Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Những cánh cò.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 

docx 21 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 4483
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
TUẦN 32
Bài 5: NHỮNG CÁNH CÒ (4 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Những cánh cò.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù.
Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- Nắm được đặc điểm văn bản tự sự, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba (một hình thức sáng tác phi hư cấu) và nội dung của VB Những cánh cò.
- Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống: 
- Nắm được đặc điểm sinh sống của loài cò, thể hiện đặc điểm của môi trường thiên nhiên xưa và nay; nắm được những phản ứng (ứng xử) của các loài trước sự biến đổi của môi trường thiên nhiên theo nguyên lí “đất lành chim đậu”
- Nắm được ý nghĩa của việc giữ gìn môi trường thiên nhiên trong lành.
3. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
- Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 TLCH:
? Em thấy gì trong mỗi bức tranh?
? Em thích khung cảnh ở bức tranh nào hơn? Vì sao?
+ GV gợi ý để HS thảo luận: Thích tranh 1 vì khung cảnh làng quê xinh đẹp, thích tranh 2 vì khung cảnh thành phố với những toà nhà cao tầng.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt chuyển: Hình ảnh cánh cò là một biểu tượng của làng quê Việt Nam. Muốn biết cụ thể hơn, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
a. Đọc nối tiếp câu lần 1:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: rực rỡ, H'mông
b. Đọc nối tiếp câu lần 2:
- GV gọi 1 HS đọc câu dài và hỏi: Bạn ngắt hơi ở đâu?
- GV chốt: Bây giờ,/ ao, hồ, đầm phải nhường chỗ cho những toà nhà cao vút,/ những con đường cao tốc,/ những nhà máy toả khói mịt mù./
Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
NGHỈ GIỮA GIỜ
3. Luyện đọc đoạn:
- GV chia đoạn: 2 đoạn
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
- GV gọi HS đọc đoạn 1 trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù.
-> Liên hệ (nếu có)
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu hình ảnh những cánh cò.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trao đổi.
- 2 - 3 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hs quan sát.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS giải nghĩa.
- HS đọc đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Hàng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở đâu?
? Bây giờ ở quê của bé, những gì đã thay thế ao, hồ, đầm?
? Điều gì đã khiến đàn cò sợ hãi?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND:
? Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở những ao, hồ, đầm.
? Bây giờ ở quê của bé, thay thế cho ao, hồ, đầm là những toà nhà cao vút, những con đường cao tốc, những nhà máy toả khói mịt mù.
? Những âm thanh ồn ào khiến đàn cò sợ hãi.
- GV chốt và cho HS đọc lại 3 câu trả lời đúng.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm những từ ngữ phù hợp.
- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV chốt: 
a. Đàn chim đậu trên những cành cây cao vút.
b. Từng áng mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời trong xanh.
- GV gọi HS đọc to các từ ngữ tìm được.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Hát một bài hát về quê hương.
- GV yêu cầu HS tìm và hát một bài hát bất kì về quê hương.
- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn.
- GV tổ chức cho lớp hát đồng ca.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đồng thanh.
- HS tìm và hát.
- HS hát theo hướng dẫn.
- Cả lớp hát đồng ca.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 3
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu:
- GV nêu yêu cầu HĐ.
- GV yêu cầu HS đọc các từ cho trước.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 để thảo luận.
- GV yêu cầu HS chọn từ phù hợp để hoàn thiện câu.
a. Đàn chim đậu trên những cành cây cao vút.
b. Từng áng mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời xanh.
- GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm trình bày.
- GV yêu cầu HS viết câu vào vở.
- GV mới HS nhận xét, chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Quan sát tranh và nói việc làm nào tốt và việc làm nào chưa tốt.
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV mời HS nói về bức tranh nào thể hiện những việc làm tốt, tranh nào thể hiện những việc làm chưa tốt.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS đọc từ
- HS thảo luận.
- HS tìm từ.
- 2 - 3 HS trình bày.
- HS viết câu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 4
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi Mảnh ghép bí ẩn. Đưa ra các câu hỏi để HS khám phá bức tranh.
- GV chốt và đưa nội dung bài viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Nghe - viết:
- GV đọc to cả đoạn văn.
- GV mời 1 - 2 HS đọc nội dung.
- GV chốt: Đoạn văn này chính là nội dung bài đọc tiết trước.
- GV hỏi:
? Bài viết có mấy câu? (3 câu)
? Trong bài có chữ nào được viết hoa?(Ao, Cò, Thế)
? Con thấy chữ nào khó viết?(nhường chỗ, đường cao tốc..)
- GV tổ chức cho HS phân tích, đánh vần chữ khó viết -> Viết ra nháp/bảng con.
- GV đọc từng câu. Mỗi câu cần đọc theo cụm từ,
- Sau khi viết, GV đọc lại 1 lần để HS rà soát.
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của 1 vài HS.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông
- GV mời HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm bút chì vào sách.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV mời HS đánh vần, đọc trơn.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Em thích nông thôn hay thành phố? Vì sao?
- GV nêu yêu cầu của HĐ.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để trao đổi về sở thích: Nông thôn hay thành phố? Nêu lí do.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ND.
- HS lắng nghe.
- 3 - 4 HS trả lời
- HS phân tích.
- HS viết chính tả.
- HS rà soát lỗi.
- HS kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- 3 - 4 HS trình bày.
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đồng thanh.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- 2 - 3 HS trình bày.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Bài 6: BUỔI TRƯA HÈ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Buổi trưa hè
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: chập chờn, rạo rực
Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm.
Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ qua vần và hình ảnh.
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- Nắm được đặc điểm của thơ và nội dung bài thơ Buổi trưa hè.
- Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Có hiểu biết thực tế về mùa và đặc trưng từng mùa trong năm.
3. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
- Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 TLCH:
? Em thấy những gì trong tranh?
? Cảnh vật và con người ở đây như thế nào?
+ GV gợi ý để HS thảo luận: Cảnh vật ở làng quê vào buổi trưa hè rất đẹp và yên tĩnh.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt chuyển: Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam ta vào mỗi buổi trưa hè đã được tác giả thể hiện qua bài thơ Buổi trưa hè. Muốn biết rõ hơn về vẻ đẹp này, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
a. Đọc nối tiếp câu lần 1:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: nằm im, ngẫm nghĩ,....
b. Đọc nối tiếp câu lần 2:
- GV hướng dẫn HS đọc một số câu thơ: Hoa đại/ thơm hơn; Giữa/ giờ trưa vắng; Con bướm/ chập chờn; Vờn/ đôi cánh nắng.
- GV chốt: Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
NGHỈ GIỮA GIỜ
3. Luyện đọc đoạn:
- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ
- GV chia đoạn: 4 đoạn
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
- GV gọi HS đọc đoạn lần 1 trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: 
+ chập chờn: trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không.
+ rạo rực: ở trạng thái có những cảm xúc, tình cảm làm xao xuyến trong lòng, như có cái gì thôi thúc không yên.
-> Liên hệ (nếu có)
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc thể hiện tình yêu thiên nhiên.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm ở cuối các dòng thơ những từ cùng vần với nhau:
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi, cùng đọc lại cả bài.
- GV yêu cầu HS tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng.
- GV yêu cầu HS viết vào vở.
- GV mời HS trình bày kết quả.
- GV chốt, thống nhất đáp án: dim - im, lá - ả; nghỉ - nghĩ, hơn – chờn, vắng – nắng,..
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trao đổi.
- 2 - 3 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hs quan sát.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS giải nghĩa.
- HS đọc đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc bài.
- HS tìm tiếng.
- HS viết vào vở.
- 2 - 3 HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Những con vật nào được nói tới trong bài thơ?
? Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh?
? Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND:
? con bò, con bướm.
? Từ ngữ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh: lim dim, êm ả, vắng.
? Câu trả lời mở.
- GV chốt và cho HS đọc lại 3 câu trả lời đúng.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Học thuộc lòng:
- GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài thơ.
- GV mời HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài.
- GV mời một số HS đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Nói về điều em thích ở mùa hè.
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV mời HS nói về bức tranh 
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thành tiếng.
- HS theo dõi hướng dẫn.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS nêu.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Bài 7: HOA PHƯỢNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Hoa phượng.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: lấm tấm, rừng rực cháy.
Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; quan sát, nhận biết được một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề cơ bản và đặt câu hỏi.
Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và nơi mình sinh sống.
- Biết yêu quý những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước mình
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- Nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài Hoa phượng.
- Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Biết được một số loài hoa và vẻ đẹp của chúng.
3. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
- Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm TLCH: Tranh vẽ hoa gì? Em biết gì về loài hoa này
+ GV gợi ý để HS thảo luận.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt chuyển sau đó dẫn vào bài học Hoa phượng
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
a. Đọc nối tiếp câu lần 1:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: lấm tấm, lẫn, rừng rực, nở, lửa,...
b. Đọc nối tiếp câu lần 2:
- GV hướng dẫn cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng, nhịp thơ.
- GV chốt: Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy, cuối mỗi câu thơ và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
NGHỈ GIỮA GIỜ
3. Luyện đọc đoạn:
- GV hướng dẫn HS nhận biết từng khổ thơ
- GV chia đoạn: 3 đoạn tương ứng với 3 khổ thơ
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
- GV gọi HS đọc đoạn lần 1 trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: 
+ lấm tấm: nở ít, xuất hiện rải rác trên cành lá;
+ bừng: ở đây có nghĩa là nở rộ, nở rất nhanh và nhiều;
+ rừng rực cháy: ở đây có nghĩa là hoa phượng như ngọn lửa.
-> Liên hệ 
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm 3 trong 2 phút.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc thể hiện tình yêu thiên nhiên, cây cối.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
4. Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng xanh, lửa, cây:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng trong hoặc ngoài bài thơ cùng vần với tiếng xanh, lửa, cây
- HS viết những tiếng tìm được vào vở
- Yêu cầu 1 số HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, đánh giá
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trao đổi.
- 2 - 3 HS trả lời: Hoa phượng, loài hoa nở vào mùa hè, thường được trồng ở sân trường, 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hs quan sát.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS giải nghĩa.
- HS đọc đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Những câu thơ nào cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
? Trong bài thơ, cây phượng được trồng ở đâu?
? Theo bạn nhỏ, chị gió và mặt trời đã làm gì giúp cây phượng nở hoa?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND:
? nghìn mắt lửa, một trời hoa
? góc phố
? quạt cho cây, ủ lửa.
- GV chốt và cho HS đọc lại 3 câu trả lời đúng.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu 2 khổ thơ đầu.
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng 2 khổ thơ đầu.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bằng cách xóa/che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xóa/che hết. HS nhớ và đọc thuộc lòng cả những từ bị xóa/che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng 2 khổ thơ này.
- GV nhận xét, đánh giá. 
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- Hs lắng nghe
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
ÔN TẬP (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức trong bài Thế giới trong mắt em.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
Kỹ năng:
- Củng cố một số kỹ năng đã học trong bài Thế giới trong mắt em.
- Thực hành đọc một đoạn thơ và đọc những tiếng có vần khó vừa được học.
- Thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (cảm nhận về cuộc sống).
- Ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để thể hiện cảm nhận của con người trước những đổi thay của cuộc sống xung quanh.
- Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. 
II. CHUẨN BỊ:
Phương tiện dạy học:
- Tranh, ảnh, clip về đất nước, con người Việt Nam.
- Thiết bị trình chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uân, uôm, ước, ươm:
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học.
- GV chia các vần thành 2 nhóm và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần:
- Nhóm vần thứ nhất: 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uyên, uân, uôm
+ HS nêu từ ngữ tìm đc, GV viết những từ này lên bảng
+ 2-3 HS đánh vần, đọc trơn. Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhóm vần thứ hai: 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần ươc, ươm
+ HS nêu từ ngữ tìm đc, GV viết những từ này lên bảng
+ 2-3 HS đánh vần, đọc trơn. Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV chuyển chốt.
 NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Xếp các từ ngữ vào nhóm phù hợp:
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xếp từ ngữ vào nhóm phù hợp (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy).
- GV làm mẫu: tia nắng
? Ta có thể nghe được/ngửi được tia nắng không?
? Tia nắng được xếp vào nhóm nào?
- GV yêu cầu 2-3 HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt ND:
Từ ngữ chỉ những gì nhìn thấy: tia nắng, ông mặt trời, ông sao, bầu trời, trăng rằm, đàn cò, hoa phượng đỏ.
Từ ngữ chỉ những gì nghe thấy: tiếng chim hót, âm thanh ồn ào
Từ ngữ chỉ những gì ngửi thấy: hương thơm ngát
- GV cho HS đọc lại câu trả lời đúng.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Hs nghe.
- HS làm việc nhóm.
- HS đọc từ.
- HS đọc, lớp đồng thanh.
- HS làm việc nhóm.
- HS đọc.
- HS đọc, lớp đồng thanh.
- HS nghe.
- HS thảo luận và TLCH.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Viết 1-2 câu về cảnh vật xung quanh:
- GV gắn hoặc trình chiếu một số tranh ảnh/ video về cảnh vật xung quanh và yêu cầu HS quan sát.
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nêu cảm nhận, ý kiến của các em và cảnh vật quan sát được.
- GV mời 2-3 HS trình bày.
- GV tổ chức cho HS nhận xét.
- GV nhận xét. đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự viết 1-2 câu thể hiện cảm nhận, ý kiến của riêng mình về cảnh vật.
? Qua bài tập vừa rồi, em cần lưu ý gì khi viết câu?
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Vẽ một bức tranh về cảnh vật xung quanh và đặt tên cho bức tranh:
- GV nêu nhiệm vụ của hoạt động và gợi ý cho HS lựa chọn cảnh vật để vẽ.
- GV cho HS làm việc nhóm đôi để chia sẻ ý tưởng với bạn và đặt tên cho bức tranh.
- GV yêu cầu 2-3 HS trình bày trước lớp bức tranh mình vẽ.
- GV tổ chức cho HS nhận xét
- GV nhận xét đánh giá và khen ngợi HS có ý tưởng sang tạo.
Hoạt động 3: Đọc mở rộng
Giao nhiệm vụ cho HS từ buổi học trước tìm đọc một bài thơ về thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh.
GV đọc mẫu 1 bài
GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4: nói với nhau suy nghĩ của mình về bài thơ mình đọc
GV gợi ý:
? Nhờ đâu em đọc được bài thơ này?
? Bài thơ naỳ viết về cái gì?
? Có gì thú vị hay đáng chú ý trong bài thơ này?
Yêu cầu 3-4 HS nói trước lớp. HS khác nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS có ý tưởng độc đáo, sang tạo
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm
- HS nêu.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết vở.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tìm đọc bài thơ.
HS lắng nghe
HS thảo luận
HS lắng nghe, trả lời câu hỏi
HS nói, HS khác nhận xét
HS nghe
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx