Giáo án Khối 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài đọc thuộc chủ đề những bài học đầu tiên (ba, bà, bò, cò, cá, (số) 1, 2, 3,.).

- Quan sát tranh khởi động biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có chứa âm chữ a (ba, bà, hoa, lá).

- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.

- Đọc được chữ a.

- Viết được chữ a, số 1.

- Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.

- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

II. CHUẨN BỊ :

- SHS, VTV, SGV.

- Thẻ chữ (in thường, in hoa, viết thường).

- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ

- Tranh chủ đề (nếu có).

 

docx 18 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 4010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 1
TỪ 20/9/2021 ĐẾN 24/9/2021
THỜI GIAN
MÔN
Tiết
BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
Ngày 20/ 9
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt
1
2
3
Nhận biết các hình
A a ( Tiết 1)
A a ( Tiết 2)
Thứ ba
Ngày 21/ 9
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt
1
2
3
Luyện tập
B b ( Tiết 1)
B b ( Tiết 2)
Thứ tư
Ngày 22/ 9
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt
1
2
3
Các số 1, 2, 3
C c dấu huyền, dấu sắc ( Tiết 1)
C c dấu huyền, dấu sắc ( Tiết 2)
Thứ năm
Ngày 23/ 9
Tiếng Việt Tiếng Việt
Tiếng Việt
1
2
3
O o dấu hỏi ( Tiết 1)
O o dấu hỏi ( Tiết 2)
Thực hành 
Thứ sáu
Ngày 24/ 9
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
1
2
3
Ôn tập ( Tiết 1)
Ôn tập ( Tiết 2)
Kể chuyện :Cá bò
Toán
NHẬN BIẾT CÁC HÌNH
NS: 17/ 9/2021 
ND: Thứ hai
 20/ 9/2021
 I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận dạng được biểu tượng của 6 hình cơ bản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương, nói đúng tên hình.
- HS có ý thức học tập tốt
II. CHUẨN BỊ :
 - SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
 - Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
1.HĐ Khởi động 
- GV cho HS hát bài : Ông trăng tròn 
2. HĐ hình thành kiến thức mới, thực hành.
2.1 Nhận biết biểu tượng hình vuông
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông
2.2 Nhận biết biểu tượng hình chữ nhật.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
 - GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật.
2.3 Nhận biết biểu tượng hình tam giác.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.
2.4 Nhận biết biểu tượng hình tròn.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.
2.5 Nhận biết biểu tượng khối hộp chữ nhật.
* Thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật.
2.6 Nhận biết biểu tượng khối lập phương.
* Thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật.
3. Hoạt động mở rộng
- GV tổng kết nội dung bài học. 
- HS hát
- HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình vuông;viên gạch lát nền có dạng hình vuông, khăn tay cũng có dạng hình vuông.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông.
- HS quan sát SGK và nêu nhận xét: 
Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình chữ nhật, cuốn SGK 
Toán 1 có dạng hình chữ nhật, bảng con có dạng hình chữ nhật cửa đi cũng có dạng hình chữ nhật.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật.
- HS quan sát SGK và nêu nhận xét: 
Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình tam giác. Lá cờ có dạng hình tam giác, ê ke có dạng hình tam giác, miếng bánh cũng có dạng hình tam giác.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.
- HS quan sát SGK và nêu nhận xét: 
Hình thứ nhất trong tranh là hình tròn. Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, biển báo 
giao thông có dạng hình tròn và cái đĩa cũng có dạng hình tròn
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.
- HS thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật.
- HS thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật.
- HS lấy ví dụ về nhận biết các hình mà các em vừa học.
Tiếng Việt
A a
I. MỤC TIÊU:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài đọc thuộc chủ đề những bài học đầu tiên (ba, bà, bò, cò, cá, (số) 1, 2, 3,....).
- Quan sát tranh khởi động biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có chứa âm chữ a (ba, bà, hoa, lá).
- Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ a.
- Đọc được chữ a.
- Viết được chữ a, số 1.
- Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.
- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
II. CHUẨN BỊ :
SHS, VTV, SGV.
Thẻ chữ (in thường, in hoa, viết thường).
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Tranh chủ đề (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
Tiết 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
2.Khởi động
- GV yêu cầu HS mở SGK 
- Giới thiệu tranh chủ đề (nếu có).
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề, nêu từ khóa xuất hiện trong bài đọc.
- Yêu cầu HS quan sát tranh khởi động nói từ ngữ chưa tiếng có âm a.
- GV yêu cầu HS nêu điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm.
- GV giới thiệu bài- Ghi tựa
3.Nhận diện âm chữ mới
- GV yêu cầu HS quan sát chữ a in thường, in hoa.
4. Đọc âm chữ mới
- GV yêu cầu HS đọc âm chữ mới. HS nhận xét	
5. Tập viết
a. Viết vào bảng con
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ a, số 1
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
b. Viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu HS viết chữ a và số 1 vào VTV
- GV cho HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
- GVHDHS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả mới.
Tiết 2
`6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm a; GV nên hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ).
- GV yêu cầu HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối a và hình lá, bà, gà trống, ba mang ba lô.
- GV yêu cầu HS nói câu có từ ngữ lá hoặc bà, gà trống, ba, ba lô 
- GV yêu cầu HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm a .
7. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
Tranh vẽ những ai? Bạn nhỏ đang làm gì? Chữ gì trong bóng nói gắn với bạn nhỏ).
- GVHDHS xác định HĐMR: nói câu biểu thị sự ngạc nhiên có từ a (GV có thể giải thích thêm ‘’ Câu’’ A!’’ trong bóng nói biểu thị sự ngạc nhiên thích thú của bạn nhỏ; gợi ý cho HS, VD: A, ba về. A, mẹ ơi, gà kìa. A, sách đẹp quá!
- GV yêu cầu HS nói trong nhóm nhỏ có từ a, biểu thị sự ngạc nhiên.
8. Củng cố, dặn dò. 
- Gọi HS đọc lại bài
- Chuẩn bị tiết sau 
- HS thực hiện
- HS mở SGK
- HS lắng nghe
- HS trao đổi nhóm đôi và trình bày
- HS nêu: ba, bà, cà, cò, ca, cá hoặc các chữ số 1, 2, 3, 4, 5
- HS nêu: ba, bà, má, hoa, lá..)
- HS tìm: có chứa âm a. Phát hiện âm a.
- HS lắng nghe và nhắc tựa
- HS quan sát
- HS đọc chữ a
- HS quan sát
- HS viết vào bảng con 
- HS nhận xét
- HS thực hành viết
- HS tự chọn biểu tượng phù hợp
- HS quan sát và nêu: lá, bà, gà trống, ba mang ba lô
- HS thảo luận
- HS nói trong nhóm: Chiếc lá màu xanh, Đây là con gà trống,...).
- HS tìm (má, trán, mắt cá,...).
- HS quan sát
- HS nêu
- HS lắng nghe
-HS nói trước câu lớp
- HS đọc	
- Lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP
NS: 18/ 9/2021 
ND: Thứ ba
 21/ 9/2021
 I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương. Nhận biết được hình dạng của một số đồ vật trong đời sống.
- HS có ý thức học tập tốt
II. CHUẨN BỊ :
 - SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
 - Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
1.HĐ Khởi động 
- Trò chơi “Truyền điện”:
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách chơi
2. Hoạt động thực hành.
* Nhận dạng các hình hình học
Bài 1. Trong các hình dưới đây:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV tuyên dương HS có câu trả lời đúng.
Bài 2. Trong hình dưới đây:
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV quan sát, giúp đỡ HS 
- Nhận xét, sửa bài
Bài 3. Mỗi đồ vật dưới đây cùng dạng với hình nào? Hãy gọi tên hình đó?
- GV lần lượt cho HS nêu mỗi đồ vật cùng dạng với hình gì. 
3. Hoạt động mở rộng
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”:
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách chơi.
+ Kể tên 3 đồ vật có dạng hình vuông;
+ Kể tên 3 đồ vật có dạng hình tròn;
+ Kể tên 3 đồ vật có dạng hình tam giác.
- GV tổng kết nội dung bài học. 
- HS quan sát trong lớp những vật có dạng hình chữ nhật.
Một HS nêu một vật trong lớp có dạng hình chữ nhật rồi chỉ định bạn thứ hai nêu tiếp, bạn thứ hai lại chỉ định bạn thứ ba nêu tiếp, 
- HS quan sát SGK và làm miệng.
- HS nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập Toán
- HS lần lượt cho HS nêu mỗi đồ vật cùng dạng với hình gì.
- HS nhận xét, tuyên dương.
- HS thực hiện chơi
-HS nghe
Tiếng Việt
B b
I. MỤC TIÊU:
HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm b.
Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b.
Đọc được chữ b, ba.
 Viết được chữ b, ba và số 2.
Nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ b.
II. CHUẨN BỊ :
SHS, VTV, SGV.
Thẻ chữ (in thường, in hoa, viết thường).
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Tranh chủ đề (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
Tiết 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
- Cho HS nói, viết, đọc chữ a, hoặc câu chứa tiếng có âm a
2. Khởi động
- GV yêu cầu HS mở SGK 
- Yêu cầu HS quan sát tranh khởi động nói từ ngữ chứa tiếng có âm b
- GV yêu cầu HS nêu điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm.
- GV giới thiệu bài- Ghi tựa
3.Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
a) Nhận diện âm chữ mới:
- GV yêu cầu HS quan sát chữ b in thường, in hoa.
- Cho HS đọc chữ 
b) Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Cho HS quan sát mô hình
- Yêu cầu HS phân tích tiếng
- Gọi HS đánh vần tiếng 
4.Đánh vần tiếng khóa,đọc trơn từ khóa:
- GV yêu cầu HS quan sát từ ba, phát hiện âm mới
- Cho HS đánh vần tiếng khóa
- Gọi HS đọc trơn từ khóa ba
5. Tập viết
a. Viết vào bảng con
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ b, ba, số 2
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
b. Viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu HS viết chữ b, ba,và số 2 vào VTV
- GV cho HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
- GVHDHS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả mới.
Tiết 2
`6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm b; GV nên hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ).
- GV yêu cầu HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối b và hình phù hợp
- GV yêu cầu HS nói câu có từ ngữ : bàn, bé, bong bóng, ba ba
- GV yêu cầu HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm b .
7. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ những gì? 
+Tranh gợi bài hát nào?
- GVHDHS xác định HĐMR: nói , hát kèm vận động các bài hát có âm b vui nhộn, quen thuộc với các em
8. Củng cố, dặn dò. 
- Gọi HS đọc lại bài
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau 
- HS thực hiện
- HS mở SGK
- HS trao đổi nhóm đôi và trình bày
- HS nêu: bé, bà, ba, bế bé 
- HS tìm: có chứa âm b. Phát hiện âm b
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- HS quan sát
- HS đọc chữ b
- HS quan sát
- HS phân tích 
- HS đánh vần tiếng ba
- HS tìm âm mới trong tiếng
- Đánh vần tiếng
- Đọc trơn từ khóa
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con 
- HS nhận xét
- HS thực hành viết
- HS tự chọn biểu tượng phù hợp
- HS quan sát và nêu: bàn, bé, bong bóng, ba ba
- HS thảo luận
- HS nói trong nhóm: Chiếc lá màu xanh, Đây là con gà trống,...).
- HS tìm (bà, bánh, bay, bắp,...).
- HS quan sát
- HS nêu
- HS nói, hát kèm vận động phụ họa
- HS đọc	
- Lắng nghe
Toán
CÁC SỐ 1,2,3
NS: 19/ 9/2021 
ND: Thứ tư
 22/ 9/2021
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng, đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Đếm được các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
- Bước đầu vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
 - SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
 - Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
HĐ 1. Khởi động:
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”.
HĐ 2. Hình thành biểu tượng các số 1, 2, 3 
* Bước 1: 
- GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một đồ vật ở bức tranh trong SGK (hoặc máy chiếu) và yêu cầu HS nêu số lượng.
- GV chỉ vào từng đồ vật vẽ ở bức tranh và đọc: “một cái ba lô, một cái thước kẻ, một cái hộp bút, một chấm tròn, một khối lập phương”. Ta viết, đọc là “một” (viết lên bảng lớp).
* Bước 2
- GV hướng dẫn HS quan sát số 1 in, số 1 viết thường và yêu cầu HS chỉ vào từng số và đều đọc là “một”
Hình thành biểu tượng số 2, số 3 làm tương tự đối với số 1.
HĐ 3. Đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 
- GV yêu cầu HS nhìn SGK hoặc hướng lên bảng lớp quan sát tranh vẽ các khối lập phương như trong SGK đã được phóng to trên máy chiếu.
- GV chỉ vào hình vẽ các cột khối lập phương để đếm từ 1 đến 3 (một, hai, ba) rồi đếm từ 3 đến 1 (ba, hai, một), Sau đó cho HS nhắc lại như vậy với hình vẽ trong SGK.
HĐ 4. Thực hành – luyện tập 
Bài 1. Viết số:
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt số 1, số 2, số 3.
Bài 2. Số?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT (nhìn tranh, tìm số thích hợp thay cho dấu ? theo mẫu) rồi làm bài vào VBT Toán.
- GV chữa bài, nhận xét.
- GV cần tập cho HS nhận ra ngay số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.
Bài 3. Số?
- GV tập cho HS biết đếm theo thứ tự 1, 2, 3 và đếm ngược lại 3, 2, 1 để từ đó tìm số thay cho dấu ? phù hợp với thứ tự 1, 2, 3 và ngược lại 3, 2, 1. 
HĐ 5. Vận dụng :
Bài 4. Số?
- GV tập cho HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng dùng loại theo yêu cầu của bài (khối ru-bic, quả bóng, ô tô thay cho dấu ? )
HĐ 6. Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học 
- GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu, ), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở, ) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
- HS hát múa bài “Một con vịt”.
- HS nêu:
+ Có một cái ba lô.
+ Có một cái thước kẻ.
+ Có một cái hộp bút.
+ Có một chấm tròn.
+ Có một khối lập phương.
- HS lắng nghe.
- HS đọc số.
- HS quan sát.
- HS đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1 theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp viết theo hướng dẫn của GV vào VBT Toán.
- HS nêu yêu cầu và làm bài vào VBT Toán.
- HS chữa bài.
- HS làm bài vào VBT.
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV và làm bài theo nhóm 2
- 1 nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa bài
- HS nhắc lại các số 1, 2, 3.
- HS tìm các đồ vật có số lượng là 1,2,3.
Tiếng Việt
C c, dấu huyền, dấu sắc
, 
I. MỤC TIÊU:
HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm c, dấu huyền, dấu sắc.
Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc.
Đọc được chữ c,ca, cà, cá.
 Viết được chữ c,ca, cà, cá và số 3.
Nhận biết được, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.
II. CHUẨN BỊ :
SHS, VTV, SGV.
Thẻ chữ (in thường, in hoa, viết thường).
Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ 
Tranh chủ đề (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
Tiết 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
- Cho HS nói, viết, đọc chữ b, hoặc câu chứa tiếng có âm b
2. Khởi động
- GV yêu cầu HS mở SGK 
- Yêu cầu HS quan sát tranh khởi động nói từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.
- GV yêu cầu HS nêu điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm.
- GV giới thiệu bài- Ghi tựa
3.Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
Nhận diện âm chữ mới:
* Nhận diện âm chữ c:
- GV yêu cầu HS quan sát chữ c in thường, in hoa.
- Cho HS đọc chữ 
* Nhận diện thanh huyền( dấu huyền):
- Cho HS nghe và phân biệt các cặp từ : a – à, ba – bà, ca – cà
- Yêu cầu HS nêu tiếng có thanh huyền
- Cho HS quan sát dấu huyền
- Gọi HS đọc dấu huyền
* Nhận diện thanh sắc( dấu sắc):
- Cho HS nghe và phân biệt các cặp từ : ca – cá, mi – mí, đa – đá 
- Yêu cầu HS nêu tiếng có thanh sắc
- Cho HS quan sát dấu sắc
- Gọi HS đọc dấu sắc
b) Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
*Cho HS quan sát mô hình tiếng ca
- Yêu cầu HS phân tích tiếng
- Gọi HS đánh vần tiếng 
*Cho HS quan sát mô hình tiếng cà
- Yêu cầu HS phân tích tiếng
- Gọi HS đánh vần tiếng 
* Cho HS quan sát mô hình tiếng cá
- Yêu cầu HS phân tích tiếng
- Gọi HS đánh vần tiếng 
4. Đánh vần tiếng khóa,đọc trơn từ khóa:
- GV yêu cầu HS quan sát tiếng ca ( cà, cá), phát hiện âm mới
- Cho HS đánh vần tiếng khóa
- Gọi HS đọc trơn từ khóa ca, cà, cá
5. Tập viết
a. Viết vào bảng con
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ c, ca, cà, cá, số 3
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
b. Viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu HS viết chữ c, ca, cà, cá, số 3 vào VTV
- GV cho HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
- GVHDHS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả mới.
Tiết 2
`6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập đánh vần, đọc trơn:
a) Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm c; GV nên hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ).
- GV yêu cầu HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối c và hình phù hợp
- GV yêu cầu HS nói câu có từ ngữ : cò, cá, cam, cua
- GV yêu cầu HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm c.
b) Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- GV đọc mẫu: ca, cà, cá
- Gọi HS đánh vần, đọc trơn
- Cho HS tìm hiểu nghĩa của từ
7. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ những gì? 
+Tranh gợi bài hát nào?
- GVHDHS xác định HĐMR: nói , hát kèm vận động các bài hát có âm c vui nhộn, quen thuộc với các em
8. Củng cố, dặn dò. 
- Gọi HS đọc lại bài
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau 
- HS thực hiện
- HS mở SGK
- HS trao đổi nhóm đôi và trình bày
- HS nêu: cỏ, công, cò, cá, cào cào 
- HS tìm: có chứa âm c. Phát hiện âm c, dấu huyền, dấu sắc
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- HS quan sát
- HS đọc chữ c
- Tìm điểm khác nhau : có và không có thanh huyền
- HS nêu : cò, bò, hò, lò 
- HS quan sát
- HS đọc : dấu huyền
- Tìm điểm khác nhau : có và không có thanh sắc
- HS nêu : lá, má, ghé, rá 
- HS quan sát
- HS đọc : dấu sắc
- HS quan sát
- HS phân tích 
- HS đánh vần tiếng ca
- HS quan sát
- HS phân tích 
- HS đánh vần tiếng cà
- HS quan sát
- HS phân tích 
- HS đánh vần tiếng cá
- HS tìm âm ( dấu thanh)mới trong tiếng
- Đánh vần tiếng
- Đọc trơn từ khóa
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con 
- HS nhận xét
- HS thực hành viết
- HS tự chọn biểu tượng phù hợp
- HS quan sát và nêu: cò, cáo, cam, cua
- HS thảo luận
- HS nói trong nhóm
- HS tìm (cái cổ, con cá, cô giáo, cửa sổ,...).
- HS nghe
- Lớp đánh vần, đọc trơn
- HS giải nghĩa từ
- HS quan sát
- HS nêu : con cào cào, nốt nhạc 
- HS nói, hát kèm vận động phụ họa
- HS đọc	
- Lắng nghe
Tiếng Việt
O o, dấu hỏi
, dấu hỏi
NS: 20/ 9/2021 
ND: Thứ năm
 23/ 9/2021
I. MỤC TIÊU:
HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa âm o, dấu hỏi.
Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ o, dấu hỏi.
Đọc được chữ o, bò, cỏ
 Viết được chữ o, cỏ và số 4
Nhận biết được, nói câu có từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu sắc
II. CHUẨN BỊ :
SHS, VTV, SGV.
Thẻ chữ (in thường, in hoa, viết thường).
Một số tranh ảnh minh họa .Tranh chủ đề (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
Tiết 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
- Cho HS nói, viết, đọc chữ c, hoặc câu chứa tiếng có âm c
2. Khởi động
- GV yêu cầu HS mở SGK 
- Yêu cầu HS quan sát tranh khởi động nói từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu hỏi
- GV yêu cầu HS nêu điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm.
- GV giới thiệu bài- Ghi tựa
3.Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
Nhận diện âm chữ mới:
* Nhận diện âm chữ o:
- GV yêu cầu HS quan sát chữ o in thường, in hoa.
- Cho HS đọc chữ 
* Nhận diện thanh hỏi( dấu hỏi):
- Cho HS nghe và phân biệt các cặp từ : bo – bỏ, co – cỏ, đo – đỏ
- Yêu cầu HS nêu tiếng có thanh hỏi
- Cho HS quan sát dấu hỏi
- Gọi HS đọc dấu hỏi
b) Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
*Cho HS quan sát mô hình tiếng bò
- Yêu cầu HS phân tích tiếng
- Gọi HS đánh vần tiếng 
*Cho HS quan sát mô hình tiếng cỏ
- Yêu cầu HS phân tích tiếng
- Gọi HS đánh vần tiếng 
4. Đánh vần tiếng khóa,đọc trơn từ khóa:
- GV yêu cầu HS quan sát tiếng bò ( cỏ), phát hiện âm mới
- Cho HS đánh vần tiếng khóa
- Gọi HS đọc trơn từ khóa bò, cỏ
5. Tập viết
a. Viết vào bảng con
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ o, cỏ, số 4
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
b. Viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu HS viết chữ o, cỏ, số 4 vào VTV
- GV cho HS nhận xét bài viết của mình, bạn; sửa lỗi (nếu có).
- GVHDHS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả mới.
Tiết 2
`6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập đánh vần, đọc trơn:
a) Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa âm o; GV nên hướng dẫn HS tìm theo chiều kim đồng hồ).
- GV yêu cầu HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối o và hình phù hợp
- GV yêu cầu HS nói câu có từ ngữ : thỏ, cọ, chó, bọ
- GV yêu cầu HS nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm o
b) Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- GV đọc mẫu: Bò có cỏ
- Gọi HS đánh vần, đọc trơn câu
- Cho HS tìm hiểu nghĩa của câu ( bò có gì? Con gì có cỏ )
7. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
+ Tranh vẽ những gì? 
+Cho HS đọc câu có trong bóng nói của con gà trống.
- GVHDHS xác định HĐMR: nêu tiếng kêu của con gà, bò
8. Củng cố, dặn dò. 
- Gọi HS đọc lại bài
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau 
- HS thực hiện
- HS mở SGK
- HS trao đổi nhóm đôi và trình bày
- HS nêu: bò, thỏ, cỏ, mỏ chim, đỏ 
- HS tìm: có chứa âm o. Phát hiện âm o, dấu hỏi
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- HS quan sát
- HS đọc chữ o
- Tìm điểm khác nhau : có và không có thanh hỏi
- HS nêu : cỏ, nhỏ, bỏ, xỏ .
- HS quan sát
- HS đọc : dấu hỏi
- HS quan sát
- HS phân tích 
- HS đánh vần tiếng bò
- HS quan sát
- HS phân tích 
- HS đánh vần tiếng cỏ
- HS tìm âm ( dấu thanh)mới trong tiếng
- Đánh vần tiếng
- Đọc trơn từ khóa
- HS theo dõi
- HS viết vào bảng con 
- HS nhận xét
- HS thực hành viết
- HS tự chọn biểu tượng phù hợp
- HS quan sát và nêu: thỏ, cọ, chó, bọ
- HS thảo luận
- HS nói trong nhóm
- HS tìm (cái giỏ, lọ tăm, gió to, kho cá,...).
- HS nghe
- Lớp đánh vần, đọc trơn
- HS tìm hiểu nghĩa của câu
- HS quan sát
- HS nêu : con gà 
- HS đọc
- HS thực hiện, có thể theo hình thức hỏi đáp : con gà ( bò ) kêu như thế nào?
- HS đọc	
- Lắng nghe
Tiếng Việt
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS kể đúng, đọc đúng các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c , `, ‘, o, ?
Nhận diện được âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tiếng, từ.
Đánh vần tiếng có âm chữ được học và đọc câu ứng dụng.
Hiểu được nghĩa của câu đã học ở mức độ đơn giản.
Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết chữ; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ :
VBT, SHS, SGV
Một số thẻ từ, câu.
Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
- Cho HS nói, viết, nói câu chứa tiếng có âm và dấu thanh đã học.
2.Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc.
2.1. Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ
- GV đọc: Bò có cỏ. Cò có cá.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có âm chữ đã học
- Gọi HS đánh vần các tiếng đó
- Cho HS đọc trơn/ đánh vần từ chứa âm chữ mới học trong tuần
2.2. Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc.
- Cho HS tìm hiểu nghĩa của câu.
- HDHS thực hiện bài tập nối vế câu.
- Cho HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình và của bạn.
3.Luyện tập thực hành các âm chữ mới
- GV hướng dẫn HS quan sát các kí hiệu dùng trong vở bài tập để các em thực hiện các bài tập: nối sơ đồ, nối chữ, chọn từ đúng, điền phụ âm đầu 
4.Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhận diện lại các tiếng từ có âm chữ mà HS thường mắc lỗi khi đọc, viết
Cho HS đọc lại bài.
Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kể chuyện
- HS thực hiện
HS lắng nghe.
Tìm các tiếng có âm chữ mới học trong tuần có trong câu : B, o, c, a.
HS đánh vần
HS đọc.
HS lắng nghe.
Bò có cỏ. Cò có cá.
Con gì có cỏ? Cá của con gì?
HS làm bài
HS nhận xét.
HS làm bài tập.
HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình, của bạn.
HS nhận diện lại : cà – cá, bò – bó, cò – có 
HS đọc
Lắng nghe
Tiếng Việt
ÔN TẬP
NS: 21/ 9/2021 
ND: Thứ sáu
 24/ 9/2021
I. MỤC TIÊU:
Củng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc, o, dấu hỏi.
Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.
Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
Viết được cụm từ ứng dụng.
Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua các hoạt động tập viết chữ, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ :
SHS, SGV, VBT, VTV
Thẻ các âm chữ đã học trong tuần.
Một số tranh ảnh, mô hình minh họa.
Bảng phụ ghi các nội dung cần rèn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
- Cho HS nói, viết, nói câu chứa tiếng có âm và dấu thanh đã học.
2.Ôn tập các âm chữ được học trong tuần
- Yêu cầu HS mở sách trang 18, giáo viên giới thiệu bài học hôm nay: Ôn tập 
- Nhìn vào tranh, GV mời HS đọc các âm chữ, dấu thanh được trình bày trong sách.
- Cho HS tìm một số từ ngữ có tiếng chứa âm chữ, dấu thanh vừa học và đặt câu với những tiếng đó. 
- Gọi HS nói câu có từ ngữ có tiếng chứa âm chữ vừa được học trong tuần.
- Cho HS quan sát bảng ghép các âm chữ , bảng ghép âm chữ với dấu thanh và đánh vần các chữ được ghép. 
3.Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu: Bà bó cỏ. ( Nhắc HS chữ B được in hoa).
- GV cho HS đọc trơn và hỏi:
+ Bà làm gì?
+ Ai bó cỏ?
GV nhận xét câu trả lời của HS
TIẾT 2
4.Tập viết và chính tả.
4.1. Viết cụm từ ứng dụng
- GV đưa bảng phụ viết sẵn từ: bó cỏ.
- GV viết trên bảng.
4.2.Viết số 5
- GV cho HS quan sát số 5 trên bảng phụ.
- Số 5 cao mấy ô li?
- GV viết mẫu: Số 5 gồm 3 nét, nét ngang, nét sổ và nét cong phải.
5. Hoạt động mở rộng
- GV cho HS đọc bài thơ hoặc hát bài hát nói về chủ đề: Những bài học đầu tiên.
- Nhận xét, TD HS
6.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại các từ chứa âm chữ và dấu thanh đã học.
- Chuẩn bị bài: kể chuyện: Cá bò.
- HS thực hiện
HS mở sách,
 HS quan sát và đọc: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc, o, dấu hỏi.
Ba ba, con bò, cái ca, cà, cá, cò, cỏ.
HS nêu.
HS quan sát
Đánh vần và đọc bảng ghép các âm, bảng ghép chữ và thanh
HS nghe
HS đọc .
HS tìm hiểu nội dung câu
HS nhận diện từ bó cỏ.
Quan sát cách viết
HS viết vở tập viết.
HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
2 ô li
HS theo dõi cách viết
HS viết vở.
HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
HS thực hiện
HS đọc lại bài
Nghe dặn dò
Tiếng Việt
KỂ CHUYỆN : CÁ BÒ
I. MỤC TIÊU:
Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Cá bò và tranh minh họa.
Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh.
Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể.
Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
II. CHUẨN BỊ : SHS, SGV.Tranh minh họa câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc HĐ giải trí có liên quan đến chủ đề.
- Cho HS nói, viết, nói câu chứa tiếng có âm và dấu thanh đã học.
2. Luyện tập nghe và nói: 
- Cho HS đọc tên truyện, quan sát tranh, phán đoán và thảo luận với bạn về nội dung câu chuyện.
- GV gợi ý : tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?....
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện
GV kể 2 lần
- Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS. VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?...
- GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình
- Lần 2: GV kể kết hợp tranh.
- GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn
- Cho HS kể lại câu chuyện trong nhóm và trước lớp
- Gọi HS nhận xét bạn kể - GV nhận xét
- GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân. VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì?...
4. Củng cố dặn dò.
- GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.
- Dặn HS biết đọc, nghe và kể và kể thêm truyện ở nhà.Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- Học sinh quan sát tranh
- Đánh vần và đọc tên truyện: Cá bò
-Trao đổi về ND câu chuyện
-Học sinh lắng nghe GV kể lần 1
-Học sinh lắng nghe GV kể lần 2
-Học sinh tập kể theo nhóm 4
-Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
-Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.
- Học sinh nhận xét bạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1_na.docx