Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng

A. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

- Đọc đúng và rõ ràng bài Mặt trời thức giấc.

- Biết được những lợi ích của mặt trời đối với cuộc sống, MRVT chỉ thiên nhiên, tìm được những từ ngữ cho thấy lợi ích của mặt trời, nói và đáp được lời cảm ơn viết tiếp được một câu về mặt trời.

- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng ng ngh, oa oe vào chỗ trống.

– Bước đầu hình thành được tình yêu thiên nhiên.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng nhóm (số lượng bảng tương ứng số nhóm trong lớp). - Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.131.

-Chiếc mũ đội đầu hình bông hoa và mặt trời để HS đóng vai.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

docx 13 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 3311
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32	Chủ điểm. THIÊN NHIÊN QUANH EM
MẶT TRỜI THỨC GIÁC
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
- Đọc đúng và rõ ràng bài Mặt trời thức giấc.
- Biết được những lợi ích của mặt trời đối với cuộc sống, MRVT chỉ thiên nhiên, tìm được những từ ngữ cho thấy lợi ích của mặt trời, nói và đáp được lời cảm ơn viết tiếp được một câu về mặt trời.
- Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn, điền đúng ng ngh, oa oe vào chỗ trống.
– Bước đầu hình thành được tình yêu thiên nhiên. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng nhóm (số lượng bảng tương ứng số nhóm trong lớp). - Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.131.
-Chiếc mũ đội đầu hình bông hoa và mặt trời để HS đóng vai. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS cả lớp chia nhóm, chơi trò chơi: Thi tìm từ. GV là quản trò.
 Cách chơi: Mỗi nhóm lần lượt tìm và nói nhanh những từ ngữ chỉ thiên nhiên (mái, đồi, cát, biển, mura, gió, sấm chớp, trái đất, mặt trời, mặt trăng, sao, cầu vồng, strong, hoa, cỏ, cây...). Hai nhóm luân phiên kể nhanh, nhóm nào kể chậm là mất lượt.
- GV: Các em đã kể được nhiều từ ngữ chỉ thiên nhiên. Mặt trời là một hiện tượng thiên nhiên gần gũi, quan trọng với cuộc sống chúng ta. Chúng ta cùng đọc bài Mặt trời thức giấc để thấy những lợi ích của mặt trời. GV ghi tên bài lên bảng: Mặt trời thức giấc.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 
Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Mặt trời thức giấc.
- GV đọc mẫu toàn bài .Giọng đọc nhẹ nhàng, vui tươi. 
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: lúc, nở nụ cười, loại xe, bắp lả, xoè nở. + MN: trái đất, đánh thuếc, xanh biếc, vươn cành, đơm hoa, kết quả.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. 
+ Trong mơ,/ mặt trời/ nghe tiếng thì thầm: Dây đi nào mặt trời, đến lúc đánh thức trái đất rồi!”//
+ Mặt trời choàng tỉnh,/ nở nụ cười chói loá rồi bay vút xuống trái đất. ///
+ Mặt trời đánh thức những bíp lá xanh biếc, làm xoè nở những bông hoa rực rỡ.// Cây xanh mạnh mẽ vươn cành, đơm hoa,/ kết quả.// 
+ Cành cây vươn về phía mặt trời như cánh tay trẻ thơ://
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tiếp sức. 
- HS cả lớp chơi trò chơi: Thi tìm từ.
- HS đọc nhẩm bài đọc. 
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
 - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc các từ mới: chói loá (ánh sáng rất mạnh); choàng tỉnh (tỉnh dậy một cách bất ngờ).
- HS đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
 - HS đọc từng đoạn trong nhóm, 4 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 
- GV nêu lần lượt các câu hỏi:
 + Những từ nào chỉ thiên nhiên?
+ Đọc đoạn văn cho thấy lợi ích của mặt trời.
2. Nói và nghe
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi: Đóng vai bông hoa nói lời cảm ơn mặt trời. 
- Nhận xét, tuyên dương cặp nào nói và đáp lời cảm ơn hợp lí, đóng vai tự tin, mạnh dạn.
3. Viết: Hoàn thành câu: Mặt trời...
- GV hướng dẫn: Cần điền từ ngữ chỉ đặc điểm của mặt trời, hoặc lợi ích của mặt trời. Cần ghi dấu chấm kết thúc câu. 
 - Nhận xét xem cậu đã đủ ý, đúng chính tả, đủ dấu chấm câu chưa. Nhóm nào viết được nhiều câu đúng là nhóm thắng cuộc. Đáp án có thể là:
+ Mặt trời toả nắng chói chang./ Mặt trời ấm áp./ Mặt trời chiếu xuống khu vườn. + Mặt trời nhô lên trên biển./Mặt trời mọc trên biển.
+ Mặt trời khuất sau núi. 
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực. 
- GV: Em hãy giải câu đố sau:
Sớm chiều giương mặt hiền hoà Giữa trưa bộ mặt chói loà gắt gay
Đi đằng đồng, về đăng tây Hôm nào vắng mặt trời mây tôi !
Là gì? (Đáp án: Mặt trời)
- HS thảo luận nhóm, nêu yêu cầu của bài, đọc kĩ những từ được cho trước để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp: mặt trời, trái đất, mặt trăng.
- HS thảo luận theo cặp, nêu yêu cầu của bài, đọc thầm để trả lời câu hỏi.
– 2 – 3 HS trả lời trước lớp: Mặt trời đánh thức những bíp lá xanh biếc, làm xoè nở những bông hoa rực rỡ. Cây xanh mạnh mẽ vnrơn cành, đơm hoa, kết quả. (Đoạn 3)
- HS hoạt động theo cặp tại bàn: 1 HS đóng vai bông hoa, 1 HS đóng vai mặt trời.
Bông hoa: Cảm ơn mặt trời!! Cảm ơn bạn mặt trời. Mặt trời thật là tốt.
Mặt trời: Không có gì. 
- 2 - 3 HS đóng vai nói trước lớp, 1 HS mang mũ hình bông hoa và 1 HS mang mũ hình mặt trời.
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS hoạt động theo nhóm: Thi viết câu về mặt trời. 
- HS cả nhóm dựa vào tranh gợi ý trong SGK, thảo luận, thống nhất cử người viết nhanh vào bảng nhóm.
- Các nhóm treo lên bảng lớp những câu đã viết.
- Nhận xét.
-HS giải câu đố.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe - viết
MT: Viết (chính tả nghe - viết) đúng đoạn văn
- GV đọc to một lần đoạn văn số 3 trong bài Mặt trời thức giấc. 
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở.
- GV đọc chậm cho HS soát bài.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có)
2. Chọn ng hay ngh?
MT: Điền đúng ng ngh vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: Bác thuyền ngủ rất lạ 
Chẳng chịu trèo lên giường 
Úp mặt xuống cát vàng 
Nghiêng tai về phía biển. 
3. Chọn oa hay oe?
MT: Điền đúng oa, oe vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: xoè quạt, xoá bảng.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: xanh biếc, xoè nở. 
 - HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS viết xong, đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- 1 số HS lên bảng làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- HS nêu yêu cầu BT trong SGK.
- 2HS lên bảng làm bài trên bảng. HS làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
TRONG GIẤC MƠ BUỔI SÁNG
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS: 
– Đọc đúng và rõ ràng bài Trong giấc mơ buổi sáng.
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, yêu thiên nhiên, yêu bạn bè và ý thức chăm chỉ học tập của bạn nhỏ, trả lời được các câu hỏi về giấc mơ của bạn nhỏ trong bài; đối đáp được về các loại hoa; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ.
- Tô được chữ T, U hoa.
- Bước đầu hình thành được tình yêu thiên nhiên, yêu bạn bè và ý thức tự giác học tập.
 B, ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.134.
- Bảng phụ slide viết sẵn: T, U hoa đặt trong khung chữ mẫu, Thái Bình, Uông Bí (theo mẫu chữ trong vở TV1/2).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KHỞI ĐỘNG
- GV hỏi: Em đã bao giờ nằm mơ chara? Đổ em thế nào là “mơ”? 
-GV: Những con người, sự vật, sự việc nào mà chúng ta thường nghĩ đến ban ngày thì có thể xuất hiện trong đầu của chúng ta khi ngủ. Đó chính là “giấc mơ”. Trong giấc mơ của một bạn nhỏ có thể có những gì? Chúng ta cùng đọc bài Trong giấc mơ buổi sáng để biết. 
GV ghi tên bài lên bảng: Trong giấc mơ buổi sáng. 
2.HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. GV chú ý phát âm rõ ràng, chính xác, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Giọng đọc toàn bài chậm rãi, tình cảm. 
- GV chọn ghi 2 - 4 từ ngữ khó lên bảng. Ví dụ: + MB: khắp nơi, hoa lạ, lớp mình, lời. +MN: giấc mơ, hoa vàng, buổi sáng, rõ, dậy mai.
- GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp trong câu thơ, ngắt cuối dòng thơ năm chữ:
Trong giấc mơ buổi sáng/ Em nghe rõ bên tai/ Lời của chi gà trống://
Dậy mau đi!/ Học bài!// 
- Nhận xét, đánh giá
- HS cả lớp trả lời câu hỏi (Người hay việc thấy trong khi ngủ, không có thật)
- HS đọc nhẩm bài thơ.
- HS nghe .
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có).
- HS đọc các từ mới: hoa nắng (ánh nắng mặt trời đẹp như những bông hoa); thảo nguyên (đồng cỏ rộng lớn).
- HS đọc tiếp nối từng câu thơ (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm), mỗi HS đọc một câu.
- HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp, mỗi HS đọc một khổ. 
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 4 HS). Lưu ý: HS đọc đầu tiên đọc cả tên bài Trong giấc mơ buổi sáng.
- HS đọc cả bài.
- HS thi đọc toàn bài dưới hình thức thi cá nhân hoặc thi theo nhóm, theo tổ hoặc trò chơi Đọc tiếp sức. 
- Nhận xét
TIẾT 2: ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện BT
-MT: trả lời được các câu hỏi về giấc mơ của bạn nhỏ trong bài; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi: 
CH1:Trong giấc mơ buổi sáng, bạn nhỏ thấy những gì?
- GV: Giấc mơ của bạn nhỏ thật đẹp.
- GV hỏi thêm (nếu có) : Lớp mình có bạn nào mang tên loài hoa không? (Hoa, Mai, Lan, Cúc,...) Đó là những tên gọi thật đẹp! 
CH2:Bạn nhỏ mơ thấy chú gà trống nói gì? -
- GV theo hướng dẫn HS học thuộc lòng theo kiểu xoá dần từ ngữ trong từng câu thơ, chỉ để lại một số từ ngữ làm điểm tựa, cuối cùng xoá hết.
Trong giấc mơ..............
Em gặp........ 
 2. Nói và nghe Đối đáp về hoa.
-MT: Đối đáp được về các loại hoa.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi đối đáp về hoa.
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV: Trong giấc mơ, bạn nhỏ mơ thấy rất nhiều hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp. Thế nhung, bạn nhỏ còn mơ thấy cả chi gà trống nhắc học bài. Điều đó chứng tỏ bạn nhỏ là người thế nào? 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- HS thảo luận theo cặp, xem ba đáp án dạng tranh, đọc thầm khổ 1 và 2 để trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 HS chỉ vào từng tranh và trả lời trước lớp: 
+ Tranh 1: Ông mặt trời mang thi đầy hoa nắng, rải hoa vàng khắp nơi. + Tranh 2: Em qua thảo nguyên xanh, có nhiều hoa lạ mang tên bạn lớp mình. 
- HS thảo luận theo nhóm, đọc thầm khổ 3 để trả lời câu hỏi. – 2 – 3 HS trả lời trước lớp:
Chi gà trống nói:
- Dây mai đi! Học bài! 3. Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- HS học thuộc lòng .
- HS thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm (đọc từng khổ thơ, đọc tiếp nối từng câu thơ).
- 2 HS thực hành theo mẫu, luân phiên đối đáp nhanh. 1 HS nêu tên loài hoa, 1 HS nêu đặc điểm của loài hoa đó. Ví dụ: HS1: Hoa cà - HS2: tim tím; HS2: Hoa nhài - HS1: nhỏ xinh. - HS hoạt động theo cặp, hỏi – đáp dựa theo tranh hướng dẫn trong SGK:
HS1: Hoa hồng-HS2: đỏ thắm, HS1: Hoa harớng dương-HS2: vàng rực; HS1: Hoa cúc - HS2: vàng tươi.
- HS đối đáp ngoài SGK (Hoa mười giờ – hồng tươi, hoa phăng - đỏ rực, hoa bằng lăng- tím biếc, hoa đào - hồng tươi, hoa cảnh birớm – mỏng manh hoa sen - thơm ngát; hoa me -nho nhỏ; hoa rong giềng- đỏ chót, hoa thược dược - cảnh dày;...).
- HS cả lớp chia nhóm: Thi đối đáp về hoa. Nhóm nào không kể tên được loài hoa hoặc không nói được đặc điểm của hoa thì không được tính điểm. 
- Nhận xét.
-HS trả lời. (Bạn nhỏ chăm chỉ/ tự giác học tập thích học bài.)
- HS cùng nhau quan sát các loài hoa trong sân trường vào giờ ra chơi hoặc tan học, mỗi loài hoa nêu một đặc điểm (màu sắc, hình dáng,...).
TIẾT 3: VIẾT (TẬP VIẾT) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
- GV nói: Hôm nay, chúng ta cùng học tô chữ T, U hoa. 
2. Hướng dẫn tô chữ T, U hoa và từ ngữ ứng dụng
- MT: Tô được chữ T, U hoa.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ T, U hoa cỡ vừa. 
- GV mô tả:
+ Chữ T hoa gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), larợn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
+ Chữ U hoa gồm 2 nét: nét móc 2 đầu và nét móc ngược phải.
- GV nêu quy trình tổ chữ T, U hoa cỡ vừa (vừa nói vừa dùng que chỉ, chỉ các nét chữ theo chiều mũi tên, không yêu cầu HS nhắc lại lời nói của mình).
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ T, U hoa cỡ nhỏ.
- GV giải thích: Thái Bình là tên riêng một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, Uông Bí là tên riêng một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, thuộc miền Bắc nước ta.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Thái Bình, Uông Bí, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,...
3. Viết vào vở Tập viết
- MT: viết được chữ T hoa (cỡ vừa và nhỏ), U hoa ( cỡ vừa và nhỏ), Thái Bình, Uông Bí (cỡ nhỏ).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi tô, viết hoặc tô, viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
4. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS dùng ngón trỏ tô lên không trung chữ T, U hoa.
- HS nhận xét độ cao, độ rộng.
- HS đọc, quan sát từ ngữ ứng dụng: Thái Bình, Uông Bí (trên bảng phụ). 
- HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Thái Bình, Uông Bí, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,...
- HS viết vào vở TV1/2, tr.26-27: T hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), U hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), Thái Bình, Uông Bí (chữ cỡ nhỏ).
MỒ HÔI CỦA MÈO
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Mồ hôi của mèo. 
- Biết được thêm một đặc điểm của loài mèo; trả lời được câu hỏi về vị trí đổ mồ hôi của các con vật; đối đáp được về các con vật và đặc điểm của chúng, điền được từ ngữ để tạo cầu nêu ý kiến về một con vật.
- Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn, điền đúng iu ui, uyên uyệt.
- Kể được câu chuyện ngắn Phốc ngốc nghếch bằng 4 – 5 câu, hiểu được không nên tham lam, phải biết quý trọng những gì mình có.
- Hình thành được tình cảm yêu quý vật nuôi. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.136. 
- Tranh minh hoạ câu chuyện Phốc ngốc nghếch.
- Tranh ảnh một số con vật (gấu, cá heo, thỏ, ngựa, trầu, chó...). 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV hỏi : Đố các em mồ hôi của mèo ở đầu? (HS phỏng đoán: Ở chân, ở mình, ở mũi,...).
- GV: Muốn giải đáp câu hỏi này một cách chính xác, chúng ta cùng đọc bài Mồ hôi của mèo để biết. GV ghi tên bài lên bảng: Mồ hôi của mèo.
2. HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Đọc thành tiếng
- MT: Đọc đúng và rõ ràng bài Mồ hôi của mèo. 
- GV đọc mẫu toàn bài .
Giọng mèo: hào hứng, giọng bò: thương cảm, giọng bác heo: vui vẻ. Giọng đọc cần phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. 
Ví dụ: + MB: thấy là, nào, lắc đầu, lè lưỡi, lên. 
+ MN: lật bàn chân, lưỡi, cười vang.
- GV theo dõi HS đọc, kết hợp cho HS luyện đọc câu dài. Ví dụ: 
+ Mèo muốn cho mọi người thấy là mình làm việc chăm chỉ, đổ cả mồ hôi.// 
+ Ngựa nhìn khắp người mèo nhưng chẳng thấy giọt mồ hôi nào.// 
- GV linh hoạt lựa chọn hình thức đọc: cá nhân đọc nối tiếp, đọc tiếp sức.
- HS cả lớp đọc tiêu đề bài học, trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc nhẩm bài đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc thầm theo. 
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: đổ mồ hôi (khi vận động mạnh, lao động vất vả thì cơ thể tiết ra một chất nước gọi là “mồ hôi”).
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn trong mỗi đoạn (theo hàng dọc hoặc hàng ngang, theo tô hoặc nhóm).
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, 3 HS một nhóm, mỗi HS đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn đọc cả bài). 
- HS đọc cả bài.
TIẾT 2
 ĐỌC HIỂU, VIẾT, NÓI VÀ NGHE, KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1
- MT: Biết được thêm một đặc điểm của loài mèo; trả lời được câu hỏi về vị trí đổ mồ hôi của các con vật.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi: 
CH1:Mồ hôi của mỗi con vật sau ở đâu?
CH2: Mồ hôi của mèo ở đâu?
2.Nói và nghe : Đối đáp về các con vật.
-MT: Đối đáp được về các con vật và đặc điểm của chúng.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi.
- GV có thể đưa hình ảnh về các con vật nuôi trên bảng/ slide để gợi ý cho HS nhớ tên con vật và đặc điểm của nó.
Ngựa- chạy nhanh, Trâu-rất khoẻ, Chó – sủa gâu gâu; Mèo - kêu meo meo; Chim đại bàng- bay rất khoẻ; Chim bồ câu - trắng hiền lành, Gà trống -gáy ò ó o có mào đỏ đuôi sặc sỡ; Gà má- kêu cục tác/ có trứng hồng... 
- Cả lớp và GV tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoàn thành câu bằng cách thêm từ ngữ phù hợp:
-MT: Điền được từ ngữ để tạo cầu nêu ý kiến về một con vật.
- GV: Câu có 2 chỗ trống. Ở chỗ trống số 1, em điền tên một con vật. Ở chỗ trống số 2, em điền lí do em thích con vật đó.
M: Em thích con chó vì nó rất thông minh.
- GV nhắc HS đánh dấu chấm kết thúc câu.
4. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát 3 tranh minh hoạ tương ứng với 3 con vật (ngựa, bò, chó), đọc thầm đoạn 1 và 2, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- 2 - 3 HS trả lời trước lớp: 
+ Mồ hôi của người ở trên người. 
+ Mồ hôi của bò ở trên mũi. 
+Mồ hôi của chó ở trên lưỡi.
- HS hoạt động theo nhóm, đọc thầm đoạn 3, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời. 
- 2 - 3 HS trả lời trước lớp: Mồ hôi của mèo ở dưới bàn chân.
- 2 HS thực hành theo mẫu, luân phiên đối đáp nhanh. 1 HS nêu tên con vật, 1 HS nêu đặc điểm của con vật. Ví dụ:
HS1: Vịt -HS2: kêu cạc cạc,
HS2: Vẹt – HS1: sặc sỡ. 
- HS hoạt động theo cặp, đối – đáp dựa theo tranh hướng dẫn trong SGK:
HS1: Nhim -HS2: lông nhọn hoắt/ xù xì, HS2: Cả heo – HS1: thông minh thân thiện, .
HS1: Thỏ- HS2: trắng như bông hiền lành... - HS hỏi - đáp ngoài SGK. 
- HS cả lớp chia nhóm: Thi đối đáp về các con vật. Nhóm nào không kể tên được con vật hoặc không nói được đặc điểm của con vật thì không được tính điểm. .
- HS và GV cùng đọc câu cần điền: “Em thích con... vì...” trên bảng/ slide.
- Từng HS viết vào VBT hoặc Phiếu bài tập. 
- HS hoạt động theo cặp, đổi bài cho nhau để soát và sửa lỗi. 
- 3, 4 HS đọc câu văn vừa viết trước lớp. 
Ví dụ: + Em thích con mèo vì nó bắt chuột giỏi. + Em thích con thỏ vì nó rất hiền.
 + Em thích cả heo vì cả heo rất thông minh.
+ Em thích con hổ vì nó là chia tể muôn loài.
 - HS mời bạn, người thân cùng chơi trò: Đố nhau về các con vật. Cách chơi: 1 người nói đặc điểm của con vật, người kia nêu tên con vật.
+ HS1: Con gì chạy rất nhanh, đổ mồ hôi trên mình? + HS2: Con ngıra.
TIẾT 3: VIẾT (CHÍNH TẢ)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Nghe – viết
- MT: Viết (chính tả nghe – viết) đúng đoạn văn.
- GV đọc to một lần đoạn văn trong bài 1 SGK tr.137. 
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. 
- HS viết xong, GV đọc chậm cho HS soát bài. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). 
2. Chọn iu hay ui?
– MT: Điền đúng iu ui.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: Núi non trùng điệp: Bé nâng niu búp bê. 
3. Chọn uyên hay uyệt?
- MT: Điền đúng uyên uyệt.
- GV treo bảng phụ ND bài tập.
- Nhận xét, đánh giá
- Đáp án vòng nguyệt quế, thanh niên tình nguyện.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: loài vật, riêng. 
- HS nghe – viết vào vở Chính tả. 
- HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có).
- HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
-HS đọc thầm yêu cầu BT trong SGK.
- HS lên bảng làm bài trên bảng. Cảlớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài của mình trước lớp.
- HS đổi vở nhận xét, đánh giá bài của bạn.
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE (KẺ CHUYỆN) 
Nghe-kể: Phốc ngốc nghếch
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động - Giới thiệu
- GV hỏi: Trong tranh, có mấy con chó? Một con chó)
- GV: Thế mà chủ Phốc trong câu chuyện chúng ta sắp nghe lại nghĩ rằng có đến 2 con chó. Điều gì sẽ xảy ra với Phốc, các em cùng nghe câu chuyệnPhốc ngốc nghếch
 2. Nghe GV kể 
- GV kể 2 - 3 lần câu chuyện Phốc ngốc nghếch.
- GV lưu ý về kĩ thuật kể chuyện: Giọng kể chậm rãi, rõ ràng. Giọng kể lại ý nghĩ của Phốc trong đoạn 2 ghen tị, hậm hực. 3. Kể từng đoạn truyện theo tranh
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 1, nêu câu hỏi: Phốc được cô chủ cho cái gì? 
- GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 2, hỏi: Thấy bóng một con chó dưới nước, Phốc nghĩ gì? 
 - GV treo (hoặc chiếu) lên tranh 3, hỏi: Điều gì xảy ra khi Phốc hả miệng đòi miếng thịt? 
- GV treo (hoặc chiểu) lên tranh 4, hỏi: Cuối cùng Phốc nhận ra điều gì? 
4. Kể toàn bộ câu chuyện
- MT: Kể được câu chuyện ngắn Phốc ngốc nghếch bằng 4 – 5 câu.
 4.1. Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4
- GV tổ chức cho HS kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm 4.
4.2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- GV lưu ý hướng dẫn để HS dùng thêm các từ để liên kết các câu. Ví dụ:
+ Phốc được cô chủ cho một miếng thịt. Thấy bóng một con chó dưới nước, Phốc nghĩ có một con chó khác và bạn ấy có một miếng thịt rất ngon. Khi Phốc há miệng đòi miếng thịt kia thì miếng thịt của Phốc rơi tòm xuống nước. Cuối cùng, Phốc nhận ra mình bị nhầm lẫn nhung không kịp nữa. (4 câu)
+ Phốc được cô chủ cho một miếng thịt. Nó sung sướng cắp miếng thịt thng tăng chạy về phía bờ sông. Thấy bóng một con chó dưới nước, Phốc nghĩ: “Chà, có một con chó khác. Và bạn ấy đang có một miếng thịt rõ là ngon.” Phốc sủa to, định đòi miếng thịt ấy. Nhưng khi Phốc vừa há miệng thì miếng thịt của nó rơi tòm xuống nước. Phốc nhận ra chi chó và miếng thịt dưới niớc chỉ là cái bóng của nó. Nó thẫn thờ vì tiếc rẻ nhang không kịp nữa. (8 cầu) 
4.3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- GV có thể tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm.
5. Mở rộng
- MT: Hiểu được không nên tham lam, phải biết quý trọng những gì mình có.
- GV hỏi: Nêu nhận xét của em về Phốc ?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV chốt ý đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện, nhắc nhở HS liên hệ bản thân.
6. Tổng kết, đánh giá
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kê được câu chuyện hay.
- HS xem bức tranh con chó và cái bóng của nó (GV sử dụng tranh trong SGK hoặc tranh ảnh bên ngoài) trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe GV kể 2 - 3 lần câu chuyện. 
- HS quan sát bức tranh 1.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.(Phốc được cô chủ cho một miếng thịt)
- HS quan sát bức tranh 2.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Thầy bóng một con chó dưới nước, Phốc nghĩ có một con chó khác và bạn ấy có một miếng thịt rất ngon.)
- HS quan sát bức tranh 3.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Khi Phốc hả miệng đòi miếng thịt thì miếng thịt rơi tòm xuống nước.)
- HS quan sát bức tranh 4.
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. (Cuối cùng, Phốc nhận ra mình bị nhầm lẫn nhang không kịp nữa.)
- HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 – Kểtranh 1; HS2 – Kể tranh 2, HS3 – Kể tranh 3, HS4 - Kể tranh .
- HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lắng nghe và góp ý. 
- Một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. 
- Các bạn trong lớp lắng nghe, quan sát và cổ vũ bạn.
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu nhận xét của mình về Phốc. (Phốc tham lam/ Phốc ngốc nghếch Phốc tham ăn.)
- HS trả lời.
ĐỌC MỞ RỘNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- HS tìm đọc một câu chuyện hoặc một đoạn văn về cây cối.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng
- GV hướng dẫn HS tìm đọc một câu chuyện hoặc một đoạn văn miêu tả hoặc giới thiệu về cây cối. Cây đó có thể là cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây hoa, cây rau,...
 - GV hướng dẫn HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn với dung lượng chữ phù hợp.
- GV và HS tham khảo một số nguồn Đọc mở rộng như sau: 
+ Hữu Tưởng (2006). Văn bản Cây bàng, in trong Tiếng Việt 1-Tập hai, NXB Giáo dục.
+ Đoàn Giỏi (2006). Văn bản Cây xoài của ông em, in trong Tiếng Việt 2 – Tập một, NXB GD
+ Vũ Tú Nam (2006). Văn bản Cây gạo, in trong Tiếng Việt 4 Tập hai, NXB Giáo dục. 
+Vũ Tú Nam (2010). Văn bản Giàn mớp, in trong Cái Tết của mèo con, NXB Văn học.
+Thúy Quỳnh, Phương Thảo (tuyển chọn) (2015). Tuyển chọn thơ ca, truyện kể, câu đổ cho trẻ mầm non - chủ đề Thế giới thực vật, NXB GD 
2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng
Ví dụ: Đọc câu chuyện Sự tích cây chuối
SỰ TÍCH CÂY CHUỐI
 Người con của thần Cây tên là Tiêu Ly mới đón một bé trai kháu khỉnh chào đời. Chàng rất yêu con, ngắm con suốt ngày không chán. Chàng nảy ra ý định tạo ra một giống cây xinh đẹp, đề con vừa có thể vui chơi, vừa có quả ngon. Thân cây sẽ tròn trĩnh như tay chân em bé, mát mẻ như da thịt của con. Lá cây không nhiều nhưng xoè rộng, có thể che đầu đi chơi không sợ mưa nắng. Quả cây bụ bẫm giống như ngón tay của con trẻ. Quả chín thơm ngọt như có mùi sữa và mật hoà quyện vào nhau. Cây ấy là cây chuối ngày nay.
Theo Phạm HỔ
TIẾT 2
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu câu chuyện:
+ Người con của thần cây tên là gì ?
+ Thần cây nảy ra ý định tạo ra một giống cây thế nào ?
+ Cây được tạo ra là cây gì ?
- GV yêu cầu HS vẽ cây chuối rồi giới thiệu tên các bộ phận của cây.
- Nhận xét, góp ý.
3. Củng cố
- Nhắc nhở HS liên hệ thực tế, bảo vệ và chăm sóc các loài cây có ích.
- HS tìm đọc một câu chuyện hoặc một đoạn văn miêu tả hoặc giới thiệu về cây cối. 
- HS chọn đọc câu chuyện, đoạn văn phù hợp.
- HS đọc thầm câu chuyện.
- HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). 
- HS đọc từ mới: kháu khỉnh, tròn trĩnh, hòa quyện.
- HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu.
- HS hoạt động theo nhóm 4, đọc thầm lại câu chuyện, cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- HS vẽ theo ý thích rồi giới thiệu các bộ phận: Thân cây, lá cây, quả chuối.
- HS liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_truon.docx