Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 7: Thể thao - Bài 2: Au, êu - Năm học 2022-2023 - Đặng Hoàng Oanh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS có ý thức tự học.
+ Năng lực Giao tiếp và hợp tác: HS giao tiếp với bạn bè, thầy cô thông qua hoạt động thảo luận nhóm, trả lời yêu cầu của GV.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS tìm được các từ chứa vần au, êu
- Năng lực đặc thù: HS cần đạt được các năng lực ngôn ngữ sau :
+ Đọc, viết đúng vần, tiếng: au, êu, cháu, đều.
+ Nghe – nói:
Giới thiệu bài: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV để rút ra kiến thức mới cần học (au, êu).
Phẩm chất:
- Yêu nước: HS biết tên các môn thể thao, biết rèn luyện sức khỏe tốt qua việc tập thể dục thể thao.
- Chăm chỉ: HS có tinh thần tự học, tham gia các công việc tập thể khi tham gia thảo luận nhóm, ôn bài ở nhà
- Trách nhiệm: HS biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 Chủ đề 7: Thể thao BÀi 2: au – êu (Tiết 1) Thời gian thực hiện: 18/10/2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Năng lực: Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: HS có ý thức tự học. + Năng lực Giao tiếp và hợp tác: HS giao tiếp với bạn bè, thầy cô thông qua hoạt động thảo luận nhóm, trả lời yêu cầu của GV. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS tìm được các từ chứa vần au, êu - Năng lực đặc thù: HS cần đạt được các năng lực ngôn ngữ sau : + Đọc, viết đúng vần, tiếng: au, êu, cháu, đều. + Nghe – nói: Giới thiệu bài: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV để rút ra kiến thức mới cần học (au, êu). Phẩm chất: - Yêu nước: HS biết tên các môn thể thao, biết rèn luyện sức khỏe tốt qua việc tập thể dục thể thao. - Chăm chỉ: HS có tinh thần tự học, tham gia các công việc tập thể khi tham gia thảo luận nhóm, ôn bài ở nhà - Trách nhiệm: HS biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Máy chiếu, tranh minh hoạ, SGK, chữ mẫu, thẻ từ, bảng phụ 2. HS: SGK, bảng con, vở tập viết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2’ 3’ 10’ 10’ 10’ 5’ 1. Khởi động - Hát bài “Cùng đi đều” - Giáo viên nhận xét. 2. Trải nghiệm * Cách tiến hành: - GV cho HS xem và quan sát bức tranh khởi động, trao đổi và nói những từ ngữ có tiếng chứa vần au,êu. + Tranh vẽ gì? + Trong tranh có hình ảnh cây gì? + Ngôi nhà nằm ở đâu? - Giáo viên chiếu từ tương ứng có vần au, êu. - Cho HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng: tàu-cau-sau, đều-kêu - Giáo viên nhận xét và giới thiệu bài mới. 3. Khám phá Hoạt động 1:Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới * Cách tiến hành: 3.1 Nhận diện vần au - Cho HS quan sát, phân tích vần au - Gọi HS đánh vần vần au. - GV nhận xét, sửa sai. 3.2 Nhận diện vần êu - Cho HS quan sát, phân tích vần êu - Gọi HS đánh vần vần êu. - GV nhận xét, sửa sai. 3.3 Tìm điểm giống nhau giữa vần au, êu - Gọi HS so sánh vần au, êu. - GV gọi HS nêu điểm giống nhau giữa au và êu. - GV nhận xét. 3.4. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng - Cho HS quan sát mô hình đánh vần tiếng “cháu”. ch au cháu - Gọi HS phân tích tiếng đại diện cháu - Gọi nhiều HS đánh vần tiếng theo mô hình: chờ-au-chau-sắc-cháu. - Cho HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: tàu (tờ-au-tau-huyền-tàu), thau (thờ-au-thau),rau (rờ-au-rau), báu(bờ-au-bau-sắc -báu), sáu(sờ-au-sáu)... - GV nhận xét, sửa sai - Cho HS quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần “êu”. đ êu đều - Gọi HS phân tích tiếng đại diện đều - Gọi nhiều HS đánh vần tiếng theo mô hình: đờ-êu-đêu-huyền-đều. - Cho HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: sếu (sờ-êu-sêu- sắc-sếu), thêu (thờ-êu-thêu), trêu(trờ-êu-trêu) Hoạt động 2: Đánh vần tiếng khoá, đọc trơn từ khoá - Cách tiến hành: 4.1 Đánh vần và đọc trơn từ khóa bà cháu - Cho HS phát hiện từ khóa bà cháu. - Gọi HS đánh vần tiếng khóa cháu:chờ-au-chau-sắc-cháu. - Gọi HS đọc trơn từ khóa bà cháu. - Giáo viên nhận xét và giáo dục cho học sinh cách chào hỏi. 4.2 Đánh vần đọc trơn từ khóa đi đều - Cho HS phát hiện từ khóa đi đều. - Gọi HS đánh vần tiếng khóa đều: đờ-êu-đêu-huyền-đều. - Gọi HS đọc trơn từ khóa đi đều. - Giáo viên nhận xét và liên hệ thực tế. NGHỈ GIỮA TIẾT 4. Thực hành luyện tập Hoạt động: Luyện viết * Cách tiến hành: - Cho HS viết bảng con: + Viết vần au và tiếng cháu. + Viết vần êu và tiếng đều. - Cho HS viết vào vở tập viết. - GV cho HS trao đổi vở, nhận xét. - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá kết quả bài của mình. 5. Vận dụng + Cách tiến hành: GV chia lớp thành 2 đội thực hiện các nhiệm vụ sau: Đội 1: Tìm tiếng, từ có vần au Đội 2: Tìm tiếng, từ có vần êu Các đội sẽ tìm các tiếng, từ được giáo viên để trên bàn sau đó dán lên bảng lớp. - GV nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng. - GV dặn dò HS chuẩn bị tiết 2 - HS hát theo nhạc - HS trả lời: + Tranh vẽ các bạn đang chơi trò đi đều, trò chơi đi tàu. + Trong tranh có hình ảnh cây cau. + Ngôi nhà nằm phía sau cây cau. - Học sinh phát hiện ra vần “au”, “êu”. - HS phân tích: âm a đứng trước, âm u đứng sau. - HS đánh vần vần au: a-u-au. - HS phân tích: âm ê đứng trước, âm u đứng sau. - HS đánh vần vần êu: ê-u-êu. - HS trả lời. - HS trả lời: đều có âm u đứng cuối vần. - HS quan sát. - HS phân tích tiếng cháu gồm âm ch, vần au và thanh sắc. - HS đánh vần tiếng theo mô hình - HS đánh vần - HS quan sát. - HS phân tích tiếng đều gồm âm đ vần êu và thanh huyền. - HS đánh vần tiếng theo mô hình - HS đánh vần - HS phát hiện từ khóa bà cháu, vần au trong tiếng cháu - HS đánh vần tiếng khóa cháu - HS đọc trơn từ khóa bà cháu. - HS phát hiện từ khóa đi đều, vần êu trong tiếng đều - HS đánh vần tiếng khóa đều - HS đọc trơn từ khóa đi đều - HS viết bảng con. - HS viết au, cháu . - HS viết êu, đều . - HS viết vào vở tập viết - HS trao đổi chéo vở cho nhau, nhận xét, HS sửa lỗi sai nếu có. - HS chọn biểu tượng đánh giá. - HS thực hiện trò chơi. - HS nhận xét. IV. Điều chỉnh sau bài dạy .............................................................................................. ............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de_7_the.docx