Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 35: Những điều em đã học - Bài 2: Ôn tập 2

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 35: Những điều em đã học - Bài 2: Ôn tập 2

I/ MỤC TIÊU

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự giác, tích cực hoàn thành các bài tập

và nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc các em biết thực hiện các hoạt động theo nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện được các bài tập.

2. Năng lực đặc thù:

• Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, nhận diện các vần đã học (tập trung nhóm vần oan, oang, uyêt, oai, aoy, uyên)

- Phát triển kĩ năng nói, nghe dựa trên nội dung tranh minh họa và bài tập; đọc thành tiếng và đọc hiểu một văn bản thông tin.

- Ôn luyện các nghi thức lời nói (xin chào, cảm ơn).

- Củng cố kĩ năng viết chính tả nghe – viết.

• Phát triển năng lực về văn học:

- Nhận diện chi tiết trong bài đọc, nhận diện lời nhân vật.

- Nói và viết sáng tạo theo tình huống cho sẵn.

 

docx 8 trang chienthang2kz 13/08/2022 3420
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 35: Những điều em đã học - Bài 2: Ôn tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 35: NHỮNG ĐIỀU EM ĐÃ HỌC
BÀI 2: ÔN TẬP 2
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: tự giác, tích cực hoàn thành các bài tập 
và nhiệm vụ được giao.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc các em biết thực hiện các hoạt động theo nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc thực hiện được các bài tập.
Năng lực đặc thù:
 Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, nhận diện các vần đã học (tập trung nhóm vần oan, oang, uyêt, oai, aoy, uyên)
Phát triển kĩ năng nói, nghe dựa trên nội dung tranh minh họa và bài tập; đọc thành tiếng và đọc hiểu một văn bản thông tin.
Ôn luyện các nghi thức lời nói (xin chào, cảm ơn).
Củng cố kĩ năng viết chính tả nghe – viết.
Phát triển năng lực về văn học:
Nhận diện chi tiết trong bài đọc, nhận diện lời nhân vật.
Nói và viết sáng tạo theo tình huống cho sẵn.
Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
 Trung thực: Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. 
Yêu nước: bồi dưỡng phẩm chất yêu thiên nhiên, đất nước, con người qua hoạt động học hiểu.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: 
- SHS, SGV
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh họa kèm theo thẻ từ. 
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý luyện đọc và một số bài tập (nếu có).
2. HS: 
- SHS, VBT
- Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước.
* Phương pháp: Trò chơi, thực hành – luyện tập
* Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn.
- GV hướng dẫn luật chơi: Mỗi bạn một thẻ từ có tiếng chứa vần. Bạn nào có tiếng có vần anh, uyêt, oa, oanh, iên, uyên sẽ lên đính lên bảng.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho tiết học.
* Phương pháp: Đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu chiếu tranh và nói hôm nay chúng ta học bài gì, các em cùng quan sát tranh và trả lời cho cô các câu hỏi sau:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Có những con vật nào?
+ Các con vật làm gì?
- GV chuyển ý vào bài mới.
3. Hoạt động 3.1: Luyện đọc văn bản
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng, nhận diện các vần đã học (tập trung nhóm vần oan, oang, uyêt, oai, aoy, uyên)
* Phương pháp: luyện đọc, vấn đáp
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đọc mẫu.
Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc từ khó, cách ngắt nghỉ hơi, cách ngắt nhịp.
Bước 3: GV tổ chức luyện đọc.
Bước 4: GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa một số từ khó hiểu.
Bước 5: GV cho HS đọc thầm và thảo luận:
 + Tìm tiếng trong bài có vần oan, uyêt, oai, oay, uyên.
+ Tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần oan, oang, uyêt, oai, oay, uyên.
GV nhận xét.
 TIẾT 2
3. Hoạt động 3.2: Luyện đọc hiểu văn bản
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài đọc, Nhận diện chi tiết trong bài đọc, nhận diện lời nhân vật.
* Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, thảo luận.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc lại bài đọc.
- GV cho HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- GV cho HS đọc đoạn: Từ Suốt đêm - Mẹ gửi nụ hôn cho em đấy.
GV hỏi: Bác cú mèo đã chỉ cho kiến mẹ điều gì?
GV cho HS đọc câu hỏi 3.
GV nhận xét, giáo dục HS: tình yêu của mẹ kiến dành cho các con, các anh chị em của kiến cũng rất yêu thương nhau. Cũng giống như mẹ của các em rất yêu thương các em, các em phải yêu thương mẹ, yêu thương anh chị em giống như bạn kiến.
4. Hoạt động 4: Luyện tập chính tả nghe -viết
*Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết chính tả nghe – viết.
* Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc lại đoạn văn.
- GV lưu ý một số từ khó, dễ sai: kiến, đàn, cũng, chúc, ngoan
- GV đọc cho HS viết theo 4 bước
+ Bước 1: Đọc cả đoạn văn.
+ Bước 2: Đọc từng câu văn, ngắt câu tại các cụm từ có nghĩa.
+ Bước 3: GV đọc nhắc lại từng câu, từng cụm từ có nghĩa.
+ Bước 4: GV đọc lại đoạn văn để HS dò.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn em viết có mấy câu?
+ Chữ đầu câu viết thế nào?
+ Cuối câu có dấu gì?
GV hướng dẫn HS đánh giá bài viết.
TIẾT 3
5. Hoạt động 5: Bài tập chính tả
*Mục tiêu: Giúp HS Ôn luyện quy tắc chính tả.
*Phương pháp: Luyện tập – thực hành
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài tập.
GV cho HS sửa bài bằng trò chơi viết thẻ từ. Lưu ý thêm cho HS về quy tắc chính tả.
GV nhận xét.
GV chốt và chuyển ý.
6. Hoạt động 6: Luyện tập nói, viết sáng tạo
Mục tiêu: - Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Phát triển kĩ năng nói, nghe qua trao đổi thông tin với bạn.
* Phương pháp: trò chơi Phóng viên
* Cách tiến hành:
GV cho HS nêu yêu cầu và lưu ý cho HS
GV sửa bài.
7. Củng cố - dặn dò:
- GV cho HS trò chơi: Rung chuông vàng
- GV đưa ra các câu hỏi, xem HS nào nhớ được nội dung, trả lời đúng sẽ được thưởng:
+ Tên bài đọc hôm nay là gì?
+ Bài văn có những con vật nào?
+ Em thích nhất chi tiết nào.
GV dặn dò HS chuẩn bị bài tiết học sau.
Cả lớp hát, HS nào có thẻ từ chứa tiếng có vần anh, uyêt, oa, oanh, iên, uyên đính lên bảng.
HS nhận xét, bổ sung.
*Dự kiến sản phẩm: câu trả lời, thẻ từ, thái độ tham gia trò chơi của HS. 
*Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, trả lời đúng yêu cầu.
HS trả lời
*Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS
*Tiêu chí đánh giá: HS tích cực phát biểu, trả lời đúng yêu cầu.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe, luyện đọc từ khó, đánh dấu ngắt nghỉ hơi.
HS luyện đọc thành tiếng theo nhóm.
HS giải thích từ theo sự hiểu của các em, theo ngữ cảnh bài.
HS đọc thầm và thảo luận nhóm bốn.
Đại diện trình bày.
Các bạn nhận xét, bổ sung.
* Dự kiến sản phẩm: Phần đọc và trả lời câu hỏi của HS.
*Tiêu chí đánh giá: HS đọc bài lưu loát, to rõ, tìm được tiếng trong bài và 
ngoài bài
- 1 HS đọc lại bài “ Nụ hôn của kiến mẹ”
- HS đọc câu hỏi số 1: Hãy kể tên các con vật được nhắc đến trong bài.
- HS trả lời, các bạn nhận xét bổ sung.
- HS đọc đoạn 2.
- HS trả lời.
- HS đọc câu hỏi 3: Đọc lời kiến con ở các bóng nói trong tranh minh họa.
- HS trả lời.
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS.
*Tiêu chí đánh giá: HS hiểu được nội dung bài, hiểu được tình cảm gia đình.
- HS đọc đoạn văn/155
- HS đánh vần, đọc lại các tiếng, từ khó.
- HS nghe và viết vào vở tập viết.
- HS dò lại bài.
--- HS đọc lại cả đoạn văn trong sách.
- HS trả lời.
- HS tự đánh giá bài viết và đánh giá cho bạn kế bên (hai ban đổi vở cho nhau).
*Dự kiến sản phẩm: bài viết của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng chính tả, đúng nội dung
- HS đọc yêu cầu bài tập: 
+ điền d hay gi.
+ điền tr hay ch.
- HS làm bài cá nhân.
- HS sửa bài.
- HS đặt câu với các từ ngữ chứa tiếng vừa điền đúng viết vào vở. HS đọc câu.
- HS nhận xét.
*Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS chọn đúng l/n, un/ung và đặt được câu.
1 HS làm phóng viên phỏng vấn các bạn.
+ Chào mẹ cảu bạn khi em đến nhà bạn chơi.
+ Cảm ơn mẹ đã tặng cho em một cuốn sách hay.
- HS viết lại câu nói sáng tạo vào vở bài tập.
- HS nhận xét, sửa bài.
* Dự kiến sản phẩm: phần trình bày và bài viết của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS tự tin trao đổi trước lớp, nói đúng nội dung, viết được câu văn sáng tạo (chào hỏi, cảm ơn)
- HS tham gia trò chơi, rung chuông trả lời.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx