Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

BÀI 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU

I. Mục tiêu:

1. Phát triển kĩ năng đọc:

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết:

- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe:

- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:

- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 

docx 21 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 4283
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 27 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
CHỦ ĐỀ 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
TẬP ĐỌC
BÀI 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu:
1. Phát triển kĩ năng đọc: 
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: 
- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: 
- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: 
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí, kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Kiến và Chim bồ câu, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- Ê-đốp La Phông-ten và Lép tôn-xtôi là những tác giả của những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới. Các câu chuyện này từ lâu đã được dịch sang Tiếng Việt. Nhiều câu chuyện mang tính chất nhân văn và tính giáo dục cao, đã được sử dụng nhiều trong các sách giáo khoa của Việt Nam. Kiến và chim bồ câu của Ê-đốp là một trong những câu chuyện đó.
- GV nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản (vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Hoạt động ôn và khởi động: 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về hành động của những người trong tranh. 
Những người trong tranh đang làm gì?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ câu.
+ GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán một phần nội dung của văn bản. Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
- Lắng nghe
 - HS quan sát bức tranh và thảo luận nhóm bàn
+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác.
 - Lắng nghe
- HS đọc lại tên bài theo dãy
2. Hoạt động luyện đọc: 
* GV đọc mẫu toàn bài Kiến và chim bồ câu. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
* Yêu cầu HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS): vùng vẫy, nhanh trí, giật mình,....
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng câu dài (Nghe tiếng kêu cứu của kiến,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt một chiếc lá thả xuống nước.// ; Ngay lập tức,/ nó bò đến,/ cắn vào chân anh ta.//)
* GV hướng dẫn HS đọc đoạn:
- GV chia văn bản thành các đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu -> leo được lên bờ.
+ Đoạn 2: Một hôm - > liền bay đi.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn 
(dựa vào SGV)
- GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- HS luyện phát âm từ khó.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- Lắng nghe hướng dẫn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- Lắng nghe GV chia đoạn hoặc cùng GV chia đoạn cho VB
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Các bạn nhận xét, đánh giá.
- HS đọc cả bài 
- 1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài => đồng thanh.
TIẾT 2
3. Hoạt động tìm hiểu bài:
- GV mời 1vài HS đọc lại bài “Kiến và chim bồ câu”
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi:
a. Bồ câu đã làm gì để cứu kiến?
b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu? 
c. Em học được điều gì từ câu chuyện này?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời 
- GV nhận xét, chốt ý đúng, khen ngợi HS
- HS đọc
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
 a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến.
b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn.
c. Trong cuộc sống cần giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi người khác gặp hoạn nạn.; .. (Tùy theo ý hiểu của HS)
- HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3.
- GV nhắc lại hoặc treo bảng phụ hoặc có thể trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3.
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu. Đặt dấu chấm đúng vị trí.
- GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS.
- Một HS đọc thành tiếng câu trả lời
- Lắng nghe hướng dẫn
- Viết vào vở: Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào chân anh ta.
Tiết 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn BT 5 và các từ 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để chọn từ ngữ thích hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
- Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
- Yêu cầu HS trao đổi và nhận xét bài của bạn cùng bàn.
- GV kiểm tra nhận xét một số bài của HS.
- Quan sát
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm.
- HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét sản phẩm của nhau.
- Đại diện nhóm trình bày
a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố.
b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Viết câu vào vở.
- Nhận xét bài của bạn.
6. Kể lại câu chuyện: Kiến và chim bồ câu
- GV đưa ra các bức tranh phóng to từ SHS
- GV gợi ý chia câu chuyện thành 4 đoạn nhỏ có nội dung theo 4 bức tranh
+ Tranh 1: Kiến gặp nạn
+ Tranh 2: Bồ câu cứu kiến thoát nạn
+ Tranh 3: Người thợ săn ngắn bắn chim bồ câu và kiến cứu chim bồ câu thoát nạn.
+ Tranh 4: Hai bạn cảm ơn nhau.
- GV chia lớp thành các nhóm - YC HS dựa vào các bức tranh, xây dựng để mỗi bạn kể lại câu chuyện cho các bạn trong nhóm cùng nghe. 
- Gv yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, khen ngợi hs.
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện này?
- GV chốt lại nội dung câu chuyện: Cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn (Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn)
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm kể trước lớp
- HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung.
Tiết 4
7. Nghe – viết
- Giới thiệu đoạn văn
“Nghe tiếng kêu cứu của kiến, bồ câu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.”
- GV đọc đoạn văn
- Đoạn văn gồm có mấy câu?
- Những chữ nào cần viết hoa chữ cái đầu tiên?
- Kết thúc một câu ta dùng dấu gì?
- GV đọc cho HS viết bảng con từ khó
- GV đọc cho HS viết, lưu ý cho HS tư thế ngồi, cách cầm bút, 
- GV đọc cho HS soát lỗi
- GV kiểm tra, nhận xét bài của một số học sinh.
- Quan sát, đọc nhẩm
- Lắng nghe
- Đoạn văn có 2 câu
- Những chữ đầu câu: Nghe, Kiến
- Dùng dấu chấm
- HS viết bảng con: xuống nước, tiếng, kiến, nhanh, .
- Viết chính tả vào vở.
- Lắng nghe, soát lỗi chính tả
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc “Kiến và chim bồ câu” các từ ngữ có tiếng chứa vần ăn, ăng, oat, oăt
- GV nêu yêu cầu
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Viết lại các tiếng, từ lên bảng
- Y/c Hs đọc, phân tích, đánh vần lại các tiếng.
- YC học sinh đọc đồng thanh
- Lắng nghe
Thảo luận nhóm đôi tìm các tiếng trong/ngoài bài chứa vần ăn/ăng; oat/oăt
- Đại diện nhóm nêu
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Làm theo yêu cầu của GV
(cá nhân – nhóm- tổ)
- Đọc đồng thanh
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?
- GV giới thiệu tranh
- Nêu yêu cầu: Em hãy quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?
- Gợi ý:
Em nhìn thấy gì trong tranh?
Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong bài
- Gọi đại diện nhóm trình bày
+ Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn?
+ Vì sao em nghĩ như vậy? 
- YC HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khen HS, chốt ý.
- Quan sát tranh
- Lắng nghe yêu cầu
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Không yêu loài vật, .
+ Trả lời theo ý hiểu của HS: VD: Chim thường hót đánh thức em mỗi buổi sáng, ..
10. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, xem trước bài học sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào) 
BÀI 2: CÂU CHUYỆN CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Phát triển kĩ năng đọc: 
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe: 
- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: 
- Đức tính khiêm nhường; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Câu chuyện của rễ; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Hoạt động ôn và khởi động: 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: 
a. Cây có những bộ phận nào?
b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ “Câu chuyện của rễ”.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
- Lắng nghe
+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác.
 - Lắng nghe
 - HS nhắc lại tên bài theo dãy
2. Hoạt động luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS): sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường, lặng lẽ, .
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. 
- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. 
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường)
- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ
- Cho HS đọc cả bài thơ
- Lắng nghe
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.
- Phát âm từ khó
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2
- HS đọc từng khổ thơ
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.
- Lắng nghe
- HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. 
- Một số HS đọc từng khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.
- HS đọc cả bài thơ
- 1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ => đồng thanh.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
- Nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau.
- GV mời 1 HS lên tổ chức trò chơi “Tiếp sức”
- GV yêu cầu một số HS đọc lại kết quả. 
- GV và HS nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. 
 - Lắng nghe yêu cầu
 - Làm việc theo nhóm
- HS tham gia trò chơi
- HS viết những tiếng tìm được vào bảng lớp.
- HS trình bày
- Lắng nghe
TIẾT 2
4. Hoạt động tìm hiểu bài:
- GV mời 1vài HS đọc lại bài thơ
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi:
a. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào?
b. Cây sẽ thế nào nếu không có rễ? 
c. Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. 
- Gv nhận xét, chốt câu trả lời.
- HS đọc
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
- HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
5. Hoạt động học thuộc lòng:
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
- Gv nhận xét, khen ngợi HS.
- Cả lớp đọc lại hai khổ thơ.
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ.
- 3 HS đại diện cho 3 tổ đọc thuộc lòng
- Nhận xét
6. Nói về một đức tính mà em cho là đáng quý.
- GV nêu yêu cầu: Nói về một đức tính mà em cho là đáng quý.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm.
- Gọi HS nói trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi hs.
- Lắng nghe.
- HS trao đổi với bạn trong nhóm, nói ý kiến của mình cho các bạn trong nhóm nghe.
- 3-5 HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung
7. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào) 
BÀI 3: CÂU HỎI CỦA SÓI
I. Mục tiêu:
1. Phát triển kĩ năng đọc: 
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có nội dung liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: 
- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: 
- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: 
- Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí, kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB “Câu hỏi của Sói”, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản (ngái ngủ, van nài, nhảy tót, gây gổ) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Hoạt động ôn và khởi động: 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: 
Các con vật trong tranh đang làm gì?
Em thấy các con vật này thế nào?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc “Câu hỏi của Sói”
+ GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán một phần nội dung của văn bản. Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó (Dựa vào SGV để nói)
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
- Lắng nghe
 - HS quan sát bức tranh và thảo luận nhóm bàn
+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác.
 - Lắng nghe
- HS đọc lại tên bài theo dãy
2. Hoạt động luyện đọc: 
* GV đọc mẫu toàn bài “Câu hỏi của Sói”. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
* Yêu cầu HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS): van nài, lúc nào, lên, buồn, 
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng câu dài (Một chú sóc/ đang chuyền trên cành cây/ bỗng trượt chân/ rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ//. ; Còn chúng tôi/ lúc nào cũng vui/ vì chúng tôi/ có nhiều bạn tốt.//)
* GV hướng dẫn HS đọc đoạn:
- GV chia văn bản thành các đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu -> rồi tôi sẽ nói.
+ Đoạn 2: phần còn lại.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: ngái ngủ, van nài, nhảy tót, gây gổ, )
(dựa vào SGV)
- GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- HS luyện phát âm từ khó.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- Lắng nghe hướng dẫn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- Lắng nghe GV chia đoạn hoặc cùng GV chia đoạn cho VB
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Các bạn nhận xét, đánh giá.
- HS đọc cả bài 
- 1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài => đồng thanh.
TIẾT 2
3. Hoạt động tìm hiểu bài:
- GV mời 1vài HS đọc lại bài “Câu hỏi của sói”
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi:
a. Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây?
b. Sói hỏi sóc điều gì? 
c. Vì sao sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời 
- GV nhận xét, chốt ý đúng, khen ngợi HS
- HS đọc
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
 a. Khi đang chuyền cành trên cây sóc trượt chân rơi trúng đầu lão sói.
b. Vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày còn sói lúc nào cũng thấy buồn bực.
c. Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè 
- HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
- GV nhắc lại hoặc treo bảng phụ hoặc có thể trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu. Đặt dấu chấm đúng vị trí.
- GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS.
- Một HS đọc thành tiếng câu trả lời
- Lắng nghe hướng dẫn
- Viết vào vở: Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè. 
Tiết 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn BT 5 và các từ 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để chọn từ ngữ thích hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
- Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
- Yêu cầu HS trao đổi và nhận xét bài của bạn cùng bàn.
- GV kiểm tra nhận xét một số bài của HS.
- Quan sát
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm.
- HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét sản phẩm của nhau.
- Đại diện nhóm trình bày
a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây.
b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Viết câu vào vở.
- Nhận xét bài của bạn.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- GV đưa ra các bức tranh phóng to từ SHS
- GV đưa các từ gợi ý: gây gổ, bạn bè, chơi
- GV chia lớp thành các nhóm - YC HS dựa vào các từ gợi ý, xây dựng để mỗi bạn nói nội dung bức tranh cho các bạn trong nhóm cùng nghe. 
- Gv yêu cầu đại diện một số nhóm nói trước lớp.
- Gv nhận xét, khen ngợi hs.
- Liên hệ thực tế
- GV chốt lại nội dung câu chuyện: Cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn (Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn)
- Quan sát tranh và nói nội dung tranh theo các từ đã gợi ý.
- Theo dõi
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm nói trước lớp
- HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS liên hệ 
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung.
Tiết 4
7. Nghe – viết
- Giới thiệu đoạn văn
“Sói luôn thấy buồn bực vì sói không có bạn bè. Còn sóc lúc nào cũng vui vẻ vì sóc có nhiều bạn tốt.”
- GV đọc đoạn văn
- Đoạn văn gồm có mấy câu?
- Những chữ nào cần viết hoa chữ cái đầu tiên?
- Kết thúc một câu ta dùng dấu gì?
- GV đọc cho HS viết bảng con từ khó
- GV đọc cho HS viết, lưu ý cho HS tư thế ngồi, cách cầm bút, 
- GV đọc cho HS soát lỗi
- GV kiểm tra, nhận xét bài của một số học sinh.
- Quan sát, đọc nhẩm
- Lắng nghe
- Đoạn văn có 2 câu
- Những chữ đầu câu: Nghe, Kiến
- Dùng dấu chấm
- HS viết bảng con: sói, sóc, vui vẻ, .
- Viết chính tả vào vở.
- Lắng nghe, soát lỗi chính tả
8. Chọn dấu thanh phù hợp thay thế cho chiếc lá
- GV nêu yêu cầu
- YC học sinh làm việc cá nhân
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Y/c Hs đọc lại các từ ngữ.
- YC học sinh đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Làm theo yêu cầu của GV
(cá nhân – nhóm- tổ)
- Đọc đồng thanh
9. Giải ô chữ: Đi tìm nhân vật
- GV giới thiệu ô chữ
- Nêu yêu cầu: Em hãy lần lượt giải các câu đố trong bài. Đáp án của mỗi câu đố là một từ hàng ngang được điền vào ô chữ. 
- Từ khóa ở ô chữ hàng dọc màu đỏ chính là tên nhân vật cần tìm.
- Gv đọc từng câu đố
Chim sâu
Chó
+ cú mèo
-> sóc – từ hàng dọc
- Yêu cầu học sinh viết câu trả lời vào vở.
- GV nhận xét, khen HS.
- Lắng nghe yêu cầu
- HS nêu câu trả lời. (Nếu đúng, từ ở hàng ngang sẽ xuất hiện)
- Viết vào vở theo yêu cầu
10. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, xem trước bài học sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx