Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Biện pháp 1: Giáo viên cần thay đổi nhận thức về mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông để có cách tiếp cận đổi mới giáo dục hiệu quả

Giáo viên nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục, nắm chắc mục tiêu chương trình, quan điểm biên soạn, xác định rõ cần phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh qua từng bài học hoặc hoạt động học tập.

Hơn ai hết, người giáo viên nhận thấy đổi mới là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần tìm hiểu kĩ về nội dung chương trình GDPT 2018 và nội dung chương trình, sách giáo khoa thông qua trang “Hành trang số” để hiểu rõ mục tiêu của chương trình cũng như quan điểm biên soạn sách của tác giả. Chính vì thế, CBQL và giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của việc tổ chức hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Giáo viên cần có kế hoạch trao đổi cụ thể để phụ huynh để phối hợp trong việc giáo dục học sinh. Dành thời gian mỗi ngày để cùng học, cùng chơi với con lúc ở nhà thông qua một số hình thức đọc, kể chuyện, viết âm, vần, tạo được niềm vui và ham thích học tập cho các em.

Những nơi có điều kiện cần tạo lập Zalo Group để trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giữa cha mẹ và cha mẹ học sinh. Có thể gửi những clip hoạt động học, đọc viết cùng con để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm các cách mà họ đã sử dụng. Giáo viên có thể thiết kế mẫu phiếu để cha mẹ học sinh ghi chép theo dõi việc học tại nhà của trẻ và phát theo định kỳ

doc 14 trang thuong95 34051
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
 “Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành hệ thống kiến thức phổ thông, có nền tảng về tiếng Việt và văn học Học sinh thấy được “cái hay, cái đẹp” của văn học từ đó các em sẽ yêu thích và biết tự hào, quý trọng các giá trị và năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập tiếng Việt. 
Làm thế nào để bài dạy âm, vần và những môn học khác có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Đó là những băn khoăn của nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp 1 trong năm học 2020 – 2021, chính vì vậy chúng tôi xây dựng chuyên đề Tiếng Việt lớp 1: “Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”
II. THỰC TRẠNG
a. Giáo viên: 
Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018), giáo viên còn khá nhiều lúng túng khi giảng dạy, đặc biệt là làm thế nào để dạy học theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.
Sách giáo khoa được xem như một ngữ liệu, nhằm giúp học sinh đạt chuẩn trong chương trình quy định, cũng theo lẽ đó sách giáo khoa không còn là pháp lệnh như trước đây. Tuy vậy, giáo viên chưa mạnh dạn trong việc thay đổi ngữ liệu, hay sử dụng các tài liệu bổ trợ để tiết học thực sự được triển khai theo hướng mở và sáng tạo; mang lại hiệu quả học tập cho học sinh. Nói cách khác, việc bóc tách ngữ liệu trong chuỗi hệ thống kiến thức của sách giáo khoa đã được Bộ giáo dục và đào tạo thẩm định hay việc lựa chọn nội dung thay thế để giảng dạy và học tập ở lớp 1 gặp nhiều khó khăn.
Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc thiết kế một kế hoạch dạy học phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt.
b. Học sinh
Nhiều trường tiểu học có sĩ số vượt quá 35 học sinh/ lớp theo Điều lệ trường Tiểu học với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều em đã biết đọc, biết viết do phụ huynh dạy trước nhưng không đúng hướng đổi mới của chương trình, cũng có những em chưa biết hết chữ cái, chưa biết cầm viết và hiển nhiên chưa quen với nền nếp học tập.
Tiếng Việt 1 tiếp cận theo quan điểm giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm, nhưng kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết, vốn từ ngữ và kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 1 còn rất nhiều hạn chế.
Từ mầm non chuyển sang lớp 1 là một bước ngoặt lớn, chuyển từ môi trường quen được chăm sóc sang môi trường với hoạt động học là chính, trẻ có thể bị “sốc” hoặc mất tập trung, thậm chí sợ hãi nếu bị ép buộc phải ngồi học quá lâu. Một số em còn nhút nhát, chưa tự tin khi nói, khi trao đổi với cô giáo hay tương tác với bạn, một số em còn ham chơi, thiếu tập trung và chưa chủ động trong học tập.
c. Phụ huynh học sinh
Cha mẹ học sinh và xã hội nói chung chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Phần lớn không biết cách hướng dẫn con học; căng thẳng trong quá trình cùng học với con; một số cha mẹ còn quá nhiều kỳ vọng nên càng cố gắng trang bị cho trẻ thật nhiều kiến thức: Cho trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1, khiến các em chủ quan và nhàm chán trong học tập. 
III. BIỆN PHÁP 
Biện pháp 1: Giáo viên cần thay đổi nhận thức về mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông để có cách tiếp cận đổi mới giáo dục hiệu quả
Giáo viên nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục, nắm chắc mục tiêu chương trình, quan điểm biên soạn, xác định rõ cần phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh qua từng bài học hoặc hoạt động học tập.
Hơn ai hết, người giáo viên nhận thấy đổi mới là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần tìm hiểu kĩ về nội dung chương trình GDPT 2018 và nội dung chương trình, sách giáo khoa thông qua trang “Hành trang số” để hiểu rõ mục tiêu của chương trình cũng như quan điểm biên soạn sách của tác giả. Chính vì thế, CBQL và giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của việc tổ chức hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Giáo viên cần có kế hoạch trao đổi cụ thể để phụ huynh để phối hợp trong việc giáo dục học sinh. Dành thời gian mỗi ngày để cùng học, cùng chơi với con lúc ở nhà thông qua một số hình thức đọc, kể chuyện, viết âm, vần, tạo được niềm vui và ham thích học tập cho các em.
Những nơi có điều kiện cần tạo lập Zalo Group để trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giữa cha mẹ và cha mẹ học sinh. Có thể gửi những clip hoạt động học, đọc viết cùng con để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm các cách mà họ đã sử dụng. Giáo viên có thể thiết kế mẫu phiếu để cha mẹ học sinh ghi chép theo dõi việc học tại nhà của trẻ và phát theo định kỳ: Ở nhà ai đã đọc sách, truyện cùng con (cha, mẹ, anh chị)? Mỗi ngày cùng trẻ đọc, viết bao nhiêu thời gian? có thường hỏi con về những gì đã làm/ đã học ở trường? có lắng nghe và khuyến khích con chia sẻ không? 
Những vùng còn khó khăn, giáo viên cần có kế hoạch trao đổi với cha mẹ học sinh thông qua các lần họp đặc biệt là lần họp đầu năm về cách dạy, cách giúp trẻ đọc, viết khi ở nhà. Ngoài ra giáo viên cần tranh thủ trao đổi với cha mẹ học sinh sau giờ ra về của mỗi buổi học.
Biện pháp 2: Giáo viên cần có kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Việt nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách phù hợp, mang lại hiệu quả giáo dục cao
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của lớp học để xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp (về thời lượng, tiến độ thực hiện, xác định phẩm chất, năng lực cần đạt, phân hóa đối tượng, dạy học phát triển ).
Giáo viên xác định cụ thể những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù nào cần phát triển trong mỗi bài học thực tế.
Ví dụ: Trong bài học “â – âu”, giáo viên chỉ rõ trong mục tiêu của tiết 2 như sau:
- Rèn đức tính trung thực qua hoạt động đánh giá bạn (phẩm chất)
- Biết tôn trọng người lớn, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh qua hoạt động mở rộng (phẩm chất)
- Tự tin, trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn khi làm việc nhóm (phẩm chất)
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua hoạt động luyện nói, nói câu chứa âm, vần vừa học (năng lực)
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong nhóm (năng lực)
Tùy theo đặc điểm đối tượng học sinh của từng lớp, giáo viên cần có kế hoạch dạy học phân hóa, thực hiện theo chuyên đề Phòng GD&ĐT đã triển khai: Đánh giá, phân loại về năng lực học tập của học sinh àXây dựng kế hoạch, nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng à Tổ chức triển khai thực hiện à Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch. Do đó, khi xây dựng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần thiết kế câu hỏi theo từng mức độ và hỏi từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Câu hỏi đơn giản: tìm từ, tiếng có chứa âm, vần vừa học; câu hỏi nâng cao: nói câu, tìm bài hát, tìm câu thơ có chứa âm, vần vừa học.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tiếng chứa âm, vần mới học, nâng cao hơn nữa, giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện từ, tiếng khó đọc; với hình thức như vậy không những giáo viên đã giao nhiệm vụ phân hóa đối tượng học sinh mà còn giúp học sinh phát huy được năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
Chương trình có tính mở, vì thế giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Để có thể thực hiện đúng với tinh thần như vậy, giáo viên phải là người nắm chắc nội dung bài học, xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học, đặc biệt là phải phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “đấu thủ” với hình ảnh trong sách ở tiết 2 các em khó hiểu được nghĩa, giáo viên có thể thay hình ảnh (tiết 2) trong sách bằng hình ảnh rút ra vần âu ở tiết 1 minh họa cho từ “đấu thủ”.
Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí mang lại hiệu quả trong các hoạt động học tập.
Ví dụ: giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh minh họa cho từ cần giải nghĩa, clip về những kiểu chào trong các môn thể thao, bài hát các nội dung liên quan tới chủ đề bài học.
Xác định dạng bài, để từ đó xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, hiệu quả.
Ví dụ: Đối với dạng bài dạy âm - vần (tiết 2): Ở phần khởi động học sinh được nói và nghe liên quan đến chủ đề tuần học, đến âm vần đã học ở tiết 1.
Trong tiết dạy minh họa vần “â – âu” để khởi động giáo viên đã sử dụng bài hát “Con cào cào” có liên quan đến chủ đề thể thao và khéo léo lồng ghép cho học sinh tìm thêm những từ, tiếng nói về môn thể thao có chứa âm, vần vừa học.
Tổ chức thi đọc, phát huy tính tích cực và năng khiếu đọc của học sinh. Ở hoạt động này giáo viên cho học sinh đọc trong nhóm để giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, làm việc nhóm.
Ở hoạt động mở rộng, giáo viên phải tạo kiện cho học sinh tiếp tục được nói và nghe, tăng cường khả năng giao tiếp, tương tác. Giáo dục liên môn, xuyên môn, giáo dục kĩ năng sống.
Ví dụ: Vào hoạt động mở rộng, giáo viên thông qua từ gợi mở “Chào”, tổ chức cho học sinh tìm hiểu cách chào của các môn thể thao bằng hình ảnh trực quan. Từ đó giáo dục học sinh kĩ năng chào hỏi trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, tự tin, phát triển năng lực ngôn ngữ.
Biện pháp 3: Để nâng cao hiệu quả phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 1, giáo viên cần coi trọng tổ chức các hoạt động học tập trên lớp
Với đối tượng là học sinh lớp 1, các em vừa chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập làm chủ đạo, thì việc xây dựng nền nếp học tập, tổ chức lớp học là một việc làm quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả học tập.
Tổ chức các hoạt động học tập là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong dạy - học trên lớp. Giáo viên hướng dẫn các kĩ năng học tập của học sinh: kĩ năng làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm, với tài liệu học tập. Giáo viên lưu ý khi giao nhiệm vụ, học sinh phải biết rõ việc mình làm, thực hiện hoạt động gì? Cách làm như thế nào? Kết quả hay sản phẩm là gì? Giáo viên nhất thiết phải dành thời gian cho học sinh làm việc cá nhân rồi mới chuyển sang cặp đôi/ nhóm. Tất cả học sinh phải cùng nhau để làm ra sản phẩm của nhóm. Từ đó phát triển được năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, cũng như những phẩm chất của người học sinh như đoàn kết, yêu thương, trung thực, kỉ luật.
Về sĩ số học sinh đông: để tổ chức lớp học luôn ổn định, nền nếp, giáo viên áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú và tập trung học tập. Cụ thể như: phương pháp vấn đáp, phương pháp trò chơi, hình thức dạy học nhóm.
Ví dụ: Trong tiết dạy trên, giáo viên đã liên tục thay đổi hình thức học tập (cá nhân- cặp đôi- cả lớp); áp dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực (động não- vấn đáp- trò chơi, ); ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh có động cơ học tập tích cực.
Biện pháp 4: Đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học. 
Đặc biệt, trẻ lớp 1 mới làm quen với trường tiểu học, nắm bắt tâm lý lứa tuổi các em thích được khen; được thầy cô và các bạn tin tưởng các em sẽ hứng thú trong các hoạt động học tập. Vì vậy, từ đầu năm học, giáo viên cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh thường xuyên bằng lời nói để động viên, khuyến khích các em. Do đã được tìm hiểu về Chương trình giáo dục tổng thể 2018 và được tập huấn về chương trình sách giáo khoa mới nên mỗi giáo viên trong từng tiết học nói chung và tiết Tiếng Việt nói riêng đã chú ý nhận xét, động viên học sinh qua các năng lực cốt lõi và phẩm chất cần đạt của môn học.
Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2020 tuy vây, giáo viên đã tiếp cận, tìm hiểu và vận dụng vào việc đánh giá học sinh. Trong từng tiết học, giáo viên đã hướng dẫn các em tự đánh giá kết quả học tập của mình, đánh giá sản phẩm của bạn mình. Bên cạnh đó giáo viên cũng đã thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh để nắm bắt tình hình học tập ở nhà của các em và hướng dẫn họ cùng tham gia đánh giá hoạt động học tập của con em mình. Qua việc đánh giá thường xuyên giúp các em nhận thấy những điều các em đã làm được và những điều các em chưa làm được từ đó các em sẽ phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của mình. Theo Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT, đánh giá định kì học sinh tiểu học qua 4 lần: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2 và cuối năm.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi đề xuất những gợi ý bằng những biện pháp cụ thể như sau:
Đối với cán bộ quản lý cơ sở cần chỉ đạo linh hoạt theo hướng mở, không áp đặt quy trình dạy học hay quy định bắt buộc về phương pháp và nội dung dạy học đối với giáo viên. 
Giao quyền tự chủ để giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình và nội dung dạy học, đặc biệt là môn Tiếng Việt 1 như phần học âm, vần: Từ tranh gợi ý giáo viên cần rút ra các âm, vần có trong nội dung của tiết 1 và tiết 2; hạn chế mở rộng từ, tiếng; Ví dụ: bài S s X x, trong tranh có số 6, con cá sấu, giáo viên không nhất thiết rút ra từ cá sấu có âm “s” hay số “sáu” bởi các từ, tiếng ứng dụng ở tiết 2 không có từ “cá sấu” hay “số sáu”. Nếu học sinh nêu ra được thì giáo viên ghi nhận và xem đây là phần mở rộng.
“Hoạt động mở rộng” phần cuối của tiết 2 cần linh hoạt về thời gian và cần hạn chế mở rộng vì sẽ mất nhiều thời gian; Ở hoạt động này, tiếp tục cho học sinh được nói và nghe, chú trọng kỹ năng giao tiếp, tương tác. Đối với những “hoạt động mở rộng” mới mẻ, lạ lẫm với học sinh và giáo viên ở khu vực phía Nam như hoạt động: Thả đỉa ba ba của tiết học “vần ia”, có thể cho học sinh tìm tiếng có vần ia vừa học, hoặc nêu một số tiếng, từ có vần ia, giáo viên cũng có thể thay một ngữ liệu khác gần gủi với học sinh, thay vì giáo viên phải giải thích trò chơi mà cả giáo viên và học sinh hoàn toàn không hiểu rõ trò chơi.
Đối với những bài có từ 2- 3 âm, vần, giáo viên cần chọn lọc nội dung trong sách giáo khoa để dạy-học kể cả các tiếng, từ có âm, vần mới. Những đoạn đọc có nhiều câu, câu dài giáo viên cần khuyến khích học sinh đọc, không bắt buộc tất cả học sinh phải hoàn thành tất cả câu, đoạn ứng dụng. Ví dụ như bài vần ach-êch-ich: giáo viên có thể lược bỏ từ ứng dụng ở tiết 2: vòng ngọc bích vì đã có từ vui thích (vần ich) hoặc ngược lại. Câu, đoạn ứng dụng trong bài này không còn phù hợp với thời điểm Tết trung thu, nên giáo viên có thể thay thế ngữ liệu khác có từ một đến hai vần mới học.
Trọng tâm phần viết ở tiết 1 là ghi nhớ âm, vần mới học bằng chữ viết mềm trên bảng con do đó không yêu cầu quá cao về kĩ thuật viết chữ và giáo viên có thể chọn lọc, lược bớt nếu phần viết bảng con hoặc viết vào vở tập viết in sẵn có quá nhiều chữ ghi âm, vần ở cuối tiết 1. 
Với những gợi dẫn trên, chúng tôi hy vọng quý thầy, cô cùng các em sẽ học môn Tiếng Việt một cách gần gũi và nhẹ nhàng hơn.
IV. KẾT LUẬN
Chương trình GDPT 2018 nói chung và chương trình môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng được thiết kế theo hướng mở và trao quyền chủ động cho nhà trường, giáo viên nhiều hơn trong việc xây dựng kế hoạch. Theo định hướng đó, nhà trường và giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, áp dụng các phương pháp hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phát huy tối đa các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh là một quá trình, chứ không phải thông qua một bài học. Sau chuyên đề này chúng tôi hy vọng các thầy cô sẽ tiếp tục thực nghiệm chuyên đề xuyên suốt trong năm học.
Với thời gian trải nghiệm chưa nhiều, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. 
	GIÁO DỤC TIỂU HỌC TX BÌNH LONG
Ngày soạn: 18/ 10/2020
 Ngày dạy: 24/10/2020
GV: Nguyễn Thị Thanh
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HỌC VẦN
 CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO
BÀI 3: Â ÂU (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Phẩm chất: 
- Chăm học, ham học, có tinh thần tự học qua hoạt động viết 
- Yêu thích thể dục thể thao.
2. Năng lực 
2.1. Năng lực chung:
- Tự tin trình bày câu trả lời trước lớp theo hướng dẫn.
- HS biết chủ động, tích cực trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học
- Tự giác hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công.
- Vận dụng vốn hiểu biết để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần âu
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần âu. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “u”, hiểu nghĩa của các từ đó.
- Viết được các chữ có âm â, vần âu và các tiếng, từ có vần âu
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: tranh ảnh minh họa SGK.
- HS: SGK, dụng cụ học tập Tiếng việt
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
3’
5’
13’
10’
4’
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ 
- YCHS đọc SGK
- YCHS đọc từ trên bảng phụ
- YCHS viết bảng con
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét bài cũ
2. Khởi động 
- GV giới thiệu tranh SGK/74
- YCHS quan sát tranh và trao đổi với bạn theo nhóm cặp:
+ Các em nói cho nhau nghe những gì em thấy trong tranh?
- GV ghi nhanh lên bảng các tiếng: cầu, câu, đấu 
- YCHS nêu những điểm giống nhau của các tiếng trên?
- GV nhận xét, tuyên dương
3.Nhận diện vần mới. 
Bước 1: 
- GV giới thiệu vần âu
GV: Vần âu có âm nào em đã học?
- YCHS nêu âm mới trong vần âu
Nhận diện âm â in thường
 - YCHS đọc âm â
- GV theo dõi, sửa sai
Bước 2: GV giới thiệu bài mới: â âu
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa. 
- GV giới thiệu tranh trang SGK/74
- YCHS nêu tranh vẽ gì?
- GVKL: Tranh vẽ hai bạn đang đá cầu
- LHGD: Đá cầu là một trong những môn thể thao có lợi cho sức khỏe, các em nên tham gia chơi cùng bạn bè. 
- GV rút ra từ : đá cầu
GV: Trong từ đá cầu có tiếng nào em đã được học rồi?
- GV rút ra tiếng mới trong mô hình tiếng : cầu
GV: Tiếng cầu có âm nào và dấu nào em đã học?
 - GV rút ra vần mới: âu
GV: Vần âu gồm có mấy âm
- GV HD HS đánh vần
- YC HS đọc trơn vần
- YCHS phân tích tiếng cầu
- YCHS đánh vần tiếng cầu 
- GV giới thiệu vị trí âm đầu c và vần âu trong mô hình tiếng
- YCHS đọc mô hình tiếng cầu
GV: Từ đá cầu gồm có mấy tiếng?
 - YCHS đọc trơn từ
- GV HD HS đọc toàn bài
5. Tập viết. 
Bước 1: Viết vào bảng con
- GV viết mẫu nêu quy trình viết.
â âu đá cầu 
- YCHS viết bảng con
- Theo dõi, HDHS
- Nhận xét, tuyên dương
Bước 2: Viết vào vở tập viết
- GV giới thiệu bài viết trong VTV
- GV nêu YC tập viết: số dòng chữ 
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- YCHS viết VTV
- Thu vở, nhận xét, tuyên dương.
 8.Củng cố, Dặn dò.
 - Nếu còn thời gian GV cho HS chơi trò: Thắp sáng ước mơ
Cách chơi: GV viết từ chứa vần âu vào thẻ từ màu sắc khác nhau có gắn ngọn nến ( cụp xuống) khoảng 4 thẻ từ: cá sấu, câu đố, câu cá, màu nâu. Học sinh nên chọn 1 thẻ từ bất kì và đọc 1 từ phía sau thẻ. Nếu HS đọc đúng sẽ được GV thưởng 1 ngọn nến thắp sáng ước mơ (GV bật ngọn nến lên) 
Luật chơi: mỗi tổ cử 1 bạn đại diện lên tham gia 
 - Nhận xét tuyên dương
- Nhận xét, tiết học
- Chuẩn bị bài tiết 2 
- Hát
- HS đọc SGK 2 => 3 em
- HS đọc: số sáu, lau nhà
- HS viết bảng con: au, âu, bà cháu, đi đều
- HS mở SGK/74
- HS trao đổi theo nhóm cặp
- HS nêu: cầu trượt, đá cầu, câu cá, đấu vật 
- HS nêu: Các tiếng đều có vần âu
- Lớp nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
- HS nêu: âm u
 - HS nêu: âm â
- HS đọc CN-ĐT: â
- HS đọc CN-ĐT
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS: tiếng đá 
- HS: Âm c và dấu huyền 
- HS: Vần âu gồm có 2 âm: âm â đứng trước, âm u đứng sau.
- HS đánh vần CN-ĐT: â – u - âu
- HS đọc CN +> ĐT: âu 
- HS phân tích : Tiếng cầu có âm c đứng trước, vần âu đứng sau 
- HS đọc CN-ĐT: cờ – âu, câu huyền cầu 
- HS đọc CN
 - Từ đá cầu gồm có 2 tiếng, tiếng đá đứng trước, tiếng cầu đứng sau.
- HS đọc CN-ĐT : đá cầu
 - HS đọc CN => nhóm => ĐT
âu - c – âu – cờ âu câu huyền cầu – đá cầu.
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- HS quan sát, lắng nghe
- HS nắm YC
- HS nhận biết tư thế ngồi viết
- HS viết VTV. 
- HS lắng nghe
 - HS lắng nghe
Ngày soạn: 18/ 10/2020
Ngày dạy: 24/10/2020
GV: Vũ Thị Dung
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN HỌC VẦN
 CHỦ ĐỀ 7: THỂ THAO
BÀI 3: Â ÂU (tiết 2)
MỤC TIÊU
- Quan sát tranh, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần âu (đấu thủ, thi đá cầu, đấu cờ) hiểu nghĩa của các từ đó; đánh vần các tiếng, từ vừa được mở rộng và hiểu nghĩa các từ đó; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các yêu cầu học tập.
- Rèn luyện phẩm chất chăm học, yêu thích thể dục thể thao, thường xuyên luyện tập để rèn luyện sức khỏe. 
- Giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động mở rộng: Biết chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô, người lớn tuổi, chào hỏi lịch sự khi gặp bạn bè 
CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGV, một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ (đấu thủ, thi đá cầu, đấu cờ
 - Bài hát: : Nhạc bài hát: Con cào cào 
- Học sinh: SHS
NHỮNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3’
10’
8’
8’
Khởi động
- Cho HS hát, múa bài: “Con cào cào”
Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập đánh vần, đọc trơn
* Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- Giới thiệu tranh: gồm 3 tranh
- Tổ chức thảo luận nhóm 4.(3 phút)
- Yêu cầu HS: Quan sát tranh, tìm ra một thẻ từ phù hợp với nội dung mỗi tranh.
- Cùng HS nhận xét phần hoạt động nhóm.
- Cho HS đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần âu.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
- Giải nghĩa các từ mở rộng: đấu thủ, thi đá cầu, đấu cờ bằng hình ảnh trực quan.
- Cho HS tìm thêm các từ khác có chứa âu.
* Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng
- Giới thiệu bài đọc
- GV đọc mẫu.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- Cho HS đọc thành tiếng câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm, hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi hợp lí.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài đọc
+ Bạn nhỏ trong bài đọc tên gì?
+ Mẹ mua những gì cho Hào?
+ Bố và Hào làm gì?
- Tổ chức nhóm 2 học sinh đọc đoạn văn cho nhau nghe
-Tổ chức cho đại diện một số nhóm học sinh thi đọc đoạn văn.
- Tuyên dương những học sinh đọc tốt.
Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng
- Cho HS quan sát và nêu nội dung tranh.
- Trong tranh này thể hiện hoạt động gì?
- Chúng ta có tiếng Chào
- Cho HS đọc câu lệnh Chào
- Trong cuộc sống thường ngày các em thường chào hỏi khi nào?
- GV chốt và giới thiệu thêm một số hình ảnh về cách chào của một số môn thể thao và tổ chức cho HS thực hành chào hỏi. 
- GV gợi ý cho học sinh đóng vai có tình huống chào hỏi: chào bạn, chào thầy cô, chào ông bà, .
- Hát, múa theo nhạc
- Mỗi nhóm HS thảo luận sử dụng thẻ từ đính vào mỗi tranh cho phù hợp nội dung từng tranh.
- HS nhận xét nhóm bạn.
- Đánh vần, đọc trơn: đấu thủ, thi đá cầu, đấu cờ.
- HS nêu nghĩa của mỗi từ mở rộng theo cách hiểu của mình.
Ví dụ: cái đầu, câu cá, con sâu, cá sấu, nhà lầu,..
- Lắng nghe
- Tiếng “cầu"
- Đánh vần, đọc trơn tiếng cầu.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc cả bài
- Học sinh đọc từng câu cá nhân, nhóm, ĐT
+ Bạn nhỏ tên là “Hào”
+ Mẹ mua ba quả cầu cho Hào.
+ Bố và Hào đá cầu.
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
- Học sinh đọc đoạn văn theo nhóm đôi
HS thi đọc đoạn văn, Lớp bình chọn những bạn đọc tốt nhất. 
- Hai đấu thủ chào nhau trước khi đấu võ.
- Hoạt động chào.
- Đọc câu lệnh: cá nhân, đồng thanh
- HS trả lời
- HS thực hành chào. 
5’
3. Hoạt động tiếp nối
- Nêu vần vừa học ?
- Tổ chức trò chơi “Chọn quả” để tiếp tục tìm những tiếng, từ chứa vần âu và tập nói câu vừa từ vừa tìm được 
- Xem trước bài: iu ưu
- HS trả lời “âu”
1’
4. Đánh giá
- Nhận xét, đánh giá.
- Tự đánh giá.
- Đánh giá bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_am_van_nha.doc