Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 13: Thăm quê - Bài thực hành

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 13: Thăm quê - Bài thực hành

I/ MỤC TIÊU

1. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn được từ, câu, bài. Nhận diện được quy tắc chính tả. Hoàn thành câu dựa trên dữ liệu có sẵn.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển năng lực vận dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc thực hành làm bài tập.

2. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực về văn học:

 + Đánh vần tiếng có âm vần mới, gia tăng tốc độ đọc trơn câu, đoạn, bài ứng dụng.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

 + Phát triển lời nói dựa theo văn bản: “Câu cá”.

 + Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết theo mẫu câu Nam .

+ Chọn các từ có sẵn, điền từ thích hợp vào văn bản.

 

doc 4 trang chienthang2kz 13/08/2022 3322
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 13: Thăm quê - Bài thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
Bài: THỰC HÀNH
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn được từ, câu, bài. Nhận diện được quy tắc chính tả. Hoàn thành câu dựa trên dữ liệu có sẵn.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển năng lực vận dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc thực hành làm bài tập.
Năng lực đặc thù:
Phát triển năng lực về văn học:
 + Đánh vần tiếng có âm vần mới, gia tăng tốc độ đọc trơn câu, đoạn, bài ứng dụng. 
Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
 + Phát triển lời nói dựa theo văn bản: “Câu cá”. 
 + Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn viết theo mẫu câu Nam .
+ Chọn các từ có sẵn, điền từ thích hợp vào văn bản.
 Phẩm chất: Yêu thích cuộc sống giản dị, hồn nhiên của trẻ em miền quê. Tự hào về quê hương của mình.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
GV: 
- SHS, SGV, VBT
-Bộ thẻ trò chơi câu cá.
- Máy chiếu dùng chiếu tranh ảnh, video bài hát Chiều nay em đi câu cá ( )
- Bảng phụ ghi từ ngữ, câu cần thực hành 
2. HS: 
- SHS, VBT/43
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Cho HS chơi trò chơi “Bắt cá” (Mỗi nhóm nhận 1 rổ thẻ từ hình con cá, tìm từ có vần có âm m đứng cuối).
- GV nhận xét và giới thiệu bài Thực hành của chủ đề “Thăm quê”
2/ Hoạt động 2: Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được bài “Câu cá”.
2.1: Luyện đọc từ
- Gv yêu cầu hs mở sách Bài tập Tiếng việt tập 1/44
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
+ Hs đọc thầm, tìm từ có vần chứa âm m.
+ Hs đọc từ vừa tim
2.2: Luyện đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài đọc
-Gv đọc mẫu.
-Hs đọc trơn cá nhân bài Câu cá.
- Gv nêu câu hỏi:
 1. Đám trẻ dẫn bạn Nam đi đâu?
 2. Cả nhóm đã câu được gì?
 3. Nam cảm thấy thế nào?
à Gv giáo dục tình cảm yêu thích sự giản dị hồn nhiên của trẻ em làng quê.
-Nghỉ giải lao: Hát theo nhạc: Chiều nay em đi câu cá. (Link nhạc 
3.Hoạt động 3: Luyện tập nói, viết sáng tạo
Mục tiêu: Luyện nói theo chủ đề Thăm quê. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn. Viết sáng tạo dựa trên những gì đã nói thành câu văn.
a. Nói sáng tạo:
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Gv gợi ý:
+ Em có thích về quê chơi không? vì sao?
- Gv giao nhiệm vụ: Chia lớp làm việc theo nhóm đôi. Hãy trao đổi với bạn ý kiến của mình 
- Gv quan sát giúp đỡ các em trao đổi với nhau bằng ánh mắt khi hỏi và trả lời. Hướng dẫn, khi nói, em cần nhìn vào mắt bạn, ánh mắt thân thiện, thỉnh thoảng gật đầu, trao đổi thoải mái với nhau.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Phóng viên nhí”
 Câu hỏi: + Em có thích về quê chơi không? vì sao?
- Gọi lần lượt vài bạn lên tập làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
b. Viết sáng tạo:
- Yêu cầu hs quan sát sách bài tập.
- Gv hướng dẫn các em viết nội dung nói thành câu văn theo mẫu câu: Em thích .
 - Gv ví dụ: Em thích về quê thăm ông bà.
- Yêu cầu HS viết vào VBT.
- GV hướng dẫn Hs tự đánh giá nhận xét bài của mình sửa lỗi bài của bạn .
- Gv thu một số vở nhận xét, tuyên dương trước lớp.
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài vừa học. Có sự chuẩn bị cho bài mới
- GV tổ chức thi đua nói các từ về công việc của người dân vùng nông thôn
- GV tổng kết tuyên dương đội thắng cuộc
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài kể chuyện:Lần đầu đi qua cầu khỉ.
Hs hoạt động nhóm: tìm, đọc, trình bày, nhận xét.
 HS lắng nghe, nhận xét.
- Hs đọc
-Hs trả lời câu hỏi.
- Học sinh nêu yêu cầu
- Các nhóm thảo luận
-Học sinh thực hiện 
- Hs lắng nghe
- Hs thực hiện nói rõ ý, tròn câu
Hs thực hiện vào vở bài tập /45
-HS thi đua theo tổ: trồng lúa, cày ruộng, câu cá, hái quả,...
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc