Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS:
- Đọc đúng và rõ ràng bài Mặt trăng tìm bạn.
- Hiểu được niềm vui khi có bạn; tìm được chi tiết nói về cảm xúc của mặt trăng; nhận biết được lời của nhân vật; nói và đáp được lời chào hỏi, viết được câu giới thiệu về bạn thân.
- Hình thành được tình cảm yêu quý bạn bè, trân trọng tình bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một chiếc mũ có hình cú, một chiếc mũ có hình mặt trăng để HS đóng vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 25 TẬP ĐỌC MẶT TRĂNG TÌM BẠN I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: - Đọc đúng và rõ ràng bài Mặt trăng tìm bạn. - Hiểu được niềm vui khi có bạn; tìm được chi tiết nói về cảm xúc của mặt trăng; nhận biết được lời của nhân vật; nói và đáp được lời chào hỏi, viết được câu giới thiệu về bạn thân. - Hình thành được tình cảm yêu quý bạn bè, trân trọng tình bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Một chiếc mũ có hình cú, một chiếc mũ có hình mặt trăng để HS đóng vai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - GV: “Em đoán xem tâm trạng của mặt trăng và cụ thể nào?” (vui, hạnh phúc, sung sướng, tò mò,...) - GV: “Các em đã quan sát rất tốt. Mặt trăng và cú đã kết bạn với nhau thế nào, tâm trạng của hai bạn ấy ra sao, chúng ta cùng đọc bài Mặt trăng tìm bạn để biết. GV ghi tên bài lên bảng. 2. Hoạt động chính Hoạt động 1: Đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài . Giọng đọc toàn bài chậm rãi; phân biệt giọng người dẫn chuyện, mặt trăng và cú. Giọng của mặt trăng lúc đầu thể hiện cảm xúc buồn, tiếp theo là ngạc nhiên. Giọng cú vui vẻ, thân thiện. - GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng.Ví dụ: MB: lên tiếng, làm bạn, luôn luôn. MN: bật khóc, vang lên. - GV yêu cầu HS đọc các từ mới. - GV cho HS đọc câu: “Mặt trăng thì thầm.” và hỏi HS: “Từ nào cho thấy mặt trăng nói rất nhỏ?” + thì thầm: nói rất nhỏ, chỉ đủ cho hai người nghe thấy + giá mà: giống như nghĩa của từ “giá như”, “ước gì”. “Giá mà mình có thể tìm thấy một người bạn” có nghĩa là: Mặt trăng mong ước có một người bạn, vì hiện tại mặt trăng chưa có. - GV hướng dẫn HS đọc từng câu. + GV chọn một vài câu cho HS luyện đọc. GV hướng dẫn: “Cần chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi dài và rõ ràng ở chỗ sau dấu gạch ngang; ở chỗ dấu chấm xuống dòng, trước mỗi gạch đầu dòng. Phần trước dấu gạch ngang là lời của mặt trăng (hoặc cũ), cần đọc giọng khác với lời dẫn chuyện.” + GV đọc mẫu cho HS thấy sự khác biệt. - Đọc nối tiếp câu - Thi đọc trước lớp. GV phân vai và hướng dẫn: 1 HS đọc lời dẫn chuyện; 1 HS đọc lời của mặt trăng, 1 HS đọc lời của cú. HS có thể chưa phân biệt rõ lời dẫn và lời thoại nên chưa biết khi nào đến lượt mình. GV có thể nhắc cho HS đó biết. - GV nhận xét, đánh giá. - HS đọc nhẩm bài đọc. - Hs đọc thầm theo. - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). - HS đọc: thì thầm, giá mà. - HS đọc: “ Mặt trăng thì thầm.” - Từ “ thì thầm” - HS nghe GV hướng dẫn cách đọc từng câu văn. - HS đọc lại : + Giá mà mình có thể tìm được một người bạn.// – Mặt trăng thì thầm.// + Cậu sẽ tìm được bạn nhanh thôi.// – Một âm thanh/ vang lên.// - HS cả lớp đọc tiếp nối từng câu văn (theo hàng dọc hoặc theo hàng ngang, theo tổ hoặc nhóm), mỗi HS đọc một câu. - HS đọc tiếp nối theo cặp (hoặc theo nhóm). - HS thi đọc theo hình thức : Đọc đóng vai, mỗi nhóm 3 HS. - Cả lớp nhận xét, góp ý. - HS đọc cả bài. GIẢI LAO: GV cho HS hát 1 bài, hoặc 1 trò chơi vận động nhỏ. TIẾT 2 Hoạt động 2: Đọc – hiểu. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1. 1. Câu nào cho thấy mặt trăng mong ước có một người bạn? - GV hướng dẫn: Các em cần tìm trong những câu nói của mặt trăng. - GV cho 1 HS khá – giỏi đọc diễn cảm câu văn trên, thể hiện niềm mong ước tha thiết của mặt trăng. 2. Khi có bạn, mặt trăng cảm thấy thế nào? - GV chốt, chuyển hoạt động. - HS hoạt động theo cặp, đọc thầm bài đọc để trả lời câu hỏi. - Một số HS trả lời câu hỏi: Giá mà mình có thể tìm được một người bạn. - HS đọc. - HS hoạt động theo cặp, đọc thầm 3 câu cuối của bài, trả lời câu hỏi. - Một số HS trả lời câu hỏi: Mặt trăng rất vui. Hoạt động 3: Nói và nghe - GV chọn 1 HS cùng tham gia với mình hoặc chọn một cặp HS khá – giỏi đóng vai mặt trăng và cú để làm mẫu. - GV: Ngoài cách chào hỏi như SGK, em có thể chào và đáp lời chào linh hoạt theo cách nói riêng của mình. Cú: Chào bạn, tớ là cú. Mặt trăng: Chào cú, tớ là mặt trăng. Hoặc: Mặt trăng: Ai nói đó? Cú: Tớ là cú. Tớ là bạn của cậu. Mặt trăng: Chào cú. Tớ là mặt trăng. Tớ cảm thấy rất vui khi gặp cậu. - GV nhận xét, đánh giá. - HS đọc yêu cầu hoạt động: Đóng vai mặt trăng và cú chào hỏi nhau. Cả lớp quan sát, học tập cách giao tiếp. - HS nói và đáp lời chào hỏi theo cặp tại bàn, dựa vào tranh minh hoạ bài 3 để nói. - Một số cặp HS đóng vai nói trước lớp. HS đóng vai mặt trăng đội mũ mặt trăng, HS đóng vai cú đội mũ cú. - Cả lớp nhận xét, tuyên dương cặp nào mạnh dạn. Hoạt động 4: Viết - GV hướng dẫn + Ở câu 1, em cần điền tên người bạn thân của em vào chỗ trống. Nhớ viết hoa tên của bạn. Ví dụ: Bạn thân của em là Mai Lan. +Ở câu 2, em cần điền một việc mà em và bạn thường cùng nhau làm. Các em có thể xem tranh gợi ý trong SGK hoặc tự viết theo ý riêng của mình. Ví dụ: Em và bạn thường cùng nhau chơi búp bê. - GV nhận xét về bài làm của 2 cặp HS trên bảng lớp (Ở câu 1, tên người đã được viết hoa chưa; các câu đã có dấu châm kết thúc câu chưa?). - GV giúp HS sửa lỗi HS đọc yêu cầu hoạt động: Hoàn thành câu giới thiệu bạn thân của em. - HS đọc các câu cần viết tiếp, nghe GV vừa giải thích, vừa viết mẫu trên bảng phụ. - 2 cặp HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào VBT1/2. - Từng cặp trao đổi bài để soát, sửa chữa. 3.Củng cố, mở rộng, đánh giá. - GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực. - GV: Bài học hôm nay đã cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của tình bạn. Có bạn thì vui, không có bạn thì rất buồn. Các em hãy trân trọng những người bạn tốt của mình nhé - Cả lớp cùng làm Cây tình bạn. HS dán mảnh giấy hình bông hoa đã viết chữ lên và cùng xem, chia sẻ sản phẩm của mình. CHÍNH TẢ ( NHÌN- VIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: - Viết đúng đoạn văn trong bài chính tả. - Điền đúng c/k, iêu/ iêt. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - SGK Tiếng Việt 1/2, VBT Tiếng Việt 1/2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Gv cho HS hát. - Gv giới thiệu bài. - Hát 1 bài 2. Hoạt động chính Hoạt động 1. Nhìn - viết - GV lưu ý HS chữ dễ viết sai chính tả: - GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. + Đoạn chính tả gồm mấy câu? Sau mỗi câu có dấu gì? + Sau dấu chấm phải viết thế nào? + Câu đầu phải viết thế nào? - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có). – HS nhìn vào SGK tr.68, đọc cả đoạn văn trong bài 1. - HS viết, đọc: bật khóc, ước. - HS nhìn - viết vào vở Chính tả. - HS viết xong, đọc chậm để soát bài. - HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có). Hoạt động 2: Bài tập Bài 2: Đọc yêu cầu. - Gv cho HS làm bài. - Chia sẻ kết quả. - Nêu các viết c/ k. Bài 3. Đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài - Điền c/ k - HS làm bài cá nhân. - Chia sẻ với bạn bên cạnh. - Đại diện trình bày trên bảng. cây cảnh cái kìm - HS giải thích cách làm - Điền iên/ iêt. - HS làm bài. - Chữa bài: Nước chảy xiết. Mẹ nướng xiên thịt. 3. Củng cố, đánh giá. - Nhắc lại cách viết c/k. - Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Hs nêu TẬP ĐỌC LỜI CHÀO ĐI TRƯỚC I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: - Đọc đúng và rõ ràng bài Lời chào đi trước. - Hiểu được ý nghĩa của lời chào; nêu được lời khuyên từ bài thơ; điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi ở cuối câu; nói và đáp được lời chào; đọc thuộc lòng được hai khổ thơ. - Sử dụng được lời chào phù hợp với tình huống giao tiếp, ứng xử lịch sự. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bài hát “ Con chim vành khuyên” ( Hoàng Vân) - Tranh minh hoạ dùng cho hoạt động Nói và nghe trong SGK tr.70. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - HS nghe bài hát Con chim vành khuyên (Hoàng Vân), trả lời câu hỏi của GV: Chú chim nhỏ có gì đáng yêu? (Lễ phép, biết chào hỏi, kính trọng người lớn.) - GV: Các bạn nhỏ biết chào hỏi người lớn là những bạn nhỏ ngoan, đáng yêu. Lời chào có những tác dụng nào, chúng ta cùng đọc bài thơ Lời chào đi trước để biết. * GV ghi tên bài lên bảng. 2. Hoạt động chính Hoạt động 1: Đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài .GV chú ý phát âm rõ ràng, chính xác, nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Giọng đọc vui tươi, thong thả. - GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. - Đọc từ mới. GV giải nghĩa từ: chân thành (thành thật, trung thực); cởi mở (thoải mái, gần gũi, tự nhiên). - Đọc nối tiếp câu. - Đọc nối tiếp từng khổ thơ - GV hướng dẫn HS cách ngắt nhịp trong câu thơ, ngắt cuối câu thơ bốn chữ: Đi đến nơi nào// Lời chào đi trước// Lời chào dẫn bước// Chẳng sợ lạc nhà.// - GV nhận xét, đánh giá. - HS đọc nhẩm bài thơ. - Hs đọc thầm theo. - HS đọc các từ ngữ khó đọc : + MB: nơi nào, nở, lòng tốt, chẳng nặng là bao. + MN: đi trước, lạc nhà, hoa, gió mát, bàn tay. - HS đọc các từ mới: chân thành , cởi mở. - HS đọc tiếp nối từng câu thơ theo hàng dọc. - 4 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ - HS đọc từng khổ thơ trong nhóm 4, mỗi HS đọc một khổ. Đại diện 3 nhóm đọc trước lớp, cá nhóm khác nhận xét. - HS đọc cả bài - HS thi đọc toàn bài theo hình thức trò chơi: Đọc tiếp sức. GIẢI LAO : GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi vận động nhỏ. Tiết 2 Hoạt động 2: Đọc- hiểu Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1. 1. Bài thơ khuyên chúng ta điều gì? - GV cho HS làm việc nhóm đôi. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu - GV tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ. - Tổ chức thi đọc. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS thảo luận theo cặp, đọc câu hỏi, đọc kĩ 2 phương án cho sẵn trong SGK để trả lời câu hỏi. - Một số HS trả lời trước lớp: Đáp án: a. Luôn biết chào hỏi. - HS học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV theo kiểu xoá dần từ ngữ trong từng câu thơ, chỉ để lại một số từ ngữ làm điểm tựa, cuối cùng xoá hết. - HS thi đọc thuộc lòng theo nhóm (đọc tiếp nối hoặc đọc tiếp sức từng câu thơ hoặc từng khổ thơ). Hoạt động 3: Nói và nghe - Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 - Chia sẻ kết quả. - Gv nhận xét, đánh giá. - HS đọc yêu câu: Nói lời chào của bạn nhỏ phù hợp với mỗi tranh. - HS hoạt động theo nhóm, quan sát kĩ các tranh A, B, C để hiểu tình huống, đóng vai bạn nhỏ trong tranh để nói lời chào. - Một số HS trả lời: Tranh A: Chào các cậu./ Chào nhé./ Chào nhé, mai gặp lại các cậu nhé. Tranh B: Con chào cô ạ. /Em chào cô ạ. Tranh C: Con chào bố ạ. Hoạt động 4: Viết - GV hướng dẫn: Em đọc hai câu đứng trước ô trống để biết đó là câu hỏi và chọn dấu chấm hỏi. - Làm việc nhóm đôi. - Chia sẻ kết quả: - Gọi HS đọc lại cuộc thoại. - HS đọc yêu cầu của đề bài và đoạn hội thoại trong SGK: - HS cả lớp làm bài tập, điền dấu câu thích hợp vào VBT1/2 - HS đổi bài cho bạn bên cạnh để cùng soát và sửa lỗi. - Đại diện chia sẻ: + Bạn tên là gì? + Bạn học lớp nào? – 2 cặp HS đọc lại câu hỏi và câu trả lời vừa điền dấu câu: 3. Củng cố, mở rộng, đánh giá. - GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực. - GV: Qua bài đọc, chúng ta đã thấy lời chào có tác dụng thật là kì diệu. Lời chào làm cho chúng ta vui vẻ hạnh phúc, gần gũi nhau hơn. Các em hãy sử dụng lời chào thường xuyên, đúng tình huống giao tiếp để là những bạn nhỏ văn minh, lịch sự nhé! TẬP VIẾT CHỮ G, H HOA I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: - Tô được chữ G, H hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ/ slide viết sẵn G, H hoa đặt trong khung chữ mẫu; Hà Giang ( theo mẫu chữ trong vở TV1/2). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - HS chơi trò chơi : “ Alibaba” - GV giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng học tổ chữ G, H hoa. Hướng dẫn tổ chữ G, H hoa và từ ngữ ứng dụng. 2. Hoạt động chính Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ G, H hoa và từ ngữ ứng dụng. * GV cho HS quan sát mẫu chữ G, H hoa cỡ vừa. - Gv mô tả: + Chữ G hoa gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoăn to ở đầu chữ (gần giống chữ C hoa), nét 2 là nét khuyết dưới. + Chữ H hoa gồm 3 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang (lượn 2 đầu), nét 2 là kết hợp của nét khuyết dưới, khuyết trên và móc phải, nét 3 là nét thẳng đứng. - GV nêu quy trình tô chữ G, H hoa cỡ vừa (vừa nói vừa dùng que chỉ, chỉ các nét chữ theo chiều mũi tên, không yêu cầu HS nhắc lại lời nói của mình). - GV cho HS tô chữ lên không trung. - GV nhận xét, chỉnh sửa * GV cho HS quan sát mẫu chữ G, H hoa cỡ nhỏ. - GV hướng dẫn và nhận xét chữ viết trong bảng con của HS. - Cho HS đọc, quan sát từ ngữ ứng dụng: Hà Giang . GV giải thích: Hà Giang là tên riêng một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc nước ta. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Hà Giang, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,.. - Gv hướng dẫn HS viết bảng con. - HS nhận xét độ cao, độ rộng. - HS quan sát và nghe. - HS dùng ngón trỏ tô lên không trung chữ G, H hoa. - HS viết bảng con chữ G, H hoa - HS nhận xét độ cao, độ rộng. - HS viết bảng con. - HS đọc và quan sát - HS lắng nghe. - HS quan sát và nhận xét độ cao các chữ cái trong từ Hà Giang, cách đặt dấu thanh, cách nối nét các chữ cái,.. - HS viết bảng con. Hoạt động 2: Viết vào vở Tập viết - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi tô, viết hoặc tô, viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS. - HS tô, viết vào vở TV1/2, tr.20: G hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), H hoa (chữ cỡ vừa và nhỏ), Hà Giang (chữ cỡ nhỏ) 3. Củng cố, đánh giá - Gv nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập viết chữ G, H hoa. TẬP ĐỌC SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS: - Đọc đúng và rõ ràng bài Sử dụng nhà vệ sinh. - Biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách hiểu được nghĩa của một số biển chỉ dẫn nhà vệ sinh; nhận biết được trình tự sử dụng nhà vệ sinh; viết được lời khuyên về điều nên làm (không nên làm khi sử dụng nhà vệ sinh. - Hình thành được thói quen giữ vệ sinh chung, ý thức tự chăm sóc bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh/ ảnh minh hoạ dùng cho các hoạt động trong SGK tr.72. - Bảng nhóm (số lượng bảng tương ứng số nhóm trong lớp). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - GV: Các em đoán xem bài này cho ta biết điều gì? - GV: Biết vị trí nhà vệ sinh của trường, các em có thể nhanh chóng đi đến khi có nhu cầu. Hôm nay, chúng ta tập đọc bài Sử dụng nhà vệ sinh để biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách. GV ghi tên bài lên bảng. - HS trả lời: Bài này cho ta biết cách sử dụng nhà vệ sinh./ Bài này cho ta biết sử dụng nhà vệ sinh như thế nào. 2. Hoạt động chính Hoạt động 1: Đọc thành tiếng - GV đọc mẫu toàn bài. GV chú ý phát âm rõ ràng, chính xác, chú ý ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm kết thúc câu, dấu hai chấm. - GV chọn ghi 2 – 4 từ ngữ khó lên bảng. - GV giải nghĩa từ bồn cầu bằng cách cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, đặt câu hỏi: Trong tranh, đâu là bồn cầu? - GV hướng dẫn HS đọc câu. GV chọn một số câu dà cho HS luyện đọc: Khi sử dụng nhà vệ sinh,/ em nhớ các việc sau:// - Không giẫm chân lên bồn cầu.// - Đi vệ sinh xong phải xả nước bồn cầu.// - GV chỉ cho HS quan sát những chỗ đánh dấu ngắt hơi, đọc mẫu và hướng dẫn HS: “Cần nghỉ hơi dài, rõ ràng ở chỗ sau dấu hai chấm sau “...nhớ các việc sau: ”, ở chỗ dầu chấm kết thúc câu và xuống dòng, ở trước mỗi gạch đầu dòng.” - GV cho HS luyện đọc bài. - HS đọc nhẩm bài đọc. - HS đọc thầm theo - HS đọc các từ ngữ khó đọc . Ví dụ: xếp hàng, giẫm chân, quy định, xà phòng. - HS đọc từ mới: bồn cầu. - HS chỉ vào hình ảnh minh hoạ tương ứng. - HS nghe GV hướng dẫn cách đọc từng câu văn. - HS luyện đọc cá nhân các câu dài. - HS đọc nối tiếp câu theo hàng dọc. - HS đọc theo cặp. - HS đọc cả bài GIẢI LAO: GV cho HS hát 1 bài hát hoặc chơi trò chơi. Tiết 2. Hoạt động 2: Đọc- hiểu. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập 1. - GV cho HS đọc từng câu hỏi. 1. Những biển chỉ dẫn nào cho biết có nhà vệ sinh? - GV có thể dán ba tranh lên bảng cho HS quan sát. - GV nhận xét. 2. Sắp xếp các bức tranh sau theo đúng thứ tự: - GV gợi ý: + Tranh A vẽ hành động nào? + Tranh B vẽ hành động nào? + Tranh C vẽ hành động nào? + Tranh D vẽ hành động nào? - GV: Mỗi bức tranh là một hành động theo thứ tự thời gian, cần xếp đúng trật tự thời gian để thấy việc nào làm trước, việc nào làm sau. - GV nhận xét. 3. Các biển chỉ dẫn sau ý nói gì? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi. - GV: Khi đi vệ sinh, các em nhớ nhìn biển chỉ dẫn ở trước cửa hoặc phía trên cửa ra vào. Các bạn nam vào đúng nhà vệ sinh nam, các bạn nữ vào đúng nhà vệ sinh nữ. - HS thảo luận theo cặp, xem 3 tranh nhỏ (3 hình biển chỉ dẫn) trong SGK để trả lời câu hỏi. - Một số HS trả lời trước lớp: Biển chỉ dẫn có chữ WC, TOILET. - HS cả lớp quan sát 4 tranh nhỏ trong SGK, trả lời các câu hỏi gợi ý của GV: + Rửa tay sạch sẽ. + Ngồi đúng vị trí. + Vứt rác đúng chỗ. + Xả nước bồn cầu. - HS thảo luận theo nhóm 4, HS báo cáo kết quả trước lớp: Tranh B – Tranh C – Tranh D – Tranh A. - HS thảo luận theo cặp, xem 2 tranh nhỏ (2 biển chỉ dẫn) để trả lời câu hỏi. - Một số HS trả lời trước lớp: Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh dành cho nữ và biển chỉ dẫn nhà vệ sinh dành cho nam. Hoạt động 3: Viết - GV gọi HS đọc yêu cầu hoạt động. - GV có thể dán 2 hình lên bảng cho HS quan sát. - Gọi HS đọc câu mẫu. - GV và HS cùng phân tích câu mẫu: Câu mẫu có đường gạch chéo qua hình nên: + Nội quy cần bắt đầu bằng: “Không...”. + Nội dung của câu nêu ra việc không nên làm. - GV đặt câu hỏi gợi ý: + Hình 1: Nội quy này cho ta biết phải làm gì? + Hình 2: Nội quy này cho ta biết không được làm gì? - GV cho HS làm việc nhóm 4. - GV nhận xét và hướng dẫn các nhóm HS sửa lỗi (nếu có). - Viết lời khuyên phù hợp với một trong hai hình. - 2 HS đọc: Không giẫm chân lên bồn cầu. - Phải đóng nắp bồn cầu - Không được giẫm chân lên bồn cầu. - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm HS chọn một hình. Sau khi thảo luận để hiểu được ý nghĩa của tín hiệu trong mỗi hình, cả nhóm thống nhất cử một bạn viết nhanh câu của nhóm vào bảng nhóm. Ví dụ: + Phải đóng nắp bồn cầu. + Không giẫm chân lên bồn cầu./ Không đặt chân lên bồn cầu. - Các nhóm treo bảng nhóm lên. Các nhóm chọn hình giống nhau thì treo bảng nhóm cạnh nhau để tiện quan sát, so sánh, chữa bài. Cả lớp nhận xét xem các nhóm đã viết hoa chữ cái đầu câu và dùng dấu chấm kết thúc câu chưa. 3. Củng cố, mở rộng, đánh giá – GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực. – GV đưa lại 4 tranh trong hoạt động 2: Hãy chọn những việc em đã làm được. (HS chọn A, B, C hoặc D). - GV: Các em nhớ các biển chỉ dẫn nhà vệ sinh, thực hiện đúng bốn bước khi sử dụng nhà vệ sinh. Biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách là biểu hiện của người lịch sự, văn minh. CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT) LỜI CHÀO ĐI TRƯỚC I. MỤC TIÊU - Viết (chính tả nghe – viết) đúng hai khổ thơ; - Điền đúng g/ gh, tr/ ch (hoặc an/ ang) vào chỗ trống. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - SGK Tiếng Việt 1/2; VBT Tiếng Việt 1/2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - HS hát bài hát: “ Con chim vành khuyên” - GV giới thiệu bài. 2. Hoạt động chính Hoạt động 1: Nghe – viết - GV đọc to một lần hai khổ thơ đầu trong bài : “Lời chào đi trước.” - GV đoc cho HS viết từ dễ viết sai. - GV nhận xét, sửa lỗi cho HS. - GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. + Viết bắt đầu ở ô thứ 4. + Đầu mỗi dòng thơ viết hoa. + Hết khổ thơ cách 1 dòng viết khổ thơ tiếp theo. - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc chậm cho HS soát bài. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu có - 2 HS đọc. - HS luyện viết chữ dễ viết sai chính tả: dẫn bước, kết bạn. - HS nghe – viết vào vở Chính tả - HS đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sửa lỗi (nếu có). Hoạt động 2: Làm bài tập Bài 2. Đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu nêu quy tắc viết g và gh. - GV nhận xét, đánh giá Bài 3. Đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm phần a. Nhận xét, đánh giá. - Chọn g hay gh? - Âm “ gờ” khi đứng trước “ i,e,ê” thì viết là gh. - HS làm bài tập. - Chia sẻ bài trước lớp: Sách vở gọn gàng ghi bài - Chọn a hoặc b a) tr hay ch? - HS làm bài vắt chanh tranh bóng 3. Củng cố, đánh giá - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chăm chỉ luyện viết. KỂ CHUYỆN (Đọc – kể ) MẶT TRĂNG TÌM BẠN I. MỤC TIÊU - Kể được câu chuyện ngắn Mặt trăng tìm bạn bằng 4 – 5 câu; hiểu được niềm vui khi có bạn, biết quý trọng tình bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Tranh minh hoạ câu chuyện Mặt trăng tìm bạn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Giới thiệu - HS trả lời câu hỏi Đố em: Trông xa tưởng là mèo Lại gần hoá ra chim Ban ngày ngủ lim dim Ban đêm rình bắt chuột. Là con gì? (Cú mèo) - GV: Đó là người bạn mà mặt trăng đã tìm thấy. Chúng ta cùng kể lại câu chuyện Mặt trăng tìm bạn mà các em đã đọc nhé. 2. Các hoạt động chính Hoạt động 1: Đọc lại bài tập đọc - GV yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc “Mặt trăng tìm bạn ” Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - GV treo tranh 1, hỏi: Vì sao mặt trăng buồn? - Treo tranh 2, hỏi: Mặt trăng ước điều gì? - Treo tranh 3 và hỏi: Cú nói điều gì khiến mặt trăng vui? - GV treo tranh 4 và hỏi: Sau khi kết bạn, hai bạn thế nào? HS đọc trong nhóm đôi. - HS quan sát bức tranh 1và trả lời: Mặt trăng buồn vì không có bạn.( 2- 3 HS trả lời). - HS quan sát bức tranh 2 . - 2 - 3 HS trả lời: Mặt trăng ước có một người bạn. - HS quan sát bức tranh 3. - 2 - 3 HS trả lời: Cú nói: “Chào bạn! Tớ sẽ làm bạn với bạn.” - HS quan sát tranh và trả lời: Sau khi kết bạn, cả hai đều vui. Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện. a) Kể tiếp nối câu chuyện trong nhóm. - GV chia nhóm, yêu cầu HS kể trong nhóm theo từng bức tranh. - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm việc. b) Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - GV hướng dẫn HS thể hiện giọng nói của mặt trăng và cú khác nhau một cách tự nhiên trong lời hội thoại. c) Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp - GV mời một số HS lên bảng vừa chỉ vào tranh vừa kể chuyện. - GV cho HS thi đóng vai. Phân vai: người dẫn chuyện, cú và mặt trăng. - GV nhận xét, tuyên dương. d) Mở rộng - GV: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? - HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động trong nhóm: HS1 - Kể tranh 1; HS2 – Kể tranh 2; HS3 – Kể tranh 3; HS4 – Kể tranh 4. - HS kể liền mạch nội dung của 4 tranh trước nhóm. Khi 1 bạn kể thì các bạn khác lăng nghe và góp ý. Ví dụ: + Mặt trăng rất buồn vì không có bạn. Mặt trăng ước có một người bạn. Thấy thế, cú nói: “Chào bạn! Tớ sẽ làm bạn với bạn”. Sau khi kết bạn, cả hai đều vui. (4 câu) + Khi đêm tối lạnh lẽo buông xuống, trên bầu trời chỉ có một mình mặt trăng. Mặt trăng cảm thấy rất cô đơn vì không có bạn. Mặt trăng bật khóc: “Giá mà mình có thể tìm được một người bạn!”. Nghe thấy tiếng mặt trăng, một bạn có bèn nói: “Chào bạn! Bạn đừng buồn nữa. Tớ sẽ làm bạn với bạn vì tớ luôn thức cả đêm.” Mặt trăng và có liên kết bạn với nhau. Cả hai đều cười vui vì đã có bạn. (6 câu) - Đại diện HS lên kể. - Các bạn trong lớp lắng nghe, quan sát và cổ vũ bạn. - Một vài nhóm lên đóng vai kể chuyện. HS cả lớp nhận xét, khen. - HS suy nghĩ trả lời: Có bạn rất vui. 3. Củng cố, đánh giá - GV tổng kết giờ học, tuyên dương ý thức học tập của các em học tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng để kể được câu chuyện hay. ĐỌC MỞ RỘNG HS tìm đọc lời một bài hát thiếu nhi. 1. Tìm kiếm nguồn Đọc mở rộng HS có thể tìm đọc lời bài hát thiếu nhi trong các tuyển tập bài hát. Ví dụ: - Hoàng Long - Hoàng Lân (2016). 65 bài hát thiếu nhi chọn lọc, NXB Kim Đồng. - Nguyễn Văn Chung (2017). 100 bài hát thiếu nhi, NXB Tổng hợp. 2. Trình bày kết quả Đọc mở rộng 3. Gợi ý bài Đọc mở rộng Đọc lời bài hát Lớp chúng ta đoàn kết: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT Nhạc và lời: Mộng Lân Lớp chúng mình rất rất vui Anh em ta chan hoà tình thân Lớp chúng mình rất rất vui Như keo sơn anh em một nhà Đầy tình thân quý mến nhau Luôn thi đua học chăm tiến tới Quyết kết đoàn giữ vững bền Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan. ? Thi kể tên một số bài hát thiếu nhi em biết.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_truon.docx