Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 33: Chúng mình thật đặc biệt - Bài 1: Chuyện của Nam
A/ Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực:
- Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những điểm khác biệt/ đặc biệt của mình và của người khác.
- Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, nói về những cảm giác của mình khi có những điểm khác biệt/ đặc biệt đó.
- Thông qua việc quan sát tranh minh họa bài đọc và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc.
- Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
- Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập, và đặt câu.
- Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến việc trau dồi, luyện tập chăm chỉ để thành công cho bản thân, và bồi dưỡng phẩm chất tự tin vào bản thân, biết nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, và tích cực rèn luyện các điểm mạnh đó qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết.
- Luyện tập nhận diện lời nhân vật.
- Tô đúng kiểu hoa chữ Ư và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn – viết đoạn văn.
- Phân biệt đúng chính tả ng -/ ngh- và dấu hỏi/ dấu ngã.
- Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
- Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 Chủ đề 33: CHÚNG MÌNH THẬT ĐẶC BIỆT Bài 1: Chuyện của Nam A/ Mục tiêu: Bài học giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực: Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những điểm khác biệt/ đặc biệt của mình và của người khác. Từ những kinh nghiệm xã hội của bản thân, nói về những cảm giác của mình khi có những điểm khác biệt/ đặc biệt đó. Thông qua việc quan sát tranh minh họa bài đọc và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc. Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập, và đặt câu. Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến việc trau dồi, luyện tập chăm chỉ để thành công cho bản thân, và bồi dưỡng phẩm chất tự tin vào bản thân, biết nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, và tích cực rèn luyện các điểm mạnh đó qua hoạt động nghe nói, đọc hiểu, viết. Luyện tập nhận diện lời nhân vật. Tô đúng kiểu hoa chữ Ư và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn – viết đoạn văn. Phân biệt đúng chính tả ng -/ ngh- và dấu hỏi/ dấu ngã. Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành. B/ Phương tiện dạy học: SHS, VBT, tranh minh họa chủ đề. Một số tranh ảnh trong SHS được phóng to. C/ Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ. * Mục tiêu: Giúp HS miêu tả về vẻ ngoài, tính cách . Của bạn. - Tổ chức chơi trò chơi: “Gọi tên bạn”. - Cho HS quan sát tranh, nói thành câu phù hợp với chủ đề: Chúng em thật đặc biệt. - Nêu nhận xét. Hoạt động 2: Luyện nói. * Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài. * Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi. * Thiết bị dạy học: Tranh, SGK. - Cho HS quan sát tranh phóng to (SGK trang 134). - Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo nội dung tranh. - Nêu những điểm đặc biệt/ khác biệt của bản thân so với mọi người xung quanh. - Gới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 3: Luyện đọc thành tiếng. * Mục tiêu: Đọc đúng và rõ các từ, câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ hơi trong câu dài. * Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm. * Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, HS, bảng phụ ghi câu dài. a/ - Đọc mẫu. - Nhắc HS để ý chỗ ngắt, nghỉ hơi. b/ Cho HS đọc tiếng, từ ngữ: - Cho HS luyện đọc theo nhóm, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ. - Nêu từ khó và hướng dẫn HS đọc: chuyện, siêu, huơ, ngoắc tay, luyện tập . - Giải ghĩa từ: huơ, ngoắc tay. c/ Luyện đọc câu: - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi ở những câu dài. d/ Tổ chức cho HS đọc cả bài văn: - Chia bài văn thành 3 đoạn. - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Cho HS đọc toàn bài trong lớp. TIẾT 2 Hoạt động : Tìm hiểu bài. * Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ chứa ươ, oăc, im, im/ iêm. - Nhận biết được những điểm đặc biệt của bản thân; trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân. * Thiết bị dạy học: SGK. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ, phân biệt vần im/ iêm. - Hướng dẫn HS tìm tiếng trong bài có vần ươ, oăc, im. - Gọi đại diện các cặp trình bày, các nhóm khác bổ sung nhận xét. - Nêu mẫu tìm tiếng ngoài bài có chứa vần im/ iêm: quay phim, múa kiếm. - Cho HS thảo luận nhóm. - Gọi các nhóm trình bày. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Đọc hiểu. - Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. + Vì sao Nam cảm thấy buồn về chính mình? - Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2. + Nam giỏi môn gì? - Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3. + Đọc lời khuyên của ba về việc học môn toán của bạn Nam. - Chốt ý, chốt lại nội dung bài: mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; tích cực rèn luyện điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. TIẾT 3 Hoạt động : Luyện tập viết hoa, chính tả. * Mục tiêu: - Tô đúng kiểu chữ hoa Ư và viết được câu ứng dụng. - Có kĩ năng nhìn - viết đoạn văn; phân biệt đúng chính tả ng/ ngh, dấu hỏi/ dấu ngã. * Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân. * Thiết bị dạy học: VTV, mẫu chữ viết hoa Ư, mẫu câu ứng dụng. Hoạt động 1: Tô chữ viết hoa Ư và câu ứng dụng. - Tô và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ Ư. - Cho HS dùng ngón tay viết lên mặt bàn. - Theo dõi, chỉnh sửa, uốn nắn tư thế. - Cho HS đọc câu ứng dụng. - Giải nghĩa câu ứng dụng. - Viết mẫu câu ứng dụng lên bảng: Ước mơ nào cũng đáng quý, đáng yêu. - Cho HS viết vào VTV. - Nhận xét, đánh giá bài viết của HS. Hoạt động 2: Viết chính tả. - Đọc đoạn văn cho HS viết chính tả. - Cho HS luyện đọc từ khó: vượt, chăm chỉ, luyện tập. - Cho HS viết chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài viết. Hoạt động 3: Bài tập chính tả. - Cho HS đọc yêu cầu bài tập. - Nhắc lại quy tắc chính tả ng/ ngh. - Cho HS quan sát tranh thực hiện bài tập. - Nhận xét, đánh giá. nghiêm túc, ngoan ngoãn, biết lắng nghe TIẾT 4 Hoạt động : Luyện tập nói, viết sáng tạo * Mục tiêu: Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động thực hành. * Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: HĐ nhóm, phiếu bài tập, hỏi đáp. * Thiết bị dạy học: tranh minh họa, bảng nhóm, SGK. Hoạt động 1: Luyện nói sáng tạo. * Mục tiêu: HS nói thành câu theo gợi ý, lời nói tự nhiên, sáng tạo. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. - Gợi ý để HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi tranh SGK trang 136. + Tranh vẽ ai? + Bạn nhỏ trong tranh muốn làm nghề gì? + Bạn nhỏ đang làm gì để đạt được mong muốn đó? - Gọi các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét và hướng dẫn HS nói tròn câu, tự nhiên. Hoạt động 2: Luyện viết sáng tạo. * Mục tiêu: HS viết thành câu theo nội dung vừa nói ở hoạt động 1. - Cho HS chuyển câu nói thành lời văn và viết vào vở. - Cho HS đọc trước lớp câu cá nhân viết. - Cho HS nhận xét, Gv nhận xét. Hoạt động 3: Hoạt động mở rộng. * Mục tiêu: - Giúp HS kết nối điều mình vừa học với các môn học khác: Mỹ thuật, Âm nhạc. - Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Khai thác vốn sống của HS. * Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: hoạt động nhóm, thực hành. - Cho HS nghe và hát theo bài hát: Hoa tay (Đậu Kinh Luân) - Tổ chức nhóm: + Vẽ theo ước mơ của em? - Cho các nhóm trình bày. - Cho các nhóm khác nhận xét và GV nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung vừa được học (tên bài, ước mơ, ). - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. - Thực hiện trò chơi. - Quan sát tranh, nêu. - Quan sát tranh. - Nói trong nhóm đôi. - Nêu điểm đặc biệt/ khác biệt. - Nghe, nhắc tựa bài. - HS đọc nhẩm theo cô, chú ý chỗ ngắt nghỉ hơi. - Luyện đọc theo nhóm (4 – 6) em, tìm từ khó đọc. - Đọc cá nhân. - Nghe. - Đọc nối tiếp cá nhân từng câu. - Đọc thầm ngắt/ nghỉ hơi. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thảo luận cặp đôi. - Nhóm đôi tìm tiếng chứa vần: huơ, ngoắc. - Theo dõi GV hướng dẫn. - Thảo luận nhóm tìm tiếng. - Đại diện nhóm trình bày, nêu: Cây kim, lim dim, cây kiếm, tiêm thuốc, - Đọc đoạn 1, trả lời: + Vì Nam không tìm được đáp số cho bài toán. - Đọc đoạn 2, trả lời: + Nam giỏi môn bơi. - Đọc đoạn 3, trả lời: + Làm toán cũng vậy. Chỉ cần con cố gắng và chăm chỉ luyện tập, con sẽ làm được thôi. - Lắng nghe. - Theo dõi quy trình tô chữ hoa Ư. - Dùng ngón tay viết Ư. - Tô chữ hoa vào VTV. - Đọc: Ước mơ nào cũng đáng quý, đáng yêu. - Lắng nghe. - Theo dõi GV viết mẫu. - Viết câu ứng dụng vào VBT. - Nộp VTV. - Theo dõi SGK trang 135. - Đọc đánh vần đồng thanh lớp, cá nhân. - Viết bài vào vở. - Nộp vở. - 1 em đọc. - Nghe, quan sát tranh minh họa để làm bài. - Nêu câu trả lời (trình bày miệng). - Lắng nghe. - Quan sát tranh, thảo luận cặp. + Tranh vẽ bạn nhỏ. + Bạn nhỏ trong tranh muốn làm nghề thợ lặn. + Bạn nhỏ đang cố gắng tập bơi thật giỏi. - Cá nhân trình bày. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Viết vào vở. - Đọc cá nhân trước lớp. - Nhận xét, lắng nghe. - Nghe và hát theo theo lớp. - Thực hiện nhóm. + Vẽ về ước mơ của em. - Các nhóm trình bày sản phẩm. - Nhận xét, theo dõi. - Nhắc lại nội dung. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc