Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Bài 4 : CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu

- HS SGK, tập viết, bảng con

 

docx 18 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Thứ hai ngày 08 tháng 03 năm 2021
Chào cờ
Vui đón mùa xuân
Tiếng Việt
Bài 4 : CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát. 
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi. 
II CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động
- Ôn: Cho HS đọc lại bài hôm trước trả lời câu hỏi
-Nhận xét
- Khởi động: 
GV yêu cầu 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
 a. Tranh vẽ cây gì ?
 b. Em thường thấy cây này ở đâu ? . 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Cây bàng và lớp học. 
 -HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS quan sát tranh CN và trao đổi nhóm
+ HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung 
-HS đọc lại CN tựa bài
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. 
- Trong bài thơ có bao nhiêu dòng thơ?
* Luyện đọc từng dòng thơ 
+ Cho đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (xoe, xanh mướt, quản, buổi, tưng bừng)
+ Cho đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2 
-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
*Hướng dẫn đọc từng khổ thơ 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ
-Bài này được chia làm 4 khổ thơ
+ Cho đọc nối tiếp từng khố thơ 2 lượt. 
+GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (tán lá: là cây tạo thành hình như cái thân xanh mướt; rất xanh và trông thích mắt, tưng bừng: nhộn nhịp, vui vẻ).
* GV cho 
- Cho HS đọc cả bài thơ 
+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ
- HS dò bài
- HS trả lời
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc từ khó CN – nhóm ĐT
-HS đọc nối tiếp
-HS luyện đọc ngắt nghỉ theo khổ thơ.
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc đoạn theo nhóm 4
-HS đọc đọc cả bài thơ
- Các bạn nhận xét , đánh giá 
-HS đọc thành tiếng cả bài thơ
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài củng vần với một số tiếng trong bài: giả - ra, bài – mai – lại, nắng - vắng, bừng - mừng
- GV yêu cầu 
- GV và HS nhận xét , đánh giá .
-HS làm việc nhóm đôi
-HS trình bày kết quả.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở .
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
a. Trong khổ thơ đầu, cây hàng như thế nào? 
b. Cây hàng ghé cửa lớp để làm gì ? 
c. Thứ hai, lớp học như thế nào ? 
- GV đọc từng câu hỏi 
- GV và HS thống nhất câu trả lời 
a. Cây bàng trồng đã lâu năm (già), nhưng vẫn xanh tốt (Tán lá xoè ra /Như ô xanh mướt 
b. Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cô giáo giảng bài 
c. Thứ hai, lớp học nhộn nhịp và vui vẻ (tưng bừng ). 
- HS làm việc nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Các bạn nhận xét, đánh giá.
5. Học thuộc lòng 
- GV trình chiếu bài thơ 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ bất kì bằng cách xoá !
- HS đọc thành tiếng bài thơ . 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần
6. Trò chơi Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật 
- Mục tiêu: mở rộng và tích cực hoả vốn tử theo chủ đề trường học. 
- Nội dung: GV sử dụng những hình ảnh không gian trường học trên slide hoặc tranh vẽ, 
Chia nhóm để chơi, nhóm nào đoán nhanh và trung nhiều nhất là thẳng 
-HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học
7.Củng cố
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
- GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh . 
- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS
HS nhắc lại những nội dung đã học.
Toán
Đơn vị đo dộ dài ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đơn vị đo độ đài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm
(xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật 
- Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.
- Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ đài các vật theo số đo của vật.
- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ đài của các vật trong thực tế.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Thước kẻ có vạch chia cm.
- Một số đồ vật thật để đo độ dài (như trong SGK) hoặc có trong thực tế phù hợp với điều kiện từng trường.
- HS: SGK -Thước kẻ có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động:
- GV giới thiệu tựa bài.
2. Khám phá Xăng-ti-met
-GV giới thiệu để HS nhận biết được thước thẳng có vạch chia xăng -ti- mét, đơn vị đo xăng-ti-mét (ước lượng độ dài khoảng 1 đốt ngón tay của HS), cách viết tắt
1 xăng-ti-mét là cm (1 cm đọc là một xăng-tỉ-mét).
- GV giới thiệu cách đo một vật (bút chỉ) bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đặt
một đầu bút chì ở vạch 0 của thước, vạch cuối của bút chỉ ứng với số nào của thước, đó là số đo độ dài của bút chỉ).
- GVNX
3. Hoạt động 
Bài 1 :
- HS kiểm tra cách đo độ dài bút chỉ của ba bạn (đặt thước thẳng và phải áp sát thước với bút chì thẳng hàng, đặt đấu vật cần đo vào đúng số 0 trên thước). Từ đó xác định được ai đặt thước đo đúng.
+ Ai đặt thước sai?
+ Bút chì dài mấy xăng – ti – mét?
-GV yêu cầu HS thực hiện lại cách đo đúng giống như bạn Nam.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu
-GV cho 
a) Dựa vào cách đo độ dài ở phần khám phá, HS biết đùng thước có vạch chia
xăng-ti-mét để đo độ đài bút chì, bút mực và bút màu sáp nêu số đo (cm) ở vào trong mỗi ô tương ứng.
b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bút dài nhất, bút ngắn nhất.
* Bài 3: HS nêu yêu cầu
-GV đưa ra bốn đồ vật trên bảng lớp.
-HS quan sát rồi ước lượng độ dài mỗi vật (dài khoảng bao nhiêu cm). 
-Sau đó HS biết "kiểm tra” lại bằng thước có vạch chia xăng-ti-mét (đo chính xác). Từ
đó nêu “số đo độ dài ước lượng” và “số đo độ dài chính xác” thích hợp trong mỗi ô.
Lưu ý: GV có thể sử dụng những vật đo khác, phù hợp với điều kiện của trưởng lớp,
xung quanh các em.
* Bài 4: 
- Trò chơi: “Hoa tay”
HS có thể đếm số ô trong mỗi băng giấy để biết mỗi băng giấy dài bao nhiêu
xăng-ti-mét (ước lượng mỗi ô dài 1 cm). Sau đó học sinh sẽ cắt các băng giấy màu.
Bảng giấy màu đỏ: 6 cm;
Băng giấy màu xanh: 9 cm;
Băng giấy màu vàng: 4 cm
-Hát
- HS quan sát đọc tựa bài bài
- HS quan sát thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS nhắc lại cách đo CN.
-HS tập đo đặt thước lại giống bạn Nam.
-HS thực hành bài tập theo nhóm bốn. HS trong nhóm sẽ tự chọn 3 loại bút như yêu cầu trong bài tập. 
-HS thực hành theo nhóm. Ba bạn thay phiên nhau đo. 
-HS tự thảo luận nhận xét trong nhóm.
- HS cả lớp cùng chơi
-HS ghi số ước lượng trong bảng.
-HS cùng nhau đo kiểm tra lại các vật dụng trong nhóm 4.
Thứ ba ngày 09 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 5 : BÁC TRỐNG TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn viết dưới dạng tự sự; đọc đúng vẫn cng và tiếng, từ ngữ có vần này, hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát 
 2. Phát triển ki năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. 
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tuân thủ nền nếp học tập ( đi học đúng giờ, theo hiệu lệnh ở trường học); khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi, 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
II .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- Ôn: Cho HS đọc lại bài hôm trước trả lời câu hỏi
-Nhận xét
- Khởi động: 
- GV yêu cầu 
a. Em thấy những gì trong tranh ? 
b.Trong tranh, đồ vật nào quen thuộc với em nhất ? Nó được dùng để làm gì ? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Bác trống trường 
(Gợi ý: Trong tranh, thấy hiệu trưởng đang đánh trống khai giảng. Đằng sau thấy là phòng chữ " Lễ khai giảng năm học 2020 2021". Phía dưới cỏ HS dự lễ khai giảng tay cầm cỡ nhỏ, ... Tuỳ theo ý kiến cá nhân 
-HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS quan sát tranh CN và trao đổi nhóm
+ HS trình bày đáp án trước lớp . Các HS khác có thể bổ sung 
-HS đọc lại CN tựa bài
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Trong bài có bao nhiêu câu?
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong bài (reng reng ). 
* HS đọc câu
+ GV cho đọc nối tiếp từng câu lần 1. 
GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ như
 (tiếng, dõng dạc, chuông điện, thỉnh thoảng, reng reng...) 
 + GV cho đọc nối tiếp từng câu lần 2. 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài
 (Ngày khai trường / tiếng của tôi dõng dạc " tùng ... tùng ... tùng ... " / báo hiệu một năm học mới; Bảy giờ có thêm anh chuông điện,/ thỉnh thoảng cũng"rừng"reng...reng” bảo giờ học; Nhưng tôi vẫn là người bạn thân thiết/ của các cô cậu học trò) 
* HS đọc đoạn 
+ GV chia bài thành các đoạn (đoạn 1:từ đầu đến bao giờ, đoạn 2: tiếp theo đến năm học mới, đoạn 3 phần còn lại) 
+ GV cho đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài đẫy đà: to tròn, mập mạp; nâu bóng: màu nâu và có độ nhẵn, bóng. báo hiệu: cho biết một điều gì đó sắp đến.
+ HS đọc đoạn theo nhóm . 
- GV gọi đọc toản bài
+ GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi
-HS dò bài
-HS trả lời
-HS đọc CN-N –ĐT
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc nối tiếp từng đoạn
-HS đọc đoạn trong nhóm
- 3 HS đọc lại toàn bài
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi 
 a. Trong trường có vẻ ngoài như thế nào ?
 b. Hằng ngày, trống trường giúp học sinh việc gì?
c. Ngày khai trường, tiếng trống bảo hiệu điều gì ? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
a. Trong trường có vẻ ngoài đẫy đà, nước da nâu bóng 
 b. Hằng ngày, trong trường giúp học sinh ra vào lớp đúng giờ 
c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu một năm học mới đã đến. 
-HS làm việc nhóm đôi
-Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình
-Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3 
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. Hằng ngày, trong trường giúp học sinh ra vào lớp đúng giờ. 
 GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 
- HS đọc CN- ĐT
- HS viết câu trả lời vào vở
Toán
Thực hành ước lượng và đo dộ dài ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện ước lượng và đo độ dài những đồ vật thực tế ở trong lớp học, ở xung quanh, gần gũi các em theo đơn vị “tự quy ước” như gang tay, sải tay, bước chân và theo đơn vị xăng-ti- mét.
- Có biểu tượng về độ dài các đơn vị đo “quy ước” (gang tay, sải tay, bước chân), đơn vị xăng -ti- mét.
-Biết phân tích, so sánh các độ đài ước lượng với độ dài thực tế.
-HS được trải nghiệm, vận dụng cách đo độ dài vào việc đo các đồ vật có trong thực tế, lớp học, qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế.
- Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ đài các vật theo số đo của vật.
- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ đài của các vật trong thực tế.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: -Thước kẻ có vạch chia cm.
- Một số đồ vật thật để đo độ dài (như trong SGK) hoặc có trong thực tế phù hợp với điều kiện từng trường.
HS: SGK -Thước kẻ có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV giới thiệu tựa bài.
2. Khám phá
-HS quan sát các đồ dùng học tập (SGK), ước lượng nhận biết độ dài mỗi đồ vật, từ đó lựa chọn một trong hai số đo đã cho, số đo nào phù hợp với độ dài thực tế của đồ vật đó.
- GVNX
3. Hoạt động 
* Bài 1: Gọi:
- GV gọi một em lên làm mẫu. Hướng dẫn cho học sinh biết thế nào là một sải tay.
-Dựa vào hình bài 1 đạt vấn đề: Các bạn Rôbốt đo bảng lớp bằng hình thức nào?
- Đo chiều dài bảng lớp em bằng sải tay.
HS được đo chiều dài bảng lớp bằng chính sải tay của mỗi em, tử đó cho biết chiều
dài của bảng lớp là khoảng bao nhiêu sải tay của em đó.
GVNX: Số đo chiều dài bảng lớp ở các em có thể khác nhau (vì độ dài sải tay của mỗi em có thể dài, ngắn khác nhau).
* Bài 2: HS nêu yêu cầu
- GV cho hoc sinh quan sát tranh bài 2. Đưa ra nội dung cho học sinh phân tích, ngoài việc đo bằng sải tay còn đo bằng bước chân. Đo phòng học lớp em bằng bước chân.
-HS được đo độ dài phòng học từ mép tường đến cửa ra vào bằng chính bước chân của mỗi em, từ đó cho biết một chiều phòng học của lớp em dài khoảng bao nhiêu bước chân của em đó.
- Số đo độ đài phòng học của lớp ở các em có thể khác nhau (vì độ dài bước chân của mỗi em có thể đài, ngắn khác nhau).
b) Từ các số đo độ dài tìm được, HS so sánh các số đo, xác định được bước dài nhất, bước ngắn nhất.
4. Củng cố
- GV yêu cầu học sinh đo bằng bước chân chiều dài và chiều rộng phòng học 
- Mỗi HS chuẩn bị 1 món đồ chơi cho tiết học sau
- Nhận xét tiết học.
-HS hát
- HS đọc lại tựa bài
- HS quan sát 
-HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS quan sát
-HS thực hành đo bảng lớp theo nhóm 4.
-HS thực hành theo nhóm. 
-HS tự thảo luận nhận xét trong nhóm.
- HS ghi số ước lượng trong bảng.
- HS thực hành
- HS ghi nhớ để thực hiện.
 ...........
Thứ tư ngày 10 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 5 : BÁC TRỐNG TRƯỜNG
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện cảu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu . 
- GV yêu cầu 
- GV và HS thống nhất cầu hoàn chỉnh. Năm nào cũng vậy, chúng em háo hức chờ đón ngày khai trường.
 -GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 
-HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
-HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh 
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . 
-GV nhận xét.
-HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh 
-HS trình bày kết quả nói theo tranh.
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết 
- GV đọc to cả hai câu 
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết : 
+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả (chuông điện) 
 - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
+ GV đọc từng câu cho HS viết. 
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi . 
+GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
-HS chú ý lắng nghe
- HS viết bảng con
- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc “Bác trống trường” từ ngữ có tiếng chứa vần ang , an , au , ao 
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. 
- GV viết những từ ngữ này lên bảng . 
- GV yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ.
-HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ương, ươn, ươi, ươu.
- HS lên trình bày kết quả trước lớp 
- HS đọc to các từ ngữ CN -ĐT.
9. Đọc và giải câu đố
- GV đưa tranh về chuông điện, trống trường, bàn ghế, bảng lớp và lần lượt đưa ra các câu đố: Ở lớp, mặc áo đen, xanh Với anh phấn trắng, đã thành bạn thân. (Bảng lớp) “ Reng reng " là tiếng của tôi Ra chơi, vào học tôi thời bảo ngay. ( Chuông điện ) 
- 2- 3 HS trình bày trước lớp .
 - GV và HS khác nhận xét . 
- Một số HS đọc câu đố .
10. Củng cố
 - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại những nội dung đã học. 
Toán
Thực hành ước lượng và đo dộ dài ( tiết 2)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động:
- Hát tạo không khí sôi nổi bài “Đồ chơi của em”
- HS báo cáo nhiệm vụ đã được giao ở tiết học trước.
2. Luyện tập
* Bài 1: Gọi 
- GV yêu cầu học sinh quan sát 1 ô tương đương 1 cm
- Yêu cầu HS dùng thước thẳng có vạch chia xăng -ti-mét để đo độ dài các xe
đề chơi theo đơn vị cm rối tìm số thích hợp.
- HS quan sát tranh vẽ các đồ chơi rồi đo chiều dài mỗi đồ chơi (hình ảnh SGK đã
gợi ý có thước đo vạch xăng-ti-mét ở dưới trang. mỗi ô vuông có cạnh dài 1 cm.
HS đếm số ô vuông để tìm chiếu dài của mỗi đồ chơi). Nêu số đo tương ứng trong
mỗi ô.
 - So sánh số đo độ dài của các xe đồ chơi để xác định đồ chơi nào dài nhất và có bao
nhiêu xe ngắn hơn xe khách.
b) Đồ dùng nào dài nhất?
c) Có bao nhiêu xe ngắn hơn xe khách?
- GV nhận xét, kết luận
*Bài 2: 
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đồ vật ở câu a,
b, c (SGK) rồi nêu số đo tương ứng của mỗi đồ vật, Sau đó so sánh số đo để tìm đồ vật nào dài nhất.
- Gọi các nhóm chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận.
*Bài 3:
- HS nhận thấy bút chì A, bút chỉ C dài hơn bút chỉ B, mà bút chỉ B đo được dải 8 cm,
từ đó tìm ra bút chì nào dài hơn 8 cm.
3. Củng cố
- GV yêu cầu học sinh trao đổi đồ chơi đã chuẩn bị trước. Cùng nhau đo chiều dài của món đồ chơi.
- Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp cùng hát.
-HS báo cáo nhiệm vụ đã được giao ở tiết học trước.
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS được chia làm hai nhóm thi đua lên gắn các bảng số tương ứng với chiều dài của đồ chơi.
Tàu hỏa 11cm
xe bồn 5 cm
xe lu 4 cm
xe khách 7 cm
- Tàu hỏa dài nhất.
- Có 4 xe ngắn hơn xe khách
- HS thực hành 
-Đại diện nhóm lên chọn một đồ vật tương ứng với hình ở bài tập 2.
HS thực hiện đo theo nhóm 4.
- Các nhóm chia sẻ
- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả đo và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện cá nhân trên phiếu
 ...
TViệt(LH)
Luyện tập T-H củng cố các kỹ năng (T1)
Thứ năm ngày 11 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 6 . GIỜ RA CHƠI
 I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần, thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thư; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm và sự gắn kết với bạn bè, khả năng làm việc nhóm. 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ có trong SGK được phóng to, máy chiếu
- HS SGK, tập viết, bảng con 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn và khởi động 
- Ôn: Cho HS đọc lại bài hôm trước trả lời câu hỏi
-Nhận xét
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi . 
a. Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường làm gì ?
 b. Em cảm thấy thế nào khi ra chơi? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dần vào bài thơ Giờ ra chơi . 
 -HS đọc bài trả lời câu hỏi
-HS quan sát tranh CN và trao đổi nhóm
+ HS trình bày đáp án trước lớp . Các HS khác có thể bổ sung 
-HS đọc lại CN tựa bài
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. 
- Trong bài thơ có bao nhiêu dòng thơ?
* Luyện đọc từng dòng thơ 
+ Cho đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS 
+ Cho đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2 
-GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
*Hướng dẫn đọc từng khổ thơ 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ
-Bài này được chia làm 4 khổ thơ
+ Cho đọc nối tiếp từng khố thơ 2 lượt. 
+GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (nhịp nhàng: rất đều; vun vút: rất nhanh) 
* GV cho 
- Cho HS đọc cả bài thơ 
+ Lớp học đồng thanh cả bài thơ.
- HS dò bài
- Có 16 dòng
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc từ khó CN – nhóm ĐT
-HS đọc nối tiếp
-HS luyện đọc ngắt nghỉ theo khổ thơ.
-HS đọc nối tiếp
-HS đọc đoạn theo nhóm 4
-HS đọc đọc cả bài thơ
- Các bạn nhận xét , đánh giá 
-HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ. 
GV yêu cầu 
GV và HS nhận xét , đánh giá . 
GV và HS thống nhất câu trả lời .
-HS làm việc nhóm đôi
-HS trình bày kết quả.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở .
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
 a. Những trò chơi nào được nói tới trong bài ? 
b. Những từ ngữ nào cho biết các bạn chơi trò chơi rất giỏi ? 
c. Giờ ra chơi của các bạn như thế nào ? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời 
a. Trò chơi nhảy dây và trò chơi đá cầu 
b. nhịp nhàng, vòng quay đều, bay vun vút, móc rất tài 
 c. Giờ ra chơi của các bạn vui, rộn tiếng cười hoà vang. 
-HS làm việc nhóm đôi
-HS trình bày kết quả.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở .
5. Học thuộc lòng 
- GV trình chiếu bài thơ 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ bất kì bằng cách xoá !
- HS đọc thành tiếng bài thơ . 
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá che dần
6. Trò chơi Nhìn hình đoán tên trò chơi 
- Chuẩn bị : GV chuẩn bị một số thẻ tranh về trò chơi dân gian như Bịt mắt bắt dê, Chơi chuyền, Trốn tì, Cướp cờ, Kéo co, Nhảy bao bố, Tranh bóng 
HS tham gia trò chơi theo nhóm
7.Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
- GV tóm tắt lại những nội dung chỉnh . 
- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS
-HS nhắc lại những nội dung đã học . 
Toán(CC)
Luyện làm VBT trang 30,31
Chiều thứ năm ngày 11 tháng 03 năm 2021
CLBRCV
Luyện viết đúng từ, câu, đoạn văn
TViệt(LH)
Luyện tập T-H củng cố các kỹ năng (T2)
Thứ sáu ngày 12 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái trường niên yêu thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học, nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước ( nhà trưởng ). 
- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài. 
II .CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vẫn yêm , iêng , eng , uy , oay 
- GV nêu nhiệm vụ 
- GV nên chia các vần này thành 2 nhóm 
Nhóm vấn thứ nhất : 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các vần yêm, iêng, eng. 
+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV đưa những từ ngữ này lên bảng. 
Nhóm vấn thứ hai : 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các vần uy, oay. 
+ HS nêu những từ ngữ tìm được GV viết những từ ngữ này lên bảng .. 
+ HS làm việc nhóm đối để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chửa các vần uya, uay, uyp. 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các vần 
2. Tìm từ ngữ về trường học 
- GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những người làm việc ở trường? Từ ngữ nào chỉ đồ vật dùng để dạy và học? Từ ngữ nào chỉ không gian, địa điểm trong trường ... 
-GV và HS thống nhất phương án đúng. Những từ ngữ về trường học lớp học, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, bút, vở, sách, bảng. Lưu ý HS là không phải từ ngữ nào chỉ sự vật, hoạt động có ở trường thì cũng là từ ngữ về trường học, chẳng hạn cây bàng, cửa sổ, ghế đá, vui chơi, ... không phải là từ ngữ về trường học 
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ .
- HS trình bày kết quả
3. Kể về một ngày ở trường của em
-GV có thể gợi ý: Em thưởng đến trường lúc mấy giờ ? Rời khỏi trường lúc mấy giờ ? Ở trường, hằng ngày, em thường làn những việc gì ? Việc gì em thấy thú vị nhất ? ... 
GV nhận xét , đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể hấp dẫn, nêu được những chi tiết thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi . 
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ . 
- HS trình bày kết quả
- HS khác nhận xét, đánh giá.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Viết 1-2 cầu về trường em 
- GV yêu cầu HS trình bày những gì đã trao đổi về ngôi trường trong tranh và nói về ngôi trường của mình, từng HS tự viết 1- 2 câu về trường theo suy nghĩ riêng của mình . Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã trao đổi kết hợp với nội dung mà. GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh vẽ ngôi trường và trao đổi với nhau về những gì quan sát được 
-HS trình bày trước lớp.
5. Đọc mở rộng 
- Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về trường học. GV cũng có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp . 
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi những HS đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS củng học hỏi tóm tắt lại nội dung chính, nhận xét, khen ngợi, động viên HS . 
- HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. -HS đọc thơ, kể chuyện hoặc chia sẻ ý tưởng bài thơ, truyện kể đã đọc trước lớp. 
- Một số HS khác nhận xét, đánh giá
	HĐTN
VUI ĐÓN MÙA XUÂN
BÀI 16: ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU: :
- Hiểu được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi, tặng quà ngày Tết.
- Biết ứng xử phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà thể hiện tình yêu thương đối với mọi người.
- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ
- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Ngày tết quê em
-Học sinh: Một số bài hát về ngày Tết, mặt cười - mặt mếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát bài hát tập thể: “Ngày tết quê em”
- GV nêu câu hỏi: 
+ Các em có thích ngày Tết không?
+ Vào ngày Tết, người lớn thực hiện phong tục gì đối với trẻ em?
- GV nhận xét, giới thiệu bài. 
2.Thực hành
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Em đón nhận phong bao lì xì/quà tặng như thế nào?
+ Em sẽ nói gì với người tặng quà cho em?
- GV khuyến khích các cặp đôi thể hiện cách ứng xử của mình trước lớp.GV quan sát xem cặp nào làm tốt và mời một vài cặp lên thực hành cách ứng xử khi được mừng tuổi cho cả lớp quan sát.
 - GV yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt: Ngoài sự biết ơn, lễ phép, các em cần thể hiện tình yêu thương mọi người khi nhận quà.
3.vận dụng
Hoạt động 4: Thể hiện cảm xúc phù hợp khi được tặng quà
- GV mời một số HS chia sẻ những cảm xúc của mình mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã chia sẻ trước lớp tốt
- GV yêu cầu HS vận dụng những điều đã học được để thể hiện thái độ và hành vi phù hợp mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.
Tổng kết:- GV hỏi:
+ Các em thu hoạch được điều gì sau buổi trải nghiệm này? 
- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: 
+ Mừng tuổi, tặng quà là một phong tục đẹp, với mong muốn người được mừng tuổi may mắn cả năm.
+ Mừng tuổi mang ý nghĩa tinh thần là chính, không quan trọng số tiền nhiều hay ít.
4. Hoạt động kết nối
GV yêu cầu HS về nhà luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi để được uốn nắn thêm.
- GV nói: Tết sắp đến rồi, các em hãy vận dụng cách đón nhận tiền mừng tuổi và lời nói cảm ơn với người mừng tuổi cho em.
5.Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- HS tham gia hát theo nhạc .
- HS trả lời:
+ Em rất thích ngày Tết.
+ Phong tục mừng tuổi/lì xì.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi tìm cách xử lí tình huống.
- Từng bạn luân phiên thể hiện mừng tuổi và người được mừng tuổi. 
- Một vài cặp lên thực hành cách ứng xử khi được mừng tuổi cho cả lớp quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trước lớp. HS quan sát, lắng nghe để nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS làm theo yêu cầu của giáo viên.
- HS nêu suy nghĩ
- HS lắng nghe và nhắc lại thông điệp.
- HS về nhà luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi
- HS lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 24
 *Kiểm điểm tuàn 23
 - Khen ngợi những em có ý thức học tập tốt và hăng hái phát biểu ý kiến trong giờ học.
 - Động viên khuyến khích những

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_24_na.docx