Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT

BÀI 1: anh ênh inh

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Sinh nhật .Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần anh, ênh, inh.

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần anh, ênh, inh. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “nh”. Viết được các vần anh, ênh, inhvà các tiếng, từ ngữ có các vần anh, ênh, inh. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;nói lời cảm ơn khi nhận quà sinh nhật, nhận lời chúc mừng sinh nhật/ lời chúc mừng nói chungqua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ các vần anh, ênh, inh; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ, tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

 

docx 52 trang Kiều Đức Anh 7651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT
BÀI 1: anh ênh inh
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Sinh nhật .Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần anh, ênh, inh.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần anh, ênh, inh. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “nh”. Viết được các vần anh, ênh, inhvà các tiếng, từ ngữ có các vần anh, ênh, inh. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi. Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;nói lời cảm ơn khi nhận quà sinh nhật, nhận lời chúc mừng sinh nhật/ lời chúc mừng nói chungqua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần anh, ênh, inh; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ, tranh chủ đề; bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, đặt câu (nói) một số từ có tiếng chứa vần chủ đề 14.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Sinh nhật. Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần anh, ênh, inh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 150.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Sinh nhật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến anh, ênh, inh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ênh, inh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa anh, ênh, inh).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh nghe 
- Học sinh trao đổi với bạn 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát và nói
- Học sinh nêu 
- Học sinh so sánh phát hiện ra anh, ênh, inh.
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần anh, ênh, inh. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “nh”. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Gv gắn thẻ chữ anh lên bảng, yêu cầu hs quan sát và phân tích vần anh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc vần anh.
- Vần inh, ênh:Tiến hành tương tự như nhận diện vần anh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần anh, inh, ênh.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình tiếng 
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích tiếng bánh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng bánh. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ bánh kem.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa bánh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa bánh kem.
Bập bênh, bình:Tiến hành tương tự như từ khóa bánh kem. 
- Học sinh quan sát phân tích
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát mô hình tiếng 
- Học sinh phân tích tiếng bánh 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát từ bánh kem phát hiện vần anh trong tiếng bánh.
- Học sinh đánh vần
- Học sinh đọc trơn từ khóa: bánh kem.
Nghỉ giữa tiết
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần anh, ênh, inhvà các tiếng, từ ngữ có các vần anh, ênh, inh. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
d. Tập viết:
- Viết vần anh:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ anh.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần anhvào bảng con.
- Viết từ bánh:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ bánh(chữ bđứng trước, vần anhđứng sau, thanh sắc trên chữ a).
- Viết chữ ênh, bập bênh, inh, bình:
Tương tự như viết chữ anh, bánh.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết anh, bánh, ênh, bập bênh, inh, bìnhvào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
d.3. Tập viết hạ cỡ chữ:
- Giáo viên giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 2 ô li.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào bảng con một vài chữ thuộc nhóm chữ theo độ cao 2 ô li (d, đ, ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở các con chữ trên (d, đ, ).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ bánh.
- Học sinh viết chữ bánhvào bảng con.
- Học sinh viết anh, bánh, ênh, bập bênh, inh, bình.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần anh, ênh, inh theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần anh, ênh, inh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ chụp ảnhhoặc công kênh, gia đình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần anh, ênh, inhbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ênh, inhvà đặt câu (đơn giản).
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần anh, ênh, inh(chụp ảnh, công kênh, gia đình).
- Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: chụp ảnh, công kênh, gia đình. 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: chụp ảnh, công kênh, gia đình.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm vần anh, ênh, inhbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ:tranh, xanh, kênh, xinh, kính, lính, và đặt câu (đơn giản).
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Vào ngày đầu của mỗi tháng, lớp học của bạn nhỏ có gì vui? Các nhóm chuẩn bị những gì? Cả lớp làm gì trong ngày đó? Con có thích được tổ chức sinh nhật ở lớp không?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết nói lời cảm ơn khi nhận quà sinh nhật, nhận lời chúc mừng sinh nhật/ lời chúc mừng nói chung.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh qua các câu hỏi gợi ý: Cảm ơn về điều gì? Cảm ơn ai? Cảm ơn khi nào? Cảm ơn như thế nào?.
- Giáo viên lưu ý học sinh về tư thế, khoảng cách, ánh mắt, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ khi cảm ơn.
- Học sinh đọc câu lệnh: Nói lời cảm ơn.
- Học sinh quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói lời cảm ơn khi nhận quà sinh nhật, nhận lời chúc mừng sinh nhật.
- Học sinh thực hành lời cảm ơn để đáp lại lời chúc mừng (nhóm, trước lớp); nêu việc vận dụng bài tập nói lời cảm ơn khi về nhà, khi tham gia các hoạt động.
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có anh, ênh, inh.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ có anh, ênh, inh; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị tiết học sau: ươu.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 15
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT
BÀI 2: ƯƠU (tiết 3-4, sách học sinh, trang 152-153)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ươu(hươu, khướu, bướu lạc đà).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ươu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “u”.Viết được các vần ươuvà các tiếng, từ ngữ có các vần ươu.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học; cùng bạn thực hiện trò chơi “Bịt mắt đoán đồ vật” thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ươu(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (hươu, khướu, bướu lạc đà) tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức cùng bạn”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần am, ăm, âm; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần anh, ênh, inh.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ươu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 152.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ươu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có ươu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ươu).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ươunhư:hươu, khướu, bướu lạc đà.
- Học sinh nêu: hươu, khướu, bướu.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa ươu. Từ đó, học sinh phát hiện ra ươu.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ươu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần kết thúc bằng “u”.Viết được các vần ươuvà các tiếng, từ ngữ có các vần ươu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ ươulên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ ươu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần chữ ươu.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “u”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đại diện:hươu. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng hươutheo mô hình.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ hươu sao.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa hươu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa hươu sao.
- Học sinh quan sát, phân 
tích vần ươu: chữ ư đứng
 trước, chữ ơ đứng giữa,
 chữ u đứng sau cùng.
- Học sinh đánh vần: ư-ơ-u-ươu.
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “u”.
- Học sinh phân tích hươu:gồm âm h, vần ươu.
- Học sinh đánh vần: hờ-ươu-hươu.
- Học sinh quan sát từ hươu saophát hiện tiếng khoá hươu, vần ươutrong tiếng khoá hươu.
- Học sinh đánh vần: hờ-ươu-hươu. 
- Học sinh đọc trơn từ khóahươu sao.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conươu, hươu sao:
- Viết vần ươu:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần ươu: gồm chữ ư đứng trước, chữ ơ đứng giữa, chữ u đứng sau cùng.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần ươu.
- Học sinh viết vần ươu vào bảng con.
- Viết từ hươu sao:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của từ hươu (chữ hđứng trước, vần ươuđứng sau).
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết ươu, hươu sao vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
d.3. Tập viết hạ cỡ chữ:
- Giáo viên giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 2 ô li.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào bảng con một vài chữ thuộc nhóm chữ theo độ cao 2 ô li (p, q, ).
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào vở các con chữ trên(p, q, ).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết từ hươu.
- Học sinh viết từ hươu saovào bảng con; nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết ươu, hươu sao.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 15
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT
BÀI 2: ƯƠU (tiết 3-4, sách học sinh, trang 152-153)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ươu(hươu, khướu, bướu lạc đà).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ươu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “u”.Viết được các vần ươuvà các tiếng, từ ngữ có các vần ươu.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học; cùng bạn thực hiện trò chơi “Bịt mắt đoán đồ vật” thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ươu(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (hươu, khướu, bướu lạc đà) tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức cùng bạn”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần am, ăm, âm; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần anh, ênh, inh.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần ươu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần ươu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ khướuhoặc bươu, bướu lạc đà.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần ươubằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần ươuvà đặt câu chứa từ vừa tìm.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần ươu (khướu, bươu, bướu lạc đà).
- Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: khướu, bươu, bướu lạc đà.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: khướu, bươu, bướu lạc đà.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm vần ươubằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: nướu, khướu, và đặt câu chứa từ vừa tìm.
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Quà sinh nhật của Thịnh có những gì? Cục len ở đỉnh nón giống như gì? Cái gối chị tặng Thịnh có hình gì?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn thực hiện trò chơi “Bịt mắt đoán đồ vật”.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: bày đồ vật lên bàn, lấy dải ruy băng/ khăn bịt mắt, cầm đồ chơi lên gọi tên, màu sắc, công dụng, tình cảm với đồ vật đó 
- Học sinh đọc câu lệnh: Trò chơi gì?
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: thực hiện trò chơi “Bịt mắt đoán đồ vật”.
- Học sinh cùng bạn thực hiện bài tập (nhóm, trước lớp).
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ươu.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ươu; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị sau ( bài iêu, yêu).
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 15
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT
BÀI 3: IÊU YÊU (tiết 5-6, sách học sinh, trang 154-155)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêu, yêu (thả diều,buổi chiều,hạt điều,yêu thương).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêu, yêu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “u”.Viết được các vần iêu, yêuvà các tiếng, từ ngữ có các vần iêu, yêu.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;cùng bạn nói lời chúc mừng nhân dịp sinh nhậtthông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ iêu, yêu(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (thả diều,buổi chiều,hạt điều,yêu thương); tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Gà con giúp mẹ”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần ươu.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêu, yêu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 154.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có vầniêu, yêu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vầniêu, yêu đã tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa vầniêu, yêu).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần iêu, yêunhư: thả diều,buổi chiều,hạt điều,yêu thương.
- Học sinh nêu các tiếng có vần iêu, yêuđã tìm được: diều, yêu.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vầniêu, yêu. Từ đó, học sinh phát hiện ra iêu, yêu.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêu, yêu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “u”.Viết được các vần iêu, yêuvà các tiếng, từ ngữ có các vần iêu, yêu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vần iêu:
- Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ có vần iêu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vầnvần iêu.
a.2. Nhận diện vần yêu:
Tiến hành tương tự như vần iêu.Giáo viêngiải thích: khác ở điểm i ngắn và y dài.
a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần iêu, yêu:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các vần iêu, yêu.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “p”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đại diện:điều.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng “điều” theo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần thêm tiếng khác, ví dụ:yêu.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa;
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá hạt điều:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ hạt điều.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa điều.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa hạt điều.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá yêu quý:
Tiến hành tương tự như từ khóa hạt điều.
- Học sinh quan sát vàphát phân tích vần iêu: gồm âm i, êvà âm u, âm iđứng 
trước, âm êđứng giữa, âm uđứng cuối.
- Học sinh đọc vần iêu: i-ê-u-iêu.
- Học sinhnêu điểm giống nhau giữa các vần iêu, yêu(đều có âm uđứng cuối vần).
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “p”.
- Học sinh quan sát, phân tích tiếng điều(âm đvà vần iêu, thanh huyền).
- Học sinh đánh vần: đờ-iêu-điêu-huyền-điều. 
- Học sinh đánh vần: y-ê-u-yêu. 
- Học sinh xem tranh hạt điều, phát hiện tiếng khóa điềuvà vần iêu trong tiếng khóa điều.
- Học sinh đánh vần: đờ-iêu-điêu-huyền-điều.
- Học sinh đọc: hạt điều.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng coniêu, hạt điều, yêu, yêu quý: 
- Viết vầniêu:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầniêu(gồm âm iđứng trước, âm êđứng giữa, âm uđứng cuối).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầniêu.
- Học sinhdùng ngón trỏ viết vầniêu lên không khí, lên mặt bàn. 
- Học sinh viết chữ iêu vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từhạt điều:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ điều(chữ đđứng trước, vần iêuđứng sau, dấu ghi thanh huyềnđặt trên chữ ê).
- Viếtyêu, yêu quý:
Tiến hành tương tự như viết iêu, hạt điều.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết iêu, hạt điều, yêu, yêu quý vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ điều.
- Học sinh viết từhạt điều vào bảng con.
- Học sinh viết iêu, hạt điều, yêu, yêu quý.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TNXH 
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 15: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Thời lượng: 2 tiết
MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS đạt:
Ôn tập, củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề cộng đồng địa phương.
Hình thành phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề để ứng xử phù hợp trong cộng đồng.
Phẩm chất chủ yếu 
- Nhân ái: Yêu quý làng xóm .
- Chăm chỉ: Có ý thức làm việc để giữ gìn vệ sinh đường phố xung quanh nơi ở.
- Trách nhiệm: Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với đường phố xung quanh nơi ở, quan hệ trong cộng đồng.
2.Năng lực chung 
- Tự chủ và tự học: Tự giác làm những công việc giữ vệ sinh đường phố xung quanh nơi ở, giữ tình làng nghĩa xóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Hòa đồng, chia sẻ với hàng xóm.
- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong cộng đồng xung quanh nơi ở.
 3.Năng lực khoa học
- Nhận thức khoa học: Xác định được việc làm đúng để góp phần bảo vệ nơi em ở. 
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Biết chức năng của từng cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng xung quanh nơi em ở.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh nơi em ở.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: SGK, SGV, tranh ảnh.
- HS: SGK, VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Ôn tập về hoạt động trong cộng đồng.
a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách ứng xử phù hợp ở nơi cộng cộng.
HTTC: Hỏi đáp.
b. Cách tiến hành
- Gắn tranh SGK trang 64 phóng to.
- Yêu cầu nêu hoạt động của mỗi người trong tranh.
- Nếu như em là mọi người trong tranh em sẽ làm thế nào khi ở nơi công cộng?
- Tuyên dương, kết luận: Khi đến những nơi công cộng em cần ứng xử phù hợp.
2. Hoạt động 2: Ôn tập về lễ hội trong cộng đồng.
a. Mục tiêu: HS biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.
HTTC: Nhóm đôi.
b. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 2
- Yêu cầu nhóm đôi nói cho nhau về việc đã làm trước và trong Tết.
- Nhận xét - Kết luận.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Tổ chức kể lại một ngày hội mà em biết.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tuyên dương, kết luận: Có nhiều lễ hội diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán
4. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu nhắc lại các kết luận, từ khóa trong bài.
- Liên hệ thực tế, GDTT 
* Hoạt động tiếp nối: Kể cho gia đình nghe về ngày hội mà em thích
- Cá nhân: Đi dạo, chụp ảnh, vẽ tranh, cho bồ câu ăn, xem vịt.
- Không bẻ, hái cây; không chọc phá các con vật, không gây qua ồn ào, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15_nam_hoc_2020_2.docx