Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Bình Phú A

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Bình Phú A

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, HS:

 - Đọc, viết, học được cách đọc vần ươn, ươt và các tiếng/chữ có ươn, ươt. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ươn, ươt.

 - Đọc, hiểu bài Chị lá đa. Đặt và trả lời được câu hỏi về điều mà nhân vật trong bài sẽ kể.

 - Có tình cảm yêu thương, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác và thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp đỡ mình.

II. Đồ dùng dạy học

1. HS:

- SGK TV1 tập 1, Bộ ĐDTV, Vở tập viết.

2. GV:

 - SGKTV1, Bộ ĐDTV, ti vi

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 16 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 1370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Bình Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
***= = =***
	TIẾNG VIỆT
Bài 51: ươn, ươt
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS:
 - Đọc, viết, học được cách đọc vần ươn, ươt và các tiếng/chữ có ươn, ươt. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ươn, ươt.
 - Đọc, hiểu bài Chị lá đa. Đặt và trả lời được câu hỏi về điều mà nhân vật trong bài sẽ kể.
 - Có tình cảm yêu thương, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác và thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp đỡ mình.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, Bộ ĐDTV, Vở tập viết.
2. GV: 
 - SGKTV1, Bộ ĐDTV, ti vi
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
HĐ của HS
TIẾT 1
A. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài
B. Hoạt động chính:
1.Khám phá vần mới:
1.1. Giới thiệu vần ươn, ươt 
a. vần ươn
- GV trình chiếu hình ảnh 
+ Đây là con gì?
- GV giới thiệu qua về con vượn
- GV viết bảng: con vượn
+ Từ con vượn có tiếng nào đã học
- GV: Vậy tiếng vượn chưa học
- GV viết bảng: vượn
+ Trong tiếng vượn có âm nào đã học?
- GV: Vậy có vần ươn chưa học
- GV viết bảng: ươn
b. Vần ươt GV làm tương tự để HS bật ra tiếng lướt, vần ươt
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ươn, ươt
1.2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. vần ươn:
+ Phân tích vần ươn?
- GVHDHS đánh vần: ư- ơ- nờ- ươn
- GVNX, sửa lỗi
+ Phân tích tiếng “vượn”
- GVHDHS đánh vần: vờ- ươn- vươn- nặng- vượn
b. Vần ươt: GV thực hiện tương tự như vần ươn:
ươ- tờ- ươt
lờ- ươt- lướt- sắc- lướt
- GVNX, sửa lỗi phát âm
c. Vần ươn, ươt
+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?
- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vẩn, tiếng khoá, từ khóa vừa học
2. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
3. Tạo tiếng mới chứa ươn, ươt
- GVHDHD chọn phụ âm bất kì ghép với ươn (sau đó la ươt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ:
+ Chọn âm v ta được các tiếng: vườn , vượt (vượt lên), 
- GVNX
4. Viết bảng con:
- GV cho HS quan sát chữ mẫu: ươn, con vượn
- GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, uốn nắn.
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: ươt, lướt ván
TIẾT 2
5. Đọc bài ứng dụng: chị lá đa
5.1. Giới thiệu bài đọc:
- GV cho HS quan sát hìn ảnh một cây đa và hỏi:
- GV giới thiệu vào bài.
5.2. Đọc thành tiếng
- GV kiểm soát lớp
- GV đọc mẫu. 
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3. Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Ai che mưa cho sẻ bé?
+ Nếu là sẻ bé, em sẽ nói gì với chị lá đa?
5.4. Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp: Sẻ sẽ kể gì về chị lá đa?
- GVNX, bổ sung
6. Viết vở tập viết 
- GVHDHS viết: ươn, ươt, con vượn, lướt ván
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
+ Chúng ta vừa học vần mới nào?
+ Tìm 1 tiếng có ươn hoặc ươt? Đặt câu.
- GVNX.
- GVNX giờ học.
- HSQS, TLCH
 con vượn
+ Có tiếng con đã học ạ
 âm v đã học
- HS nhận ra trong lướt ván có tiếng lướt chưa học, trong tiếng lướt có vấn ươt chưa học.
+ vần ươn có âm ươ đứng trước, âm n đứng sau
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đánh vần chậm rồi nhanh dần
+ Tiếng “vượn” có âm v đứng trước, vần ươn đứng sau, dấu nặng dưới âm ơ
- HS đánh vần: tiếng vượn
- HS đánh vần, đọc trơn: 
 Con vượn- vượn- ươn, ươ- nờ- ươn
- HS nhận ra trong lướt ván có tiếng lướt chưa học, trong tiếng lướt có vần ươt chưa học.
- vần ươn và ươt
- 2- 3 HS đọc
- HS đọc ĐT theo hiệu lệnh thước
- HS đọc phần khám phá trong SGK: trên xuống dưới, trái sáng phải. 
- 1- 2 HS đọc to trước lớp, HS khác chỉ tay, đọc thầm theo
- HS quan sát, đọc thầm từ ngữ dưới tranh
- HS tìm, phân tích tiếng chứa vần ươn, ươt: vườn, lươn, trượt, thướt
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tự tạo tiếng mới
- HS đọc tiếng mình tạo được
- HS quan sát
- HS quan sát
HS viết bảng con: ươn, con vượn
- HSNX bảng của 1 số bạn
- HSQS, TLCH
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS luyện đọc, phân tích các tiếng có ươn, ươt: vườn, ướt, lướt thướt, vươn
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc thầm câu hỏi
+ Chị lá đa che mưa cho sẻ bé.
+ Em cảm ơn chị!, 
- HS luyện nói theo cặp
- 1 số HS trình bày trước lớp: sẻ sẽ kể chị lá rất tốt. Chị lá đa đã che mưa cho sẻ, 
- HS viết vở TV
 ươn, ươt
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ươn, ươt
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu
TIẾNG VIỆT
Bài 52: ăm, ăp
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS:
 - Đọc, viết, học được cách đọc vần ăm, ăp và các tiếng/chữ có ăm, ăp. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ăm, ăp
 - Đọc, hiểu bài: ngăn nắp. Đặt và trả lời được câu hỏi về cách sắp xếp đồ đạc
 - Có ý thức và biết sắp xếp gọn gàng đồ dùng chung.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, Bộ ĐDTV, Vở tập viết.
2. GV: 
 - SGKTV1, Bộ ĐDTV, ti vi
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
HĐ của HS
TIẾT 1
A. Khởi động:
- GV đưa ra 1 số âm, dấu thanh
- GV cho HS thi ghép tiếng có vần ươn, ươt theo tổ, trong thời gian 1 phút, tổ nào ghép được nhiều tiếng có nghĩa sẽ chiến thắng.
- GVNX, biểu dương
B. Hoạt động chính:
1.Khám phá vần mới:
1.1. Giới thiệu vần ăm, ăp
a. vần ăm
- GV trình chiếu tranh SGK
+ Tranh vẽ gì?
+ Các con biết tăm thường được làm từ cây gì không?
- GV giới thiệu từ mới: tăm tre
+ Từ tăm tre có tiếng nào đã học
- GV: Vậy tiếng tăm chưa học
- GV viết bảng: tăm
+ Trong tiếng tăm có âm nào đã học?
- GV: Vậy có vần ăm chưa học
- GV viết bảng: ăm
b. Vần ăp:
- GV làm tương tự để HS bật ra tiếng cặp, vần ăp
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ăm, ăp
1.2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. vần ăm:
+ Phân tích vần ăm?
- GVHDHS đánh vần: á- mờ- ăm
- GVNX, sửa lỗi
+ Phân tích tiếng tăm
- GVHDHS đánh vần: tờ- ăm- tăm
b. Vần ăp: GV thực hiện tương tự như vần ăm:
á pờ- ăp
cờ- ắp- cắp- nặng- cặp
- GVNX, sửa lỗi phát âm
c. Vần ăm, ăp
+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?
- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
2. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
3. Tạo tiếng mới chứa ăm, ăp
- GVHDHD chọn phụ âm bất kì ghép với ăm (sau đó là ăp) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ:
+ Chọn âm t ta được các tiếng: tắm, tằm (con tằm), tắp (thẳng tắp), 
- GVNX
4. Viết bảng con:
- GV cho HS quan sát chữ mẫu: ăm, tăm tre
- GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, uốn nắn.
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: ăp, cặp da
TIẾT 2
5. Đọc bài ứng dụng: Ngăn nắp
5.1. Giới thiệu bài đọc:
- GV cho HS quan sát tranh sgk:
+ Các bạn đang làm gì?
- GV giới thiệu vào bài.
5.2. Đọc thành tiếng
- GV kiểm soát lớp
- GV đọc mẫu. 
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3. Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Tổ Thắm làm gì?
5.4. Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp: Ta cần ắp đặt đồ đạc như thế nào?
- GVNX 
6. Viết vở tập viết 
- GVHDHS viết: ăm, ăp, tăm tre, cặp da
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
+ Chúng ta vừa học vần mới nào?
+ Tìm 1 tiếng có ăm hoặc ăp? Đặt câu.
- GVNX.
- GVNX giờ học.
- HS chơi
- HSQS, TLCH
+ Tranh vẽ gói tăm
+ Từ cây tre
+ Có tiếng tre đã học ạ
 âm t đã học
- HS nhận ra trong cặp da có tiếng cặp chưa học, trong tiếng cặp có vần ăp chưa học.
+ vần ăm có âm ă đứng trước, âm m đứng sau
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đánh vần chậm rồi nhanh dần
- HS đọc trơn: ăm
+ Tiếng tăm có âm t đứng trước, vần ăm đứng sau
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: 
Tăm tre- tăm- ăm, tờ- ăm- tăm 
- HS phân tích, đánh vần đọc trơn vần ăp, tiếng cặp
- HS đánh vần đọc trơn:
 cặp da- cặp- ăp, á- pờ- ăp
- vần ăm và ăp
- 2- 3 HS đọc
- HS đọc ĐT theo hiệu lệnh thước
- HS đọc phần khám phá trong SGK: trên xuống dưới, trái sang phải. 
- 1- 2 HS đọc to trước lớp, HS khác chỉ tay, đọc thầm theo
- HS quan sát, đọc thầm từ ngữ dưới tranh
- HS tìm, phân tích tiếng chứa vần ăm, ăp: tắm, ẵm, thắp, lắp
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tự tạo tiếng mới
- HS đọc tiếng mình tạo được
- HS quan sát
- HS quan sát
HS viết bảng con: ăm, tăm tre
- HSNX bảng của 1 số bạn
- HS quan sát, TLCH
 đang kê bàn ghế
 - HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS luyện đọc, phân tích các tiếng có ăm, ăp: Thắm, chăm, lắm, sắp tăm tắp, hăm, nắp
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc thầm câu hỏi
+ Tổ thắm kê lại bàn ghế.
- HS luyện nói theo cặp
- 1 số HS trình bày trước lớp: ngăn nắp/ gọn gàng, 
- HS viết vở TV
 ăm, ăp
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ăm, ăp
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu
TIẾNG VIỆT
Bài 53: âm, âp
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS:
 - Đọc, viết, học được cách đọc vần âm, âp và các tiếng/chữ có âm, âp. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa âm, âp
 - Đọc, hiểu bài: Mưa hè. Đặt và trả lời được câu đố về mưa.
 - Ham thích quan sát, thấy được vẻ đẹp và lợi ích của mưa.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, Bộ ĐDTV, Vở tập viết.
2. GV: 
 - SGKTV1, Bộ ĐDTV, ti vi
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
HĐ của HS
TIẾT 1
A. Khởi động:
- GV đưa ra 1 số âm, dấu thanh
- GV cho HS thi ghép tiếng có vần ăm, ăp theo tổ, trong thời gian 1 phút, tổ nào ghép được nhiều tiếng có nghĩa sẽ chiến thắng.
- GVNX, biểu dương
B. Hoạt động chính:
1.Khám phá vần mới:
1.1. Giới thiệu vần âm, âp
a. vần âm
- GV trình chiếu tranh SGK
+ Tranh vẽ gì?
+ Các con biết người ta dùng ấm này để làm gì không?
- GV giới thiệu từ mới: ấm trà
+ Từ ấm trà có tiếng nào đã học
- GV: Vậy tiếng ấm chưa học
- GV viết bảng: ấm
+ Trong tiếng ấm có vần nào?
- GV viết bảng: âm
b. Vần âp:
- GV làm tương tự để HS bật ra tiếng mập, vần âp
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ăm, ăp
1.2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. vần âm:
+ Phân tích vần âm?
- GVHDHS đánh vần: ớ- mờ- âm
- GVNX, sửa lỗi
+ Phân tích tiếng ấm
- GVHDHS đánh vần: âm- sắc- ấm 
b. Vần âp: GV thực hiện tương tự như vần âm:
ớ- pờ- âp
mờ- ấp- mấp- nặng- mập
- GVNX, sửa lỗi phát âm
c. Vần âm, âp
+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?
- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
2. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
3. Tạo tiếng mới chứa âm, âp
- GVHDHD chọn phụ âm bất kì ghép với âm (sau đó là âp) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ:
+ Chọn âm s ta được các tiếng: sâm (củ sâm), sấm (sấm sét) ; sập (cái sập), 
- GVNX
4. Viết bảng con:
- GV cho HS quan sát chữ mẫu: âm, ấm trà
- GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, uốn nắn.
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: âp, cá mập
TIẾT 2
5. Đọc bài ứng dụng: Mưa hè
5.1. Giới thiệu bài đọc:
+ Em có thích mưa không?
+ Em thích mưa to hay mưa nhỏ?
- GV trình chiếu tranh SGK, giới thiệu vào bài.
5.2. Đọc thành tiếng
- GV kiểm soát lớp
- GV đọc mẫu. 
- GV chia bài thành 2 cột
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3. Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Bài thơ tả cơn mưa vào mùa nào?
+ Những cơn mưa rất to vào mùa hè được gọi là mưa gì?
+ Mưa có ích lợi gì?
5.4. Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp giải câu đố sau: 
Mưa gì lất phất
Hạt nhỏ li ti?
+ Mưa gì thoáng mưa rồi tạnh ngay?
- GVNX 
6. Viết vở tập viết 
- GVHDHS viết: âm, ấp, ấm trà, cá mập
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
+ Chúng ta vừa học vần mới nào?
+ Tìm 1 tiếng có âm hoặc âp? Đặt câu.
- GVNX.
- GVNX giờ học.
- HS chơi
- HSQS, TLCH
+ Tranh vẽ cái ấm
+ pha trà
+ Có tiếng trà đã học ạ
 vần âm
- HS nhận ra trong cá mập có tiếng mập chưa học, trong tiếng mập có vần âp chưa học.
+ vần ăm có âm â đứng trước, âm m đứng sau
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đánh vần chậm rồi nhanh dần
- HS đọc trơn: âm
+ Tiếng ấm có vần âm và dấu sắc trên â
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: 
ấm trà- ấm- âm, âm- sắc- ấm
- HS phân tích, đánh vần đọc trơn vần âp, tiếng mập
- HS đánh vần đọc trơn:
 Cá mập- mập- âp, ớ- pờ- âp
- vần âm và âp
- 2- 3 HS đọc
- HS đọc ĐT theo hiệu lệnh thước
- HS đọc phần khám phá trong SGK: trên xuống dưới, trái sang phải. 
- 1- 2 HS đọc to trước lớp, HS khác chỉ tay, đọc thầm theo
- HS quan sát, đọc thầm từ ngữ dưới tranh
- HS tìm, phân tích tiếng chứa vần âm, âp: sâm, nấm, tập, tấp nập
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tự tạo tiếng mới
- HS đọc tiếng mình tạo được
- HS quan sát
- HS quan sát
HS viết bảng con: âm, ấm trà
- HSNX bảng của 1 số bạn
- HSTLCH
 - HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS luyện đọc, phân tích các tiếng có âm, âp: đầm, thấm, láp xấp, âm thầm
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc nối tiếp 2 em , mỗi em 1 đoạn.
- HS đọc cả bài: cá nhân, lớp
- HS đọc thầm câu hỏi
+ vào mùa hè.
+ mưa rào.
 mang nước về cho đồng ruộng, làm cho cây cối tốt tươi, 
- HS luyện nói theo cặp
- 1 số HS trình bày trước lớp: ma] phùn
 mưa bóng mây
- HS viết vở TV
 âm, âp
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần âm, âp
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu
TIẾNG VIỆT
Bài 54: em, ep
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS:
 - Đọc, viết, học được cách đọc vần em, ep và các tiếng/chữ có em, ep. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa em, ep
 - Đọc, hiểu bài: Vì sao. Đặt và trả lời được câu hỏi về các tình huống phải dùng mũ, ô
 - Biết bảo vệ cơ thể khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, Bộ ĐDTV, Vở tập viết.
2. GV: 
 - SGKTV1, Bộ ĐDTV, ti vi
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
HĐ của HS
TIẾT 1
A. Khởi động:
- GV đưa ra 1 số âm, dấu thanh
- GV cho HS thi ghép tiếng có vần âm, âp theo tổ, trong thời gian 1 phút, tổ nào ghép được nhiều tiếng có nghĩa sẽ chiến thắng.
- GVNX, biểu dương
B. Hoạt động chính:
1.Khám phá vần mới:
1.1. Giới thiệu vần em, ep
a. vần em
- GV trình chiếu tranh SGK
+ Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu từ mới: que kem
+ Từ que kem có tiếng nào đã học
- GV: Vậy tiếng kem chưa học
- GV viết bảng: kem
+ Trong tiếng kem có âm nào đã học?
- GV: Vậy có vần em chưa học
- GV viết bảng: em
b. Vần ep:
- GV làm tương tự để HS bật ra tiếng chép, vần ep
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: em, ep
1.2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. vần em:
+ Phân tích vần em?
- GVHDHS đánh vần: e- mờ- em
- GVNX, sửa lỗi
+ Phân tích tiếng kem
- GVHDHS đánh vần: ca- em - kem
b. Vần ep: GV thực hiện tương tự như vần em:
e- pờ- ep
chờ- ép- chép- sắc- chép
- GVNX, sửa lỗi phát âm
c. Vần ăm, ăp
+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?
- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
2. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh
- GVNX, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
3. Tạo tiếng mới chứa em, ep
- GVHDHD chọn phụ âm bất kì ghép với em (sau đó là ep) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ:
+ Chọn âm t ta được các tiếng: tép (con tép), chọm âm x ta được: xem (xem phim)
- GVNX
4. Viết bảng con:
- GV cho HS quan sát chữ mẫu: em, que kem
- GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, uốn nắn.
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: ep, cá chép
TIẾT 2
5. Đọc bài ứng dụng: Vì sao?
5.1. Giới thiệu bài đọc:
- GV cho HS quan sát tranh sgk:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Con thử đoán xem hai mẹ con đang làm gì?
- GV giới thiệu vào bài.
5.2. Đọc thành tiếng
- GV kiểm soát lớp
- GV đọc mẫu. 
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3. Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Vì sao da Tí đen?
5.4. Nói và nghe:
- GVHDHS luyện nói theo cặp: Khi nào ta phải che ô, che mũ?
- GVNX 
6. Viết vở tập viết 
- GVHDHS viết: em, ep, que kem, cá chép
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
+ Chúng ta vừa học vần mới nào?
+ Tìm 1 tiếng có em hoặc ep? Đặt câu.
- GVNX.
- GVNX giờ học.
- HS chơi
- HSQS, TLCH
+ Tranh vẽ que kem
+ Có tiếng que đã học ạ
 âm k đã học
- HS nhận ra trong cá chép có tiếng chép chưa học, trong tiếng chép có vần ep chưa học.
+ vần em có âm e đứng trước, âm m đứng sau
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đánh vần chậm rồi nhanh dần
- HS đọc trơn: em
+ Tiếng kem có âm k đứng trước, vần em đứng sau
- HS đánh vần
- HS đánh vần, đọc trơn: 
Tăm tre- tăm- ăm, tờ- ăm- tăm 
- HS phân tích, đánh vần đọc trơn vần ep, tiếng chép
- HS đánh vần đọc trơn:
 Cá chép- chép- ep, e- pờ- ep
- vần em và ep
- 2- 3 HS đọc
- HS đọc ĐT theo hiệu lệnh thước
- HS đọc phần khám phá trong SGK: trên xuống dưới, trái sang phải. 
- 1- 2 HS đọc to trước lớp, HS khác chỉ tay, đọc thầm theo
- HS quan sát, đọc thầm từ ngữ dưới tranh
- HS tìm, phân tích tiếng chứa vần em, ep: tem, nem, dép, phép
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp
- HS tự tạo tiếng mới
- HS đọc tiếng mình tạo được
- HS quan sát
- HS viết bảng con: em, que kem
- HSNX bảng của 1 số bạn
- HS quan sát, TLCH 
+ Tranh vẽ hai mẹ con
+ HSTL theo ý hiểu
 - HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS luyện đọc, phân tích các tiếng có em, ep: nhẻm, đẹp, kem, lém
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc thầm câu hỏi
+ Vì Tí chả che mũ.
- HS luyện nói theo cặp
- 1 số HS trình bày trước lớp: khi ra trời nắng hoặc trời mưa
- HS viết vở TV
 em, ep
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần em, ep
- 1- 2 HS nêu tiếng và đặt câu
TIẾNG VIỆT
Bài 55: Ôn tập
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS:
 - Đọc, viết được các vần, các tiếng/chữ chứa các vần đã học: ươn, ươt, ăm, ăp, âm, âp, em, ep. Mở rộng vốn từ có ươn, ươt, ăm, ăp, âm, âp, em, ep
 - Đọc, hiểu bài: Vườn cà chua. Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp đáng yêu của cây cối xung quanh.
 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết (Chính tả nhìn- viết) chữ cỡ vừa câu ứng dụng.
 - Kể được câu chuyện ngắn Chích chòe và cò đáng chê bằng 4- 5 câu. Biết cách giữ gìn sức khỏe, đội mũ khi ra ngoài trời nắng, không ăn uống mất vệ sinh
II. Đồ dùng dạy học
 - SGKTV1, Vở BTTV, ti vi.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
HĐ của HS

TIẾT 1
A. Khởi động:
GV TC cho HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
- GVNX, biểu dương.
B. Hoạt động chính:
1. Đọc (Ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- GV Cho HS đọc phần ghép âm vần trong SGK
- GVHDHD ghép âm, vần và dấu thanh thành tiếng 
- GV chỉnh sửa, làm rõ nghĩa tiếng 
2. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- GV sửa phát âm
- GVNX, trình chiếu kết quả
3. Viết bảng con:
- GV cho HSQS chữ mẫu: khu vườn, xanh mướt
- GV viết mẫu: khu vườn
- GV lưu ý HS nét nối con chữ, vị trí dấu thanh và khoảng cách các tiếng
- GV quan sát, uốn nắn
- GVNX
- GV thực hiện tương tự với: xanh mướt
4. Viết vở Tập viết
- GVHDHS viết: khu vườn, xanh mướt
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GVQS, giúp đỡ HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
TIẾT 2
5. Đọc bài ứng dụng: Gõ phách
5.1.Giới thiệu bài đọc
- GV trình chiếu tranh SGK:
+ Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu vào bài
5.2. Đọc thành tiếng
- GV kiểm soát lớp
- GV đọc mẫu. 
- GV nghe và chỉnh sửa
5.3. Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Vườn cà chua thế nào?
+ Cà chua chín có màu gì?
6. Viết vở chính tả (nhìn – viết)
- GV cho HS viết chữ dễ viết sai vào bảng con: khắp, vườn
- GVHD viết vào vở chính tả, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GVHDHS trình bày trong vở chính tả
- GV đọc thong thả
- GV sửa lỗi phổ biến: nét nối, vị trí dấu thanh
- GVNX vở 1 số bạn, HD sửa lỗi nếu có
C. Củng cố. mở rộng, đánh giá:
+ Tìm tiếng chứa vần ươn hoặc ăm? Đặt câu?
- GVNX giờ học.
TIẾT 3: TẬP VIẾT
1. GV giới thiệu bài:
- GV trình chiếu mẫu chữ: tàu lượn, nấm sò, tấp nập, lễ phép
- GVNX
2. Viết bảng con:
- GV cho HS quan sát từ: tàu lượn
+ Phân tích tiếng tàu
+ Phân tích tiếng lượn
+ Chữ nào cao 5 li?
+ Chữ t cao mấy li?
+ Các chữ còn lại cao mấy li
- GV viết mẫu, lưu ý HS nét nối các con chữ, vị trí dấu thanh.
- GV quan sát, uốn nắn
- GV thực hiện tương tự với các từ: nấm sò, tấp nập, lễ phép 
3. Viết vở Tập viết:
- GVHDHS viết vào vở Tập viết
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GVQS, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GVNX vở của 1 số HS
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
Xem- kể: Chích chòe và cò đáng chê
1. Khởi động- Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát tranh 2 nhân vật Chích chòe và cò:
+ Đây là con gì?
- GV giới thiệu vào bài
2. Kể theo từng tranh
- GV trình chiếu tranh 1:
+ Trời nắng, chích chòe đã làm việc gì đáng chê ?
- GV trình chiếu tranh 2:
+ Tối đến, chuyện gì xảy ra với chích chòe?
- GV trình chiếu tranh 3:
+ Cò có gì đáng chê?
- GV trình chiếu tranh 4:
+ Chuyện gì xảy ra với cò?
3. kể toàn bộ câu chuyện:
3.1. Kể nối tiếp câu chuyện trong nhóm
- GVHDHS kể lại câu chuyện theo nhóm 4
3.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. Lưu ý HS nói được một câu chuyện có liên kết theo các mức độ, chẳng hạn:
 Trời nắng, chích chòe đã đi học mà không đội mũ. Tối đến, chích chòe bị ốm, sốt. Còn cò ăn uống rất bẩn, mất vệ sinh. Vì thế, cò bị đau bụng.
3.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV gọi 1 số HS lên bảng chỉ tranh và kể lại nội dung câu chuyện
4. Mở rộng
+ Em rút ra bài học gì?
5. Tổng kết, mở rộng, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, uyên dương HS có ý thức học tốt.
- Đại diện các tổ tham gia thi kể
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân nối tiếp các tiếng ghép được ở cột 4: ưỡn, ướt, nằm, gặp, sâm, lập, hẻm, dép
- HS đọc lại các vần ở cột 2: cá nhân, lớp
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm các TN
- HS đọc: cá nhân, lớp
- HS nối từ ngữ với tranh thích hợp
Trong vở BTTV
- HS quan sát, đọc thầm
- HS nhận xét độ cao các con chữ, vị trí dấu thanh
- HS viết bảng con
- HSNX bảng của 1- 2 bạn
- HS viết vào vở TV
- HS quan sát, TLCH
+ Tranh vẽ vườn cà chua.
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS đọc thầm theo
- HS luyện đọc từng câu trong nhóm
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm.
- HS đọc cả đoạn: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc thầm câu hỏi 
+ sai quả
 màu đỏ
- HS nhìn SGK đọc câu: Cà chua đã ra quả khắp vườn.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn: khắp, vườn
- HS nhìn viết vào vở chính tả 
- HS chỉ bút soát lại bài, sửa lỗi
- HS đổi vở soát bài cho nhau.
- 1- 2 HS tìm từ, đặt câu.
- HS đọc 
- HS tìm tiếng chứa vần vừa ôn
- HS quan sát
+ tiếng tàu có âm t đứng trước, vần au đứng sau, dấu huyền trên a.
+ tiếng lượn có âm l đứng trước, vần ươn đứng sau, dấu nặng dưới ơ
+ chữ l cao 5 li
 cao 3 li
 cao 2 li
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở TV: tàu lượn, nấm sò, tấp nập, lễ phép 
- HSQS tranh, TLCH
- HSQS, tranh, 2- 3 em trả lời
+ Trời nắng, chích chòe đã đi học mà không đội mũ.
+ Tối đến, chích chòe bị ốm, sốt.
+ Cò ăn uống bẩn, mất vệ sinh.
+ Cò bị đau bụng.
- HS kể trong nhóm: mỗi HS kể 1 tranh.
- HS kể nội dung 4 bức tranh trong nhóm 
- HS khác trong nhóm nghe, góp ý
- 2- 4 HS lên bảng, vừa chỉ vào tranh vừa kể
- HS khác nghe, cổ vũ.
 phải đội mũ khi ra ngoài trời nắng, không ăn uống mất vệ sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_truon.doc