Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

HĐ 1. Khởi động

- GV cho HS ôn lại bảng cộng 3 trong phạm vi 10 qua hình thức trò chơi “Truyền điện”:

+ GV “châm ngòi” và đọc 1 phép tính đầu tiên: Ví dụ 1 + 3, rồi yêu cầu 1 HS trả lời để HS đó bật ra kết quả thật nhanh.

+ HS trả lời đúng thì được truyền điện cho bạn khác. Cứ như vậy cho đến hết bảng cộng 3.

HĐ 2. Hình thành bảng cộng 4 trong phạm vi 10

a. Hướng dẫn HS học phép cộng 4 + 1 = 5 và 1 + 4 = 5

Bước 1: Thao tác với que tính phép cộng 4 + 1 = 5.

- GV và HS cùng thao tác với que tính: “Có 4 que tính, lấy thêm 1 que tính. Hỏi có tất cả mấy que tính?”.

- GV gọi một số HS nêu lại.

Bước 2: GV giơ que tính nói: “Bốn cộng một bằng mấy?”

- GV viết bảng: 4 + 1 = 5 và đọc: “Bốn cộng một bằng năm”.

- Chỉ vào phép tính 4 + 1 = 5 và gọi một vài HS nhắc lại.

Bước 3: Hướng dẫn HS học phép cộng 1 + 4 = 5.

 

docx 8 trang thuong95 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
BẢNG CỘNG 4 TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; que tính cho cá nhân HS và cho GV; bảng phụ.
- Các tranh vẽ hoặc trang trình chiếu nội dung các bài như ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1. Khởi động
- GV cho HS ôn lại bảng cộng 3 trong phạm vi 10 qua hình thức trò chơi “Truyền điện”:
+ GV “châm ngòi” và đọc 1 phép tính đầu tiên: Ví dụ 1 + 3, rồi yêu cầu 1 HS trả lời để HS đó bật ra kết quả thật nhanh.
+ HS trả lời đúng thì được truyền điện cho bạn khác. Cứ như vậy cho đến hết bảng cộng 3.
HĐ 2. Hình thành bảng cộng 4 trong phạm vi 10
a. Hướng dẫn HS học phép cộng 4 + 1 = 5 và 1 + 4 = 5
Bước 1: Thao tác với que tính phép cộng 4 + 1 = 5.
- GV và HS cùng thao tác với que tính: “Có 4 que tính, lấy thêm 1 que tính. Hỏi có tất cả mấy que tính?”.
- GV gọi một số HS nêu lại.
Bước 2: GV giơ que tính nói: “Bốn cộng một bằng mấy?”
- GV viết bảng: 4 + 1 = 5 và đọc: “Bốn cộng một bằng năm”.
- Chỉ vào phép tính 4 + 1 = 5 và gọi một vài HS nhắc lại.
Bước 3: Hướng dẫn HS học phép cộng 1 + 4 = 5.
- GV nêu “1 cộng 4 bằng mấy?”
- GV ghi bảng: 1 + 4 = 5. 
- GV chỉ vào phép tính 4 + 1 = 5 và 1 + 4 = 5 và yêu cầu HS đọc hai phép tính trên.
- GV cho HS nhận xét kết quả của hai phép tính trên và chốt lại: “Lấy bốn cộng một cũng như lấy một cộng bốn”.
- GV chốt: “5 bằng mấy cộng mấy?” 
b. Hướng dẫn HS học phép cộng 4 + 2 = 6, tương tự phép cộng 4 + 1 = 5
c. Hướng dẫn HS học các phép cộng còn lại
- GV chia lớp thành các nhóm 4 yêu cầu các nhóm thảo luận để hình thành các phép tính cộng 4 trong phạm vi 10.
- Các nhóm trả lời, GV viết thành bảng cộng 4 trong phạm vi 10.
- Cho một vài HS đọc lại bảng cộng 4.
d. Hướng dẫn HS học bảng cộng 4
- GV giúp HS ghi nhớ bảng cộng 4 bằng nhiều hình thức như: xoá một vài chữ số ở các cột trong bảng cộng hoặc hỏi: “7 bằng 4 cộng mấy?” hoặc “4 cộng mấy thì bằng 7?”.
- GV viết hoặc chiếu lên bảng toàn bộ bảng cộng 4 trong phạm vi 10.
* GV tổ chức cho HS thi đố nhau học thuộc bảng cộng 4 trong phạm vi 10.
HĐ 3. Thực hành – luyện tập
Bài 1. GV cho HS đọc và phân tích yêu cầu bài toán.
- Có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Tiếp sức”.
- GV yêu cầu HS nhận xét, GV thống nhất kết quả đúng.
- Khen ngợi HS làm bài đúng.
Bài 2. GV cho HS đọc và phân tích yêu cầu của bài theo nhóm đôi.
- HS dựa vào bảng cộng 4 để tìm số thích hợp thay cho dấu ?, đại diện nhóm chữa bài, nhóm khác nhận xét. GV chiếu kết quả đúng.
- GV yêu cầu HS đối chiếu với bài làm trong Vở bài tập Toán.
Bài 3. GV yêu cầu HS đọc đề để hiểu đề bài.
- GV cho HS làm bài vào Vở bài tập Toán, thực hiện 1 + 3 = 4 rồi tiếp tục thực hiện 4 + 4 = 8.
- GV chốt cách làm và chiếu bài lên bảng. 
HĐ 4. Vận dụng
Bài 4. GV tổ chức linh hoạt
- GV chiếu bức tranh ở bài 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề và phân tích đề.
- GV yêu cầu HS nêu bài toán theo tranh vẽ và nêu phép cộng thích hợp: 4 + 3 = 7 hoặc 3 + 4 = 7.
HĐ 5. Củng cố
- GV tổ chức củng cố linh hoạt (tuỳ khả năng của học sinh).
- Cho HS vận dụng bảng cộng vừa học vào cuộc sống. Ví dụ: Em có 4 quả bóng, anh cho thêm 1 quả bóng, vậy có tất cả 5 quả bóng,...
- Khích lệ HS về nhà vận dụng bài học vào cuộc sống.
- HS chơi trò chơi.
- HS trả lời: Có 4 que tính lấy thêm 1 que tính được 5 que tính.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời: 4 cộng 1 bằng 5.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời: 1 cộng 4 bằng 5.
- HS trả lời: 5 bằng 4 cộng 1; 5 bằng 1 cộng 4.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm trình bày.
- HS đọc lại.
- HS ghi nhớ bảng cộng 4.
- HS thi đố nhau.
- HS đọc đề.
- HS chơi trò chơi.
- HS nhận xét. 
- HS đọc đề theo nhóm đôi.
- HS thực hiện.
- HS đối chiếu.
- HS đọc đề.
- HS làm vào VBT.
- HS đối chiếu bài làm của mình.
- HS quan sát.
- HS đọc đề.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng 4 trong phạm vi 10.
- Vận dụng được bảng cộng 4 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
- Bảng phụ có nội dung BT 2, 4.
- Máy chiếu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1. Khởi động
- GV cho HS ôn lại bảng cộng 4 trong phạm vi 10 bằng cách đố bạn: Một HS hỏi, một HS trả lời. Trả lời đúng có quyền đố bạn tiếp theo cho đến hết các phép tính trong bảng cộng 4 hoặc trò chơi “Truyền điện”.
HĐ 2. Thực hành – luyện tập
Bài 1. Có thể cho HS làm bài theo cặp đôi: HS 1 nêu phép tính thứ nhất, HS 2 trả lời; HS 2 nêu phép tính thứ 2, HS 1 trả lời và cùng ghi kết quả. GV chữa bài.
Bài 2. GV chiếu bài toán lên bảng hoặc cho HS nhìn SGK, yêu cầu HS nêu bài toán.
- Với loại bài này, HS thường nhẩm kết quả rồi chọn kết quả đó với số tương ứng. Chẳng hạn, HS nhẩm 4 cộng 4 bằng 8, nối với số 8.
- Sau đó HS tự làm vào Vở bài tập Toán, GV theo dõi, hỗ trợ HS gặp khó khăn khi làm bài. 
- GV cho HS kiểm tra, đối chiếu bài làm của mình.
Bài 3. GV cho HS đọc đề bài, phân tích và thảo luận cách làm: đầu tiên thực hiện phép tính cộng, trừ, ghi kết quả vào bên cạnh từng phép tính, sau đó chọn số tương ứng trên bông hoa.
- GV chữa bài. HS có thể làm việc độc lập hoặc theo cặp đôi.
Bài 4. GV chiếu bài tập lên bảng hoặc cho HS nhìn SGK, nêu cách làm rồi viết vào bảng phụ.
- GV cho HS tính rồi tìm số thích hợp thay cho dấu ? (2 + 4 = 6, chọn 6 thay cho dấu ? thứ nhất; 6 – 2 = 4, chọn 4 thay cho dấu ? thứ hai; 4 + 3 = 7, chọn 7 thay cho dấu ? cuối cùng).
- GV chữa cách làm lên bảng, HS đối chiếu bài làm của mình.
HĐ 3. Vận dụng
Bài 5. GV chiếu bài lên bảng hoặc cho HS nhìn SGK.
- GV cho HS làm việc theo cặp, cùng nhau nêu đề toán theo tranh vẽ và tìm phép tính cộng thích hợp: 5 + 4 = 9 hoặc 4 + 5 = 9.
HĐ 4. Củng cố
- GV tổ chức củng cố linh hoạt (tuỳ khả năng của học sinh).
- Có thể cho học sinh tự nêu những bài toán vận dụng bảng cộng 4 trong cuộc sống.
- HS chơi trò chơi.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nêu bài toán.
- HS làm vào VBT.
- HS đối chiếu bài làm.
- HS đọc đề.
- HS thực hiện.
- HS nêu cách làm.
- HS thực hiện.
- HS đối chiếu bài làm.
- HS làm bài theo cặp.
- HS thực hiện.
TOÁN
SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Tính nhẩm được một số cộng với 0 và 0 cộng với một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bảng phụ.
- Đồ vật thật (hai đĩa táo, một đĩa 3 quả và một đĩa 2 quả).
- Máy chiếu, máy chiếu vật thể (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1. Khởi động
- GV cho HS ôn lại kết quả các bảng cộng đã học hoặc ôn lại tình huống thực tế tương ứng với phép cộng. Chẳng hạn, cho HS mô tả tình huống tương ứng với phép cộng 3 + 2 = 5; 2 + 1 = 3; 
HĐ 2. Phép cộng với 0
a. Hình thành biểu tượng ban đầu về kết quả cộng với 0
- GV có thể thao tác trên đồ vật thật, trên mô hình hai đĩa táo.
- GV yêu cầu HS nêu phép tính: 3 + 2 = 5 và 2 + 3 = 5.
- GV bớt ở đĩa thứ hai một quả và yêu cầu HS quan sát, nêu phép tính: 3 + 1 = 4 và 1 + 3 = 4.
- GV bớt tiếp ở đĩa thứ hai một quả nữa (lúc này đĩa không còn quả nào) và yêu cầu HS quan sát, nêu phép tính: 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3.
b. Củng cố để đi đến kết luận kết quả cộng một số với 0
- GV tiếp tục treo tranh vẽ các hình ảnh tương tự đã chuẩn bị:
+ Yêu cầu HS mô tả tranh và nêu phép tính cộng tương ứng.
- GV gợi ý HS nêu kết luận “Khi cộng một số với 0 thì kết quả thế nào?”. 
- GV chốt lại kết luận như SGK.
HĐ 3. Thực hành – luyện tập
Bài 1. 
- GV cho HS quan sát và giải thích hình vẽ: “Đây là các máy tính cộng, cứ cho một số ở đầu vào thì máy tính sẽ thực hiện phép cộng với số có sẵn và cho kết quả ở đầu ra”. 
- GV cho HS phân tích mẫu: vì 5 + 0 = 5 nên ở đầu ra, máy cho kết quả là 5.
- GV gợi ý HS phát hiện có các máy cộng 0; máy cộng 4 và máy cộng 3.
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi và tìm kết quả thay cho dấu ?.
- GV kết luận.
Bài 2. 
- GV cho HS tự đọc đề bài và làm bài vào Vở bài tập Toán. 
- GV yêu cầu HS kiểm tra chéo kết quả của nhau. 
- GV lưu ý nhấn mạnh thêm trường hợp 0 + 0 = 0.
Bài 3. 
- GV cho HS tự đọc đề bài và làm bài vào Vở bài tập Toán. 
- GV lưu ý thực hiện phép tính với hai số đầu, được kết quả cộng tiếp số thứ ba. 
- GV yêu cầu HS kiểm tra chéo kết quả của nhau.
HĐ 4. Vận dụng
Bài 4. 
- GV cho HS tự làm bài theo nhóm. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, mô tả tình huống và viết phép cộng thích hợp.
- GV cho HS nêu tình huống và phép tính khi chữa bài chung.
HĐ 5. Củng cố
- GV cho HS nêu kết luận về kết quả cộng một số với 0 và 0 cộng với một số.
- HS thực hiện.
- HS nêu phép tính.
- HS nêu phép tính.
- HS nêu phép tính.
- HS đọc đề.
- HS sẽ mô tả và nêu các phép tính cộng: 	2 + 0 = 2 và 0 + 2 = 2
4 + 0 = 4 và 0 + 4 = 4
5 + 0 = 5 và 0 + 5 = 5
0 + 0 = 0
- HS trả lời: Khi cộng một số với 0 thì kết quả bằng chính số đó.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS phân tích.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài vào VBT.
- HS kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào VBT.
- HS kiểm tra chéo.
- HS thực hiện.
- HS nêu tình huống: “Lồng thứ nhất có 5 con gà, lồng thứ hai không có con gà nào (có 0 con gà), cả hai lồng có 5 con gà”.
- HS nêu phép cộng tương ứng: 5 + 0 = 5 và 0 + 5 = 5.
- HS nêu kết luận theo SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_vi_su_binh_dang_va_dan_chu_trong_giao_duc.docx