Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Tập đọc: Rửa tay trước khi ăn

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:

1. Phát triển kỹ năng đọc:

- Giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng bài Rửa tay trước khi ăn.

-Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài Rửa tay trước khi ăn.

- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.

- Quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kỹ năng viết:

- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc.

- Hoàn thiện được câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện.

- Nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kỹ năng nói và nghe

- Thông qua trao đổi về nội dung của bài Rửa tay trước khi ăn và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:

- Học sinh biết quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.

- Khả năng làm việc nhóm.

- Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và biết đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn:

Gv: nắm được đặc điểm của VB,thông tin và nội dung của văn bản Rửa tay trước khi ăn

 

docx 22 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3673
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1
Tập đọc: Rửa tay trước khi ăn
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
1. Phát triển kỹ năng đọc: 
- Giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng bài Rửa tay trước khi ăn.
-Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài Rửa tay trước khi ăn.
- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.
- Quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kỹ năng viết:
- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc.
- Hoàn thiện được câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện.
- Nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe
- Thông qua trao đổi về nội dung của bài Rửa tay trước khi ăn và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:
- Học sinh biết quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Khả năng làm việc nhóm.
- Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và biết đặt câu hỏi.
CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn:
Gv: nắm được đặc điểm của VB,thông tin và nội dung của văn bản Rửa tay trước khi ăn
GV nắm nghĩa của các từ ngữ khó trong văn bản ; vi trùng , tiếp xúc, mắc bệnh, phòng bệnh và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này
2. Kiến thức đời sống:
- Có sự hiểu biết về sự khác biệt giữa vi trùng và vi khuẩn. Vi trùng là sinh vật rất nhỏ chỉ sống được trong tế bào sống, gây bệnh cho người và vật do thở, nuốt vào hay đột nhập vào kẽ hở trên da. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào, rất nhỏ có ở khắp nơi, sinh sản bằng cách phân bào. Bệnh do vi khuẩn lây nhiễm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng.
- Có hiểu biết về một số bệnh ở trẻ em hay mắc do vi trùng gây nên
3. Phương tiện dạy học: 
Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp, máy chiếu, màu hình, bảng thông minh.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
a. Vì sao các bạn phải rửa tay?
b. Em thường rửa tay khi nào?
- GV và HS thống nội dung câu trả lời sau đó dẫn vào bài đọc Rửa tay trước khi ăn
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS đọc câu
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như: vi trùng, xà phòng, phòng bệnh, nước sạch.
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: 
Tay cầm thức ăn,/ vi trùng từ tay/ theo thức ăn vào cơ thể. Để phòng bệnh/ chúng ta/ phải rửa tay/ trước khi ăn.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn
- Gv chia văn bản làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mắc bệnh
+ Đoạn 2 phần còn lại
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.
- Vi trùng: sinh vật rất nhỏ, có khả năng gây bệnh
-Tiếp xúc: chạm vào nhau ( dùng cử chỉ minh họa)
- Mắc bệnh: Bị một bọng nào đó
- Phòng bệnh: Ngăn ngừa để không bị bệnh
- GV đọc mẫu cả bài
 Tiết 2
3. Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi
a. Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng cách nào?
b. Để phòng bệnh chúng ta phải làm gì?
c. Cần rửa tay như thế nào cho đúng?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
a. Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng thức ăn
b. Để phòng bệnh chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn
c. Câu trả lời mở
@ Lưu ý GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS ( nếu cần)
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
- Gv nhắc lại câu trả lời đúng cho câu trả lời b( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV kiểm tra nhận xét bài của một số HS
 Tiết 3:
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- GV và HS thống nhất câu hoàn thiện:
Ăn chín uống sôi để phòng bệnh
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh
- GV yêu cầu HS làm việc trong nhóm quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh có dùng các từ ngữ đã gợi ý
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- Tranh1: Nhúng nước, sát xà phòng lên hai bàn tay
- Tranh 2: Chà xát các kẽ ngón tay
- Tranh 3: Rửa sạch tay dưới vòi nước
- Tranh 4: Lau tay khô bằng khăn
- HS và GVnhận xét
 Tiết 4
7. Nghe viết:
- GV đọc to cả hai câu: 
Để phòng bệnh, chúng ta phải rửa tay trước khi ăn. Cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn văn.
- Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
- Chữ dễ viết sai chính tả: bệnh, trước, xả, nước, sạch.
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ:
+ Để phòng bệnh/ chúng ta phải rửa tay/ trước khi ăn/ . Cần rửa tay bằng xà phòng/ với nước sạch.
- Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. Gv cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS 
- Sau khi HS viết chính tả GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
- GV kiểm tra nhận xét bài của một số HS
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ
- Gọi 2-3 HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng)
9. Trò chơi em làm bác sĩ:
- Mục đích: Thông qua việc nhập vai bác sĩ và bệnh nhân, HS có cơ hội phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và mở rộng hiểu biết về vấn đề giữ gìn vệ sinh sức khỏe.
- Cách thưc: Lớp chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5-6 HS. Mỗi nhóm cử một người làm bác sĩ, những bạn còn lại làm bệnh nhân. Hình dung tình huống diễn ra ở phòng khám, bác sĩ khám chẩn đoán bệnh, và đưa ra những lời khuyên phòng bệnh.
- GV có thể cho lớp biết trước những bệnh và nguyên nhân thường gặp ở trẻ em.
1. Đau bụng ( do ăn quá no, ăn uống không hợp vệ sinh).
2 Sâu răng ( do ăn nhiều kẹo, không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách).
3. Cảm, sốt ( do đi nắng không đội mũ nón hoặc dầm mưa lâu bị lạnh).
- Sau khi các nhóm thực hành, GV cho một số nhóm trình diễn trước lớp và cả lớp chọn ra nhóm xuất sắc
10. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
GV tóm tắt lại những nội dung chính.
HS thảo luận nhóm
- HS trả lời 
– HS nhận xét bổ sung
-HS đọc nối tiếp câu lần 1
-HS nhận biết
- HS đọc nối tiếp câu lần 2
-HS thực hiện
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt
- HS đọc đoạn theo nhóm
-HS thực hiện
- 2 HS đọc
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranhminh họa và câu trả lời cho từng câu hỏi
- HS đại diện nhóm trình bày- HS khác bổ sung
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc
- HS quan sát
-HS viết vào vở :
Để phòng bệnh chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn.
- HS làm việc theo nhóm
- HS trình bày kết quả
- HS viết câu vào vở
- HS quan sát tranh
- Hs làm việc theo nhóm
- HS trình bày kết quả
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
- HS làm việc theo nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp
- Một số HS đọc to các từ ngữ sau đó cả lớp đồng thanh
- HS quan sát
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- Các nhóm trình diễn
- HS nêu 
BÀI 2
Tập đọc: Lời chào
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
1. Phát triển kỹ năng đọc: 
- Giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng bài thơ.
-Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài thơ.
- Nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của các bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
2. Phát triển kỹ năng nói và nghe
- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:
- Ý thức tôn trọng mọi người trong giao tiếp 
- Khả năng làm việc nhóm.
II.CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn:
- Gv: nắm được đặc điểm vần, nhịp và nôi dung của bài thơ Lời chào 
- GV nắm được sự khác biệt về cách thức chào hỏi theo bối cảnh (lớp học, ở nhà ngoài xã hội . )Theo đặc trưng xã hội của người chào và người được chào ( tuổi tác, giới tính .), theo vùng địa lý ( nông thôn, thành thị, miền Bắc, miền Nam ).
- Gv nắm được nghĩa của một số từ ngữ được dùng theo phương thức tu từ so sánh và ẩn dụ trong văn bản ( lời chào – bông hoa – cơn gió – bàn tay)
2. Phương tiện dạy học: 
Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp, máy chiếu, màu hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động:
+GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
a. Hai người trong tranh đang làm gì?
b. Em thường chào những ai? Em chào như thế nào?
- GV và HS thống nội dung câu trả lời 
a. Họ gặp nhau, bắt tay nhau và nói lời chào nhau
b. Câu trả lời mở, sau đó GV dẫn vào bài thơ Lời chào.
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- HS đọc dòng thơ
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ. 
+ Chân thành: rất thành thật xuất phát từ đáy lòng.
+ Cởi mở: Dễ bày tỏ suy nghĩ, tình cảm.
- GV yêu cầu HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm đứng lên đọc
- Yêu cầu các nhóm khác theo dõi nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu 1-2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
 3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau:
- Gv hướng dẫn HS làm việc nhóm cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.
- Yêu cầu HS viết lại những tiếng tìm đươc vào vở.
- Gv yêu cầu một số HS trình bày kết quả.
- Gv và HS nhận xét đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời:(nhà – xa, ngày – say, nào – trao, trước – bước)
 Tiết 2
4. Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Lời chào được so sánh với những gì?
b. Em học được điều gì từ những bài thơ này?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
a. Lời chào được so sánh với bong hoa, cơn gió, bàn tay
b. Đi đâu cũng cần nhớ chào hỏi.
5. Học thuộc lòng
- Gv treo bảng phụ hoặc trình chiếu 2 khổ thơ đầu.
- Gv hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bằng cách xóa/ che dần một số từ ngữ trong 2 khổ thơ cho đến khi xóa/ che hết.
- Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ này.
6. Hát một bài hát về lời chào hỏi
- Sử dụng clip bài hát để cả lớp cùng hát theo 
7. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- Gv nhận xét khen ngợi HS.
- HS đọc bài Rửa tay trước khi ăn và trả lời câu hỏi trong SGK
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời 
– HS nhận xét bổ sung
- HS đọc từng dòng thơ.
-HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2
- HS đọc từng khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp từng khổ , 2 lượt
- HS luyện đọc trong nhóm
- HS đọc 
- 2HS đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- HS làn việc theo nhóm.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở. 
-HS thực hiện
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranhminh họa và câu trả lời cho từng câu hỏi
- HS đại diện nhóm trình bày- HS khác bổ sung
- Một HS đọc thành tiếng 2 khổ thơ đầu.
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xóa/ che dần.
- HS nêu ý kiến về bài học( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)
BÀI 3
Tập đọc: Khi mẹ vắng nhà
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
1. Phát triển kỹ năng đọc: 
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện đơn giản có lời thoại, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản;
- Quan sát nhạn biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kỹ năng viết:
- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc.
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện.
- Nghe viết một đoạn văn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe
- Thông qua trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:
- Nghe lời cha mẹ, có ý thức bảo vệ an toàn cho bản 
- Khả năng làm việc nhóm.
- Khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và biết đặt câu hỏi.
CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn:
- Gv: nắm được đặc điểm của VB (truyện ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nói về việc đời nhằm thể hiện những bài học về đạo lý và kinh nghiệm sống); 
- Nắm được nội dung của văn bản khi mẹ vắng nhà, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản. 
- GV nắm nghĩa của các từ ngữ khó trong văn bản ; (giả giọng, tíu tít) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Nắm vững những kĩ năng HS tiểu học cần có để tự bảo vệ bản than khi ở nhà một mình. Ví dụ: Không mở cửa cho người lạ vào, không với đồ vật trên cao, vì sao phải phồng tránh? Phòng tránh như thế nào? .)
 3. Phương tiện dạy học: 
Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp, máy chiếu, màu hình, bảng thông minh.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động:
+GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
a. Em thấy những gì trong bức tranh? 
b. Theo em bạn nhỏ nên làm gì? Vì sao? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời sau đó dẫn vào bài đọc Khi mẹ vắng nhà.
2. Đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS đọc câu
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS 
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: 
Trong khu rừng nọ/ có một đàn dê con sống cùng mẹ. Đợi dê mẹ đi xa/ nó gõ cửa/ và giả giọng dê mẹ.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn
- Gv chia văn bản làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nghe tiếng mẹ
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến sói đành bỏ đi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.
+ Giả giọng: Cố ý nói giống tiếng của người khác
+ Tíu tít: Là tiếng nói cười liên tiếp, không ngớt.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS và GV đọc toàn văn bản
- GV đọc toàn văn bản và chuyển tiếp qua phần trả lời câu hỏi.
 Tiết 2
3. Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản và trả lời các câu hỏi
a. Dê mẹ dặn dê con chỉ được mở cửa khi nào?
b. Sói làm gì khi dê mẹ vừa đi xa?
c. Nghe chuyện dê mẹ đã nói về với con?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
a. Dê mẹ dặn đàn con chỉ được mở cửa khi nghe tiếng mẹ
b. Khi dê mẹ vừa đi xa sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ
c. Nghe truyện dê mẹ khen đàn con ngoan.
@ Lưu ý GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS ( nếu cần)
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
- Gv nhắc lại câu trả lời đúng cho câu trả lời b( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở 
+ Khi dê mẹ vừa đi xa, Sói gõ cửa và giả giọng Dê mẹ.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV kiểm tra nhận xét bài của một số HS
 Tiết 3:
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- GV và HS thống nhất câu hoàn thiện:
Khi ở nhà một mình em không được mở cửa cho người lạ.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
6. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện khi mẹ vắng nhà 
- Lớp chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 5-6 HS. Một HS đóng vai dê mẹ, số HS còn lại đóng vai dê con. 
- GV gọi một đến hai nhóm đóng vai kể lại câu chuyện theo gợi ý.
- GV tổ chức cho HS bình bầu nhóm kể chuyện hay nhất.
 Tiết 4
7. Nghe viết:
- GV đọc to cả hai câu: 
Lúc Dê mẹ vừa đi, Sói đến gọi cửa. Đàn Dê con biết Sói giả giọng mẹ nên không mở cửa.
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.
- Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
- Chữ dễ viết sai chính tả: Dê, Sói, giọng.
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
- GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ:
+ Lúc Dê mẹ vừa đi,/ Sói đến gọi cửa./ Đàn Dê con/ biết Sói giả giọng mẹ/ nên không mở cửa.
 - Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. Gv cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS 
- Sau khi HS viết chính tả GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
- GV kiểm tra nhận xét bài của một số HS
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ
- Gọi 2-3 HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng)
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh: Những gì em cần phải tự làm? Những gì không được tự ý làm?
- GVgiới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Gv yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh 
Những gì em cần phải tự làm? Những gì không được tự ý làm?
- Có dùng các từ ngữ đã gợi ý: mặc quần áo, lấy đồ vật trên cao.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh: 
+ Tranh 1: Một bạn nhỏ đang tự mặc quần áo. (Trẻ em 6 - 7 tuổi phải tự làm được).
+Tranh 2: Bạn nhỏ đang đứng trên ghế và kiễng chân lấy một đồ vât trên tủ bếp cao ( trẻ em 6-7 tuổi không được làm vì có thể ngã nguy hiểm.
- HS và GV nhận xét.
- Gv có thể gợi ý HS nói thêm về một số việc trẻ cần tự làm và một số việc trẻ em không được phép làm vì nguy hiểm.
10. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS trả lời 
– HS nhận xét bổ sung
- Hoạt động nhóm
- 2-3 HS trả lời
- Các HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp câu lần 1
- HS đọc nối tiếp câu lần 2
-HS thực hiện
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt
- HS đọc đoạn theo nhóm
- 2 HS đọc thành tiếng toàn văn bản.
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranhminh họa và câu trả lời cho từng câu hỏi
- HS đại diện nhóm trình bày- HS khác bổ sung
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc
- HS quan sát
-HS viết vào vở : 
Khi dê mẹ vừa đi xa, Sói gõ cửa và giả giọng Dê mẹ.
- HS làm việc theo nhóm
- HS trình bày kết quả
- HS viết câu vào vở
- Các nhóm tập đóng vai kể lại câu chuyện.
-HS lên đóng vai.
- Các nhóm còn lại quan sát nhận xét
- HS thực hiện theo lệnh của GV.
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi
- HS làm việc theo nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp
- Một số HS đọc to các từ ngữ sau đó cả lớp đồng thanh một số lần.
- HS quan sát
-HS làm việc theo nhóm.
-HS lắng nghe
- Hs trình bày kết quả
- HS nêu nhận xét.
- Hs nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào)
Tiếng Việt
Bài : Luyện tập, thực hành củng cố các kỹ năng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kỹ năng đã học trong bài: Điều em cần biết thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học, thực hành nói và viết sáng tạo về một vấn đề thuộc chủ điểm điều em cần biết.
2. Kĩ năng
- Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ 
Phương tiện dạy học có thể dùng thiết máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần đọc 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
1 . Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần oanh, uyt, iêu, iêm.
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã được học hoặc chưa học . 
- Gv chia các vần này thành 2 nhóm:
+ Nhóm vần thứ nhất : oanh, uyt
+ HS: làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần oanh, uyt, iêu, iêm.
- GV viết những từ ngữ này lên bảng.
- Nhóm vần thứ hai: iêu, iêm.
+ HS: làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iêm
- GV viết những từ ngữ này lên bảng.
2. Tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà em đã học:
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học. GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, với bài Rửa tay trước khi ăn thì chọn lời khuyên: Cần phải rửa tay sạch trước khi ăn để phòng bệnh.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả 
- GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng: 
-Lời chào – nhớ chào hỏi khi gặp gỡ.
- Khi mẹ vắng nhà – không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình.
3. Chọn việc cần làm ở B phù hợp với tình huống ở A
- Đây là bài tập giúp HS ôn luyện lại những nghi thức lời nói cơ bản, phổ biến hầu hết đã học ở kỳ 1 và cũng thuộc chủ điểm những điều em cần biết. 
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc theo nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học.
- GV làm mẫu một trường hợp ( nếu thấy cần thiết).
+ Chẳng hạn tình huống:Gặp ai đó lần đầu mà em muốn người đó biết về em thì cần giới thiệu.
- Gv cho Hs trình bày kết quả
- GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng: 
+ Được ai đó giúp đỡ – Cảm ơn
+ Có lỗi với người khác – xin lỗi.
+ Muốn người khác cho phép làm điều gì đó – xin phép.
+ Khi bạn bè hoặc người than có niềm vui – chúc mừng.
- Hs chơi 
- HS: làm việc nhóm đôi tìm từ ngữ có vần oanh, uyt
- HS:nêu những từ ngữ tìm được 
- HS: 3 em đánh vần, đọc trơn; mỗi học sinh chỉ đọc một số từ ngữ.
- Cả lớp đồng thanh một số lần
- HS: làm việc nhóm đôi tìm từ ngữ có vần iêu, iêm.
- HS:nêu những từ ngữ tìm được 
- HS: 3 em đánh vần, đọc trơn; mỗi học sinh chỉ đọc một số từ ngữ.
- Cả lớp đồng thanh một số lần
- HS làm việc theo nhóm đôi
 Một số HS trình bày kết quả.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- HS trình bày kết quả.
TIẾT 2
4. Kể với bạn về một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi
- YC HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.
- GV yêu cầu 2-3 HS kể trước lớp, mỗi HS kể một trường hợp.
- GV nhắc lại một số trường hợp tiêu biểu mà HS đã đề cập có thể bổ sung them.
- GV nhận xét đánh giá chung và khen ngợi những HS nêu được những tình huống tiêu biểu, có cách kể rõ ràng. Nêu rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi,
5. Một số câu về điều em nên làm hoặc không nên làm.
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi thảo luận về điều HS nên làm Hoặc không nên làm.
-GVnhắc lại một số ý mà HS đã trình bày có thể bổ sung them những điều HS cần làm hoặc không nên làm.
- GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay sáng tạo.
6. Đọc mở rộng:
 - Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một số cuốn sách viết về những điều các en cần biết trong cuộc sống hằng ngày. Gv có thể chuẩn bị một số cuốn sách phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp.
- GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho Hs trao đổi:
+ Nhờ đâu em có được cuốn sách này( mua, mượn, được tặng,,, .)
+ Cuốn sách này viết về cái gì?
+ Có gì thú vị hay đáng chú ý trong cuốn sách?
- GV nhận xét đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
7. Củng cố
- GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- Từng HS tự viết 1-2 câu về nội dung vừa thảo luận. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và các bạn đã trình bày trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm các em nói với nhau về cuốn sách mình đã đọc, về những điều các em đã học.
- 3-4 HS nói trước lớp một số HS khác nhận xét đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx