Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 4

Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Đây là bậc cung cấp những kiến thức khoa học sơ khai về lĩnh vực tự nhiên xã hội, những hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

Các môn học trong chương trình của bậc tiểu học nói chung, môn Toán nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặt biệt nó giúp học sinh có tiền đề vững chất để học lên các lớp trên, đồng thời còn đáp ứng nhu cầu phát triển con người trong thời đại. Song để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học môn Toán là một vấn đề không phải là đơn giản. Bởi học môn Toán sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện học sinh thói quen suy nghĩ và suy luận nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết, tạo đà phát triển năng động động lực học tập của học sinh. Ngoài ra học môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, tính cẩn thận, thận trọng, ý tưởng sáng tạo, tự tin ham học hỏi và hiểu biết Để nhằm phát triển phẩm chất con người lao động mới.

Những kiến thức Toán học ở tiểu học sẽ là hành trang giúp học sinh bước vào giai đoạn mới. Môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức , kĩ năng, phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con người lao động mới. Song, để tiếp thu, lĩnh hội một cách tốt nhất các mạch kiến thức trong sách giáo khoa thì trước tiên học sinh phải có sự say mê, thích thú với môn Toán, từ đó các em sẽ nhớ hơn, tiếp thu nhanh hơn. Nhưng việc tạo hứng thứ học Toán cho các em không phải là một việc đơn giản. Đặc biệt, lên lớp 4, nội dung chương trình Toán vẫn tập trung vào kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng kiến thức sâu hơn, khái quát hơn so với giai đoạn ở lớp 1, 2, 3.

 

doc 8 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 10404
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TOÁN 
CHO HỌC SINH LỚP 4”
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Đây là bậc cung cấp những kiến thức khoa học sơ khai về lĩnh vực tự nhiên xã hội, những hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Các môn học trong chương trình của bậc tiểu học nói chung, môn Toán nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặt biệt nó giúp học sinh có tiền đề vững chất để học lên các lớp trên, đồng thời còn đáp ứng nhu cầu phát triển con người trong thời đại. Song để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học môn Toán là một vấn đề không phải là đơn giản. Bởi học môn Toán sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện học sinh thói quen suy nghĩ và suy luận nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết, tạo đà phát triển năng động động lực học tập của học sinh. Ngoài ra học môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, tính cẩn thận, thận trọng, ý tưởng sáng tạo, tự tin ham học hỏi và hiểu biết Để nhằm phát triển phẩm chất con người lao động mới.
Những kiến thức Toán học ở tiểu học sẽ là hành trang giúp học sinh bước vào giai đoạn mới. Môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức , kĩ năng, phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con người lao động mới. Song, để tiếp thu, lĩnh hội một cách tốt nhất các mạch kiến thức trong sách giáo khoa thì trước tiên học sinh phải có sự say mê, thích thú với môn Toán, từ đó các em sẽ nhớ hơn, tiếp thu nhanh hơn. Nhưng việc tạo hứng thứ học Toán cho các em không phải là một việc đơn giản. Đặc biệt, lên lớp 4, nội dung chương trình Toán vẫn tập trung vào kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng kiến thức sâu hơn, khái quát hơn so với giai đoạn ở lớp 1, 2, 3. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là ở khối lớp 4 khối có nền tảng để học sinh bước vào giai đoạn mới, tứ đó tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 4” để tìm hiểu, nghiên cứu giúp các em học sinh có được thái độ tích cực nhất trong việc tiếp thu kiến thức.
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở thực tiến 
Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, kiến thức lớn như: Số học; Đo đại lượng thông dụng; Một số yếu tố ban đầu về đại số; Một số yếu tố hình học; Giải toán có lời văn.
Đối với học sinh tiểu học thì tư duy cụ thể chiếm ưu thế. Song, khi giảng dạy môn Toán 4 ở các trường tiểu học còn gặp khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: Bài: Tỉ lệ bản đồ các em đo được những đơn vị cm2, dm2, m2, nhưng vì không biết chính xác được về km2, hecta nên các em không hiểu cặn kẽ, hiểu sâu về độ lớn của nó, mà chỉ ước chừng, tưởng tượng. Mặt khác, nhận thức của các em chưa đồng đều, tư duy kém,... dẫn đến chất lượng chưa cao. Qua giảng dạy và tìm hiểu thì những em học yếu môn Toán thường là những em không có hứng thú, không thích học Toán, nhận thức chậm. Nếu không có biên pháp tích cực giúp đỡ các em thì tình trạng chán học Toán và cuối cùng là sợ học Toán là điều tất yếu. Do đó, giáo viên cần phải tìm tòi và chọn lọc những phương pháp dạy hiệu quả nhất đối với học sinh của mình nhằm giúp các em có hứng thú với môn Toán, nâng cao chất lượng trong các giờ học, tổ chức cho họ sinh trò chơi học tập tọa cho các em sự thoải mái, bớt căng thẳng, nhút nhát, sợ sệt, chán nản, giúp các em tự tin và đạt kết quả cao trong học Toán.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua tài liệu; Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh; học tập các bạn đồng nghiệp và đúc kết trong quá trình dạy Toán.
II – Quá trình nghiên cứu, triển khai
1. Khảo sát chất lượng đầu năm:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu từng học sinh qua các tiết học hàng giờ lên lớp. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm theo kế hoạch chung của nhà trường, tôi đã phân laọi đối tượng học sinh để có kế hoạch kèm cặp, phụ đạo cho các em. Nam học 2009 – 2010 do tôi phụ trách có kết quả khảo sát đầu năm cụ thể là: 
Số học sinh
Chiếm tỉ lệ (%)
Giỏi
3
17.6
Khá
1
6
Trung bình
2
12
Yếu
9
52.7
Kém
2
12
* Dựa vào kết quả khảo sát đầu năm, tôi tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp như sau:
2. Phân loại học sinh, dạy học cho phù hợp với đối tượng:
Từ thực tế giảng dạy cho thấy trong một lớp học bình thường luôn tồn tại 3 nhóm đối tượng học sinh đó là: 
Nhóm học sinh khá, giỏi.
Nhóm học sinh trung bình.
Nhóm học sinh yếu.
Dựa vào bài khảo sát chất lượng đầu năm; quan sát tinh thần thái độ học tập hằng ngày và thông qua trò chuyện với các em;... giáo viên có thể dễ dàng phân loại được nhóm học sinh theo mức độ nhận thức. Trong một giờ giảng, nhóm học sinh khá, giỏi có thể làm và làm được những bài toán khó mà giáo viên giao. Còn những học sinh thuộc nhóm trung bình và yếu lại không hiểu và không làm được dẫn đến tình trạng sợ bị gọi lên bảng, ức chế trong giờ học. Ngược lại, khi đưa ra những bài toán dễ, vừa sức với những học sinh trung bình, yếu thì học sinh khá giỏi sẽ cảm thấy dễ dàng, không có thử thách, thi đua nên dẽ dẫn đến tâm lý nhàm chán, thậm chí là tự phụ chủ quan giảm ý thức tự tìm tòi. Do đó, để tạo hứng thú cho tất cả các em trong lớp thì đòi hỏi giáo viên cần lựa chọn từng bài tập phù hợp cho từng đối tượng trong mỗi hoạt động trong tiết, đảm bảo vừa sức với mọi đối tượng.
Ví dụ: Đối với dạng Toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
Bài tập: Tìm hai số khi biết tổng của chúng bằng 198 và tỉ số của hai số đó là 3/8.
Với bài này, học sinh trung bình, yếu có thể giải được áp dụng những kiến thức đã học để giải.
Với các em học sinh khá giỏi thì dễ dàng tìm được kết quả ngay bằng cách:
Số bé là: 198 : (3+8) x 3 = 54
Số lớn là: 198 – 54 = 144. 
* Với bài toán: “ Cho một số có hai chữ số, chữ số hàng đơn vị là 0. Nếu xóa chữ số 0 đó ta được số mới, biết số đã cho lơn shơn số mới 549 đơn vị. Tìm số đã cho.”
Đây là một bài toán nâng cao của dạng Toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Bài tập này chỉ dành cho học sinh khá giỏi nên giáo viên có thể hướng dẫn: Khi xóa chữ số 0 ở tận cùng bên phải của một số, nghĩa là ta đã chia số đó cho 10 (hay số đố đã giảm đi 10 lần). Vậy số đã cho bằng 10 lần số mới (hay số mới kém 10 lần đã cho). 
Số mới là: 549 : (10 – 1) = 61
Số đã cho là: 610
 Nhưng đối với học sinh trung bình, yếu rất khó có thể tiếp thu và nắm được cách giải này một cách dễ dàng, do đó chỉ áp dụng với đối tượng là học sinh khá giỏi.
3. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh:
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là một trong những trọng trâm của đổi mới phương pháp dạy học Toán nói chung và phương pháp dạy học môn Toán 4 nói riêng. Hoạt động này chỉ có hiệu qảu khi học sinh tập một cách hứng thú tích cực, tự giác với một động cơ đúng đắn. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân học sinh chứ không phải là cô giáo nên cần tạo hứng thú học Toán cho các em, tạo điều kiện cho các em chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng, cụ thể:
Về phía học sinh:
+ Trong quá trình học tập ở lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn khác như: Trao đổi với các bạn để kiểm tra sự hiểu biết của bản thân mình đúng hay sai. Chẳng hạn trao đổi chéo bài tập trong nhóm đôi, thảo luận nhóm để tìm cách giải một bài toán...
+ Đặt câu hỏi xem suy nghĩ của mình, hiểu biết của mình có giống bạn không?
+ Điều chỉnh, sửa chữa những điều mình hiểu sai thông qua trao đổi, thảo luận.
Về phía giáo viên:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học để giáo viên có thể lựa chọn, việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp có ý nghĩa to lớn đối với việc tạo hứng thú học Toán, phát huy tính tích cực của học sinh. Một số hoạt động mà người giáo viên có thể áp dụng để gây hứng thú như: 
+ Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích học sinh ghi nhớ, suy nghĩ tích cực học tập.
+ Thực hành theo mẫu (có thể áp dụng tròng và ngoài lớp học)
+ Thảo luận theo nhóm, tổ...
+ Tổ chức hoạt động để học sinh tìm tòi khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giái kết quả học tập của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, trước tiên giáo viên sẽ vẽ một góc nhọn AOB lên bangfr và giới thiệu với học sinh, sau đó cho một học sinh lên bảng dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn so với góc vuông đã học.
+ GV dùng câu hỏi gợi mở: Góc AOB lớn hay nhỏ hơn góc vuông? yêu cầu học sinh thảo lulận nhóm đôi => kết luận: Góc nhọn nhỏ hơn góc vuông.
Như vậy, với cách dạy như trên giáo viên đã phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, gây hứng thú cho các em. Trong cách dạy này, người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức điều khiển quá trình học tập của học sinh, học sinh không còn là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động như trước kia mà chuyển sang chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tổ chức điều khiển quá trình học tập của mình. Do đó, không khí lớp học sẽ trở nên thân thiện hơn, kết quả học tập ngày càng cao.
Ngoài ra, trong lớp học tôi mạnh dạn xếp xen kẽ trong một bàn có học sinh khá, giỏi, 1 học sinh thuộc đối tượng trung bình, yếu trong một bàn để các em được thảo luận, trao đổi tìm ra kiến thức, để giúp đỡ lẫn nhau trong giờ học, từng bài học cụ thể. Đặc biệt là khi thảo luận nhóm, những em trung bình, yếu hơn sẽ được trao đổi, nêu ý kiến của mình và cùng thống nhất kết quả,... các em sẽ tiến bộ hơn trong học tập một cách không gò bó, ép buộc và hình thành kĩ năng vững chắc hơn, không những thế tình cảm bạn bè giữa các em sẽ gắn bó và gần gũi hơn.
4. Tổ chức dạy học theo nhóm
Đây là hình thức dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực và hợp tác của học sinh. Dạy học theo nhóm là rất cần thiết vì làm việc theo nhóm trong hoạt động dạy học giúp học sinh tìm tòi kiến thức, mở rộng suy nghĩ phát triển tư duy Toán học, so sánh phân tích, tổng hợp, khái quát. Với hình thức học tập này học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học và tiếp nhận kiến thức bằng chính khả năng của mình, giúp cho các em còn nhút nhát, diễn đạt kém,... có điều kiện thuận lợi để rèn luyện, tự tin hơn. Trong thực tế giảng dạy, để tránh hiện tượng trong nhóm chỉ có một số em tham gia tích cựa, một số em ỷ lại trông chờ kết quả quả nhóm, các hoạt động lộn xộn không có tổ chức ,... tôi đã áp dụng một s số cách chia nhóm sau: Nhóm nhiều trình độ, học lực (chia theo đơn vị tổ, dãy, bàn); nhóm cùng trình độ (chia theo đối tượng học sinh); nhóm cùng sở thích do học sinh tự chọn.
5. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Toán
Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, sự tập trung của các em chưa cao,, vì thế sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học sẹ tập trung được sự chú ý của học sinh, các em có hứng thú với bài học hơn, hiểu bài sâu hơn và chắc hơn, như vậy chất lượng sẽ cao hơn. 
Ví dụ: Khi dạy bài Giây - Thế kỉ chúng ta cần sử dụng đồ dùng dạy học là chiếc đồng hồ có 3 kim chỉ giờ, phút, giây để giới thiệu cho các em nắm chắc về giây – phút - giờ. Giáo viên cho học sinh quan sát sự chuyển động của kim đồng hồ từ một vạch đến một vạch tiếp theo là 1 giây và một khoảng thời gian kim giây chuyển động hết 1 vòng quanh đồng hồ là 1 phút. Sau đó học sinh đếm số lần dịch chuyển của kimm giây hết 1 vòng đồng hồ là 60 lần. 
Vậy: 1 phút = 6- giây
Học sinh tự thực hành và tự đưa ra kết quận đó chính là kiến thức của bài cần cung cấp. Việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học đem lại hiệu quả tích cực, học sinh sẽ hiểu bài và nhớ lâu.
6. Động viên, khuyến khích, khen thưởng kíp thời, đúng lúc:
Như chúng a đã biết, tâm lý chung của học sinh là thích được tuyên dương, khen thưởng, nhất là các em là được một số việc gì đó. Nên trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng động viên, khuyến khích các em kịp thời. Điều này tuy nhỏ nhưng lại góp phần rất lớn đối với việc tạo động lực và hứng thú cho các em học bài. 
Trên đay là các biện pháp chủ yếu trong nhiều biện pháp gây hứng thú học môn Toán cho học sinh lớp 4 mà tôi đã áp dụng trong thực tế giảng dạy. Tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn, tự tin hhơn, phát huy hết khả năng của bản thân và đạt kết quả cao hơn trong học tập
III - Kiểm chứng – so sánh
Qua thực tế áp dụng trong năm học 2009-2010 đã đạt được kết quả như sau:
TT
Đạt
Đầu năm
Cuối năm
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Giỏi
3
17.6
4
23.5
2
Khá
1
6
6
35.5
3
Trung bình
2
12
7
41
4
Yếu
9
52.7
0
0
5
Kém
2
12
0
0
IV - Hiệu quả đạt được
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4 cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp kết hợp với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học, nhằm giúp học sinh học Toán tốt nhất. Khi áp dụng một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 4 vào quá trình giảng dạy cùng với sự rèn luyện của bản thân các em, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em hứng thú hơn, tự tin hơn khi học Toán.
V - Một số bài học kinh nghiệm
Để thực hiện tốt chuyên đề trên thì người giáo viên cần phải có lòng yêu nghề, mến trẻ; Tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp để tìm cho mình phương pháp dạy có hiệu quả nhất; Tìm hiểu, thường xuyên thu thập các tài liệu chỉ đạo chuyên môn về chương trình tiểu học môn Toán; thao khảo các tài liệu khác; Gần gũi học sinh để hiểu được tâm lý của các em và thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn để quá trình giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao hơn.
Về phía học sinh: cần chuẩn bị trước bài ở nhà, tìm hiểu nội dung, kiến thức sẽ học; Thường xuyên rèn luyện kĩ năng tính toán, giải toán, ôn lại các dạng bài dã học, hệ thống lại kiến thức có liên quan trực tiếp đến cách giải các bài toán, làm bài theo khả năng của bản thân, tránh trông chờ, ỷ lại thầy cô, bố mẹ, bạn bè học tốt hơn,...; Biết hỗ trợ lẫn nhau giữa các bạn, các đối tượng học sinh trong lớp; Rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả, tự phát hiện, tự giải quyế vấn đề, tự học và làm bài tập thực hành. Biết vânj dụng những kiến thức mới học để giẩi quyết các bài toán. Luôn tự ý thức tìm hiểu các dạng bài Toán bồi dưỡng, Toán nâng cao,... phù hợp với khối lớp của mình đang học.
C. KẾT LUẬN
- Trong quá trình trải nghiệm từ những giải pháp trên và trên thực tế trong tiết dạy, trong thời gian qua khi áp dụng tôi nhận ra thực tế trong những bước tiến hành còn gặp những vấn đề khó khăn, nan giải chưa tìm được những bước khắc phục như:
+ Nhiều học sinh do nhận thức, kiến thức cơ bản của các lớp dưới chưa nắm chắc nên một số em có tâm lý sợ và lười học môn Toán.
	+ Học sinh chỉ áp dụng được khoảng 80 % trong quá trình thực hành còn lại 20% học sinh chỉ áp dụng được 50% bước thực hiện.
	+ Một số công cụ hỗ trợ cho tiết dạy không tìm thấy ở thư viện và trong đồ dung học tập. 
 	+ Khả năng hoạt động nhóm của học sinh còn hạn chế, nhiều em còn lúng túng chưa biết cách nêu ý kiến của mình khi thảo luận.
 Phạm vi áp dụng chưa cao, còn những vấn đề khác chưa tìm ra biện pháp hay nhất để thực hiện mong sự đóng góp nhiệt tình của tập thể đồng nghiệp để sáng kiến này được áp dụng và ngày càng có hiệu quả hơn.
- Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 4 và đã được thể hiện qua những tiết dạy ở trường.
- Từ hạn chế trên tôi mong những đồng nghiệp đóng góp nhiệt tình để hoàn thiện hơn.
Mong rằng, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong công tác để tôi có thể nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn. Tôi xin hứa sẽ tiếp thu, học hỏi để có các phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. 
Trân thành cảm ơn !
 Hoàng Hải, ngày 26 tháng 11 năm 2010
Người viết
Hoàng Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_toan.doc