Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương

CHỦ ĐỀ 14: LỚP EM

BÀI 1: ap ăp âp (tiết 1-2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Lớp em.Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ap, ăp, âp.

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ap, ăp, âp; đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần ap, ăp, âpvà các tiếng, từ ngữ có các vần ap, ăp, âp.Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;nêu các điều nội quy của lớp em qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ các vần ap, ăp, âp; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ , tranh chủ đề; bảng phụ.

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

 

docx 57 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 6530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2020
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 14: LỚP EM
BÀI 1: ap ăp âp (tiết 1-2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Lớp em.Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ap, ăp, âp.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ap, ăp, âp; đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần ap, ăp, âpvà các tiếng, từ ngữ có các vần ap, ăp, âp.Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;nêu các điều nội quy của lớp em qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần ap, ăp, âp; một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ , tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Giúp gì?”. Giáo viên: Con có thể giúp thầy cô và bè bạn những việc gì? (Giúp tập thể dục, giúp dọn dẹp lớp học, ).
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Lớp em.Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ap, ăp, âp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách.
- Học sinh mở sách học sinh trang 140.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Lớp em.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến ap, ăp, âp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần ap, ăp, âp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ap, ăp, âp).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh nghe .
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát và nói
- Học sinh nêu 
- Học sinh so sánh
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ap, ăp, âp; đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ ap lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần ap.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ ap.
Vần ăp, âp: Tiến hành tương tự như nhận diện vần ap.
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần ap, ăp, âp.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “p”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng sạp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng sạp. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ múa sạp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa sạp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa múa sạp.
Lắp ráp, tập thể dục:
Tiến hành tương tự như từ khóa múa sạp. 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh đọc 
- Học sinh so sánh
- Học sinh quan sát .
- Học sinh phân tích 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh quan sát từ múa sạp phát hiện vần ap trong tiếng sạp.
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh đọc trơn từ .
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần ap, ăp, âpvà các tiếng, từ ngữ có các vần ap, ăp, âp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thực hành.
- Viết vần ap:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ ap.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần ap vào bảng con.
- Viết từ sạp:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ sạp
- Viết chữ ăp, lắp, âp, tập:
Tương tự như viết chữ ap, sạp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết ap, sạp, ăp, lắp, âp, tập vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn..
- Giáo viên giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 1 ô li.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào bảng con một vài chữ thuộc nhóm chữ theo độ cao 1 ô li (a, ă, c, ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở các con chữ trên (a, ă, â, c, ).
- Học sinh quan sát .
- Học sinh viết chữ sạpvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết ap, sạp, ăp, lắp, âp, tập.
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần ap, ăp, âp theo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần ap, ăp, âp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ giấy nháp hoặc ngăn nắp, cao thấp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần ap, ăp, âpvà đặt câu (đơn giản).
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần ap, ăp, âp
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm và đặt câu (đơn giản).
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Nêu tên bài đọc. Các bạn nhỏ đạ sắp xếp đồ đạc như thế nào? Các bạn học sinh làm gì để thể hiện sự ngăn nắp? Con có ngăn nắp, gọn gàng không?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết nêu các điều nội quy của lớp mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói về nội quy của lớp.
- Học sinh đọc câu lệnh: Nói về nội quy.
- Học sinh quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nêu các điều nội quy của lớp em.
- Học sinh nói về nội quy của lớp (nhóm, trước lớp).
4. củng cố - dặn dò (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại, tìm tiếng, từ ngữ có ap, ăp, âp và nói câu.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh đọc lại, tìm thêm tiếng, từ ngữ có ap, ăp, âp và nói câu. 
- Học sinh chuẩn bị tiết học sau: ep, êp.
RÚT KINH NGHIỆM:
 .. .
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 14: LỚP EM
BÀI 2: ep êp (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ep, êp.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ep, êp. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần ep, êpvà các tiếng, từ ngữ có các vần ep, êp.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;cùng bạn nói lời xin phép thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ep, êp một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần am, ăm, âm; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần ap, ăp, âp.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ep, êp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
Hs thực hiện
- Học sinh mở sách học sinh trang 142.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ep, êp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có ep, êp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ep, êp).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ep, êp 
- Học sinh nêu:
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa ep, êp. Từ đó, học sinh phát hiện ra ep, êp.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ep, êp. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần ep, êpvà các tiếng, từ ngữ có các vần ep, êp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
- Giáo viên gắn thẻ chữ ep lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ ep.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ ep.
- Vần êp: Tiến hành tương tự như nhận diện vần ep.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các vần ep, êp.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chép. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng chép theo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng xếp.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ tập chép.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa chép.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa tập chép.
Xếp hàng: Tiến hành tương tự như từ khóa tập chép. 
- Học sinh quan sát, phân tích vần ep
- Học sinh đọc 
- Học sinh nêu điểm giống nhau giữa các vần ep, êp: đều có âm pđứng cuối vần.
- Học sinh phân tích chép
 - Học sinh đánh vần
- Học sinh đánh vần
- Học sinh quan sát từ tập chépphát hiện vần ep trong tiếng chép.
- Học sinh đánh vần. 
- Học sinh đọc trơn từ khóa tập chép.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
- Viết vần ep:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vần ep
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết vần ep vào bảng con.
- Viết từ tập chép:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của từ chép
- Viết êp, xếp hàng:
Tiến hành tương tự như viết ep, tập chép. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết ep, tập chép, êp, xếp hàng vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
Tập viết hạ cỡ chữ:
- Giáo viên giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 1 ô li.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào bảng con một vài chữ thuộc nhóm chữ theo độ cao 1 ô li (e, ê, v, ).
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào vở các con chữ trên(e, ê, v, ).
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết từ tập chépvào bảng con; nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết ep, tập chép, êp, xếp hàng.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 14
CHỦ ĐỀ 14: LỚP EM
BÀI 2: EP ÊP (tiết 3-4, sách học sinh, trang 142-143)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ep, êp(xếp hàng xem cá chép).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ep, êp. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần ep, êpvà các tiếng, từ ngữ có các vần ep, êp.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;cùng bạn nói lời xin phép thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ep, êp(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (xếp hàng xem cá chép) tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức cùng bạn”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần am, ăm, âm; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần ap, ăp, âp.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần ep, êp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần ep, êp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ kẹp giấyhoặc đèn xếp, giày dép, nhà bếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần ep, êpbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần ep, êp và đặt câu chứa từ vừa tìm.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần ep, êp(kẹp giấy, đèn xếp, giày dép, nhà bếp).
- Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: kẹp giấy, đèn xếp, giày dép, nhà bếp.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: kẹp giấy, đèn xếp, giày dép, nhà bếp.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm vần ep, êpbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: kẹp tóc, tôm tép, bếp ga, xếp đồ, và đặt câu chứa từ vừa tìm.
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Nêu tên bài đọc.Sau hồi trống, các bạn nhỏ làm gì?Lớp em thường tập thể dục giữa giờ như thế nào?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn nói lời xin phép.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung: Tranh vẽ những ai? Bạn nhỏ đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn qua các câu hỏi gợi ý: Xin phép điều gì? Xin phép những ai? Xin phép lúc nào? Xin phép như thế nào?
- Giáo viênlưu ý học sinh về tư thế, khoảng cách, ánh mắt, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ. 
- Học sinh đọc câu lệnh: Nói lời xin phép.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: cùng bạn nói lời xin phép.
- Học sinh thực hành nói lời xin phép (nhóm, trước lớp); nêu việc vận dụng bài tập nói lời xin phép khi về nhà, khi tham gia các hoạt động, ...
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ep, êp.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ep, êp; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
- Học sinh chuẩn bị sau ( bài op, ôp, ơp).
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1tuần 14
CHỦ ĐỀ 14: LỚP EM
BÀI 3: OP ÔP ƠP (tiết 5-6, sách học sinh, trang 144-145)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần op, ôp, ơp (góp quà, lớp học, hộp quà).
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần op, ôp, ơp. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần op, ôp, ơp và các tiếng, từ ngữ có các vần op, ôp, ơp.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;cùng bạn nêu tên bài hát hoặc bài thơ về thầy cô mà em đã học thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ op, ôp, ơp (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (góp quà, lớp học, hộp quà); tranh chủ đề; bảng phụ.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Gà con giúp mẹ”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết, tìm tiếng chứa vần ep, êp.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần op, ôp, ơp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 144.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có vầnop, ôp, ơp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vầnop, ôp, ơpđã tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa vầnop, ôp, ơp).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần op, ôp, ơpnhư: góp quà, lớp học, hộp quà.
- Học sinh nêu các tiếng có vần op, ôp, ơpđã tìm được: lớp, góp, hộp.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vầnop, ôp, ơp. Từ đó, học sinh phát hiện ra op, ôp, ơp.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần op, ôp, ơp. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “p”.Viết được các vần op, ôp, ơpvà các tiếng, từ ngữ có các vần op, ôp, ơp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vầnop:
- Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ có vần op.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vầnvần op.
a.2. Nhận diện vầnôp, ơp:
Tiến hành tương tự như vần op.
a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần op, ôp, ơp:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh các vần op, ôp, ơp.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “p”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích tiếng đại diện họp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần tiếng “họp” theo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần thêm tiếng khác, ví dụ:lớp.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa;
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá họp tổ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ họp tổ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa họp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa họp tổ.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá nộp bài, lớp học:
Tiến hành tương tự như từ khóa họp tổ.
- Học sinh quan sát vàphát phân tích vần op: gồm âm o đứng trước và âm p đứng sau.
- Học sinh đọc vần op: o-pờ-op.
- Học sinhnêu điểm giống nhau giữa các vần op, ôp, ơp(đều có âm pđứng cuối vần).
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “p”.
- Học sinh quan sát, phân tích tiếng họp(âm hvà vần op, thanh nặng).
- Học sinh đánh vần: hờ-op-hop-nặng-họp. 
- Học sinh đánh vần: lờ-ơp-lơp-sắc-lớp. 
- Học sinh xem tranh họp tổ, phát hiện tiếng khóa họpvà vần op trong tiếng khóa họp.
- Học sinh đánh vần: hờ-op-hóp-nặng-họp.
- Học sinh đọc: họp tổ.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conop, họp, ôp, nộp, ơp, lớp: 
- Viết vầnop:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầnop(chữ ođứng trước, pđứng sau).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo của vầnop.
- Học sinhdùng ngón trỏ viết vầnop lên không khí, lên mặt bàn. 
- Học sinh viết chữ op vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từhọp:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ họp(chữ hđứng trước, vần opđứng sau, dấu ghi thanh nặng đặt dưới chữ o).
- Viếtôp, nộp, ơp, lớp:
Tiến hành tương tự như viết op, họp.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết op, họp, ôp, nộp, ơp, lớp vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
d.3. Tập viết hạ cỡ chữ:
- Giáo viên giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 1 ô li.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào bảng con một vài chữ thuộc nhóm chữ theo độ cao 1 ô li (o, ô, ơ, x).
- Giáo viênhướng dẫn học sinh viết vào vở các con chữ trên(o, ô, ơ, x, ).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ họp.
- Học sinh viết từhọp vào bảng con.
- Học sinh viết op, họp, ôp, nộp, ơp, lớp.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TNXH 
CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 14: ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN
Thời lượng: 2 tiết
MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS đạt:
Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm trên đường.
Nêu tên, ý nghĩa một số biển báo và đèn giao thông.
Thực hành đi bộ qua đường.
Phẩm chất chủ yếu 
- Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu biển báo giao thông.
- Trách nhiệm: Hiểu được trách nhiệm việc làm của bản thân khi đi đường.
2.Năng lực chung 
- Tự chủ và tự học: Tự giác giữ an toàn khi đi đường.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với mọi người cách giữ an toàn khi đi đường.
- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra khi đi đường.
 3.Năng lực khoa học
- Nhận thức khoa học: Xác định được nội dung biển báo giao thông, cách giữ an toàn khi đi đường. 
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Biết chức năng của biển báo giao thông.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp khi đi đường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: SGK, SGV, tranh biển báo giao thông, tranh SGK, mô hình đền giao thông, video.
- HS: SGK, VBT, mũ bảo hiểm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá: 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc đi bộ an toàn.
b. Cách tiến hành:
HTTC: Hỏi đáp.
- Chiếu video.
- Gợi ý:
+ Chuyện gì có thể xảy ra với các bạn?
+ Khi đi bộ trên đường, em đi như thế nào?
Chia nhóm.
- Nhận xét - Kết luận.
2. Hoạt động 1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm khi đi trên đường.
a. Mục tiêu: HS biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đườngvà nêu được cách phòng tránh.
HTTC: Nhóm.
b. Cách tiến hành
- Gắn tranh SGK trang 60, 61phóng to.
- Yêu cầu nêu nội dung tranh theo gợi ý:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Những bạn nào có thể bị nguy hiểm? Vì sao?
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tuyên dương, kết luận: Em cần chú ý đi bộ trên vỉa hè, không chơi đùa trên đương để tránh gây tai nạn.
3. Hoạt động 2: : Đi đường an toàn.
a. Mục tiêu: HS liên hệ và biết một số quy dịnh khi đi bộ để đảm bảo an toàn.
HTTC: Nhóm đôi.
b. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 2
- Yêu cầu nhóm đôi thảo luận theo gợi ý:
+ Hàng ngày bạn đi học bằng phương tiện gì? Với ai?
+ Bạn cần làm gì khi đi đường để đảm bảo an toàn?
+ Em sẽ làm những gì góp phần cho nơi ở sạch đẹp?
- Tuyên dương, kết luận: Em đảm bảo an toàn khi đi đường.
* Hoạt động tiếp nối: 
- Tìm hiểu tên, ý nghĩa một số biển báo thường gặp.
- Yêu cầu chuẩn bị mũ bảo hiểm.
- Xem, hiểu nội dung: Đi bộ hàng 4 dưới lòng đường, vừa đi vừa đùa giỡn.
+ Các bạn có thể không hay có xe chạy tới, dễ bị đụng trúng.
+ Khi đi bộ, cần đi trên lề đường hoặc xác lề bên phải.
- Trình bày, bổ sung.
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em nêu được nội dung video.
- Nhận biết đúng hành động sai.
* Tiêu chí đánh giá:
- Tham gia phát biểu tích cực.
- Nêu đúng cách đi bộ an toàn.
- Quan sát tranh.
- Nhóm thảo luận:
+ Các bạn đang: chơi đá bóng, đi học, đi dạo.
+ Những bạn có thể nguy hiểm: Cha chở xe máy không đội mũ bảo hiểm, đá bóng gần đường bóng văng ra đường gặp xe tới, đi qua đường nơi không có vạch kẻ đường.
- 3 nhóm trình bày, nhận xét.
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em thảo luận tích cực, nói được nội dung bức tranh.
* Tiêu chí đánh giá:
- Nêu đúng cách đi nguy hiểm.
- Nhận biết cách đi an toàn.
- Nhóm đôi thảo luận theo gợi ý:
+ Đi bộ cùng mẹ/đi bộ cùng bạn/ đi xe đạp cha chở/ đi xe gắn máy ông chở, 
+ Đi bộ sát lề phải, phải đi hàng 1, không đùa giỡn,chú ý xe/đi xe phải đội nón bảo hiểm, ngồi yên sau, ôm người chạy, không đùa giỡn.
- Trình bày - Nhận xét.
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em thảo luận tích cực.
- Nêu được việc đi đường an toàn.
* Tiêu chí đánh giá:
- Em nêu đúng cách giữ an toàn khi đi đường.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2020
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Vi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14_nam_hoc_2020_2.docx