Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 23+24 - Năm học 2021-2022 - Lê Phương Vy

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 23+24 - Năm học 2021-2022 - Lê Phương Vy

Tự nhiên và xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

 1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:

 Sau bài học HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.

- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

 Làm một bộ sưu tập về cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.

* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:

 Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi.

2. Phẩm chất:

-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối

- Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

3. Năng lực:

3.1: Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, vật nuôi

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô

3.2: Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả.

- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để tự đánh giá bản thân.

II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. GV: Hình ảnh trang 90, 91(SGK). Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật. Bảng hoặc giấy A2, bút màu, băng dính hai mặt.

2. HS: Sách giáo khoa, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

MỞ ĐẦU

- Kiểm tra bài cũ

+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh và các con vật?

- Giới thiệu bài

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

HĐ 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật

a.Mục tiêu: Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật

- Tên của một số cây và các con vật.

- Các bộ phận của một số cây và các con vật

- Lợi ích của một số cây và các con vật.

- Cách chăm sóc một số cây và vật nuôi.

- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi.

b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c. Cách tiến hành

 

doc 76 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 23+24 - Năm học 2021-2022 - Lê Phương Vy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
Thứ hai, 14/2/2022
Tiếng Việt:
Bài 118: oam – oăm
I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần oam - oăm ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có vần oam – oăm. 
- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có vần oam , vần oăm. 
- Đọc đúng bài tập đọc Mưu chú thỏ
- Viết được vần, tiếng, từ: oam, oăm, ngoạm, mỏ khoằm.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi HS đọc bài tập đọc Bài học cho gà trống
- 2 HS đọc
+ GV cho học sinh nhận xét bài viết.
- Giới thiệu bài
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài về vần oam và vần oăm
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1. Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: Nhận biết các vần oam – oam ; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng , từ có vần oam – oăm 
2.1 Dạy vần oam 
- GV đưa tranh lên bảng 
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong bức tranh con chó đang làm gì?
- GV chỉ tiếng ngoạm 
- GV giải nghĩa : ngoạm là cắn hoặc giữ miếng to bằng cách mở rộng miệng
- HS quan sát
 - HS : Vẽ con chó
+ HS: Con chó đang ngoạm cục xương
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ngoạm
- Lắng nghe
- Phân tích tiếng ngoạm
- HS phân tích
+ Trong tiếng ngoạm có vần nào chưa học?
- HS: Vần oam
- GV giới thiệu vần oam
- HS phân tích vần oam
- GV hướng dẫn đánh vần + đọc trơn
- HS phân tích
- HS đọc cá nhân – tổ - cả lớp
2.2. Dạy vần oăm (Tương tự vần oam)
- GV cho HS đọc lại vần: oam – oăm
+ So sánh 2 vần: oam - oăm
3. Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)
* Mục tiêu: Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện được tiếng có vần oam, oăm. 
3.1. Mở rộng vốn từ. (BT2: Tiếng nào có vần oam, tiếng nào có vần oăm?
a. Xác định yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 44.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
- HS thảo luận theo nhóm bàn tìm các tiếng chứa vần oam – oăm.
- HS lần lượt nói tên từng con vật.
- HS lần lượt nói một vài vòng
c. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
- HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
- HS báo cáo cá nhân
- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập
- GV đố học sinh tìm 2 tiếng có vần oam hoặc oăm (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp nối hình với âm tương ứng.
3.2. Tập đọc. (Bài tập 3) 
a. Giới thiệu bài
- GV trình chiếu hình ảnh bài tập đọc lên bảng.
- HS theo dõi, quan sát
- GV chỉ 3 hình ảnh minh họa và hỏi: Đây là hình ảnh những con vật gì?
- HS quan sát và trả lời
- GV : Bài tập đọc Mưu chú Thỏ
- HS theo dõi
b. Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu 1-2 lần
c. Luyện đọc từ ngữ.
- GV chỉ các từ sâu hoắm trong bài đọc trên bảng
- GV giải nghĩa
Tiết 2
3.2. Tập đọc (tiếp)
d. Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh. 
- GV chỉ từng câu và giới thiệu
- GV đánh số thứ tự từng câu trong bài trên bảng.
- GV : Các em đọc thầm tên bài, đọc từng câu theo tay cô chỉ.
- GV chỉ chậm từng tiếng trong tên bài
- GV cho HS đọc 
- GV chỉ vài câu theo thứ tự đảo lộn
- HS đếm số câu theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS đọc (cả lớp đọc thầm-cá nhân-cả lớp).
- HS đọc tiếp nối theo nhóm, cặp:
+ Từng HS tiếp nối nhau đọc từng câu: HS 1 đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối.
- Một vài HS đọc
e. Thi đọc cả bài.
- Cho HS làm việc nhóm đôi
- Từng cặp nhìn SGK cùng luyện đọc 
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp.
- Từng cặp lên thi đọc cả bài
- GV cùng học sinh nhận xét
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc theo tổ.
- Các tổ lên thi đọc cả bài
- GV cùng học sinh nhận xét
g. Tìm hiểu bài đọc
- GV cho HS tìm hiểu nội dung bài đọc qua 1 số câu hỏi gợi ý:
+ Thỏ bị sao?
+ Thỏ làm gì với Hổ?
+ Vì sao Hổ lao đầu xuống giếng?
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi:
+ HS trả lời
* GV cho HS đọc lại những gì vừa học ở bài
* Cả lớp nhìn SGK đọc 
2.4. Tập viết (Bảng con – BT 5)
- Cho HS đọc các chữ mẫu cần viết trong bài tập 5
- HS đọc (cá nhân-tập thể)
* Viết : oam, ngoạm, oăm, mỏ khoằm
* Chuẩn bị.
- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV
* Làm mẫu.
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường oam, ngoạm, oăm, mỏ khoằm cỡ vừa.
- GV chỉ bảng chữ oam
- HS theo dõi
- HS đọc
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết. HD viết: Viết chữ o trước nối với âm a bằng nét thắt tiếp tục nối nét với âm m đứng cuối.
- HS theo dõi
- GV chỉ bảng chữ oăm ( Hướng dẫn viết tương tự chữ oam)
+ Tiếng ngoạm: Viết chữ ng rồi đến oam.
+ Từ mỏ khoằm: Viết tiếng mỏ trước, tiếng khoằm đứng sau.
* Thực hành viết
- Cho HS viết trên khoảng không
- Cho HS viết bảng con
- HS viết chữ
- GV yêu cầu HS giơ bảng con
- GV nhận xét
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp
- HS khác nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài 119
- Lắng nghe
 TOÁN
Bài 48: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, hs đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hành nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết vấn đề các tình huống trong thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng chục – đơn vị đã kẻ sẵn.
- Phiếu bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
- Cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên” để tìm nêu được cấu tạo các số.
+ Chủ trò nói: “ Bắn tên, bắn tên”
+ Cả lớp nói: “ Tên gì, tên gì”
+ Chủ trò nói: “ Số ba mươi lăm”, mời bạn Lan.
+ Bạn Lan nói: “ Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị”
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu bài mới: Luyện tập.
B. Hoạt động thực hành – luyện tập
Bài 1: Số?
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK rồi nói cho các bạn nghe kết quả.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài, nhận xét.
- Cho HS cả lớp đồng thanh nói lại cấu tạo các số ở các ý.
Bài 2: Trả lời câu hỏi (cả lớp)
- GV hỏi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương.
* Nếu HS gặp khó khăn thì GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời bằng cách viết vào Bảng chục- đơn vị.
Chục
Đơn vị
Bài 3: Trò chơi “ Tìm số thích hợp”
- GV tổ chức cho HS chơi như sau: Đặt lên bàn các thẻ ghi số. Quan sát các tấm thẻ ghi. Đặt câu hỏi để bạn tìm đúng tấm thẻ đó. Chẳng hạn: Số nào gồm 5 chục và 1 đơn vị. Bạn trong nhóm nhặt thẻ số 51, nói: Số 51 gồm 5 chục và 1 đơn vị.
- GV quan sát HS chơi.
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 4: Số ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp vào phiếu ở bài tập 4. Viết số thích hợp vào ô ? trong bảng rồi đọc số đó.
Chục
Đơn vị
Viết số
1
3
13
4
6
?
4
8
?
?
?
52
- GV nhận xét.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 5: Xem tranh rồi đếm số quả mỗi loại.
- GV yêu cầu HS thử ước lượng và dự đoán xem có bao nhiêu quả chuối và đếm kiểm tra lại với bạn.
- GV cho HS thấy rằng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng đếm chính xác ngay được kết quả, có thể có một số trường hợp phải ước lượng để có thông tin ban đầu nhanh chóng.
D. Củng cố - Dặn dò:
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Liên hệ thực tế: Về nhà em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “ chục” và “đơn vị” không. Sử dụng trong các tình huống nào.
- Nhận xét giờ học.
- HS chơi 
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại tựa.
- HS làm bài 
a) Quan sát nói: Có 41 khối lập phương. Viết vào bảng chục đơn vị kẻ sẵn trên bảng con.
Chục
Đơn vị
4
1
- HS nói: Số 41 gồm 4 chục và 1 đơn vị.
- HS làm tương tự ý b, c, d.
- HS nêu lại đồng thanh.
- HS trả lời:
a) Số 27 gồm 2 chục và 7 đơn vị.
b) Số 63 gồm 6 chục và 3 đơn vị.
c) Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị. 
- HS có thể đặt thêm câu hỏi với bạn ở các số khác.
- HS chơi theo nhóm 4
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp, chỉ vào số vừa viết nói cho bạn nghe: Số có 1 chục và 3 đơn vị là số 13 hoặc số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.
- HS dự đoán và đếm kiểm tra. HS thực hiện tương tự lần lượt các quả xoài, quả lê, quả thanh long.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
 1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:
 Sau bài học HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.
- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
 Làm một bộ sưu tập về cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.
* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:
 Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi. 
2. Phẩm chất:
-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối
- Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân
3. Năng lực:
3.1: Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, vật nuôi
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.
Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô
3.2: Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả. 
- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để tự đánh giá bản thân.
II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. GV: Hình ảnh trang 90, 91(SGK). Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật. Bảng hoặc giấy A2, bút màu, băng dính hai mặt.
2. HS: Sách giáo khoa, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.
Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
MỞ ĐẦU
- Kiểm tra bài cũ
+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh và các con vật?
- Giới thiệu bài
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
HĐ 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật
a.Mục tiêu: Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật
- Tên của một số cây và các con vật.
- Các bộ phận của một số cây và các con vật
- Lợi ích của một số cây và các con vật.
- Cách chăm sóc một số cây và vật nuôi.
- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi.
b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
c. Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện
+ Chúng ta đã học xong chủ đề Thực vật và động vật, em hãy nhớ lại, chúng ta đã học và làm được những gì sau khi học chủ đề này?
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- GV chia lớp thành 4- 6 nhóm. Nhóm lẻ làm tổng kết phần Thực vật và nhóm chẵn làm tổng kết phần Động vật.
- Hướng dẫn HS thực hiện theo sơ đồ gợi ý trang 90, 91(SGK) và hoàn thành những chỗ có dấu ?
- Khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày sơ đồ theo cách riêng của nhóm mình.
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
-Tuyên dương các nhóm có sản phẩm trình bày tốt, sáng tạo nhất.
- Kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với những HS thể hiện chưa tích cực tham gia trong hoạt động nhóm.
- GV chọn kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết trước lớp.
- Nếu còn thời gan , GV tổ chức cho HS chơi trò chơi” Thi tìm hiểu về các loài cây và các con vật qua các bài hát, bài thơ”.
 Bước 4: Củng cố
- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tổng kết Thực vật và động vật vào vở theo ý của mình.
- Một số HS trả lời
- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ
- Các nhóm hoàn thành bài trên khổ giấy A2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
HĐ 2: Làm một bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc các con vật
a. Mục tiêu:
- Hệ thống các kiến thức về thực vật và động vật.
- Hình thành năng lực tự tìm tòi và nghiên cứu
b. Phương pháp: Hoạt động nhóm, quan sát, vấn đáp, thuyết trình.
c. Cách tiến hành
- GV phân nhóm, yêu cầu mối HS sưu tập các hình ảnh về thực vật và động vật và tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.
- Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật ở địa phương.
- Gọi một số nhóm lên trình bày(nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoàn thiện tiếp và nộp lại cho GV vào buổi sau.
- Chia nhóm và làm việc theo yêu cầu.
- Một số nhóm lên trình bày nếu còn thời gian.
HĐ 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3(VBT)
- Yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT.
Tiếng Việt:
Bài 119: oan, oat
(2 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần oan, oat; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oan, oat.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oan, vần oat.
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá măng lạc mẹ (2).
- Viết đúng các vần, tiếng, từ: oan,oat, máy khoan, trốn thoát
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh minh họa
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Mưu chú thỏ
HS đọc bài
DẠY BÀI MỚI
1/Giới thiệu bài: vần oan, vần oăt
-HS lắng nghe
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần oan:
HS đọc: o-a-n-oan / Phân tích vần oan. / Đánh vần và đọc: o-a-n / oan.
HS nói: máy khoan / khoan. / Phân tích tiếng khoan. / Đánh vần và đọc: khờ-oan/ khoan.
Đánh vần, đọc trơn từ máy khoan.
Dạy vần oat (như vần oan)
Đánh vần, đọc trơn từ: trốn thoát
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: oan, oat 2 tiếng mới học: khoan, thoát
-HS đọc, phấn tích, đánh vần
-HS nói, phân tích, đánh vần
-HS đánh vần, đọc trơn
-HS đánh vần
Luyện tập
 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oan? Tiếng nào có vần oat?)
HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ.
Từng cặp HS tìm tiếng có vần oan, oat nói kết quả.
- HS đọc lại các tiếng, từ chưa vần:oan, oat
Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần oan: viết o trước viết một nét thắt nối o và a tiếp tục viết n. Làm tương tự với vần oat.
Từ máy khoan: viết tiếng máy trước, tiếng khoan sau/ Làm tương tự với từ trốn thoát. 
HS viết vào bảng con
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
Tiết 2
Tập đọc (BT 3)
- GV chỉ hình minh hoạ bài Đeo chuông cổ mèo. 
- GV đọc mẫu. 
- Luyện đọc từ ngữ: vuốt, thoát, khôn ngoan. 
- Luyện đọc câu
+ Xác câu trong bài / GV chỉ từng câu cho HS đọc.
+ Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
+ Thi đọc đoạn, bài. 
+ Tìm hiểu bài đọc
GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện, nêu YC: Điền từ còn thiếu vào ý 2 và ý 3 để hoàn thành sơ đồ.
1 HS đọc trước lớp từng ý của sơ đồ chưa hoàn chỉnh.
HS làm bài (miệng), điền từ vào chỗ trống.
GV chỉ từng ý, 1 HS đọc kết quả. / Cả lớp đọc lại sơ đồ đã hoàn chỉnh.
GV: Qua câu chuyện, em thây chuột nhắt như thế nào? 
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
-HS luyện đọc câu
-HS thi đọc bài
-HS theo dõi
-HS trình bày
-HS thực hiện
Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS kể cho người thân nghe câu chuyện Đeo chuông cổ mèo.
Thứ ba, 15/2/2022
TOÁN
Bài 49: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, hs đạt được các yêu cầu sau:
- So sánh được các số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh khởi động.
- Bảng các số từ 1 đến 100.
- Các băng giấy đã chia ô vuông và ghi số như ở bài 1, 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
- Cho HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh.
- GV nhận xét .
- GV chiếu Bảng các số từ 1 đến 100 và giới thiệu: Các em đã được học các số nào?. Bài hôm nay các em sẽ biết so sánh các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. So sánh các số trong phạm vi 30
- GV hướng dẫn HS cắt hai băng giấy ở Bảng các số từ 1 đến 100, ghép thành 1 băng giấy đặt trước mặt.
- GV yêu cầu HS tô màu vào hai số trong phạm vi 10.
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét so sánh hai số 3 và số 8.
- GV chốt lại: 3 bé hơn 3; 3 < 8
 8 lớn hơn 3; 8 > 3
* GV hướng dẫn tương tự HS tô màu vào số 14 và 17 và so sánh như trên.
- GV cho HS nhắc lại kết quả so sánh.
* GV hướng dẫn HS cắt thêm băng giấy thứ 3, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 18 và 21 và so sánh tương tự như trên.
- GV cho HS nhắc lại kết quả so sánh.
2. So sánh các số trong phạm vi 60
- GV hướng dẫn HS cắt tiếp 3 băng giấy tiếp theo ở Bảng các số từ 1 đến 100, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 36 và 42 và so sánh tương tự như trên.
- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu lại.
- Yêu cầu HS chọn 2 số khác nhau và thực hiện như trên , viết kết quả vào phiếu học tập.
3. So sánh các số trong phạm vi 100
- GV gắn phần còn lại của Bảng các số từ 1 đến 100 lên bảng, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 62 và 67 và yêu cầu HS so sánh .
- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu lại.
- Yêu cầu HS chọn 2 số khác nhau và thực hiện như trên , viết kết quả vào phiếu học tập.
C. Hoạt động thực hành – luyện tập
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo các thao tác sau: Điền số còn thiếu vào băng giấy ý a). So sánh các số theo các bước và điền dấu ở ý b).
- Cho HS nêu lại kết quả.
Bài 2: ( Làm tương tự bài 1)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo các thao tác sau: Điền số còn thiếu vào băng giấy ý a). So sánh các số theo các bước và điền dấu ở ý b).
- Cho HS nêu lại kết quả.
Bài 3: ( Làm tương tự bài 1)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo các thao tác sau: Điền số còn thiếu vào băng giấy ý a). So sánh các số theo các bước và điền dấu ở ý b).
- Cho HS nêu lại kết quả.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích.
- GV có thể gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa từ thứ tự ít nhất đến thứ tự nhiều nhất.
- GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng đồ vật trong cuộc sống.
E. Củng cố - Dặn dò:
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Liên hệ thực tế: Về nhà em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào.
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát chia sẻ theo cặp những thông tin quan sát được.
- HS: Các số từ 0 đến 100
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện cắt ghép băng giấy.
- HS tô chẳng hạn: tô màu số 3 và số 8.
- HS nhận xét: 3 đúng trước 8, 8 đứng sau 3.
+ Nói: 3 bé hơn 8, 8 lớn hơn 3.
+ Viết: 3 3
- HS nhận xét: 
14 đứng trước 17; 14 bé hơn 17; 
14 < 17.
17 đứng sau 14; 17 lớn hơn 14; 
17 > 14
- HS nhắc lại.
- HS nhận xét: 
18 đứng trước 21; 18 bé hơn 21; 
18 < 21.
21 đứng sau 18; 21 lớn hơn 18; 
21 > 18
- HS so sánh nhận xét: 
36 đứng trước 42; 36 bé hơn 42; 
36 < 42.
42 đứng sau 36; 42 lớn hơn 36; 
42 > 36.
- HS thực hiện viết vào phiếu học tập.
- HS so sánh nhận xét: 
62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67; 
62 < 67.
67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62; 
67 > 62.
- HS thực hiện viết vào phiếu học tập.
- HS làm theo các thao tác. Chia sẻ với các bạn cách làm và kết quả
Kết quả:
11 13; 16 9
- HS nêu lại đồng thanh.
- HS làm theo các thao tác. Chia sẻ với các bạn cách làm và kết quả
Kết quả:
20 50; 60 = 60
- HS nêu lại đồng thanh.
- HS làm theo các thao tác. Chia sẻ với các bạn cách làm và kết quả
Kết quả:
56 60; 62 > 59; 63 = 63
- HS nêu lại đồng thanh.
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 118, 119)
MỤC TIÊU
 1.Phát triển năng lực đặc thù-năng lực ngôn ngữ. 
- Viết đúng các vần oam, oăm, oan, oat các từ ngữ ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát bằng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ (làm quen).
- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu/ bảng phụ viết mẫu chữ (vần, từ ngữ) trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
 B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
- Tập viết các vần và từ ngữ có vần vừa học ở bài 94, 95, viết chữ cỡ vừa. 
- Bắt đầu luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
-GV chỉ cho HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): oam, oăm, oan, oat, ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát.
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết các vần, tiếng, tập trung vào các từ chứa vần mới, nhắc HS chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.
-GV cho HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- GV chỉ cho cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ) trên bảng hoặc trong vở Luyện viết 1, tập hai: ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát.
- GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. 
+Độ cao các con chữ thế nào?
+Khoảng cách giữa các tiếng?
- GV cho HS viết vào vở Luyện viết
C.Củng cố, dặn dò:
-GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. 
- Nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết.
-HS hát
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS phát biểu
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
-HS đọc
-2 ô li: q, d
-HS lắng nghe và thực hiện
Bài 120: oăn, oăt
 ( tiết 1)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần oăn, oăt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oăn, oăt.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oăn, vần oăt.
- Viết đúng các vần, tiếng, từ: oăn, oăt, tóc xoăn, chỗ ngoặt.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình ảnh minh họa
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ
 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Đeo chuông cổ mèo.
1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao kế của Chuột nhắt không thực hiện được?
-HS đọc và trả lơi câu hỏi
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: vần oăn, vần oăt.
-HS lắng nghe
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần oăn
HS đọc: o-ă-n. / Phân tích vần oăn / Đánh vần, đọc: o-ă-n / oăn.
HS nói: tóc xoăn / xoăn. / Phân tích tiếng xoăn. / Đánh vần, đọc trơn: xờ-oăn / xoăn.
- Đánh vần, đọc trơn từ: xà beng
Dạy vần oăt (như vần oăn)
Đánh vần, đọc trơn từ: chỗ ngoặt
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: oăt, oăn, 2 tiếng mới học: tóc xoăn, chỗ ngoặt
-HS đọc, phân tích
-HS nói, phân tích, đánh vần
-HS đánh vần, đọc trơn
Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oăn? Tiếng nào có vần oăt?)
HS đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần oăn, vần oăt, nói kết quả. 
Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần oăn: Viết oă rồi viết n sau;chú ý nối nét giữa o và ă. / Thực hiện tương tự với vần oăt 
Từ tóc xoăn: viết tóc trước, tiếng xoăn sau.
Từ chỗ ngoặt: viết tiếng chỗ trước, tiếng ngoặt sau.
HS viết trên bảng con
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiêt học, tuyên dương
- Dặn dò 
-HS tìm từ ngữ
-HS lăng nghe
-HS viết vào bảng con
Thứ tư, ngày 16/2/2022
Tiếng Việt:
Bài 120: oăn, oăt
 ( tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cải xanh và chim sâu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình ảnh minh họa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của Gv
Hoạt động của học sinh
Tập đọc (BT 3)
a) GV giới thiệu bài tập đọc: Cải xanh và chim sâu
GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ làu bàu, oằn mình, mềm oặt
Luyện đọc từ ngữ: làu bàu, oằn mình, ngoặt, mềm oặt, thoăn thoắt. GV giải nghĩa: ngoặt trái, ngoặt phải, thoăn thoắt
Luyện đọc câu
Xác định các câu trong bài
GV chỉ từng câu – HS đọc
Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn).
Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
g) Tìm hiểu bài đọc:
- Gv nêu yêu cầu, chỉ từng ý trong sơ đồ, cả lớp đọc.
HS làm bài trên VBT. /1 HS báo cáo kết quả. GV chốt lại đáp án.
Cả lớp đọc kết quả 
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc Từ ngữ
-HS luyện đọc câu
-HS thi đọc
-HS lắng nghe
-HS làm vào vở Bài tập
3/Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương
- dặn dò 
Tiếng Việt
Bài 121: uân uât
( tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần uân, uât; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uân, uât.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uân, vần uât.
- Viết đúng các vần, tiếng, từ: uân, uât, huân chương, sản xuất
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh minh họa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ: 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Cải xah và rừng sâu
HS đọc bài
DẠY BÀI MỚI
1/Giới thiệu bài: vần uât, vần uân
-HS lắng nghe
. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần uân:
HS đọc: u-â-n / Phân tích vần uân. / Đánh vần và đọc: u-â-n / uât
HS nói: huân chương / huân. / Phân tích tiếng huân. / Đánh vần và đọc: hờ-uân/ huân.
Đánh vần, đọc trơn từ : huân chương.
Dạy vần uât (như vần uân)
Đánh vần, đọc trơn từ: sản xuất
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: uân, uât 2 tiếng mới học: huân, xuất
-HS đọc, phấn tích, đánh vần
-HS nói, phân tích, đánh vần
-HS đánh vần, đọc trơn
-HS đánh vần
Luyện tập
 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng)
- GV tổ chức trò chơi: “ Tìm nhà cho thỏ”
- HS đọc lại các tiếng, từ chưa vần:uân, uât
3. 2 Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần uân: viết uâ trước n sau. Chú ý các nét nối./ làm tương tự với vần uât
Từ sản xuất: viết tiếng sản trước, tiếng xuất sau/ Làm tương tự với từ huân chương. 
HS viết vào bảng con
- HS đọc
-HS lắng nghe
-HS viết ở bảng con
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
MÔI TRƯỜNG QUANH EM
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Biết được những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống quanh em.
- Mô tả được sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Một vài tranh/hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường. 
- Bài hát Như một hòn bi xanh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Một vài câu chuyện về ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Hát
- Giới thiệu bài
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về môi trường quanh em.
- Lắng nghe
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết được những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống quanh em.
- Mô tả được sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
Hoạt động 1. Tìm hiểu môi trường quanh em.
*Mục tiêu:
- HS biết được một số biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh thông qua các hình ảnh.
* Cách tiến hành:
- GV treo bảng các hình ảnh/tranh vẽ về sự ô nhiễm môi trường sống. 
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Các em nhìn thấy được những gì có trong tranh? 
+ Những hình ảnh trong tranh có giống với nơi em sinh sống không?
+ Em hãy đặt tên cho bức tranh được không? 
- GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ theo những
câu hỏi gợi ý ở trên. Có thể cho từng bàn HS, hoặc cặp đôi HS chia sẻ. Sau đó thi xem ai là người trả lời nhanh và đúng nhất.
- HS quan sát các hình ảnh/tranh vẽ về sự ô nhiễm môi trường sống.
- HS trả lời:
+ HS đưa ra các hiện tượng ô nhiễm quan sát được.
+ HS đưa ra nhận định giống hoặc khác.
+ HS đặt tên theo quan điểm cá nhân.
- HS chia sẻ
*GV kết luận.
- HS biết được những biểu hiện cụ thể về sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
- Theo dõi, lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2. Thực hành bảo vệ môi trường
* Mục tiêu: 
- Tạo điều kiện để HS thực hành những công việc cụ thể về bảo vệ môi trường xung quanh
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK. Sau đó tổ chức cho HS thể hiện những hành động, việc làm mà các em thấy và hiểu được từ hình ảnh đã quan sát. 
- GV mời một vài HS đóng vai thể hiện việc làm như các bạn trong tranh. 
GV đưa ra các câu hỏi :
+ Rác thì bỏ vào đâu nhỉ?
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì vậy? 
- Kết thúc hoạt động, cả lớp cùng hát bài Như một hòn bi xanh.
- Quan sát theo nhóm. Tìm cách thể hiện những hành động, việc làm mà thấy và hiểu được từ hình ảnh đã quan sát.
- Các nhóm xung phong đóng vai
- Trả lời các câu hỏi của GV sau khi đóng vai
- Hát tập thể.
* Kết luận: 
- HS được làm quen với một vài công việc hay hoạt động giữ gìn môi trường xung quanh.
- Lắng nghe, ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc cần làm để giữ gìn môi trường xung quanh.
- Lắng nghe
Tiếng Việt
Bài 121: uân uât
( tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cáo và gà
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình ảnh minh họa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả giáo viên
Tập đọc (BT 3)
- GV chỉ hình minh hoạ bài Cáo và gà
- GV đọc mẫu. 
- Luyện đọc từ ngữ: tuấn tú, uất. Giải nghĩa từ: uất, tuấn tú
- Luyện đọc câu
+ Xác câu trong bài / GV chỉ từng câu cho HS đọc.
+ Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
+ Thi đọc đoạn, bài. 
* Tìm hiểu bài đọc:
GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện, nêu YC: Điền từ còn thiếu vào ý 2 và ý 3 để hoàn thành sơ đồ.
1 HS đọc trước lớp từng ý của sơ đồ chưa hoàn chỉnh.
HS làm bài (miệng), điền từ vào chỗ trống.
GV chỉ từng ý, 1 HS đọc kết quả. / Cả lớp đọc lại sơ đồ đã hoàn chỉnh.
GV: Qua câu chuyện, em thấy gà như thế nào? 
-HS lắng nghe
-HS luyện đọc từ ngữ
-HS luyện đọc câu
-HS thi đọc bài
-HS theo dõi
-HS trình bày
-HS thực hiện
Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS kể cho người thân nghe câu chuyện Cáo và gà.
KỂ CHUYỆN
MÈO CON BỊ LẠC
(1 tiết)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Phát triển năng lực ngôn ngữ:
Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.
Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Khen ngợi sự quan tâm, lòng tốt của mọi người đã giúp mèo con bị lạc tìm v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_2324_nam_hoc_2021_2022.doc