Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

CA SĨ ĐẸP NHẤT RỪNG XANH

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và rõ ràng bài Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh.

- Thấy được lòng tốt của các nhân vật trong bài (sóc nhỏ, đom đóm); tìm được nhân vật; viết được một số câu về hành động của nhân vật trong truyện phù hợp với tranh.

- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng c/k, oe/eo vào chỗ trống.

– Bước đầu hình thành được tình yêu thiên nhiên và môi trường.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.14

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 10 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 2211
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
CA SĨ ĐẸP NHẤT RỪNG XANH
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh.
- Thấy được lòng tốt của các nhân vật trong bài (sóc nhỏ, đom đóm); tìm được nhân vật; viết được một số câu về hành động của nhân vật trong truyện phù hợp với tranh.
- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng c/k, oe/eo vào chỗ trống.
– Bước đầu hình thành được tình yêu thiên nhiên và môi trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.14 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS cả lớp chia nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm động vật sống trong rừng.
-GV nhận xét
- GV giới thiệu bài bằng tranh minh họa bài đọc: Em quan sát tranh và đoán xem ca sĩ đẹp nhất rùng xanh là ai?
- GV : Vì sao sóc nhỏ là ca sĩ đẹp nhất rừng xanh, chúng ta cùng đọc bài hôm nay nhé!
- GV ghi tên bài.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh.
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc thay đổi theo từng nhân vật.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: lễ hội, năn nỉ, đau lắm, làm dây chuyền.
 + MN: vương miện, biểu diễn, âm nhạc, quyết định,tuyệt đẹp.
- GV hướng dẫn đọc từ mới: trang điểm, hoảng hốt.
- Đọc nối tiếp từng câu văn trong mỗi đoạn.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. 
+ Sóc nhỏ muốn trang điểm thật đẹp/ đẻ biểu diễn tại lễ hội âm nhạc.//
+ Đi qua cánh đồng,/ sóc định hái những ngọn cỏ/ làm vương miện đội đầu.//
+ Đến vườn hoa,/ sóc định hái bông hồng nhungđỏ thắm/ làm day chuyền đeo cổ.//
+ Chúng đậu lên vai sóc nhỏ,/ làm thành hai ngôi sao xanh biếc tuyệt đẹp.//
- GV cho HS đọc trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc.
- Gọi 1HS đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS cả lớp chơi trò chơi: Thi tìm động vật sống trong rừng.
- HS trả lời: Sóc
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc từ m
- HS đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 4 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
 + Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Tìm lời của ngọn cỏ nói với sóc nhỏ.
+ Hoa hồng nói gì với sóc nhỏ?
2. Viết.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS hoạt động theo cặp.
- GV lưu ý: Cần viết câu trả lời có đủ ý, đánh dấu chấm kết thúc câu.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
3. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV: Em hãy cho biết:
+ Sóc nhỏ có gì đáng yêu?
+ Đom đóm có gì đáng yêu?
- GV nhận xét tiết học, khen HS tích cực.
- HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, đọc kĩ những từ được cho trước để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi: sóc nhỏ, ngọn cỏ, hoa hồng, hai chú đom đóm.
- HS thảo luận theo cặp, nêu yêu cầu của bài, đọc thầm để trả lời câu hỏi: Đừng hái tôi! Tôi sẽ đau lắm!
+ Đừng hái tôi! Tôi là căn nhà của đom đóm đấy.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS hoạt động theo cặp: Thi viết 1 câu cho biết đom đóm đang làm gì.
- HS dựa vào tranh gợi ý trong SGK, thảo luận viết phiếu.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
+ Sóc nhỏ biết yêu quý, không làm hại cỏ,hoa.
+ Đom đóm giúp đỡ sóc nhỏ.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nghe – viết
- GV giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng nghe và viết đoạn văn trong bài 1 SGK nhé!
- Hướng dẫn HS viết bảng con chữ dễ viết sai chính tả: trang điểm, tuyệt đẹp.
- GV nhận xét sửa lỗi.
- Hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc bài chính tả.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra, nhận xét bài, hướng dẫn sửa lỗi(nếu có).
2. Chọn c hay k?
- Cho HS quan sát tranh chọn c hay k phù hợp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Chọn oe hay eo?
- Cho HS quan sát tranh điền chữ phù hợp.
- GV nhậnkhen HS.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS viết bảng con.
- HS quan sát
- HS viết vở ô li.
- HS soát lại.
- HS đổi chéo vở, soát lại lỗi cho nhau, nhắc bạn sủa lỗi( nếu có).
- kéo co, cầu lông.
+ Bé chúc ông bà mạnh khỏe;
Bé đi cà kheo.
MỜI VÀO (TRÍCH)
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Mời vào, biết ngát nhịp thơ 3 chữ.
- Biết được đặc điểm của một số sự vật, hiện tượng thiên nhiên; tìm được nhân vật trong bài thơ; nói và đáp được lời xin phép; viết được về một tác dụng của gió; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ.
- Tô được chữ Ư, V hoa và từ ngữ ứng dụng.
- Hình thành được tình cảm chan hòa thân ái với bạn bè, tình yêu thiên nhiên.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.143.
- Video clip bài hát Em là gió mát của tác giả Phan Trọng Cầu.
- Chiếc mũ có hình thỏ, gió, nai để HS đóng vai.
- Bảng phụ/ slide viết sẵn: Ư, V hoa đặt trong khung chữ mẫu; Ứng Hòa, Việt Nam.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV hỏi : Thỏ và nai đang làm gì?
- GV: Chúng ta cùng đọc bài Mời vào để biết được hai bạn ấy sẽ được chủ nhà đón tiếp như thế nào nhé!
- GV ghi đầu bài.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng.
- HS đọc nhẩm bài thơ. 
- GV đọc mẫu toàn bài .
Giọng đọc toàn bài chậm dãi, vui vẻ, tinh nghịch; phân biệt lời đối thoại giữa chủ nhà và khách đến chơi .
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: là, lên, hoa lá, làm việc. 
+ MN: quạt mát, reo, đẩy buồm thuyền, khắp miền.
- GV theo dõi HS đọc. 
- Hướng dẫn HS cách ngắt nhịp thơ ba chữ, ngát sau mỗi câu thơ.
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức.
- HS cả lớp đọc tiêu đề bài học, trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nhẩm bài đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: gạc, kiễng chân, soạn sửa. 
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 3 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2
 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1.
- GV nêu câu hỏi: Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
+ GV hướng dẫn HTL theo kiểu xóa dần từ ngữ trong câu thơ chỉ để lại một số từ làm điểm tựa.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
2.Nói và nghe : Hai bạn đóng vai khách và chủ nhà. Nói và đáp lời xin phép.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS đóng vai nói trước lớp.
- GV nhận xét , khen gợi các cặp HS.
3. Viết một câu về một tác dụng của gió.
- GV trình chiếu tranh minh họa hỏi: Gió có tác dụng gì?.
- Em còn biết thêm tác dụng nào của gió? Em có thể viết về tác dụng khác của gió hoặc viết lại một câu em đã nói.
- Nhận xét , chữa nhanh một số bài.
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát 3 tranh minh hoạ tương ứng với 3 nhân vật (thỏ, nai, gió).
+ HS học thuộc lòng theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS hoạt động theo cặp: 1 HS đóng vai chủ nhà, 1HS đóng vai khách đến chơi. HS lần lượt đóng vai thỏ, nai, gió.
- Hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Gió làm quàn áo khô.
+ Tranh 2: Gió đẩy cánh diều bay.
+ Tranh 3 : Gió làm cối xay gió quay.
+ Tranh 4: Gió đẩy buồm thuyền.
- HS viết vào VBT , 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét
- HS đổi chéo vở cùng soát lỗi và sửa lỗi.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
TIẾT 3: VIẾT (TẬP VIẾT)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn tô, viết chữ Ư, V hoa và từ ngữ ứng dụng.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ Ư, V hoa cỡ vừa.
- GV mô tả: Chữ Ư hoa có cấu tạo như chữ U hoa, thêm nét phụ hỏi. Chữ V hoa gồm 3 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét thẳng, nét 3 là nét móc xuôi thẳng.
- GV dùng ngón tay mô tả lên không chung chữ Ư, V hoa.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ Ư, V hoa cỡ nhỏ.
- Cho HS quan sát từ ứng dụng và giải thích: Ứng Hòa là tên một huyện của thành phố Hà Nội, thủ đô của nước ta; Việt Nam là tên nước của chúng ta.
2. Viết vào vở tập viết
- Hướng dẫn HS tô, viết vào vở.
- GV quan sát hỗ trợ HS.
- Nhận xét, sửa bài một số HS.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo GV.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS quan sát và đọc từ ngữ úng dụng: Ứng Hòa, Việt Nam.
- HS tô, viết trong vở tập viết.
- HS lắng nghe.
CHIẾC GƯƠNG KÌ DIỆU
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Chiếc gương kì diệu.
- Biết được hiện tượng bóng trăng trong nước; trả lời được câu hỏi về chi tiết lên quan đến trăng trong bài; MRVT về đặc điểm của trăng. Nói được về trăng.
- Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn, điền đúng ui/uy, s/x (hoặc ân/âng) vào chỗ trống.
- Kể được câu chuyện ngắn Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh bằng 4-5 câu; hiểu được câu chuyện ca ngợi lòng tốt, bước đầu hình thành được phẩm chất nhân ái.
- Hình thành được ý thức khám phá, học hỏi, ham hiểu biết trước các hiện tượng thiên nhiên.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một số tranh, ảnh minh họa trăng ở nhiều thời điểm khác nhau dùng cho hoạt động nói và nghe. 
- Tranh minh hoạ câu chuyện Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát tranh minh họa bài dọc trong SGK: Nhìn vào bức tranh, đoán xem chiếc gương kì diệu nằm ở đâu?
- GV: Muốn giải đáp câu hỏi này một cách chính xác, chúng ta cùng đọc bài Chiếc gương kì diệu để biết. GV ghi tên bài lên bảng.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Chiếc gương kì diệu 
- GV đọc mẫu toàn bài .
Giọng toàn bài chậm rãi, đoạn 1,2 thể hiện sự tò mò, hiếu kì; đoạn 3,4 thể hiện sự vui vẻ, hào hứng.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: lại lành, lúc ấy, vỡ lẽ, phá lên cười. 
+ MN: phát hiện, chiếc gương, óng ánh, giúp đỡ, chiếu, ngẩng đầu.
- GV giới thiệu từ mới: vỡ lẽ.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. Ví dụ: 
+ Cá nhỏ phát hiện ra/ một chiếc gương tròn màu vàng óng ánh/ rất đẹp.//
+ Nhưng hễ chạm vào/ là gương vỡ ra từng mảnh.//
+ Nhưng cả ba bạn vừa đụng vào/ là gương lại vỡ vụn.//
+ Lúc này,/ cả ba bạn/ mới ngẩng đầu lên trời/ rồi nhìn xuống nước.//
- GV chia nhóm cho HS đọc.
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- HS cả lớp đọc tiêu đề bài học, trả lời câu hỏi của GV(ở dưới ao/ ở trên trời)
- HS đọc nhẩm bài đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: vỡ lẽ( hiểu ra điều gì đó)
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 4 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2
 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1
- MT: Biết được thêm một số đặc điểm của trăng; trả lời được câu hỏi về chi tiết liên quan đến trăng trong bài.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi: 
CH1:Vì sao các bạn không mang được chiếc gương về nhà?
CH2: Bác tôm giúp các bạn hiểu ra được điều gì?
+ Những từ ngữ nào sau đây nói về mặt trăng?( tròn vành vạch, sáng vằng vặc, chói chang, trông như con thuyền.
+ Từ chói chang dùng về nói về sự vật nào?
2.Nói và nghe : Nói về trăng.
-MT: Nói được về trăng.
- GV cho HS đọc câu mẫu trong SGK, xem một số tranh minh họa về tranh ở những thời điểm khác nhau.
GV gợi ý: Em có thể dung những từ ở bài 3 để nói về trăng.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, nói về trăng cho bạn khác nghe. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nói được nhiều câu.
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- GV cho HS chơi giải đố:
Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao.
Đào chẳng thấy lấy chẳng được?
(Là cái gì?)
- HS hoạt động theo nhóm, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
+ Vì cứ chạm vào là chiếc gương bị vỡ. Vì hễ chạm vào là chiếc gương võ ra tùng mảnh.
+ Chiếc gương là bóng của mặt trăng trên trời chiếu xuống nước.
+ Tròn vành vạch, sáng vằng vặc, trông như con thuyền.
+ Mặt trời.
- HS quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm.
- Một số HS nói trước lớp:
+ Trăng tròn vành vạch/ Trăng sáng vằng vặc.
+ Trăng như con thuyền.
+ Trang như quả chuối.
+ Trăng như lưỡi liềm.
- HS giải đố: Mặt trăng.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe – viết
- MT: Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn.
- GV đọc to một lần đoạn văn số 4 trong bài Chiếc gương kì diệu. 
- Hướng dẫn HS viết một số từ dễ viết sai: nhìn xuống, mỉm cười.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. 
- HS viết xong, GV đọc chậm cho HS soát bài. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). 
2. Chọn ui hay uy?
– MT: Điền đúng iu ui.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: Nhẵn nhụi, nhụy hoa.
3. Chọn uyên hay uyệt?
- MT: Điền đúng s hay x, ân hay âng.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
- Đáp án:
Cây sung, xung phong
Người dân dâng hoa tưởng niệm các anh hung liệt sĩ..
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: loài vật, riêng. 
- HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Cảlớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE (KẺ CHUYỆN)
Đọc- kể: Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động – Giới thiệu
- GV hỏi: Bức tranh này trong bài đọc nào?
- GV: Chúng ta cùng đọc và kể lại câu chuyện này nhé!
 2. Đọc lại bài tập đọc trong SGK. 
- GV 1-2 HS đọc lưu loát đọc lại bài Ca sĩ đẹp nhất rùng xanh.
 3. Kể từng đoạn truyện theo tranh
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 1, nêu câu hỏi: Sóc nhỏ định làm gì? 
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 2, hỏi: Vì sao sóc nhỏ không hái cỏ? 
 - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 3, hỏi: Vì sao sóc nhỏ không hái hoa? 
- GV treo (hoặc chiểu) lên tranh 4, hỏi: Cuối cùng, ai giúp sóc nhỏ trang điểm? 
4. Kể toàn bộ câu chuyện
- MT: Kể được câu chuyện Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh.
 4.1. Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4
- GV tổ chức cho HS kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4.
4.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- GV lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. 
4.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- GV có thể tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm.
5. Mở rộng
- MT: Hiểu được câu chuyện ca ngợi lòng tốt, bước đầu hình thành phẩm chất nhân ái..
- GV hỏi:Sóc nhỏ có gì đáng yêu? 
6. Tổng kết, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kê được câu chuyện hay.
- HSquan sát tranh: Bài Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh(GV sử dụng tranh trong SGK hoặc tranh ảnh bên ngoài) trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc lại bài.
- HS quan sát bức tranh 1.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.( Sóc nhỏ định trang điểm thật đẹp để đi biểu diễn)
- HS quan sát bức tranh 2.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Vì ngọn cỏ nói: Đùng hái tôi ! Tôi sẽ đau lắm!)
- HS quan sát bức tranh 3.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. ( Vì hoa nói: Đừng hái tôi! Tôi là căn nhà của đom đóm đấy.)
- HS quan sát bức tranh 4.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Cuối cùng, hai chú đom đóm giúp sóc nhỏ trang điểm, đậu lên vành tai sóc nhỏ làm thành hai ngôi sao tuyệt đẹp.)
- HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 - Kể tranh 1; HS2 – Kể tranh 2,HS3 – Kể tranh 3, HS4 - Kể tranh .
- HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lắng nghe và góp ý. 
- HS lên bảng kể theo tranh.
- Sóc nhỏ tốt bụng/ thương nguoif, hát hay, xinh đẹp 
ĐỌC MỞ RỘNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
 HS tìm đọc một bài về hiện tượng thiên nhiên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng
- GV hướng dẫn HS tìm đọc: Mười vạn câu hỏi vì sao – Thiên nhiên kì thú – biết tất tần tật mọi điều quanh em 
 - GV hướng dẫn HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn với dung lượng chữ phù hợp.
2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng
Ví dụ: Đọc câu chuyện Nước biển uống được không?
NƯỚC BIỂN UỐNG ĐƯỢC KHÔNG?
 1. Thấy chương trình truyền hình cảnh báo về nguy cơ thiếu nước trên toàn cầu, Tâm lấy làm lạ. Em hỏi bố:
 - Bố ơi! Nước biển trên trái đất nhiều như vậy, sao người ta không uống nước biển?
 2. Bố cười: 
 - Nước biển không thể uống được con ạ. Nó chứa hàm lượng muối lớn và nhiều thành phần khác có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên có một số loài vật có thể chịu được độ mặn của nước biển như hải âu chẳng hạn. Chúng có thể thu hết nước biển đã uống rồi thải ra ngoài.
Ngọc Mai
TIẾT 2
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu câu chuyện:
+ Vì sao nước biển không uống được ?
+ Con vật nào uống được nước biển, vì sao?
- GV nhận xét.
3. Củng cố
- Nhắc nhở HS liên hệ thực tế, bảo vệ thiên nhiên quanh em.
- HS tìm đọc một bài về hhieenj tượng thiên nhiên.
- HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn phù hợp.
- HS đọc thầm câu chuyện.
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: kháu khỉnh, tròn trĩnh, hòa quyện.
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu.
- HS hoạt động theo nhóm 4, đọc thầm lại câu chuyện, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- HS trả lời: 
+ Nước biển không thể uống được.
+ Hải âu.
- HS liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_truon.doc