Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 22: Xăng-ti-mét. Đo độ dài - Năm học 2014-2015

Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 22: Xăng-ti-mét. Đo độ dài - Năm học 2014-2015

Giới thiệu bài, ghi tựa

* Hoạt động 1:

a) Giới thiệu đơn vị và dụng cụ đo độ dài

- GV giới thiệu thước kẻ có chia vạch xăng-ti-met: Vạch đầu tiên là số 0. Độ dài từ vạch 0 đến 1 là 1cm. Độ dài từ vạch 1 đến 2 cũng 1cm, .

- Xăng-ti-met viết tắt là: cm

b) Giới thiệu các thao tác đo độ dài:

- Đặt vạch số 0 của thước trùng với đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng

- Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, kèm theo đơn vị đo

- Viết số đo đoạn thẳng

- Gọi HS nhắc lại

* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT

Bài 1: Viết cm

- Y/C viết bảng con

- Cho HS viết vào vở một hàng cm.

- Theo dõi, nhận xét.

 

doc 2 trang thuong95 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 22: Xăng-ti-mét. Đo độ dài - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Xăng - ti - mét. Đo độ dài
A/ Mục tiêu:
- HS biết xăng-ti-met là đơn vị đo độ dài, biết xăng-ti-met viết tắt là cm.
- Biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-met để đo độ dài đoạn thẳng.
- Giáo dục HS cẩn thận, chính xác.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, thước, bộ thực hành toán
- SGK, bộ thực hành toán
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS nêu các bước giải toán có lời văn
- Cho HS lên giải bài toán: Nhà Lan có 4 con vịt, mẹ mua thêm 4 con vịt. Hỏi nhà Lan có tất cả mấy con vịt?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi tựa
* Hoạt động 1: 
a) Giới thiệu đơn vị và dụng cụ đo độ dài
- GV giới thiệu thước kẻ có chia vạch xăng-ti-met: Vạch đầu tiên là số 0. Độ dài từ vạch 0 đến 1 là 1cm. Độ dài từ vạch 1 đến 2 cũng 1cm, ...
- Xăng-ti-met viết tắt là: cm
b) Giới thiệu các thao tác đo độ dài:
- Đặt vạch số 0 của thước trùng với đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng
- Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, kèm theo đơn vị đo
- Viết số đo đoạn thẳng
- Gọi HS nhắc lại 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Viết cm
- Y/C viết bảng con
- Cho HS viết vào vở một hàng cm.
- Theo dõi, nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp, rồi đọc
- Y/C HS viết và đọc
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s
- HD HS đặt thước đo các đoạn thẳng và điền vào PBT
- GV hỏi thêm: Vì sao điền đ (s)? 
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo
- Cho HS đo trong SGK, nêu miệng.
- Gọi HS lên bảng đo bằng thước lớn (lưu ý: GV cần giải thích cho HS về tỉ lệ phóng to đoạn thẳng trên bảng bằng đơn vị đo lớn hơn cm, HS mới thực hiện vẽ được)
* Hoạt động 3: Củng cố
- Cho HS nêu cách đo độ dài
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về ôn lại và tập giải bài toán có lời văn; chuẩn bị bài: Luyện tập 
- Hát
- HS nêu, bạn nhận xét
- HS xung phong giải bài toán, bạn nhận xét
- Nhắc tựa
- HS quan sát thước và thực hành theo GV
- HS viết bảng con, đọc lại
- Quan sát, lắng nghe
- HS nhắc lại
- Nêu Y/C bài tập
- Viết bảng con
- Đọc Y/C của BT
- HS viết và đọc, bạn nhận xét
- Điền phiếu bài tập, nêu kết quả
- Đọc Y/C 
- Thực hành, nêu miệng
- Xung phong lên bảng vẽ
- Vài HS nêu
- HS thi đua đo đoạn thẳng, ghi số và đơn vị đo.
- Bạn nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_tuan_22_xang_ti_met_do_do_dai_nam_hoc_201.doc