Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Mộng Trinh

Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Mộng Trinh

HỌC VẦN: OI ÂY

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết các vần oi, ây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oi, vần ây.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sói và dê.

- Viết đúng các vần oi, ây, các tiếng (con) voi, cây (dừa) cỡ nhỡ (trên bảng con).

2. Năng lực:

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp. HS phát triển về năng lực văn học thông qua bài tập đọc.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho học sinh bình tĩnh, tự tin và vâng lời người lớn,

II. Thiết bị dạy học:

- Máy chiếu / Phiếu khổ to.

II. Các hoạt động dạy học:

 

docx 30 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Mộng Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Dạy thứ hai ngày 17/01/2022
TIẾNG VIỆT
HỌC VẦN: OI ÂY 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết các vần oi, ây; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oi, ây. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oi, vần ây. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sói và dê..
- Viết đúng các vần oi, ây, các tiếng (con) voi, cây (dừa) cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Năng lực:
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp. HS phát triển về năng lực văn học thông qua bài tập đọc.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh bình tĩnh, tự tin và vâng lời người lớn,
II. Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu / Phiếu khổ to. 
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1.Hoạt động mở đầu: (5’)
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú gà quan trọng (2 (HS 1 đọc 4 câu đầu, HS 2 đọc 3 câu cuối).
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Giới thiệu bài: vần oi, vần ây. 
* Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần oi 
a) Chia sẻ
- GV viết bảng lần lượt chữ o, chữ i. 
- Phân tích vần oi
b) Khám phá
- GV cho HS quan sát hìnhSGK
- Trong từ con voi, tiếng nào có vần oi? 
- Em hãy phân tích tiếng voi.
- Đánh vần, đọc trơn: .
+ GV giới thiệu mô hình vần oi. 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng voi 
2.2. Dạy vần ây (tương tự vần oi)
- Vần ây gồm âm â và âm y. Âm â đứng trước, âm y đứng sau (hoặc: chữ â đứng trước, chữ y dài đứng sau).
* Củng cố:
+ Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
+ Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2:Tiếng nào có vần oi? Tiếng nào có vần ây?). 
- GV nêu YC của BT.
- GV chỉ từng từ ngữ dưới hình cho HS đọc
- GV nêu YC:tìm tiếng có vần oi, vần ây
- GV chỉ từng tiếng: ngói , cấy,... 
3.2.Tập viết (bảng con - BT4-cỡ nhỡ) 
a) GV viết mẫu trên bảng lớp các vần, từ: oi, ây, con voi, cây dừa.
b) Viết vần: oi,ây (cỡ nhỡ) 
- 1 HS đọc vần oi, nói cách viết.
- GV vừa viết vần oi vừa hướng dẫn: viết o trước, viết i sau; độ cao các con chữ là 1 li, chú ý nét nối giữa o và i. / Thực hiện tương tự với vần ây.
c) Viết: con voi, cây dừa
- GV gọi 1HS đọc tiếng voi, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết v trước, vần oi sau; độ cao của các con chữ là 1 li. 
-Thực hiện tương tự với tiếng cây.
- HS giơ bảng. GV nhận xét. 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc 
a) GV chỉ hình minh hoạ truyện Sói và dê; giới thiệu hình ảnh dê con, hình ảnh sói bị người đuổi đánh. Các em hãy nghe để hiểu nội dung câu chuyện.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: nện (đánh thật mạnh, thật đau).
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): gặm cỏ, thấy sói, ngay trước mặt, bình tĩnh nói, ngon miệng, lấy hết sức, vác gậy chạy lại, nện, nên thân.
d) Luyện đọc câu:
- GV: Bài có mấy câu? 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ . Đọc liền 2 câu: Dê con bèn... “Be... be...”. 
- Đọc tiếp nối từng câu: 
e) Thi đọc đoạn, bài (quy trình đã hướng dẫn). Chia bài làm 2 đoạn: 3 / 4 câu. 
- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. 
- Thi đọc cả bài : 
- GV nhắc HS theo dõi các bạn đọc, để nhận xét ưu điểm, phát hiện lỗi đọc sai.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC của BT :Các ý 1, 2 của truyện đã được đánh số. Cần đánh tiếp số thứ tự các ý 3, 4.
- Nói nội dung 4 tranh( tranh 3 nói trước tranh 4):
(1) Sói sắp ăn thịt dê con. 
(2) Dê con nói muốn hát tặng sói một bài để sói ngon miệng. 
(3) Dê con hét “be... be...” thật to.
(4) Ông chủ nghe thấy chạy tới nện sói một trận nên thân. 
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 98 (Kể chuyện), bài 101 (ôi, ơi).
- Lắng nghe
- HS đánh vần: o - i -oi (cả lớp, cá nhân)
- HS phân tích (Cn, cả lớp): Vần oi gồm 2 âm: âm ovà âm i. Âm o đứng trước, âm i đứng sau (hoặc: chữ a đứng trước, chữ i ngắn đứng sau).
- HS nói tên con vật: con voi.
- Trong từ con voi, tiếng voi có vần oi.
- Phân tích (CN,ĐT): Tiếng voi có âm v đứng trước, vần oi đứng sau.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần: o - i - oi / oi. 
- Đánh vần, đọc trơn: vờ - oi – voi/ con voi. 
- Đánh vần, đọc trơn: â - y - ây / cờ - ây - cây/ cây dừa. 
- Vần oi, ây
- Tiếng : voi, cây.
- Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ mới: 
oi, ây, con voi,cây dừa.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu.
- HS đọc từng từ ngữ dưới hình (cá nhân, cả lớp)
- HS tìm tiếng có vần oi, vần ây
- HS báo cáo kết quả. 
- Cả lớp: Tiếng ngói có vần oi,... Tiếng cấy có vần ây,...
- Cả lớp đọc các vần, từ : oi, ây, con voi, cây dừa
- 1 HS đọc vần oi, nói cách viết 
- Theo dõi Gv làm.
- HS viết bảng con: oi, ây 
- 1 HS đọc mái, nói cách viết tiếng voi.
- Quan sát Gv làm
- HS viết: con voi, cây dừa.
- HS theo dõi và đọc thầm.
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp.
- HS đếm và nói : 7 câu
- HS đọc CN, cả lớp
- HS (cá nhân, từng cặp) đọc tiếp nối từng câu
- Các cặp / tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 3câu /4câu ).
- HS thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh .
 - 1 HS giỏi nói nội dung tranh 1 và 2: (1) Sói sắp ăn thịt dê con. (2) Dê con nói muốn hát tặng sói một bài để sói ngon miệng.
- HS làm bài. 
- 1 HS nói kết quả: Số thứ tự đúng của các tranh là 1 – 2 – 4 – 3.
- 1 HS nói nội dung tranh 3, 4: (3) “Dê con hét “be... be...” thật to. (4) Ông chủ nghe thấy chạy tới nện sói một trận nên thân. 
Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Dạy thứ ba ngày 18/01/2022
HỌC VẦN: ÔI ƠI 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết các vần ôi, ơi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ôi, ơi. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ôi, vần ơi. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ong và bướm. 
- Viết đúng các vần ôi, ơi, các tiếng (trái) ổi, bơi lội (trên bảng con). 
- Học thuộc lòng (HTL) bài thơ. 
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh yêu quý và bảo vệ các loài vật có ích xung quanh.
II. Thiết bị dạy học:
- Thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng: a hay b? 
- Máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1.Hoạt động mở đầu: 
- 1 HS đọc bài Tập đọc Sói và dê. 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần oi, vần ây. 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
1. Giới thiệu bài: vần ôi, vần ơi. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần ôi 
a) Chia sẻ
- GV viết bảng lần lượt chữ ô, chữ i. 
- Phân tích vần oi
b) Khám phá
- GV cho HS quan sát hìnhSGK
- Trong từ trái ổi, tiếng nào có vần ôi? 
- Em hãy phân tích tiếng ổi.
- Đánh vần, đọc trơn: .
+ GV giới thiệu mô hình vần ôi. 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng ổi 
2.2. Dạy vần ơi (tương tự vần ôi)
- Vần ơi gồm âm ơ và âm i. Âm ơ đứng trước, âm i đứng sau .
* Củng cố:
+ Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
+ Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ : 
- GV nêu YC của BT.
- GV chỉ từng hình: 1) rối nước 2) đĩa xôi... 
3.2.Tập viết (bảng con - BT4) 
a) GV viết mẫu trên bảng lớp các vần, từ: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
b) Viết vần: oi,ây (cỡ nhỡ) 
- 1 HS đọc vần ôi, nói cách viết.
- GV vừa viết vần ôi vừa hướng dẫn: viết ô trước, viết i sau; độ cao các con chữ là 1 li, chú ý nét nối giữa ô và i. / Thực hiện tương tự với vần ơi.
c) Viết tiếng: (trái) ổi, bơi lội 
- GV vừa viết mẫu tiếng ổi vừa hướng dẫn. Chú ý đặt dấu hỏi trên ô, 
- Làm tương tự với bơi. 
- HS giơ bảng. GV nhận xét. 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
- GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Ong và bướm; giới thiệu hình ảnh vườn hoa rực rỡ, ong đang chăm chỉ bay đi làm mật, bướm bay tới rủ ong cùng đi chơi.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng. Giải nghĩa từ: lượn (di chuyển bằng cách chao nghiêng thân hoặc uốn mình theo đường vòng); chơi rong (đi chơi lang thang, không có mục đích).
c) Luyện đọc từ ngữ: bướm trắng, lượn vườn hồng, bay vội, rủ đi chơi, trả lời, việc chưa xong, chơi rong, không thích.
d) Luyện đọc câu:
- GV: Bài thơ có mấy dòng? 
- GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ .
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ. 
e) Thi đọc đoạn, bài : (mỗi đoạn 6 dòng);
-Thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC của BT 
- GV chốt lại đáp án: Ý a.
- (Nhắc lại kết quả) 1 HS hỏi - cả lớp đáp: 
+ 1 HS: Vì sao ong không đi chơi cùng bướm? 
+ Cả lớp: Vì ong nghe lời mẹ, làm xong việc mới đi chơi. 
h) học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc bài thơ theo cách xoá dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng. Sau đó xoá hết.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 102
- Lắng nghe
- HS đánh vần: ô - i -ôi (cả lớp, cá nhân)
- HS phân tích (Cn, cả lớp): Vần ôi gồm 2 âm: âm ô và âm i. Âm ô đứng trước, âm i đứng sau (hoặc: chữ ô đứng trước, chữ i ngắn đứng sau).
- HS gọi tên vật trong hình: trái ổi.
- Trong từ trái ổi, tiếng ổi có vần ôi.
- Phân tích (CN,ĐT): Tiếng ổi có vần ôi và dấu hỏi.
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần: ô - i - ôi / ôi. 
- Đánh vần, đọc trơn: ôi- hỏi – ổi/ trái ổi
- Đánh vần, đọc trơn: ơ - i - ơi / bờ - ơi - bơi/ bơi lội. 
- Vần ôi, ơi
- Tiếng : ổi, bơi.
- Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ mới: 
ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu.
- HS đọc từng từ ngữ; làm bài trong VBT, nối hình với từng từ ngữ tương ứng. 
- HS báo cáo kết quả. 
- Cả lớp: 1) rối nước 2) đĩa xôi... 
- HS đọc
- 1 HS đọc vần ôi, nói cách viết 
- Theo dõi.
- HS viết bảng con: ôi, ơi. 
- Quan sát 
- HS viết: (trái) ổi, bơi lội.
- HS theo dõi và đọc thầm.
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp.
- HS đếm và nói : 12 dòng
- HS đọc CN, cả lớp
- HS đọc tiếp nối (cá nhân, từng cặp) 
- Các cặp / tổ thi đọc tiếp nối 2 đoạn .
- HS thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh .
 - 1 HS đọc 2 ý (a, b). 
- HS làm bài.
- HS báo cáo kết quả
- HS thi đọc thuộc 6 dòng thơ đầu / 6 dòng thơ cuối / cả bài thơ. 
Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Dạy thứ tư ngày 19/01/2022
TẬP VIẾT: OI, ÂY, ÔI, ƠI, CON VOI, CÂY DỪA, TRÁI ỔI, BƠI LỘI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng các vần oi, ây, ôi, ơi; các từ ngữ con voi, cây dừa, trái ổi, bơi lội kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, ngồi viết đúng tư thế.
2. Năng lực:
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp. 
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Thiết bị dạy học:
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ của bài trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV nêu MĐYCcủa bài học: Tập viết các vần và từ ngữ có vần vừa học ở bài 100, 101.Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- GV viết bảng hoặc treo bảng phụ đã viết mẫu các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ).
- Hãy nêu cách viết vần: oi, ây, ôi, ơi.
- GV vừa viết mẫu các vần, từ ngữ, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (dừa, ổi, lội).
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
* GV nhắc HS Nhắc HS chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng, quan sát HS để giúp đỡ, uốn nắn kịp thời.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- GV viết sẵn lên bảng các từ ngữ (cỡ nhỏ): con voi, cây dừa, trái ổi, bơi lội, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ: t cao 1,5 li; r cao hơn 1 li; d cao 2 li; y, b, l cao 2,5 li; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang chữ o.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS đọc lại 1 số từ đã viết.
- GV nhận xét tiết học .Tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp.
- HS đọc các vần và từ ngữ: oi, con voi; ấy, cây dừa; ôi, trái ổi, ơi, bơi lội.
- HS nói cách viết các vần:oi, ây, ôi,ơi.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS tập viết bảng con
- HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.
- Cả lớp đọc các từ ngữ trên bảng , nói cách viết.
- Quan sát
- HS tập viết bảng con
- HS viết vào vở Luyện viết. 
- Đọc lại 1 số từ đã viết.
Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Dạy thứ năm ngày 20/01/2022
HỌC VẦN: UI ƯI 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết các vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ui, vần ưi.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con.
- HS viết đúng các vần ui, ưi, các tiếng (ngọn) núi, gửi (thư) cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, máy tính.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1.Hoạt động mở đầu: 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Ong và bướm 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm được có vần ôi, vần ơi.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Giới thiệu bài: vần ui, vần ưi. 
* Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần ui 
a) Chia sẻ
- GV viết bảng lần lượt chữ u, chữ i. 
- Phân tích vần ui
b) Khám phá
- GV cho HS quan sát hìnhSGK
- Trong từ ngọn núi, tiếng nào có vần ui? 
- Em hãy phân tích tiếng núi.
- GV giới thiệu mô hình vần ui; mô hình tiếng núi 
2.2. Dạy vần ưi (tương tự vần ui)
- Vần ưi gồm âm ư và âm i. Âm ư đứng trước, âm i đứng sau .
- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ : (BT 2: Tiếng nào có vần ui? Tiếng nào có vần ưi?) 
- GV nêu YC của BT.
- GV chỉ từng tiếng : cúi, ngửi 
3.2.Tập viết (bảng con - BT4) 
a) GV viết mẫu trên bảng lớp các vần, từ: ui, ưi, ngọn núi, gửi thư.
b) Viết vần: oi,ây (cỡ nhỡ) 
- 1 HS đọc vần ui, nói cách viết.
- GV vừa viết vần ui vừa hướng dẫn: chú ý nét nối giữa u và i. 
-Thực hiện tương tự với vần ưi.
c) Viết tiếng: ngọn núi, gửi thư 
- GV viết mẫu , hướng dẫn cách viết, cách nối nét. Dấu sắc đặt trên ư. 
- Làm tương tự với tiếng gửi thư. 
- HS giơ bảng. GV nhận xét. 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình minh họa bài Hạt nắng bé con; giới thiệu: Bài đọc kể chuyện hạt nắng xuống đất chơi, đã làm nhiều việc tốt cho bông hồng, cho hạt mầm...
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thả, sụt sùi, an ủi, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất. Giải nghĩa từ: sụt sùi (Hạt nắng gặp bông hồng bị gãy cành đang sụt sùi khóc.): từ gợi tả tiếng khóc nhỏ, kéo dài, như cố giấu, cố nén. Phả (Nghe hạt mầm thì thầm, nó phả hơi ấm xuống đất. ): làm làn hơi bốc mạnh thành luồng.
c) Luyện đọc từ ngữ: hạt nắng, xuống đất, gãy cành, sụt sùi, an ủi, gửi tặng, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất, cánh tay hồng, bên kia núi.
d) Luyện đọc câu:
- GV: Bài đọc có mấy câu? 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ .
- Đọc tiếp nối từng câu . 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- GV giúp HS nối, ghép các vế câu trên bảng lớp, chốt lại đáp án (a - 2,- 1, c - 3).
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, bài 103 (uôi, ươi)
- Lắng nghe
- HS đánh vần: u- i -ui (cả lớp, cá nhân)
- HS phân tích (Cn, cả lớp): Vần ui gồm 2 âm: âm u và âm i. Âm u đứng trước, âm i đứng sau .
- HS gọi tên vật trong hình: ngọn núi.
- Trong từ ngọn núi, tiếng núi có vần ui.
- HS phân tích (CN,ĐT).
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần: u - i - ui / nờ- ui- nui- sắc - núi/ ngọn núi
- Đánh vần, đọc trơn: ư - i - ưi / gờ - ưi – gưi- hỏi – gửi /gửi thư. 
- Vần ui, ưi
- Tiếng : núi, gửi
- Cả lớp đọc trơn: ui, ưi, ngọn núi, gửi thư
- 1 HS nhắc lại yêu cầu.
- HS đọc từng từ ngữ; làm bài.
- HS báo cáo kết quả. 
 - Cả lớp: Tiếng cúi có vần ui. Tiếng ngửi có vần ưi... 
- HS đọc
- 1 HS đọc vần ui, nói cách viết 
- Theo dõi.
- HS viết bảng con: ui, ưi. 
- Quan sát 
- HS viết: ngọn núi, gửi thư.
- HS theo dõi và đọc thầm.
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp.
- HS đếm và nói : 6 câu
- HS đọc CN, cả lớp
- HS đọc tiếp nối (cá nhân, từng cặp) 
- Các cặp / tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn .
- HS thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh .
- Cả lớp đọc. 
- 1 HS làm mẫu: a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi.
- HS làm bài trên VBT. 
-1 HS đọc kết quả. 
- Cả lớp đọc lại kết quả :
 Mẹ mặt trời thả hạt nắng xuống đất chơi
 Bông hồng được hạt nắng an ủi. 
 Hạt nắng giúp hạt cây nảy mầm.
Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
HỌC VẦN: UÔI ƯƠI 
A. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết vần uôi, ươi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uôi, ươi. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôi, vần ươi. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cá và chim.
- Viết đúng các vần uôi, ươi, các tiếng (dòng) suối, (quả) bưởi cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tiếng việt. Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học:
- Phiếu khổ to ghi nội dung BT đọc hiểu.
- Máy tính, máy chiếu. 
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
TIẾT 1
1.Hoạt động mở đầu: 
- 1 HS đọc bài Hạt nắng bé con 
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm có vần ui, vần ưi.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
1. Giới thiệu bài: vần uôi, vần ươi. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần uôi 
a) Chia sẻ
- GV viết bảng: âm đôi uô, chữ i. 
- Phân tích vần uôi
b) Khám phá
- GV cho HS quan sát hình SGK
- Trong từ dòng suối tiếng nào có vần uôi? 
- Em hãy phân tích tiếng suối.
- GV giới thiệu mô hình vần uôi; mô hình tiếng suối 
2.2. Dạy vần ươi (tương tự vần uôi)
- Vần ươi gồm âm ươ và âm i. Âm ươ đứng trước, âm i đứng sau .
- Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? 
- Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
3. Luyện tập 
3.1.Mở rộng vốn từ:(BT 2:Tiếng nào có vần uôi? Tiếng nào có vần ươi?) 
- GV nêu YC của BT.
- GV chỉ từng từ ngữ.
- GV chỉ từng tiếng: chuối, tươi ... 
3.2.Tập viết (bảng con - BT4) 
a) GV viết mẫu trên bảng lớp: uôi, ươi, (dòng) suối, (quả) bưởi
b) Viết vần: uôi,ươi (cỡ nhỡ) 
- GV vừa viết vần uôi vừa hướng dẫn: chú ý nét nối giữa uô và i. 
-Thực hiện tương tự với vần ươi.
c) Viết tiếng: (dòng) suối, (quả) bưởi
- GV viết mẫu tiếng suối, hướng dẫn cách viết, cách nối nét. Dấu sắc đặt trên ô. 
- Làm tương tự với tiếng bưởi. 
- HS giơ bảng. GV nhận xét. 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Cá và chim: Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thế mà cá và chim vẫn trò chuyện, kết bạn cùng nhau, đi chơi cùng nhau. Các em cùng lắng nghe để biết cá và chim trò chuyện thế nào.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, nhẹ nhàng.
c) Luyện đọc từ ngữ : bơi dưới suối, hót trên cây, biết bơi, xuống đây, đôi cánh, bay trên trời, thích lắm.
d) Luyện đọc câu:
GV: Bài có mấy câu văn, bao nhiêu dòng thơ?
 - GV chỉ từng câu văn, từng khổ thơ cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu văn, từng khổ thơ (cá nhân, từng cặp): (Đọc cá nhân) HS 1 đọc câu đầu: Cả bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: HS 2 đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá). HS 3 đọc tiếp câu: Chim trả lời: và 4 dòng thơ (lời chim). HS 4 đọc câu: Cá nói: và 5 dòng thơ (lời cá). HS 5 đọc câu văn cuối cùng. (Đọc từng cặp). Cặp thứ nhất đọc câu đầu: Cá bơi dưới suối, thấy... bèn rủ: Cặp thứ hai đọc tiếp: 4 dòng thơ (lời cá)... 
e) Thi đọc theo lời nhân vật
- GV: Bài Cá và chim là lời trò chuyện giữa cá và chim. Để đọc đúng vai, các em cần xác định những câu văn nào là lời người dẫn chuyện, những câu thơ nào là lời cá, lời chim. - GV chỉ bài đọc trên bảng, cùng HS xác định:
+ Lời dẫn chuyện; 4 câu văn. 
+ Lời cá rủ chim (4 dòng thơ): Này bạn chìm gì? . Thích lắm! 
+ Lời chim (4 dòng thơ); Ôi bạn cả ơi! ... Chim bay trên trời, + Lời cá (5 dòng thơ): Không lo chim ơi! ... Thích lắm!
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC 
- GV chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- Gv chốt lại đáp án: 
a) Cá - 2) bơi dưới suối. 
b) Chim - 3) bay trên trời. 
c) Cá và chim - 1) cùng đi chơi. 
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà luyện đọc thêm bài thơ.
- Lắng nghe
- HS (cá nhân, cả lớp): uô - i - uôi.
- HS phân tích (Cn, cả lớp): Vần uôi gồm 2 âm: âm đôi uô và âm i. 
- HS gọi tên vật trong hình:dòng suối.
- tiếng suốicó vần uôi.
- HS phân tích (CN,ĐT).
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần: , đọc trơn: uô - i - uôi / sờ - uôi – suôi - sắc - suối / dòng suối.
- Vần ui, ưi
- Tiếng : suối; bưởi. 
- Cả lớp đọc trơn: uôi, dòng suối; ươi, quả bưởi. 
- 1 HS nhắc lại yêu cầu.
- HS đọc từng từ ngữ (1 HS, cả lớp đọc). 
 - Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
 - HS báo cáo kết quả. 
 - Cả lớp: Tiếng chuối có vần uôi. Tiếng tươi có vần ươi,... 
-HS đọc
- 1 HS đọc vần uôi, nói cách viết.
- Theo dõi.
- HS viết bảng con: uôi, ươi (2 lần). 
- Quan sát 
- HS viết: (dòng) suối, (quả) bưởi.
- HS theo dõi và đọc thầm.
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp.
- HS : 4 câu văn, 13 dòng thơ. 
- HS đọc CN, cả lớp
- HS đọc tiếp nối (cá nhân, từng cặp) 
- Các cặp / tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn .
- HS theo dõi
- Từng tốp (mỗi tốp 3 HS) nhìn SGK cùng luyện đọc theo vai. 
- Một vài tốp thi đọc theo vai. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
- Cả lớp đọc. 
- 1 HS làm mẫu: a) Cả - 2) bơi dưới suối.
- HS làm bài. 
-1 HS đọc kết quả. 
- Cả lớp đọc lại kết quả :
 Cá - bơi dưới suối. 
 Chim - bay trên trời. 
 Cá và chim - cùng đi chơi. 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 20). 
Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
TẬP VIẾT: UI, ƯI, UÔI, ƯƠI, NGỌN NÚI, GỬI THƯ, DÒNG SUỐI, QUẢ BƯỞI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng các vần ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, ngồi viết đúng tư thế.
2. Năng lực:
- HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp. 
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận, thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Thiết bị dạy học:
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV nêu MĐYCcủa bài học :Viết đúng các vần ui, ưi, uôi, ươi, các tiếng ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi.Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- GV viết bảng hoặc treo bảng phụ đã viết mẫu các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ).
-Hãy nêu cách viết vần: ui, ưi, uôi, ươi
- GV vừa viết mẫu các vần, từ ngữ, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
* GV nhắc HS Nhắc HS chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng, quan sát HS để giúp đỡ, uốn nắn kịp thời.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- GV viết sẵn lên bảng các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết từng từ ngữ, chú ý độ cao của các con chữ: s cao hơn 1 li; t cao 1,5 li, d, q cao 2 li; g, b, h cao 2,5 li. Khi HS viết, không đòi hỏi các em phải viết thật chính xác độ cao các con chữ.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu lại độ cao của các con chữ mà GV đưa ra.
- Chỉ một số từ cho HS đọc lại.
- GV nhận xét tiết học .Tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp.
- HS đọc các vần và từ ngữ: ui, ưi, uôi, ươi, ngọn núi, gửi thư, dòng suối, quả bưởi
- HS nói cách viết các vần: ui, ưi, uôi, ươi.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS tập viết bảng con
- HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.
- Cả lớp đọc các từ ngữ trên bảng , nói cách viết.
- Quan sát
-HS tập viết bảng con
- HS viết vào vở Luyện viết. 
- Đọc lại 1 số từ đã viết.
D. Điều chỉnh sau bài dạy:
 ... 
Dạy thứ sáu ngày 21/01/2022
KỂ CHUYỆN : THỔI BÓNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi tham gia các trò chơi, không nên hiếu thắng, không nên tức giận khi thua cuộc. Qua trò chơi, có thể nhìn thấy ưu điểm của các bạn để học hỏi, làm cho mình tiến bộ hơn.
2. Năng lực:
 - Chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh. Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để hiểu câu chuyện và ghi nhớ nội dung câu chuyện. Kể lại câu chuyện, áp dụng bài học vào cuộc sống.
 3. Phẩm chất: 
 - Khi tham gia các trò chơi, không nên hiếu thắng, không nên tức giận khi thua cuộc. 
 II. Thiết bị dạy học:
 - Máy chiếu hoặc 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: GV gắn lên bảng tranh minh hoạ truyện Ong mật và ong bầu, mời HS 1 trả lời câu hỏi của GV theo 3 tranh đầu. HS 2 tự kể theo 3 tranh cuối (hoặc cả 2 HS cùng trả lời câu hỏi theo tranh).
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện :
1.1. Quan sát và phỏng đoán: 
- GV chỉ tranh minh hoạ: Các em hãy xem tranh, nói câu chuyện có những nhân vật nào? 
- GV: Hãy đoán chuyện gì xảy ra? 
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện Thổi bóng kể về một chú báo con. Báo con rất khoẻ, chạy cực nhanh. Nó là nhà vô địch khi thi chạy nhưng lại thua các bạn trong các trò chơi khác. Thái độ của báo con khi thắng, khi thua thế nào, các em hãy cùng lắng nghe câu chuyện.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện với giọng diễn cảm. Kể gây ấn tượng với những từ ngữ thể hiện sự hớn hở của báo con khi thắng, sự ỉu xìu rồi tức giận của báo con khi thua, tài thổi bóng của báo. Đoạn cuối (lời khuyên của thầy hổ): giọng kể chậm rãi; lời báo con thấm thía.
- GV kể 3 lần - kể rõ ràng từng câu, từng đoạn. Lần 1: kể không chỉ tranh. Lần 2: vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm. Kể lần 3: như lần 2.
-Nội dung câu chuyện:Thổi bóng ( SGV – Trang 32)
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh,
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Giờ ra chơi, báo con làm gì? 
- GV chỉ tranh 2: Trong cuộc thi chạy, bảo thắng hay thua?
-Thái độ của báo thế nào?
 - GV chỉ tranh 3: Trong cuộc thi leo cây, ai thắng? 
- Thái độ của báo thế nào? 
- GV chỉ tranh 4: Trong cuộc thi vật tay, ai thắng? 
 - Thái độ của báo thế nào? 
- GV chỉ tranh 5: Nhìn thấy vẻ mặt của bảo, thầy hổ nhờ nó làm gì? 
- Báo làm việc đó thế nào? 
- GV chỉ tranh 6: Thầy giáo khuyên bảo điều gì? 
- Báo nói thế nào? 
b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh. 
c) 1 HS trả lời các câu hỏi theo 6 tranh.
* Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến của các em có thể lặp lại. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đầy đủ, thành câu.
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS kể chuyện theo 2 - 3 tranh. 
b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi Ô cửa sổ / gieo xúc xắc 6 mặt). 
c) 1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 6 tranh. 
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện, không cần có sự hỗ trợ của tranh. 
Sau mỗi bước, cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời câu hỏi đúng, bạn kể to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể.
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? 
- GV: Câu chuyện là lời khuyên: Khi tham gia các trò chơi, không nên hiếu thắng, không nên tức giận khi thua cuộc. Qua trò chơi, các em sẽ nhìn thấy ưu điểm của mỗi bạn để học hỏi, làm cho mình tiến bộ hơn.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV biểu dương những HS kể chuyện hay. Yêu cầu HS về nhà kể cho người thân nghe ở lớp em đã học được điều gì hay.
- Nhắc HS xem tranh, chuẩn bị cho tiết kể chuyện Mèo con bị lạc tuần tới, Tìm đọc thêm 1 truyện trong sách Truyện đọc lớp 1.
- Truyện có báo con, thầy giáo hổ và các con vật khác: khỉ, thỏ, chồn, gấu, hổ.
- Các con vật vui chơi: thi chạy, leo cây, vật tay... 
- HS lắng nghe.
- Giờ ra chơi, báo con ra sân nô đùa cùng các bạn.
- Trong cuộc thi chạy, báo chiến thắng.
- Nó hớn hở, hò reo ầm ĩ.
- Trong cuộc thi leo cây, khỉ thắng.
- Báo con ỉu xìu.
- Trong cuộc thi vật tay, gấu thắng.
- Báo con xị mặt, vùng vằng.
- Thầy hổ nhờ báo thổi bóng trang trí lớp học.
- Báo làm rất nhanh. Loáng một cái, báo đã thổi xong cả rổ bóng đủ màu sắc.
- Thầy khuyên: Khi chơi, không nên hiếu thắng. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Nhìn thấy ưu điểm của các bạn, học hỏi các bạn, mới mau tiến bộ.
- Báo vui vẻ nói: Từ nay em sẽ không tức giận khi thua nữa. Nếu em còn tức giận thì em sẽ thổi bóng.
- HS: Không nên hiếu thắng. Khi tham gia trò chơi, không nên tức giận khi thua cuộc...)
Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
HỌC VẦN: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Gà và vịt. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống thích hợp.
- Nghe viết đúng 1 câu văn cỡ chữ vừa
2. Năng lực
- Nghe viết lại câu văn trong bài, cỡ chữ nhỏ, không mắc quá 1 lỗi. 
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
3. Phẩm chất:
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ.
II. Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu / thẻ để HS ghi ý lựa chọn. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
1.Hoạt động mở đầu: 
GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
2.1. BT1 (Tập đọc)
a) GV chỉ hình minh hoạ truyện Gà và vịt, giới thiệu: Gà và vịt chơi với nhau, vịt thì biết bơi còn gà thì không. Vì sao vậy? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
b) GV đọc mẫu, giọng vui, đọc phân biệt lời của gà, lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_hoang.docx