 2 Ngày: - - 2021 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển truyện tranh của mình. - Đọc được cho các bạn nghe những gì vừa đọc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV và HS mang đến lớp một số quyển truyện tranh phù hợp với lứa tuổi. - Giá sách hoặc tủ sách mini của lớp. - Sách Truyện đọc lớp 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2.Luyện tập 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học - GV nhắc mỗi HS đặt trước mặt quyển truyện tranh các em mang đến lớp. GV chấp nhận nếu HS mang đến 1 quyển sách là thơ, tờ báo, truyện không phải là truyện tranh. / Hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào. - HS 2 đọc YC 2 (đọc cả bìa các truyện tranh trong SGK): Sự tích Hồ Gươm, Chiếc sừng hươu, Ai mua hành tôi,... - HS 3 đọc YC 3. GV giới thiệu truyện Mưu chú sẻ (M): Đây là một truyện rất hay vì nó dạy các em bình tĩnh để thoát hiểm khi gặp kẻ xấu. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc truyện này. (Nếu tất cả HS đều có sách mang đến lớp: Truyện Mưu chú sẻ rất hay. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc truyện này). - HS 4 đọc YC 4. 2.2. Giới thiệu tên truyện Đó là truyện gì? Truyện đó em mang từ nhà đến hay mượn ở thư viện? Truyện đó có gì làm em thích? VD: Đây là truyện tranh Đô rê mon. Truyện kể về mèo máy Đô ra ê mon rất thông minh. Tôi mượn truyện này ở thư viện trường... 2.3. Tự đọc sách - GV dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc truyện; nhắc HS cần chọn đọc kĩ một đoạn truyện tranh mình thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp. Có thể cho phép 1, 2 nhóm - GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc. TIẾT 2 * HS có thể đọc thêm 5 – 7 phút nữa ở tiết 2. 2.4. Đọc cho các bạn nghe một đoạn truyện em thích 2 - GV mời HS đọc truyện, ưu tiên HS đã đăng kí đọc truyện từ tuần trước. - Cả lớp bình chọn bạn chọn truyện thú vị, đọc truyện hay. (GV nhận xét khéo léo để HS nào cũng thấy mình được thầy cô và các bạn động viên). - HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau: Tìm 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ, mang đến lớp để giới thiệu và đọc cho các bạn nghe. - HS đọc 4 yêu cầu của bài học trong SGK. - HS nhìn bìa sách, đọc tên truyện: HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến Một vài HS giới thiệu tên truyện của mình HS đọc yêu cầu 4. Đọc lại cho các bạn nghe. Một vài HS giới thiệu tên truyện tranh của mình. HS có thể đọc sách ở ngoài lớp học, dưới gốc cây trong sân trường. Lần lượt từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc (HS có thể đọc cả một mẩu truyện ngắn GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_canh_dieu_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc