Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

Tiết 3: Toán

PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.

4. Góp phần phát triển các NL

- Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh)

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung bài học.

- HS: Bộ Đồ dùng học toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

 

docx 24 trang Kiều Đức Anh 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn, đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. 
Nói về cảnh vật và con người trong tranh ? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc.
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kế và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
-GV hướng dẫn HS luyện phát âm: chăn cừu, kẽa cứu, thản nhiên,.... 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB: tức tốc; thản nhiên; thoả thuê, 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
-Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, thấy bác nông dân đã làm gì ?
b. Vì sao bầy sói có thể thoả thuế ản thịt đàn cừu ? 
c. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này ? 
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới; 
b. Bầy sói có thể thoả thuê ăn thịt đàn cừu vị không có ai đến đuối giúp chú bé; 
c, Câu trả lời mở,
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
Chúng ta không tên nói đôi, 
* Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.
4. Góp phần phát triển các NL
- Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh)
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung bài học.
- HS: Bộ Đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-2 HS lên đặt tính và thực hiện các phép tính trên bảng. Lớp làm bảng con.
+ HS 1: 73 - 3
+ HS 2: 66 - 5
- GVNX
-2 HS làm trên bảng
 73 66 
 - - 
 3 5 
 70 61 
2. Khám phá (15p)
Bài toán a)
- Gv nêu bài toán: 
- GV HD HS tìm hiểu đề, tìm phép tính thích hợp 
- Gv hướng dẫn HS đặt tính. hướng dẫn HS thực hiện tính. Thực hiện trừ từ phải qua trái, bắt đầu từ hàng đơn vị)
 76 6-2=4, viết 4
 - 7-3=4, viết 4 
 32 Vậy 76-32=44 
 44 
- Gv nhận xét.
Bài toán b) HD TT bài toán a
 52 2-0=2, viết 2
 - 5-2=3, viết 3 
 20 Vậy 52-20=32 
 32 
2. Hoạt động (19p)
Bài 1: Tính
- GV đọc nội dung bài 1.
- Gọi 5 HS lên bảng làm bài 1
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1.
- GV nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài 2
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 2.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu các em tự làm.
- GV đọc KQ 
Bài 4: 
- GV gọi 2 HS đọc đề bài
- GV HD HS tìm hiểu đề, ghi phép tính thích hợp
- GV quan sát, nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS theo dõi.
HS tìm hiểu đề, tìm phép tính thích hợp 
- HS theo dõi. Tính Kq
-HS đọc
- HS lắng nghe.
- 5 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
 57 68 72 
 - - - 
 34 41 52
 23 27 20
- HS lắng nghe.
- 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
 68 79 67 
 - - - 
 15 59 50
 43 20 17
- HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài.
-HS tự làm bài.
-HS đọc KQ 
-2 HS đọc đề bài.
-HS viết phép tính vào vở.
75
-
25
=
50
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: AN TOÀN KHI Ở NHÀ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở nhà. 
2. Kĩ năng
- Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ thể khi ở nhà.
- HS bước đầu biết cách băng vết thương khi bị đứt tay, bị xước da chảy máu để tự bảo vệ bản thân.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ an toàn khi ở nhà.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài. Băng dán cá nhân, băng gạc để thực hành băng vết thương.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe đọc thơ bài: Ngôi nhà
- HS đọc thơ
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1: Quan sát tranh và liên hệ với những tình huống có thể gây nguy hiểm khi ở nhà.
Bước 1. Làm việc cá nhân:
- Cho HS quan sát hành động của các bạn trong các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK, suy nghĩ để chọn mặt cười vào những hành động em thấy an toàn và mặt mếu vào những hành động em thấy không an toàn.
Bước 2. Làm việc cặp đôi:
- Cho trao đổi, so sánh bài của mình với bạn và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu.
Bước 3. Làm việc chung cả lớp: 
- YC cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo hiệu lệnh.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
GV kết luận: Khi ở nhà, các em cần tránh: leo trèo cầu thang vì có thể gây ngã; không bật bếp để đun nấu vì có thể bị bỏng; không tự ý sờ cắm vào ổ điện vì có thể bị điện giật; không nghịch dao, kéo và những vật sắc nhọn vì có thể bị đứt tay, bị thương.
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Bước 1. Làm việc cặp đôi: 
- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống. 
Bước 2. Làm việc chung cả lớp: 
- Mời HS lên đóng vai. 
- GV cùng HS nhận xét. 
- GV đặt thêm các câu hỏi để khai thác thêm cách ứng xử của các nhóm: 
+ Theo em, chú đó có thể là kẻ xấu không? 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cho chú ấy vào nhà? 
- GV nhận xét và giới thiệu các số điện thoại khẩn cấp cho HS: số 113, 114, 115.
Kết luận: Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dù bất cứ lí do nào .
Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương 
- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và ngón tay cho HS quan sát.
 - Cho HS thực hành băng vết thương.
- Gọi 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy xước thì các con có thể lấy bằng gạc để tự băng vết thương của mình.
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi từng cặp, so sánh bài của mình với bạn và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu theo các câu hỏi: 
- HS cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo từng tranh dưới hiệu lệnh của GV.
-HS lắng nghe
- HS tạo thành các cặp đôi để quan sát tranh và thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống. 
- Các cặp đôi đóng vai trong nhóm. 
-Hs lắng nghe ghi nhớ
- HS quan sát giáo viên
- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc đầu gối. 
- HS quan sát.
-Hs lắng nghe ghi nhớ
Tiết 5: Đạo đức
PHÒNG, TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới đuối nước.
2. Kỹ năng	
	- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn đuối nước.
4. Góp phần phát triển các NL
	- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé yêu biển lắm” - sáng tác: Vũ Hoàng), trò chơi “Cá sấu lên bờ”,... gắn với bài học “Phòng, tránh đuối nước”;
	- Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe hát bài"Bé yêu biển lắm"
?Mùa hè các em có thích đi tắm biển không?
?Làm thế nào để chúng ta đi tắm biển thật vui và an toàn?
Kết luận: Học bơi là một cách bảo vệ bản thân giúp em phòng, tránh đuối nước.
HS nghe hát, 
-HS trả lời
-HS lắng nghe 
2.Khám phá (15p)
Hoạt động 1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến đuối nước
GV chiếu cụm tranh đầu của mục Khám phá, HS quan sát tranh trên bảng hoặc trong SGK và thực hiện theo yêu cầu:
+ Kể những tình huống có thể dẫn đến đuối nước.
+ Vì sao những tình huống trên có thể dẫn đến đuối nước?
-GV gợi ý để HS giải thích được vì sao những tình huống trong tranh có thể dẫn đến đuối nước và đặt câu hỏi: “Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dẫn tới đuối nước?”
Kết luận: Luôn cần thận ở những nơi có nước như: ao, hồ, sông, suối, cống nước, bể nước,... vì có thể dẫn tới đuối nước.
Hoạt động 2 Em hành động để phòng, tránh đuối nước
GV yêu cầu HS quan sát cụm tranh (cuối mục Khám phá) trong SGK.
GV đặt câu hỏi cho tình huống và mời HS lên đóng vai, giải quyết tình huống đó.
+ Tình huống 1 (tranh 1): Trong lớp học bơi, nếu thầy giáo dạy bơi chưa đến. GV hỏi HS nên làm gì? (Không được tự động xuống nước khi không có người giám sát).
+ Tình huống 2 (tranh 2): Em sẽ làm gì để an toàn khi đi trên thuyền? (Mặc áo phao, ngồi ngay ngắn, không chạy nhảy, đùa nghịch hay cho tay; chân xuống nghịch nước,...)
+ Tình huống 3 (tranh 3): Khi nhìn thấy biển báo “Cảnh báo nước sâu, nguy hiểm đề phòng đuối nước”, em sẽ làm gì? (Không chơi gần, không tắm ở đó,...)
Kết luận: Học bơi, mặc áo phao khi xuống nước hoặc đi thuyền, tránh xa hố nước sâu là những việc cần làm để phòng, tránh đuối nước.
3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
GV chiếu tranh mục Luyện tập lên bảng, 
Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.
Kết luận:
Hành vi nên làm: Tập bơi có áo phao bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn(tranh 1); 
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em đã thực hiện phòng, tránh đuối nước như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn nhé!
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh đuối nước.
Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV giới thiệu tình huống: Lần đầu tiên được đi thuyền, Hà vui sướng nên cúi đầu xuống nghịch nước.
GV hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Hà.
GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau:
1/ Hà ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy!
2/ Hà ơi, bạn cần mặc áo phao và ngồi ngay ngắn.
3/ Hà ơi, bạn cần chú ý an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông đường thuỷ.
GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.
Kêt luận: Chúng ta cần chú ý mặc áo phao, ngồi ngay ngắn khi đi thuyền, không cúi đầu, thò tay nghịch nước.
Thông điệp:GV chiếu thông điệp lên bảng 
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
-HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát
HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker 
-HS chọn
-HS lắng nghe
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-HS lắng nghe
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-Hs lắng nghe
-HS đọc thông điệp
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
-GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
a. Nhiều người hốt hoảng vì có đám cháy.
b. Các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Chú bé chăn cừu (20p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
- GV gọi một số HS lên kể.
- HS và GV nhận xét. 
-HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, tập kể chuyện theo tranh
- HS kể từng đoạn, cả câu chuyện trước lớp
TIẾT 4
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (5p)
- GV chiếu để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ. 
- Yc HS lên trình bày kết quả trước lớp 
-HS thực hiện yêu cầu
-HS đánh vần, đọc trơn các TN chứa vần vừa tìm được
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung đề nói theo tranh GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. (9p)
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh. 
- GV yêu cầu HS dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo trình. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nói về tình huống giả tưởng là chủ bé chăn cừu không nói dối và được các bác nông dân đến giúp. 
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được tên một số hoạt động, nghỉ ngơi và tác dụng của hoạt động đó.
- Nhận biết được ngủ là cách nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Luôn có ý thức vận động và nghỉ ngơi.
4. Góp phần phát triển các NL
- Nêu được những việc nên và không nên làm trước khi đi ngủ để có giấc, ngủ tốt.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài “Bé ơi ngủ đi”.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (25p)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về các hoạt động vận động và nghỉ ngơi 
-GV mời HS quan sát hình trang 112, 113 (SGK), và trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn trong hình đang làm gì?
+ Việc làm đó có tác dụng gì? 
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi
1) Hãy nói về các việc nên và không nên làm để chăm sóc, bảo vệ tại
2) Bạn cần thay đổi thói quen nào để chăm sóc, bảo vệ tai? Vì sao?
Hoạt động 2: Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để có giấc ngủ tốt 
-GV cho HS thảo luận nhóm trong 2 phút 
+ Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Chúng ta có nên thức khuya không? Vì sao? 
+ Theo bạn, vào buổi tối trước khi đi ngủ chúng ta nên làm gì và không nên làm gì? 
 Kết thúc hoạt động này,YC HS đọc mục “Em có biết? trang 114 (SGK). GV yêu cầu một số HS nhắc lại tầm quan trọng của giấc ngủ.
3.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nghe hát
- Các nhóm quan sát hình trang 112, 113 (SGK), và trả lời các câu hỏi:
- Đại diện một số cặp chi và nói tên hoạt động được vẽ trong từng hình ở trang 112, 113 (SGK) 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác sẽ nhận xét và bổ sung.
-Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chỉnh. 
-HS đọc mục “Em có biết? trang 114 (SGK).
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được một đoạn trong bài Chú bé chăn cừu.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài Chú bé chăn cừu.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS hát bài: Gà gáy
- GV dẫn dắt vào bài học.
-HS hát
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS cách đọc. 
-YC HS toàn đoạn 
- HD HS đọc toàn bài
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
-HS đọc cá nhân
-HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3+4: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 5: TIẾNG VỌNG CỦA NÚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật. 
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết nói lời hay, làm việc tốt; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
a. Em thấy gì trong bức tranh ?
b. Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau ? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc 
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
-GV hướng dẫn HS luyện phát âm: túi, rèo lên,... 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB: tiếng vọng; bực tức; tủi thân; quả nhiên 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
-Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (15p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên " A ! " ? 
b. Gấu mẹ nói gì với gấu con ? 
c. Sau khỉ làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào ?
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a. Khi gấu con vui mừng reo lên " A ! " thì vách núi cũng đáp lại " A ! ”;
 b. Gấu mẹ khuyên gấu con hãy quay lại và nói với núi rằng “ Tôi yêu bạn ! ”;
 c. Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy rất vui.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 (24p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
Sau khi làm theo lời mẹ, gấu còn cảm thấy rất vui vẻ.
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
-GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp yêu mến. 
b. Gấu con tủi thân vì các bạn không chơi cùng.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét. 
* Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh
-HS trình bày kết quả nói theo tranh.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi. Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. 
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Luôn có ý thức hoạt động vận động và nghỉ ngơi. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát và vận động theo bài “Rửa tay ”.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập, vận dụng(25p)
Hoạt động 3: Trình bày về lợi ích của hoạt động vận động, nghỉ ngơi và việc thực hiện các hoạt động vận động, nghỉ ngơi hợp lí
- GV mời hs nhắc lại tác dụng của các hoạt động vận động và nghỉ ngơi trang 115 (SGK).
- GV có thể ghi nhanh ý kiến của các HS 
GV khen các nhóm đưa ra được thêm những cụm từ khác ngoài những cụm từ được gợi ý trong SGK khi nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.
Hoạt động 4: Liên hệ về việc thực hiện các hoạt động vận động và nghỉ ngơi của bản thân
-Dựa vào việc quan sát hình ở trang 115 (SGK), làm việc theo nhóm đôi trong 2 phút, một bạn hỏi một bạn trả lời.
Kết thúc bài học, HS đọc và ghi nhớ kiến thức chủ yếu ở trang 115 (SGK). 
3.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nghe hát và vận động
- HS nhắc lại tác dụng của các hoạt động vận động và nghỉ ngơi nói chung và lợi ích của giấc ngủ nói riêng, kết hợp với các từ ngữ được gợi ý trong khung ở trang 115 (SGK) để nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp đưa ra được thêm những cụm từ khác ngoài những cụm từ được gợi ý trong SGK khi nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.
-Đại diện một số cặp trình bày trước lớp
HS hỏi và trả lời với bạn về những việc các em nên làm thường xuyên và những việc các em nên hạn chế thực hiện. Đồng thời, liên hệ xem các em cần thay đổi thời gian vận động, nghỉ ngơi của mình như thế nào. Ví dụ: Em cần hạn chế thời gian xem ti vi hoặc em cần tăng thêm thời gian làm việc nhà, ... 
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2: Tiếng Việt
Chủ đề 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
Bài 5: TIẾNG VỌNG CỦA NÚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết, nghe và nói.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết nói lời hay, làm việc tốt; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết (25p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iết, iêp, ưc, uc (5p)
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tim có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. 
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các văn iết, iêp, ưc, uc. 
-HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ vừa tìm được CN, ĐT
9. Trò chơi Ghép từ ngữ: Tìm những cặp tử ngữ có mối liên hệ với nhau(9p)
 - GV phổ biến luật chơi, HD HS chơi
- Cho HS chơi
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS đọc lắng nghe
- Hs tham gia chơi
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề: Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về Bài học từ cuộc sống.
2. Kĩ năng
-Nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có kĩ năng ứng xử giao tiếp trong cuộc sống.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm từ ngữ có tiếng chữa vần ươt, uôn, uông, oai (15p)
- GV cho HS làm việc nhóm
- YC HS nêu KQ
-Cho Hs đọc lại
-HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần ươt, uôn, uông, oai
-HS đọc lại các tiếng vừa tìm được
2. Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện (15p)
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học. 
- GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, 
-GV gọi một số HS trình bày. 
-GV và HS nhận xét 
3. Em thích và không thích nhân vật nào ? Vì sao ? (10p)
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu HS quan sát tranh và gọi tên các nhân vật trong tranh. Gợi cho HS nhớ mối nhân vật ở trong từng truyện kể.
-GV gọi một số HS trình bày. 
-GV và HS nhận xét 
* Củng cố (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
Nhặt một chiếc lá thả xuống nước; 
-HS trình bày.
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
-HS trình bày.
Tiết 4: Toán
 PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống)
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
60 – 30 = 68 – 41 = 
95 – 71 = 76 – 32 = 
- GVNX
- HS cả lớp cùng chơi .
2. Thực hành – luyện tập: (34p)
Bài 1: Tính nhẩm(theo mẫu)
- GV đưa bài mẫu: 60 – 20 = ?
H: 60 còn gọi là mấy?
 20 còn gọi là mấy? 
 Vậy nếu ta lấy 6 chục trừ 2 chục còn lại bao nhiêu? 
- GV nói: Vậy 60 – 20 = 40.
- GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền vào phiếu bài tập.
- GV quan sát lớp và chấm bài một số HS.
- GV sửa bài và nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV sửa bài, nhận xét.
Bài 3: Số?
a) GV hướng dẫn HS cách làm: thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải (theo chiều mũi tên)
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- GV sửa bài và nhận xét.
b) GV củng cố quy tắc phép trừ đã học đồng thời hướng dẫn HS cách làm.
- GV gọi HS lên bảng làm trên bảng.
- GV sửa bài và nhận xét.
Bài 4: 
-HD HS tìm hiểu đề tìm phép tính thích hợp
-GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
- GV yêu cầu một số HS đọc phép tính.
- GV sửa và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
-HS theo dõi, tính KQ
-HS tính nhẩm và điền vào phiếu bài tập.
70 – 50 = 20 80 – 10 =70 
90 – 70 = 20 60 – 50 =10
40 – 10 = 30 90 – 20 =70
- HS làm bài vào bảng con.
 92 65 86 77
 - - - -
 72 25 64 53
 20 20 22 24
-HS làm theo nhóm đôi.
- Các nhóm lên trình bày
85
- 25
30
-20

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_25_na.docx