Giáo án Tổng hợp Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

. 2. Năng lực đặc thù:

-Nhận biết ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên: Chuẩn bị nhạc bài “Quốc ca”, và bài hát chào đón HS lớp 1.

III. Các hoạt động học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Đón HS lớp 1

- Cách thực hiện: Dắt tay HS đi theo hàng và cho các em ngồi vào vị trí.

- Giới thiệu HS đã vào lớp 1.

2.Phần lễ

- Cách thực hiện:

+ Chào cờ, hát quốc ca

+ Tuyên bố lý do

+ Giới thiệu đại biểu

+Đọc thư của chủ tịch nước nhân ngày khai trường.

+Tuyên bố khai giảng

+Triển khai các thi đua trong năm học

3. Văn nghệ

- Cách thực hiện: Tổ chức các tiết mục văn nghệ để chào đón năm học mới.

4.Bế mạc khai giảng:

-Cách thực hiện: Nói lời cảm ơn các đại biểu về tham dự lễ khai giảng.

 -Cho Hs nghỉ.

- HS đi theo sự dẫn dắt của GVCN

-Tham dự lễ khai giảng nghiêm trang

- HS lắng nghe

- HS xem biểu diễn các tiết mục văn nghệ và cổ vũ các bạn

 -Lắng nghe.

-Ra về

 

doc 21 trang thuong95 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần mở đầu
Ngày soạn 31 tháng 08 năm 2020 
Ngày dạy 07 tháng 09 năm 2020
Buổi sáng:
Tiết 1: HĐTN
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
Tiết 1
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Cảm thấy vui, hạnh phúc khi được thầy cô và các anh chị chào đón.
- Yêu thương và biết quý mến bạn bè.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
-Tự tin khi tham gia lễ khai giảng.
2. 2. Năng lực đặc thù: 
-Nhận biết ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên: Chuẩn bị nhạc bài “Quốc ca”, và bài hát chào đón HS lớp 1.
III. Các hoạt động học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đón HS lớp 1
- Cách thực hiện: Dắt tay HS đi theo hàng và cho các em ngồi vào vị trí.
- Giới thiệu HS đã vào lớp 1.
2.Phần lễ
- Cách thực hiện:
+ Chào cờ, hát quốc ca
+ Tuyên bố lý do
+ Giới thiệu đại biểu
+Đọc thư của chủ tịch nước nhân ngày khai trường.
+Tuyên bố khai giảng
+Triển khai các thi đua trong năm học
3. Văn nghệ
- Cách thực hiện: Tổ chức các tiết mục văn nghệ để chào đón năm học mới.
4.Bế mạc khai giảng:
-Cách thực hiện: Nói lời cảm ơn các đại biểu về tham dự lễ khai giảng.
 -Cho Hs nghỉ.
- HS đi theo sự dẫn dắt của GVCN 
-Tham dự lễ khai giảng nghiêm trang
- HS lắng nghe
- HS xem biểu diễn các tiết mục văn nghệ và cổ vũ các bạn
 -Lắng nghe.
-Ra về
Tiết 2+3: Tiếng Việt
LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ; LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
(2 tiết)
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
-Yêu quý lớp học- nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị. Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
-Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù
-Làm quen với trường, lớp.
-Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.
-Có kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
-Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen.
-Biết một số từu ngữ chỉ đồ dung học tập trong các phương ngữ.
-Hiểu công dụng và cách sử dụng đồ dung học tập cần thiết đối với HS như sách vở, phấn bảng,..
 III. Các hoạt động học.
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mở đầu
- Mục tiêu: Học sinh làm quen với lớp
- Cách thực hiện:
- Giới thiệu HS đã vào lớp 1.
- Giới thiệu bản thân.
2.Làm quen với trường lớp:
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Vào thời điểm nào?
+ Khung cảnh gồm những gì?
- GV thống nhất các câu trả lời
- Cho HS kể tên những phòng học mà em biết.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy trường lớp.
3. Làm quen với bạn bè.
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Các bạn đang làm gì?
- GV thống nhất các câu trả lời
- GV giới thiệu cho HS cách làm quen với bạn mới. 
- Nhận xét. 
- HS trả lời câu hỏi: 
-Kể tên các phòng học.
- HS quan sát hình trong SGK 
- Trả lời các câu hỏi:
-Thảo luận nhóm đôi, làm quen với bạn
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Lắng nghe.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4.Làm quen với đồ dung học tập:
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các hình trong SGK và gọi tên các đồ dùng học tập:
- GV đọc tên các đồ dùng
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Trong tranh, bạn HS đang làm gì?
+ Mỗi đồ dùng học tập dùng vào việc gì?
- Gọi HS kể tên các đồ dùng học tập mình đang có.
- Nhận xét.
5. Củng cố
- Cách thực hiện: GV cho HS lắng nghe các câu đố và trả lời các câu đố về đồ dùng học tập:
“Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
ở đâu mực dây
Có em là sạch.”
- Nhận xét.
-Khuyến khích HS tìm thêm đồ dùng học tập khác, chỉ ra công dụng của chúng và khuyến khích HS thực hành giao tiếp khi ở nhà.
- HS chỉ các đồ dùng tương ứng: 
-Trả lời câu hỏi
- HS lấy và gọi tên các đồ dùng: viết, bảng con, 
- Lắng nghe.
-Lắng nghe
Trả lời câu đố: cái tẩy (gôm)
-Lắng nghe
Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2020
Buổi sáng
Tiết 1+2: Tiếng việt
LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE
(2 tiết)
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Trách nhiệm: Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe.
2. Năng lực 
2.1 Năng lực chung:
-Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa; Thêm tự tin khi giao tiếp; thêm gần gũi với bạn bè thầy cô.
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Biết và thực hiện theo các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Nắm vững các quy định về tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe.
 III. Các hoạt động học.
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho vào giờ học.
- Cách thực hiện:
- Chơi trò chơi “Khéo tay hay làm”, có 3 đội chơi cùng thực hiện cầm thước để kẻ những đường thẳng, cầm bút tô hình tròn, gọt bút chì, Đội nào làm đúng tư thế hơn và hoàn thành công việc sớm hơn là đội chiến thắng.
-Tuyên dương các đội.
2.Quan sát các tư thế
a. Quan sát tư thế đọc:
- Cách thực hiện: Cho HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?
+ Tranh nào thể hiện tư thế đúng?
+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?
- GV thống nhất các câu trả lời.
- Hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi đọc: ngồi ngay ngắn, sách cách mắt khoảng 25-30cm, tay đặt lên mặt bàn.
- Nhắc nhở HS tư thế đúng.
b. Quan sát tư thế viết
- HS quan sát tranh 3, tranh 4 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?
+ Tranh nào thể hiện tư thế đúng?
+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?
- Cho HS quan sát tranh 5,6 trong SGK và trả lời câu hỏi: Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai?
- Thống nhất câu trả lời.
- Hướng dẫn mẫu tư thế đúng khi viết: lưng thẳng, cầm bút đúng, .
- Nêu tác hại của việc viết sai tư thế: .
c. Quan sát tư thế nói, nghe.
- HS quan sát tranh 7 và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Cô và các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Những bạn nào có tư thế đúng?
+Những bạn nào có tư thế không đúng?
-Thống nhất câu trả lời.
- Cho HS thảo luận: Trong giờ học, HS có được nói chuyện riêng không? Muốn nói lên ý kiến riêng, phải làm thế nào và tư thế ra sao?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Thống nhất câu trả lời.
- HS tham gia trò chơi. 
- HS quan sát hình trong SGK 
- Trả lời các câu hỏi:
 -Lắng nghe.
- Thực hiện tư thế.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
-Nêu tác hại của việc viết sai tư thế: 
Quan sát và trả lời câu hỏi:
-Lắng nghe.
-Đại diện nhóm trình bày
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.Thực hành các tư thế đọc, viết, nói, nghe
a. Thực hành tư thế đọc
- Cách thực hiện: GV cho HS thực hiện ngồi đúng tư thế khi đọc.
- Nhận xét
b. Thực hành tư thế viết
- Cách thực hiện: GV cho HS thực hiện ngồi đúng tư thế khi viết.
- Nhận xét
c.Thực hành tư thế nói, nghe
- Cách thực hiện: GV cho HS thực hiện ngồi đúng tư thế nói và nghe trong giờ học.
- Nhận xét
4. Củng cố
- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp khi ở nhà.
- HS thực hiện ngồi đúng tư thế: 
-Trả lời câu hỏi
- HS thực hiện ngồi đúng tư thế viết bảng con, viết vở. 
- Lắng nghe.
-Thực hiện tư thế nói và nghe trong giờ học.
-lắng nghe
-Lắng nghe
Tiết 3: Toán	Toán:
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập môn Toán 1.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán 1.
2. 2. Năng lực đặc thù: 
- Làm quen với đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Tìm hiểu bài: 31’
* GV hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán :
- GV lấy SGK Toán
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ trang bìa 1 đến tiết học đầu tiên. Sau «Tiết học đầu tiên» mỗi tiết học gồm 2 trang.
- GV giới thiệu cho HS cách thiết kế bài học gồm 4 phần : Khám phá, hoạt động, trò chơi và luyện tập.
- GV cho HS thực hành mở và gấp sách và hướng dẫn cách giữ gìn.
* GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của SGK Toán.
- GV cho HS mở bài «Tiết học đầu tiên» và giới thiệu các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô - bốt. Các nhân vật sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm Tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia.
* GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1.
GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những y/c cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như :
- Đếm, đọc số, viết số.
- Làm tính cộng, tính trừ.
- Làm quen với hình phẳng và hình khối.
- Đo độ dài, xem giờ, xem lịch.
* GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học Toán, nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải nghiệm toán học và tự học.
* GV giới thiệu bộ đồ dùng Toán của HS
- GV cho HS mở bộ đồ dùng Toán 
- GV giới thiệu từng đồ dùng, nêu tên gọi và giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen.
- HD HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Hôm nay các em học bài gì ?
- GV chốt kiến thức
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài : Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5.
- HS lấy SGK.
- HS lấy SGK.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS quan sát
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
Tiết 4: HĐTN
CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Yêu thương và biết quý mến bạn bè.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
-Tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Biết cách bắt chuyện với bạn mới gặp
-Biết giới thiệu về bản thân
-Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ
II.CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Chào người bạn mới đến, Tìm bạn thân. Con chim vành khuyên
III. Các hoạt động học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS nghe hoặc hát các bài hát đã chuẩn bị
-GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới, chúng ta nên làm gì?
-HS tham gia
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm quen với bạn mới
-GV hỏi: Khi gặp các bạn mới trong lớp, trong trường em đã làm quen với các bạn như thế nào?
-Gv yêu cầu HS xem lần lượt tranh 1,2,3/SGK, trả lời xem trong tranh 2 (bạn sẽ nói gì khi giới thiệu về bản thân) và tranh 3 (khi hỏi thông tin về bạn)
-GV bổ sung và điều chỉnh nội dung giao tiếp tương ứng với từng tranh và kết nối để HS biết được nội dung các bước làm quen
-GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại:
+Cách bắt chuyện với bạn mới gặp: nói lời chào với nụ cười thân thiện
+Giới thiệu về bản thân với bạn gồm những thông tin về : tên, lớp, trường, sở thích của bản thân, có thể thêm tên cô giáo, địa chỉ nhà, 
+Tìm hiểu thông tin về bạn: tên bạn, tuổi, trường, lớp, tên cô giáo, địa chỉ nhà ở, sở thích của bạn, 
-GV chốt lại: Khi làm quen với bạn mới cần theo các bước:
1/Chào hỏi
2/Giới thiệu bản thân
3/Hỏi về bạn
-HS trả lời
-HS quan sát, trả lời
-HS lắng nghe
-HS nhắc lại
-HS nhắc lại
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Sắm vai thực hành làm quen với bạn mới
-Gv yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK để nhận diện nơi hai bạn làm quen
-GV yêu cầu HS cùng bạn bên cạnh mỗi người sắm vai làm quen với bạn mới trong một tình huống theo các bước đã học ở HĐ 1 
+Nói lời chào với bạn
+Giới thiệu về bản thân mình
+Hỏi thông tin về bạn
-GV quan sát xem cặp nào làm tốt và mời một số cặp lên sắm vai trước lớp
-GV yêu cầu HS lưu ý: tên của mỗi bạn đều có ý nghĩa và yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa tên và ghi nhớ tên của bạn`
-Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét
-GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt
-HS quan sát, trả lời
-HS thực hiện theo cặp
-HS thực hiện trước lớp
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Làm quen với bạn em gặp và ở nơi em sống
-Gv yêu cầu HS xung phong sắm vai thể hiện tình huống 1 hoặc tất cả 3 tình huống (tùy thời gian)
-Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét
-GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết sắm vai
-GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục vận dụng các bước làm quen để làm quen với những bạn hoặc người em mới gặp
Tổng kết:
-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: 
+Khi gặp bạn mới, hãy nói lời chào bạn cùng với nụ cười thân thiện, giới thiệu về bản thân, sau đó hỏi tên, tuổi, lớp, trường hoặc địa chỉ nhà, sở thích của bạn, Cần nhớ tên và sở thích của bạn.
-HS sắm vai thể hiện tình huống
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò chuẩn bị bài sau
-HS lắng nghe
Thứ tư ngày 09 tháng 09 năm 2020
Buổi sáng:
Tiết 2+3: Tiếng Việt
LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT VIẾT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH LÀM QUEN VỚI BẢN CHỮ CÁI.
(6 tiết)
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Yêu thích và hứng thú với việc học viết
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung minh họa; Phát triển kĩ năng đọc, viết; thêm tự tin khi giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: -Nắm vững hệ thống các nét cơ bản, các chữ số, dấu thanh và hệ thống tiếng Việt.
-Tìm những sự vật có hình thức khá giống với các nét cơ bản.
 III. Các hoạt động học.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6.Luyện viết các nét ở bảng con
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các nét cơ bản và mẫu các chữ số.
- Cho HS nêu lại các tên nét và đọc các chữ số.
- Hướng dẫn cách viết các nét và các chữ số:
-Viết mẫu các nét cơ bản và các chữ số.
- Cho HS tập viết các nét trên không.
-Cho HS viết vào bảng con.
- Nhận xét.
7. Củng cố
-Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
-Khuyến khích HS thực hành tại nhà.
-Quan sát các nét cơ bản và các số.
-Đọc các nét và các số.
-Quan sát 
-Lắng nghe
-Tập viết các nét trên không.
- Viết vào bảng con
-Lắng nghe
-Lắng nghe
Tiết 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8.Khởi động
- Cách thực hiện: Cho HS tìm sự vật có hình dạng giống nét viết cơ bản.
- Nhận xét
9.Luyện viết các nét vào vở
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại các nét 
- Cho HS viết các nét vào vở.
-Nhận xét.
-Tham gia nhóm
-Tìm các sự vật có hình dạng giống các nét cơ bản.
-Lắng nghe và đọc lại các nét.
-Viết vào vở.
Buổi chiều
Tiết 1+2: Tiếng Việt
ÔN LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN VÀ ĐỌC ÂM
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Yêu thích và hứng thú với việc học viết
2.Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung minh họa; Phát triển kĩ năng đọc, viết; thêm tự tin khi giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: -Nắm vững hệ thống các nét cơ bản, các chữ số, dấu thanh và hệ thống tiếng Việt.
-Tìm những sự vật có hình thức khá giống với các nét cơ bản.
 III. Các hoạt động học.
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
- Cách thực hiện: Cho HS ôn lại các nét (đọc các nét và viết các nét).
- Nhận xét
2.Luyện viết các nét và các chữ số vào vở
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại các nét (nét thắt trên và nét thắt giữa)
- Cho HS viết các nét vào vở.
-Nhận xét.
-Đưa lại các mẫu chữ số 1,2,3,4,5 gọi tên từng số và nhắc lại cách viết.
-Cho HS viết vào vở các số
-Nhận xét
-Đọc và viết các nét vào bảng con.
-Lắng nghe và đọc lại các nét.
- Lắng nghe và đọc các nét
-Viết vào vở.
-Quan sát và lắng nghe, đọc lại các số
-Tô và viết các số vào vở
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.Làm quen với bảng chữ cái và đọc âm tương ứng
- Cách thực hiện: GV giới thiệu bảng chữ cái, chỉ vào từng chữ cái và đọc các âm tương ứng.
- Lần lượt đưa “a” đọc là “a”
- Cho HS đọc lại “a”
-Đưa lần lượt một số chữ cái và cho HS nhắc lại.
-Nhận xét.
4. Luyện kĩ năng đọc âm
- Cách thực hiện: GV đọc mẫu các âm.
-Đưa “a” và cho HS đọc “a”
-Cho HS làm việc nhóm đôi: 1 bạn đưa chữ và 1 bạn đọc chữ.
-Kiểm tra kết quả: Đọc 1 âm bất kì, HS sẽ tìm âm tương ứng và đọc lại âm, 
5.Củng cố
-Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
-Khuyến khích HS thực hành đọc ở nhà các âm được ghi bằng cái chữ cái trong bảng chữ cái.
-Lắng nghe 
-Đọc “a”, (cá nhân, nhóm, lớp)
-lắng nghe
-Đọc các chữ cái
-Lắng nghe.
-Quan sát và đọc “a”
-Làm việc nhóm đôi: 1 bạn đưa âm và 1 bạn đọc âm tương ứng
- Tìm âm tương ứng và đọc lại âm
-Lắng nghe
Tiết 3: Toán Toán:
CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5.
2. 2. Năng lực đặc thù: 
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’
- HS nêu cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Tìm hiểu bài: 31’
* Khám phá : 
GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 8:
- Bức tranh 1: 
+ GV chỉ, giới thiệu : «Trong bể có một con cá »
+ GV chỉ, giới thiệu : «Có một khối vuông » 
+ GV viết số 1 lên bảng. GV đưa số 1in để HS nhận diện.
- Bức tranh 2 :
+ GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào con cá thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Trong bể có hai con cá »
+ GV chỉ vào khối vuông thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào khối vuông thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Có hai khối vuông »
+ GV viết số 2 lên bảng. GV đưa số 1in để HS nhận diện.
Bức tranh 3,4,5,6 : Tiến hành tương tự bức tranh 2.
* Hoạt động :
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu.
- GV đưa mẫu số 0, chỉ và giới thiệu: số 0 gồm có 1 nét cong kín. Số 0 cao 2 li, rộng 1 li.
- Viết số 0 :
+ GV viết mẫu số 0 (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết). GV lưu ý HS điểm đặt bút và điểm kết thúc.
+ HS viết bảng
- Viết số 1, 2, 3, 4, 5 : Thực hiện tương tự như viết số 0
- GV chốt kiến thức.
Bài 2 :
- GV nêu yêu cầu.
- Phần a) :
+ Bức tranh 1vẽ con gì ? Đếm và nêu kết quả.
+ Bức tranh 2, 3, 4, 5, 6 : Tiến hành tương tự bức tranh 1. GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Phần b) : 
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của 3 bức tranh ?
+ Đếm số cá trong mỗi bể ?
- GV chốt kiến thức.
Bài 3 : 
- GV nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn : Đếm số lượng chấm tròn xuất hiện trên mặt xúc xắc rồi nêu số tương ứng
- GV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Hôm nay các em học những số nào ?
- HS lên bảng viết các số hôm nay các em học ?
- GV chốt bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài Luyện tập (tr 10,11)
- 2 HS nêu
- HS nhận xét.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS đọc.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu.
- HS đọc.
- HS chỉ, đếm, giới thiệu, đọc.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát, nêu lại.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng.
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- Một số nhóm báo cáo.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nhắc lại.
- HS làm.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS lên bảng viết.
Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2020
Buổi sáng
Tiết 1+2: Tiếng Việt
LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT VIẾT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH LÀM QUEN VỚI BẢN CHỮ CÁI.
(6 tiết)
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Yêu thích và hứng thú với việc học viết
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung minh họa; Phát triển kĩ năng đọc, viết; thêm tự tin khi giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: -Nắm vững hệ thống các nét cơ bản, các chữ số, dấu thanh và hệ thống tiếng Việt.
-Tìm những sự vật có hình thức khá giống với các nét cơ bản.
 III. Các hoạt động học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10.Luyện viết các nét vào vở
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại các nét 
- Cho HS viết các nét vào vở.
-Nhận xét.
11. Củng cố
-Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
-Khuyến khích HS tập viết vào vở các nét viết cơ bản đã học.
-Lắng nghe và đọc lại các nét.
(cong hở phải, cong hở trái, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới)
-Viết vào vở.
-lắng nghe
-Lắng nghe
Tiết 3: Toán Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5.
2. 2. Năng lực đặc thù: 
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK Toán, bảng nhóm.
- HS: SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’
- Tiết trước các em được học những số nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 32’
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Luyện tập: 31’
* Bài 1 :
- GV nêu yêu cầu.
+ Bức tranh 1vẽ gì ? Đếm và nêu kết quả.
+ Bức tranh 2, 3, 4, 5, 6 : Tiến hành tương tự bức tranh 1. GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV chốt kiến thức.
* Bài 2 :
- GV đưa bảng nhóm, nêu yêu cầu.
- HS tìm và nêu số thích hợp.
- HS đếm dãy số.
- GV chốt kiến thức.
* Bài 3 :
- GV nêu yêu cầu.
- Phần a) : 
+ GV yêu cầu HS chỉ các củ cà rốt đã tô màu và chỉ các củ cà rốt chưa tô màu.
+ Đếm số lượng củ cà rốt đã tô màu và nêu kết quả.
- Phần b, c, d, e, g : HS tự làm
- GV chốt kiến thức.
* Bài 4 :
- GV nêu yêu cầu.
- HS tự làm.
- GV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Hôm nay các em học bài gì ?
- HS nêu các số đã học ?
- GV chốt bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài 
- HS lên bảng viết và đọc
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- Một số nhóm báo cáo.
- HS nhắc lại
- HS chữa bài trên bảng nhóm.
- HS đếm xuôi, ngược.
- HS nhắc lại.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
- HS chữa bài.
- HS nhắc lại.
- HS làm.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nêu.
Tiết 4: Ôn luyện Tiếng Việt
LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT VIẾT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH LÀM QUEN VỚI BẢN CHỮ CÁI.
I.Mục tiêu: 
1. Phẩm chất 
- Yêu thích và hứng thú với việc học viết
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung minh họa; Phát triển kĩ năng đọc, viết; thêm tự tin khi giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Đọc và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: -Nắm vững hệ thống các nét cơ bản, các chữ số, dấu thanh và hệ thống tiếng Việt.
III. Các hoạt động học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
Cho HS đọc lại tên các nét và các dấu thanh
Nhận xét.
2.Luyện viết các nét vào vở
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát các nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại các nét và dấu thanh
- Cho HS viết các nét vào vở.
- Cho HS viết các dấu thanh vào vở
-Nhận xét.
3. Củng cố
-Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
-Khuyến khích HS tập viết vào vở các nét viết cơ bản đã học.
-Lắng nghe và đọc lại các nét.
(cong hở phải, cong hở trái, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, thanh sắc, thanh huyền, 
-Quan sát và đọc 
-Viết vào vở.
-Viết vào vở
-Lắng nghe
-Lắng nghe
Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2020
Buổi sáng:
Tiết 1+2: Tiếng Việt
LÀM QUEN VỚI BẢN CHỮ CÁI.
(6 tiết)
I.Mục tiêu: 
1. 3. Phẩm chất
- Yêu thích và hứng thú với việc học viết
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung minh họa; Phát triển kĩ năng đọc, viết; thêm tự tin khi giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù: 
-Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: -Nắm vững hệ thống các nét cơ bản, các chữ số, dấu thanh và hệ thống tiếng Việt.
-Tìm những sự vật có hình thức khá giống với các nét cơ bản.
 III. Các hoạt động học.
Tiết 1+2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
- Cách thực hiện: Cho HS sắp xếp các tranh thể hiện tư thế đọc, viết, nói, nghe theo 2 nhóm: đúng và sai.
- Nhận xét
2.Giới thiệu các nét cơ bản:
- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát hệ thống 14 các nét cơ bản. Giới thiệu tên gọi và hình thức thể hiện của các nét.
- Cho HS đọc tên các nét cơ bản
3. Nhận diện các nét qua hình ảnh sự vật.
- Cách thực hiện: GV cho HS nhắc lại các nét cơ bản. Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+Tranh vẽ những sự vật nào?
+ Mỗi sự vật gợi ra nét viết cơ bản nào?
- GV thống nhất các câu trả lời
- Nhận xét. 
4.Giới thiệu và nhận diện các chữ số
Cách thực hiện: Ghi bảng hệ thống các chữ số từ 0 đến 9.Giới thiệu và gọi tên và phân tích cấu tạo của các số.
-Cho HS đọc các chữ số từ 0 đến 9.
5.Giới thiệu và nhận diện các dấu thanh
Cách thực hiện:Ghi bảng hệ thống các dấu thanh của tiếng Việt.Giới thiệu và gọi tên và phân tích cấu tạo của dấu thanh
-Cho HS đọc các dấu thanh.
-Tham gia nhóm
-Thực hành các tư thế đúng.
- HS đọc các nét 
-Kể tên các nét
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
-Lắng nghe
- HS quan các chữ số 
-Đọc các chữ số từ 0 đến 9.
-Quan sát
-Đọc các dấu thanh.
Tiết 3: Ôn luyện Toán
Các số 0 1 2 3 4 5
I/ Mục tiêu cần đạt
1. Phẩm chất 
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5.
2. 2. Năng lực đặc thù: 
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II/ Nội dung và hình thức rèn luyện
- Cho HS đọc, viết các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 (cá nhân+ cả lớp) viết vào bảng con, vào vở.
- Cho HS đọc dãy số từ 0 đến 5 (cá nhân + cả lớp).
- Làm bài tập trên bảng lớp: Cá nhân HS làm bài.
- Hướng dẫn cho HS làm các bài tập trong vở bài tập Toán (cá nhân HS làm bài).
Tiết 4: SHL (HĐTN)
SƠ KẾT TUẦN VÀ LẬP KẾT HOẠCH TUẦN MỚI
LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
I.Mục tiêu:
1. Phẩm chất 
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
- Có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
2.2 Năng lực đặc thù: 
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
 - GDHS chủ đề 1 “Chào năm học mới”
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Các bài hát tập thể, bông hoa để tặng HS tiến bộ.
 III. Các hoạt động học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng mời lần lượt các nhóm trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).
- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).
- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
- Lớp trưởng yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. 
- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.
- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.
Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. 
- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
3. Sinh hoạt theo chủ đề “Kể về những người bạn em đã làm quen”
-GV yêu cầu HS xung phong kể xem đã làm quen được với bao nhiêu bạn và những thông tin cụ thể về từng người mà mình đã làm quen
-GV yêu cầu các bạn lắng nghe và có thể hỏi lại
-GV khích lệ các bạn nhút nhát, chưa tự tin tham gia chia sẻ
-GV khen ngợi các em đã vận dụng tốt kĩ năng làm quen với bạn mới.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học của lớp mình.
- GV dặn dò nhắc nhở HS
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- Lớp trưởn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1.doc