Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen với một số hình - Bài 4: Thực hành và trải nghiệm: Vui trung thu

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen với một số hình - Bài 4: Thực hành và trải nghiệm: Vui trung thu

I. Mục tiêu

1.1 Phẩm chất chủ yếu:

 - Yêu nước: Biết ý nghĩa ngày tết Trung thu, yêu quê hương, đất nước

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,

nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

1.3. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các thao tác đó.

- Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội dung toán học.

- Mô hình hoá toán học: Giải quyết cá nhiệm vụ về vị trí, các hình đã học.

 

docx 2 trang chienthang2kz 13/08/2022 5340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen với một số hình - Bài 4: Thực hành và trải nghiệm: Vui trung thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 4: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: VUI TRUNG THU
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
	- Yêu nước: Biết ý nghĩa ngày tết Trung thu, yêu quê hương, đất nước
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện các thao tác đó.
- Giao tiếp toán học: Nghe và hiểu được thông tin giáo viên thông báo. Thảo luận các nội dung toán học.
- Mô hình hoá toán học: Giải quyết cá nhiệm vụ về vị trí, các hình đã học. 
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lồng đèn hình khối, đầu lân, các thẻ có vẽ các hình.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: Lồng đèn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	 TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS biết mô tả lồng đèn theo hiểu biết và biết trả lời các câu hỏi 
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đưa lồng đèn màu vàng lên và giới thiệu các mặt của lồng đèn. 
Đưa lồng đèn màu đỏ
Hỏi lồng đèn dùng để làm gì?
Có biết Trung thu là ngày gì không?
GV dẫn dắt vào bài
HS quan sát và mô tả hình dạng của lồng đèn: Lồng đèn có 2 mặt là hình tròn.
HS mô tả: Lồng đèn hình khối lập phương có các mặt là hình vuông.
Trẻ em chơi tết, trang trí....
Là ngày tết dành cho các em thiếu nhi
2. Khám phá 1: Thực hành Vui Trung thu: Ôn tập vị trí: trước – sau, ở giữa (cá nhân, nhóm - 10 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh thực hiện được các hoạt động liên quan đến định hướng đã học. 
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS thực hiện theo hiệu lệnh chính xác, nhanh.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS.
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tổ chức trò chơi “Cô bảo”. 
- Các bạn sẽ luân phiên chơi.
- Cô bảo, cô bảo
- Cô bảo bạn A đứng trước, bạn B đứng sau, bạn C đứng giữa.
- GV khen HS thực hiện đúng, nhanh. 
- Yêu cầu cả lớp đứng lên
- Mời lớp trưởng lên hô to: Bên trái, quay; Bên phải, quay.
- GV khen những tổ thực hiện nhanh, đều
 - HS lắng nghe
Bảo gì, bảo gì?
HS thực hiện theo GV
HS nhận xét nhau.
HS thực hiện.
Các tổ thực hiện theo hiệu lệnh
HS nhận xét và chọn tổ thực hiện nhanh, đều, đẹp nhất. 
2. Khám phá 2: Thực hành Vui Trung thu: Ôn các hình khối và hình phẳng đã học (nhóm- 10 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh thực hành nhận dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS đọc được nhiều hình chính xác, nhanh nhất.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Trả lời được nhiều hình - HS đánh giá HS, GV đánh giá HS. 
2.4 Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV tổ chức trò chơi “ Nhanh như chớp”
Chia mỗi nhóm 6 bạn
Mỗi nhóm lên bốc thăm và đọc yêu cầu. Thời gian mỗi nhóm và 1 phút. Nhóm nào đọc tên được nhiều hình nhất trong hình vẽ cô cung cấp trên PP thì nhóm đó chiến thắng.
HS lắng nghe
HS chia nhóm và đặt tên nhóm
Các thành viên lên thực hiện yêu cầu. Quan sát tranh và đọc các hình trong hình vẽ nhanh nhất. Các bạn trong nhóm không trả lời trùng nhau: ti vi hình chữ nhật, đồng hồ hình tròn, hộp bánh hình tam giác......
4. Củng cố: Vui chơi Rước đèn (hoạt động tập thể – 10 phút)
4.1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của tết Trung thu, HS vui chơi
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS di chuyển rước đèn theo thứ tự 
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS di chuyển trật tự theo bài hát, không xô đẩy.
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV hướng dẫn di chuyển.
HS lắng nghe và di chuyển theo
Lớp trưởng đội đầu lân, các bạn cầm lồng đèn theo sau. Vừa đi vừa hát bài “ Rước đèn tháng 8”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_lam_quen_voi_mot_so_hinh_bai_4.docx