Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 26: Những người bạn im lặng - Bài 1: Cô chổi rơm

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 26: Những người bạn im lặng - Bài 1: Cô chổi rơm

I/ MỤC TIÊU:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những đồ vật trong nhà.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về nhân vật chính trong bài đọc.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua cách xử lí tình huống phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS.

* Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực về văn học:

 + Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu

 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Chỉ ra được những từ ngữ chỉ màu sắc của chổi rơm và tình yêu của mọi người trong nhà đối với chổi rơm.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

+ Tô đúng kiểu I chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn - viết đoạn văn.

+ Phân biệt đúng chính tả uôi/ ui và dấu hỏi/ dấu ngã .

 + Luyện nói sáng tạo: tập nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng không bằng vai. Luyện viết sáng tạo từ nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết yêu quý gia đình và các đồ vật trong nhà.

 

doc 10 trang chienthang2kz 13/08/2022 7573
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 26: Những người bạn im lặng - Bài 1: Cô chổi rơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
 Chủ đề 26: NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG
Bài 1: CÔ CHỔI RƠM
I/ MỤC TIÊU:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những đồ vật trong nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về nhân vật chính trong bài đọc.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua cách xử lí tình huống phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS.. 
* Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực về văn học:
 + Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu
 + Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Chỉ ra được những từ ngữ chỉ màu sắc của chổi rơm và tình yêu của mọi người trong nhà đối với chổi rơm.
- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
+ Tô đúng kiểu I chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn - viết đoạn văn.
+ Phân biệt đúng chính tả uôi/ ui và dấu hỏi/ dấu ngã .
 + Luyện nói sáng tạo: tập nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng không bằng vai. Luyện viết sáng tạo từ nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết yêu quý gia đình và các đồ vật trong nhà.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên:
- Sách Tiếng Việt 1, 
- Một số tranh ảnh minh họa, mô hình hoặc vật thật minh hoạ cho các tiếng chứa vần ôi, ơm, ôm, kèm thẻ từ ( nếu có), tranh minh họa cây chổi rơm, 
- Mẫu tô chữ I viết hoa và khung chữ mẫu.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video ( nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
2. Học sinh: 
- Sách Tiếng Việt 1, VBT, bảng con, Vở Tập viết,...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
TIẾT 1
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Cho HS hát bài: “Em quét nhà”
- Gọi 1- 2 HS lên đọc lại nội dung bài Mẹ và cô, trả lời câu hỏi liên quan đến bài vừa đọc
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài.
- GV yêu cầu HS mở SHS, trang 71 (GV hướng dẫn HS mở sách, tìm đúng trang của bài học).
- GV cho HS quan sát tranh trang 71 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 - Kể tên các đồ vật có trong bức tranh.
- Kể tên ba, bốn đồ vật trong nhà em.
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung (nếu có)
-> GV nhận xét. Giới thiệu bài mới (Cô chổi rơm) gọi HS nhắc lại tên bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách sử dụng cây chổi.
3/ Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút; biết ngắt hơi từng cụm từ và nghỉ hơi theo dấu câu, đoạn. Đọc đúng tiếng chứa vần khó đọc.
3.1. Luyện đọc câu: 
- GV đọc mẫu 1 lần, yêu cầu HS nghe và nhìn theo sách.
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm theo nhóm 4 từng câu.
- GV quan sát lớp thực hiện yêu cầu.
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
-> HS nhận xét, GV nhận xét
3.2. Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
GV đưa ra từ khó đọc hoặc dễ đọc sai, đọc mẫu hoặc yêu cầu những học sinh đọc tốt đọc mẫu và sửa sai cho HS đọc chưa tốt: chổi rơm, xinh xắn, vàng óng,..
GV hướng dẫn HS phân tích, đọc lại từ khó.
GV chỉ bất kì các từ khó không theo thứ tự.
GV giải nghĩa từ khó.
- GV giải thích từ HS chưa hiểu (nếu có).
3.3. Luyện đọc đoạn:
- GV cùng HS chia đoạn cho bài đọc.
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ từng câu, đoạn. 
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
- GV gọi HS đọc từng đoạn .
- GV gọi 3 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc.
3.4. Luyện đọc cả bài:
- Tổ chức cho HS đọc nhóm 4. 
- Cho HS đọc tốt đọc lại cả bài
- GV mời bạn nhận xét.
- GV nhận xét
TIẾT 2
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài đọc. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm hiểu tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài có tiếng cần luyện tập và đặt câu. Nhận diện chi tiết trong bài đọc dựa vào các cụm từ đứng trước hoặc sau nó. 
4.1. Tìm tiếng trong bài có vần ơm, ôi
- GVcho HS đọc lại bài. 
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ôi, ơm.
- Gv hướng dẫn HS đọc trơn các từ: chổi rơm, thôi.
4.2 Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: ôi, ơm, ôm và đặt câu 
- Bước 1: GV tổ chức nhóm chia nhiệm vụ: 
+ Nhóm 1: tìm từ chứa vần ôi
+ Nhóm 2: tìm từ chứa vần ơm
+ Nhóm 3: tìm từ chứa vần ôm
- Bước 2: GV tổ chức đổi nhóm thực hiện nhiệm vụ ( mảnh ghép)
+Trao đổi với các bạn về các từ mình vừa tìm được.
+ Đặt câu với các từ mình vừa tìm được. 
- GV gọi HS trình bày, nhận xét 
- GV nhận xét.
4.3. Trả lời câu hỏi SHS:
- GVcho HS đọc lại bài
- GV đặt câu hỏi: 
+ Tìm những từ ngữ nói về màu áo và váy của cô bé chổi rơm?
+ Mỗi lần quét nhà xong, chị Thùy Linh treo chổi rơm ở đâu?
- GV nhận xét, chốt 
TIẾT 3
5. Hoạt động 5 : Luyện tập viết hoa, chính tả
* Mục tiêu: Tô đúng kiểu I chữ hoa và viết đúng câu ứng dụng. thực hành kĩ năng nhìn viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả uôi/ui và dấu hỏi/ dấu ngã đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV).
5.1. Tô chữ hoa I và viết câu ứng dụng
a. Tô chữ viết hoa I:
- GV tô mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ I hoa
- GV hướng dẫn HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ I trên mặt bàn.
- GV hướng dẫn HS tô vào VTVtập 2/16. 
- GV nhận xét.
b. Viết câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng.
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Ít.
- GV viết mẫu tiếp và hướng dẫn các chữ còn lại trong câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết vào VTV
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.2 Viết chính tả Nhìn – viết:
- GV đưa đoạn chính tả cần viết, yêu cầu HS đọc. 
“ Áo của cô đến áo len vậy.”
- GV đưa 1 số từ khó: rơm, vàng tươi, tết lại, quanh yêu cầu HS đánh vần, viết bảng con 
- GV giữ nhịp để HS viết bài chính tả vào VTV.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
5.3 Bài tập chính tả lựa chọn:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chính tả dấu hỏi/ dấu ngã.
- GV lựa chọn bài tập dựa vào tình hình của lớp .
- GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng bài tập.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
TIẾT 4
6. Hoạt động 6: Luyện tập nói, viết sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện nói sáng tạo: tập nói lời cảm ơn và xin lỗi với đối tượng không bằng vai. Luyện viết sáng tạo từ nội dung vừa nói. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
6.1. Nói sáng tạo: Luyện nói theo tranh trong SHS.
- GV cho HS trao đổi nhóm 4 để thực hiện yêu cầu SGK/trang 73
Em sẽ nói gì để:
+ Cảm ơn bố đã sửa lại chân bàn học cho em?
+ Xin lỗi mẹ vì đã làm vỡ chậu cây trong nhà?
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung cách nói của mình.
-> Giáo dục HS biết yêu quý gia đình và các đồ vật trong nhà.
6.2 Viết sáng tạo:
- GV hướng dẫn Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV yêu cầu HS viết sáng tạo vào VBT/ 38 (mỗi HS chỉ viết 1 tranh)
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét.
7. Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: HS biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng trong nhà.
- GV cho HS đọc câu đố và quan sát tranh minh hoạ để tìm ra đáp án.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV giải thích câu đố và giáo dục HS biết liên hệ thực tế. 
8. Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò 
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài cũ. Có sự chuẩn bị cho bài mới.
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học: tên bài, các thông tin chính trong bài, em quan tâm điều gì nhất?
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài Ngưỡng cửa.
- Cả lớp nghe và hát.
- 1-2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe, nhận xét.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- HS nghe GV đọc và đọc thầm bài trong SHS
- HS thực hiện yêu cầu của GV
- HS đọc nối tiếp câu theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe, đọc từ khó theo hướng dẫn của GV: chổi rơm, xinh xắn, vàng óng,..
- HS phân tích, đọc lại từ khó.
- HS đọc từ CN, Nhóm , ĐT
HS đọc từ khó: xinh xắn, ẩm, 
HS nêu vốn hiểu biết của mình về xinh xắn, ẩm, 
HS nêu từ mà mình chưa hiểu để nhờ GV giải thích thêm
HS chia đoạn cho bài đọc: 3 đoạn
HS theo dõi và thực hiện đọc ngắt nghỉ phù hợp
HS đọc từng đoạn theo nhóm được phân công
+ Đoạn 1: Trong họ ..áo len vậy. 
+ Đoạn 2: Tuy bé cúng hơn.
+ Đoạn 3: Chị rất . gọn nhà.
HS các nhóm đọc trước lớp, nhận xét bạn
Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau đến hết bài.
Thi đua đọc giữa các nhóm.(Chú ý: bạn đầu tiên đọc cả tựa bài, bạn cuối đọc luôn tên tác giả.)
HS lắng nghe.
- HS đọc bài
- HS nêu
HS đọc
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
+ Nhóm 1: trái ổi, cối xay, 
+ Nhóm 2: trái thơm, đống rơm, máy bơm 
+ Nhóm 3: con tôm, cốm xanh, 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS trình bày, nhận xét
- HS đọc bài
- HS trả lời
HS nhận xét, bổ sung
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS dùng ngón tay tô theo GV hình dáng chữ I trên mặt bàn.
- HS tô chữ I vào VTVtập 2/ 16
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS đọc câu ứng dụng: Ít vận động sẽ không tốt cho sức khỏe.
- HS quan sát, lắng nghe GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của con chữ của chữ Ít.
- HS quan sát, lắng nghe, nhận xét độ cao các con chữ.
- HS viết vào VTV/16
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS đọc đoạn chính tả.
- HS đánh vần, viết bảng con: : rơm, vàng tươi, tết lại, quanh.
- HS viết bài chính tả vào VTV.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có 
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS quan sát
- HS làm bài tập
- HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm 4 và nói về các tranh
+ Tranh 1, 2
- HS nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- HS viết sáng tạo vào VBT/ 38
+ Tranh 1, 2
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS: đọc câu đố
Đáp án: Quạt điện
HS nhận xét.
HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc