Kế hoạch bài dạy bài học STEM Lớp 1 - Bài: Đồng hồ tiện ích

pdf 5 trang Hải Thư 22/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy bài học STEM Lớp 1 - Bài: Đồng hồ tiện ích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI HỌC STEM 
 ĐỒNG HỒ TIỆN ÍCH 
THÔNG TIN BÀI HỌC 
Lớp 1 Thời lượng: 2 tiết 
Thời điểm tổ chức: Khi dạy chủ đề 9: Bài Xem giờ đúng trên đồng hồ (môn Toán) 
Mô tả bài học: 
Bài học STEM “Đồng hồ tiện ích” giúp học sinh biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được 
giờ đúng trên đồng hồ. 
Học sinh thảo luận, thiết kế, tạo sản phẩm “Đồng hồ tiện ích” bằng các vật liệu đơn giản 
như giấy, bìa, bút màu, 
 Dựa vào sản phẩm “Đồng hồ tiện ích” học sinh biết mặt đồng hồ, các kim đồng hồ, biết 
xoay kim để đồng hồ chỉ giờ đúng 
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: 
 Môn 
 Yêu cầu cần đạt 
 học 
 Toán - Đọc được giờ đúng trên đồng hồ 
 Môn học 
 chủ đạo - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn, đơn giản, liên quan đến 
 đọc giờ đúng. 
 Mĩ – Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm 
 thuật 
 Môn học – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, tạo hình... trong thực hành, 
 tích hợp sáng tạo. 
 – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. 
 TN&XH -Liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra 
 được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh. 
 I. Yêu cầu cần đạt (của bài học) 
- Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Vận dụng làm được mô hình đồng hồ có đủ 12 số dán đúng 
thứ tự, 2 kim đồng hồ có thể xoay được. 
- Biết chọn thời gian phù hợp với các hoạt động trong ngày. 
- Trung thực, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình trong trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được 
cảm nhận về sản phẩm “Đồng hồ tiện ích” đã làm được. - Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của 
nhóm mình trước lớp. 
- Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của nhóm. 
- Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực tư duy và 
lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán. 
 II. Đồ dùng dạy học 
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 2. - Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 6 học sinh) 
 STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 
 1 Mẫu in sẵn các bộ phận của đồng hồ 6 tờ 
 2 Đĩa giấy 6 đĩa 
 3. 2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 hs) 
STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 
 1 Hộp bút (lông) màu 1 hộp 
 2 Đất nặn 1 hộp 
 3 Kéo 1 cái 
 4 Ống hút 1 cái 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề) 
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
 1. Hoạt động khởi động 
 - GV yêu cầu HS đọc và vận động theo - HS đọc và vận động theo nhịp bài thơ 
 nhịp bài thơ “Chiếc đồng hồ” “Chiếc đồng hồ” 
 - GV hỏi: - HS trả lời 
 + Bài thơ nhắc em điều gì? - Thời gian vùn vụt/nhanh như tên 
 bay/chớ phí một giây/ em chăm chỉ học) 
 + Tích tắc tích tắc là tiếng của đồ vật nào? - Đồng hồ 
 + Nhà bạn nào có đồng hồ? - HS giơ tay 
 + Vì sao nhà ai cũng có đồng hồ? - HS nêu ích lợi của đồng hồc 
 + Đồng hồ nhà em có dạng hình gì? 
 ĐH có rất nhiều hình dạng như các con - HS lắng nghe 
 vừa chia sẻ. Các con có muốn tự mình 
 làm một chiếc ĐH không? Cô sẽ giúp các 
 con làm được 1 chiếc ĐH qua Bài học 
 STEM Đồng hồ tiện ích ngày hôm nay 
 - GV ghi bảng 
 - Gọi HS nhắc lại tên bài học. - 1 HS nhắc lại tên bài 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
mới (Nghiên cứu kiến thức nền) 
2.1. Tìm hiểu các bộ phận của đồng hồ 
 - HS thảo luận nhóm chỉ và nói cho nhau 
- GV yêu cầu HS: Hãy quan sát tranh bài 
 nghe những bộ phận trên ĐH như mặt ĐH, 
2, thảo luận nhóm về những gì các con kim ĐH, các số, các vạch .) 
quan sát được trên ĐH. Theo con ĐH gồm 
những bộ phận nào? 
- GV cho HS báo cáo - Đại diện nhóm chia sẻ. (từng cặp 2 hs lên 
 bảng chỉ vào từng bộ phận và nói, mỗi bạn 
 một ý. 
Chốt: Một chiếc ĐH có mặt ĐH, kim dài, - HS lắng nghe và quan sát 
kim ngắn. Trên mặt đồng hồ có 12 số. Đó 
là các số từ 1 đến 12. Các số này được 
xếp lần lượt từ bé đến lớn theo 1 vòng và 
cách đều nhau. Kim ngắn có nhiệm vụ 
chỉ giờ và kim dài chỉ phút. Hai kim sẽ 
quay theo chiều như thế này người ta gọi 
là chiều kim đồng hồ đấy các con ạ. 
2.2. Tìm hiểu cách xem giờ đúng 
Chuyển: Cách xem giờ như thế nào, cô 
sẽ bật mí cho các con ngay sau đây. 
- GV cầm mô hình đồng hồ: - HS lắng nghe 
Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ 
vào số 9 là ĐH chỉ 9 giờ. 
- GV gắn thẻ từ: 9 giờ 
- GV yêu cầu HS đọc lại 
- GV hỏi: 
+ Lúc 9 giờ, kim dài chỉ vào số nào, kim - HS nhắc lại 
ngắn chỉ vào số nào? - HS trả lời 
- GV giới thiệu: Bây giờ kim dài vẫn ở số + Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ số 
12, kim ngắn chỉ vào số 1 là ĐH chỉ 1 giờ 9 
đấy (gắn thẻ từ). Mấy giờ rồi các bạn ơi? 
 - HS lắng nghe và trả lời 
+ Lúc 1 giờ thì 2 kim ở vị trí nào? 
+ GV gắn thẻ từ 3 giờ và mời 1 HS lên + Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ số 
chỉnh kim đồng hồ chỉ 3 giờ 1 
- Mời một 1 HS lên quay kim ngắn đến 
một số bất kì. HS ở dưới quan sát và viết + HS lên chỉnh kim 
đáp án vào thẻ từ 
 - HS lên quay kim ngắn, HS ở dưới quan 
 Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ sát và viết đáp án vào thẻ từ 
vào số 7 là 7 giờ. 
 - Lắng nghe 
Bài tập 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu BT1: Đồng hồ chỉ 
mấy giờ? - HS đọc yêu cầu 
- HS làm phiếu BT 
 - HS làm phiếu BT 
- GV chữa bài phần a – HS nhận xét 
 - HS chữa bài – Nhận xét 
- Hỏi: 
+ Lúc mấy giờ thì 2 kim chỉ cùng một số? - HS trả lời: 
+ Lúc 12 h con thường làm gì? + 12 giờ 
- Bài 1b: 
- GV chữa bài – HS nhận xét - HS lắng nghe 
- Trong lớp mình, bạn nào cũng tập thể 
dục vào lúc 6 giờ? 
 Giáo dục HS nếp tập thể dục 
 Chốt: Các con ạ, mỗi thời gian trong - HS chữa bài và nhận xét 
ngày sẽ phù hợp để ta thực hiện một hoạt - HS giơ tay 
động. Hãy biết sắp xếp thời gian một 
cách khoa học để luôn có sức khỏe tốt, - Lắng nghe 
học tập hiệu quả các con nhé! 
* Nghỉ giải lao 
- GV cho HS vận động theo bài hát “Mấy - HS hát và vận động theo bài hát 
giờ rồi” 
 - Lắng nghe 
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng 
Hoạt động 3.1 Thảo luận và chia sẻ ý 
tưởng về mô hình đồng hồ của mình/ 
nhóm mình. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ ý tưởng làm đồng 
 - HS chia sẻ ý tưởng làm đồng hồ với các 
hồ với các bạn trong nhóm. (3HS) bạn trong nhóm 
- GV đưa ra tiêu chí: - HS lắng nghe 
+ Mặt đồng hồ có đủ 12 số từ 1 đến 12 
đúng vị trí 
+ Có kim dài, kim ngắn có thể quay 
được. 
+ Sản phẩm được trang trí đẹp, thẩm mĩ 
và chắc chắn 
- GV gợi ý: Cô có một số mặt ĐH, các con 
có thể lựa chọn mặt ĐH mình thích và 
tham khảo sách STEM để làm ra một chiếc 
ĐH nhé. 
Hoạt động 3.2. Lựa chọn ý tưởng và đề 
xuất giải pháp làm mô hình đồng hồ : - GV giới thiệu 1 số vật liệu như: giấy bìa, - HS quan sát 
đĩa giấy đã in sẵn mặt đồng hồ 
- GV yêu cầu HS hãy suy nghĩ thảo luận 
 - HS thảo luận nhóm 
xem nhóm lựa chọn vật liệu nào để làm 
ĐH (3 phút) 
- GV cho các nhóm chia sẻ ý tưởng, các - HS chia sẻ ý tưởng, các nhóm khác đặt 
nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, góp ý câu hỏi, nhận xét, góp ý cho bạn/nhóm 
cho bạn/nhóm bạn. bạn. 
- GV cho các nhóm trưởng lên lấy đồ dùng 
cho nhóm mình. - Nhóm trưởng lên lấy đồ dùng cho nhóm 
 mình 
Hoạt động 3.3. Làm mô hình đồng hồ 
GV lưu ý các con trước khi thực hiện làm - HS lắng nghe 
sản phẩm : 
1. Lựa chọn vật liệu, kích thước phù hợp 
với nhu cầu 
2. Có thể thay đổi so với ý tưởng ban đầu 
3. Cẩn thận, an toàn khi dùng kéo, giữ vệ 
sinh cá nhân, môi trường. 
- Thời gian cho HS thực hành (20 phút) - HS thực hành làm sản phẩm 
Hoạt động 3.4. Trưng bày, giới thiệu sản 
phẩm 
- GV cho HS gắn bảng nhóm trưng bày sản - HS gắn bảng nhóm trưng bày sản phẩm 
phẩm 
- GV cho HS đi vòng quanh xem sản phẩm - HS đi vòng quanh xem sản phẩm của 
 nhóm khác và đặt câu hỏi cho nhóm bạn 
của nhóm khác và đặt câu hỏi cho nhóm 
 đồng thời ghi đánh giá vào phiếu đánh giá 
bạn đồng thời ghi đánh giá vào phiếu đánh sản phẩm 
giá sản phẩm 
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm 
- GV chia tranh cho các nhóm và yêu cầu - Nhóm trưởng phân công các bạn trong 
các nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm hoàn thành mục 5 trong sách STEM. 
nhóm hoàn thành mục 5 trong sách STEM. 
+ Chọn thẻ hoạt động gắn vào vị trí chỉ giờ 
thích hợp với hoạt động trong ngày của 
em. 
+ Xoay kim đồng hồ rồi kể về các hoạt 
động trong ngày của em. 
- GV cho HS báo cáo - HS báo cáo 
- Lưu ý hỏi HS về việc sắp xếp thời gian 
đã hợp lý hay chưa 
Dặn dò- Củng cố - HS lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_bai_hoc_stem_lop_1_bai_dong_ho_tien_ich.pdf