Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 2: Mặt trời và hạt đậu (Tiết 1)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 2: Mặt trời và hạt đậu (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

- Đọc đúng, trôi chảy bài đọc, bước đầu biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu hoặc câu dài.

 2. Kỹ năng:

- Hiểu từ ngữ (tỉnh giấc, ấm êm, trồi lên) và đọc đúng nội dung bài đọc.

- Biết phán đoán nội dung bài học dựa trên tên bài và tranh minh họa.

 3. Năng lực:

 a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm.

 b. Năng lực đặc thù:

* Hình thành cho HS năng lực về ngôn ngữ:

- Đọc:

 + Đọc trơn bài đọc, bước đầu biết ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.

* Hình thành cho HS năng lực về văn học:

 - Nói – Nghe:

 + Biết trao đổi với bạn từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, nói về nhân vật trong truyện và phán đoán hành động của các nhân vật trong truyện.

 4. Phẩm chất:

- Yêu nước: Biết biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; biết yêu thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Trách nhiệm: Biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng, nóng hoặc ngày mưa, lạnh.

- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm, các nội dung kiểm tra, đánh giá của mình một các trung thực.

 

docx 3 trang Hải Thư 20/11/2023 1762
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 22: Mưa và nắng - Bài 2: Mặt trời và hạt đậu (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Tiếng Việt – Lớp 1
Chủ đề 22: MƯA VÀ NẮNG
Bài 2: MẶT TRỜI VÀ HẠT ĐẬU( T1) – Số tiết: 4 tiết
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Đọc đúng, trôi chảy bài đọc, bước đầu biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu hoặc câu dài.
 2. Kỹ năng:
- Hiểu từ ngữ (tỉnh giấc, ấm êm, trồi lên) và đọc đúng nội dung bài đọc.
- Biết phán đoán nội dung bài học dựa trên tên bài và tranh minh họa.
 3. Năng lực:
 a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình học qua hoạt động nhóm. 
 b. Năng lực đặc thù: 
* Hình thành cho HS năng lực về ngôn ngữ:
- Đọc:
 + Đọc trơn bài đọc, bước đầu biết ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
* Hình thành cho HS năng lực về văn học:
 - Nói – Nghe: 
 + Biết trao đổi với bạn từ việc quan sát tranh minh họa và tên bài đọc, nói về nhân vật trong truyện và phán đoán hành động của các nhân vật trong truyện.
 4. Phẩm chất:
- Yêu nước: Biết biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; biết yêu thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng, nóng hoặc ngày mưa, lạnh.
- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm, các nội dung kiểm tra, đánh giá của mình một các trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Bài giảng điện tử
- Clip sự nảy mầm của hạt.
- Hoa cho HS thi đua.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh Tiếng Việt tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 TIẾT 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Hoạt động mở đầu: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)
+ Năng lực chủ yếu: Giúp HS ôn nội dung bài trước
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Giúp bác nông dân thu hoạch lúa”. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên bài, đọc thuộc 1 khổ thơ em thích và trả lời một số câu hỏi về bài thơ “Mưa”
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
- HS thi đua giữa 4 tổ.
- HS nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút)
Khám phá:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ bài đọc và nói về các nội dung yêu cầu.
- Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi trong sách học sinh: Bức tranh vẽ những gì? Trong tranh có những nhân vật nào?
- Giáo viên yêu cầu các em sẽ phán đoán của mình với nội dung bài sẽ đọc.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và mục tiêu của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh tập 2 trang 37.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi quan sát tranh minh hoạ và nói về các nhân vật trong tranh.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi trao đổi về các nhân vật trong tranh: đậu nhỏ, ông mặt trời.
- HS phán đoán
- Học sinh lắng nghe.
+ Dự kiến sản phẩm:
HS biết nói về các nhân vật trong truyện.
3. Hoạt động luyện tập thực hành: (18-20 phút)
* Luyện đọc văn bản
- Giáo viên vừa đọc mẫu, vừa đặt một vài câu hỏi gợi ý để thu hút sự chú ý của học sinh và dùng ánh mắt, cử chỉ, giọng nói cho phù hợp với nội dung truyện.
Luyện đọc câu:
Hướng dẫn HS luyện đọc từng câu, kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một số từ khó, đồng thời hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi theo dấu câu, cụm từ.
Luyện đọc đoạn- toàn bài:
GV chia bài thành 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu cho đến .dậy đi.
Đoạn 2: từ Cậu thưa cho đến ..sưởi ấm cho cháu.
Đoạn 3: từ Hạt đậu vươn vai cho đến .hết bài.
GV cho HS luyện đọc theo nhóm 4 HS cả bài.
- Giáo viên tổ chức đọc thành tiếng theo nhóm nhỏ để đảm bảo từng học sinh đều đọc hết bài đọc, lưu ý việc sửa cách phát âm/ việc đọc sai của học sinh.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
Cho HS tự đánh giá thái độ tham gia học tập qua thẻ xoay ( biểu tượng: vui- bình thường- buồn).
Dặn dò:
- Luyện đọc lại toàn bài.
- Tìm hiểu nội dung bài đọc.
- Học sinh nghe và quan sát giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc một số từ khó đọc như: mặt trời, tỉnh giấc, bỗng, sưởi ấm, trồi lên, xòe ; cách ngắt nghỉ hơi theo dấu câu, cụm từ.
Học sinh giải thích nghĩa của một số từ khó hiểu theo hướng dẫn của giáo viên: tỉnh giấc, ấm êm, trồi lên, 
HS luyện đọc câu cá nhân.
- Học sinh đọc thành tiếng theo nhóm nhỏ.
- Thi đua luyện đọc đoạn giữa các tổ.
HS nhận xét.
+ Dự kiến sản phẩm:
- Các em đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
Mỗi tổ cử đại diện 1 bạn thi đua đoc cả bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_22_m.docx