Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022

Tiết 1: HĐTN: EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ, tự giác học và làm bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nói đúng, đủ câu, thực hiện yêu cầu của GV; Kỹ năng tương tác trên thiết bị học trực tuyến (máy tính, ipad, smart phone).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi và yêu cầu của bài học.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tăng cường sự chia sẻ, tương trợ lẫn nhau của các bạn thiếu nhi giữa các lớp.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Hành động thu gom phế liệu (giấy, lon bia) để đóng góp thực hiện công trình măng non cấp Thị xã và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội.

2. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái: ý thức tiết kiệm, tình yêu lao động, trách nhiệm cộng đồng chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, bài giảng pp, File bài hát: “Tuổi nhỏ việc nhỏ”.

- HS: SGK, thiết bị học trực tuyến.

 

docx 32 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 1A
Tuần 27 (21/3 - 26/3/2022)
Thứ
Tiết
Môn
Bài dạy
Ghi chú
Hai
1
HĐTN
Em làm kế hoạch nhỏ
2
Toán
Bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số - T1
3
Tiếng Việt
Bài 1: Kiến và chim bồ câu - T1
4
Tiếng Việt
Bài 1: Kiến và chim bồ câu - T2
Ba
1
Toán
Bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số - T2
2
Tiếng Việt
Bài 1: Kiến và chim bồ câu - T3
3
Tiếng Việt
Bài 1: Kiến và chim bồ câu - T4
4
Tiếng Việt
Luyện tập, thực hành các kĩ năng
Tư
(GVBM
1
Âm nhạc
2
Mĩ thuật
3
TNXH
4
Đạo đức
5
GDTC
Năm
1
Toán
Bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số - T3
2
Tiếng Việt
Bài 2: Câu chuyện của rễ - T1
3
Tiếng Việt
Bài 2: Câu chuyện của rễ - T2
4
HĐTN
Bài 18: Em tham gia các hoạt động xã hội - T1
Sáu
(Đ/c dạy)
1
GDTC
2
Tiếng Việt
3
TNXH
4
Tiếng Việt
Bảy
1
Tiếng Việt
Bài 3: Câu hỏi của Sói - T3
2
Tiếng Việt
Bài 3: Câu hỏi của Sói - T4
3
Tiếng Việt
Luyện tập, thực hành các kĩ năng
4
HĐTN
Sơ kết tuần, lập kế hoach tuần sau
CM duyệt Người lập
Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: HĐTN: EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ, tự giác học và làm bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nói đúng, đủ câu, thực hiện yêu cầu của GV; Kỹ năng tương tác trên thiết bị học trực tuyến (máy tính, ipad, smart phone).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi và yêu cầu của bài học.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tăng cường sự chia sẻ, tương trợ lẫn nhau của các bạn thiếu nhi giữa các lớp.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Hành động thu gom phế liệu (giấy, lon bia) để đóng góp thực hiện công trình măng non cấp Thị xã và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội.
2. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái: ý thức tiết kiệm, tình yêu lao động, trách nhiệm cộng đồng chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, bài giảng pp, File bài hát: “Tuổi nhỏ việc nhỏ”. 
- HS: SGK, thiết bị học trực tuyến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
PHA
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đến bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài “Em làm kế hoạch nhỏ”.
- YC HS thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
1. Mở đầu:
- Cho HS sinh nghe bài hát: “Tuổi nhỏ việc nhỏ”:
2. Hình thành kiến thức mới: Phát động phong trào “Em làm kế hoạch nhỏ”
- Nêu mục đích ý nghĩa của phong trào.
- Nêu nội dung và hình thức thực hiện: Thu gom giấy vụn, chai nhựa, lon bia, lon nước ngọt, ....
- Thời gian thực hiện: 2 tuần
- Vận động HS nhặt giấy vụn, chai nhựa trong quá trình vệ sinh trường lớp và sách báo cũ, giấy bìa các - tông, ....
* Lưu ý: 
+ Không mua phế liệu bên ngoài để nộp
+ Không thu tiền trực tiếp thay phế liệu
3. Luyện tập:
- Yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động
- Đánh giá tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
4. Vận dụng:
- Sau khi kết thúc thời hạn nộp GV thống kê số liệu thu được và nộp về Liên đội
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Chia sẻ cảm xúc, ý nghĩa khi tham gia phong trào này.
- Lắng nghe
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập và giao nhiệm vụ tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
- Đánh giá và trả bài cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
*************************************
Tiết 2:	 TOÁN: BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾT 1) 
I. Yêu cầu cần đat:
1. Năng lực:
1.1 Năng lực chung:
 - Tự chủ, tự học: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra. 
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học. 
+ Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
1.2. Năng lực đặc thù: 
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học.
 2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Máy tính, bài giảng pp.
Học sinh: SGK, VBT Toán, bảng con, thiết bị học TT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
PHA
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đến bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
Hoạt động 1: Mở đầu: 
- Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
70 + 20 = ... 73 + 11 = ....
34 + 26 = ... 13+ 22 = .....
- GVNX
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi)
Khám phá: 
- GV cho HS quan sát tranh có 76 que tính, lấy đi 5 que tính.
- GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính 1 chục và 6 que tính rời.
- GV nêu: Nếu ta lấy đi 5 que tính thì chúng ta còn bao nhiêu que tính. Các em hãy thao tác trên những que tính chúng ta vừa lấy ra.
- GV nêu: Có 7 bó que tính 1 chục chúng ta giữ nguyên, chúng ta lấy ra 5 que tính lẻ tức là trừ đi 5 que. Coi những bó que tính bó thành chục là hàng chục, những que tính lẻ là hàng đơn vị. Vậy chúng ta trừ hàng đơn vị đi 5, còn hàng chục không cần trừ.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính trừ 76 - 5 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.
- GV nêu: Viết 76 rồi viết 5 dưới 76 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu - , kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
76
* 6 trừ 5 bằng 1, viết 1
 -
* 7 trừ 0 bằng 7, viết 7
5
Vậy: 76 – 5 = 71
71
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính sau khi lấy đi 5 que để kiểm tra kết quả phép tính trừ.
* Tương tự cho VD với quả táo
3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập
* Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét bài của HS và chốt kết quả đúng
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Gọi HS nhận xét và GV chốt kết quả đúng
* Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe ô tô:
- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.
- Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho xe ô to).
- GV gọi 3- 4 HS đọc kết quả.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Bài 4: Giải bài tập:
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Muốn biết trên xe buýt còn lại bao nhiêu hành khách thì các em làm phép tính gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo phòng zoom viết phép tính và kết quả ra vở.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV chốt đáp án.
4. Hoạt động 4: Vận dụng - Trải nghiệm:
- Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng
- HSNX – GV kết luận .
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HSNX (Đúng hoặc sai).
- HS thao tác với que tính.
- HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS làm bài ở bảng con rồi giơ lên để bạn và cô nhận xét
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân, nối kết quả đúng.
- HS thực hiện.
- HS TL.
- HS thảo luận theo phòng.
- HS viết được phép tính:
29 - 5 = 24.
- HS đọc kết quả.
- HS chơi
Sau khi dạy: KT ĐG: Ôn tập và giao nhiệm vụ tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
- Đánh giá và trả bài cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
*************************************
Tiết 3, 4: TIẾNG VIỆT: CHỦ ĐỀ 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
BÀI 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU (Tiết 1, 2)
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. 
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại 
+ Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc. 
+ Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát 
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn 
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Máy tính, bài giảng pp. 
2. HS: Sách tiếng Việt HS, vở tập viết, bảng con, thiết bị học TT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
PHA
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đến bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 1: Kiến và chim bồ câu
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
 TIẾT 1
Hoạt động 1. Khởi động
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. 
+ Những người trong tranh đang làm gì? 
- GV nhận xét câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ câu. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài tập đọc có mấy câu? 
+Tìm những tiếng, từ khó đọc có trong bài
+ GV ghi từ khó lên bảng.
- Luyện đọc câu:
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu 
+ GV hướng dẫn đọc câu dài 
* (Nghỉ giữa tiết)
- Luyện đọc đoạn:
+ GV chia đoạn: 
Đoạn 1: từ đầu đến leo được lên bờ
Đoạn 2: Một hôm đến liền bay đi
Đoạn 3: phần còn lại
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó trong bài. 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm phòng zoom
- Luyện đọc toàn bài.
+ GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh và TL:
+ Những người trong bức tranh trên nóc nhà đó là những hình ảnh người dân đang tìm cách để tránh lũ lụt. Một chiếc thuyền máy đang tiến đến chỗ người dân để cứu người dân thoát khỏi vùng lũ lụt. 
- HS theo dõi 
+ Bài tập đọc có 14 câu 
+ HS nêu: vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn, ngắm bắn, giật mình, thoát chết. 
+ HS đọc CN 
- HS đọc nối tiếp từng câu (CN)
- HS đọc CN
- HS theo dõi 
- HS đọc CN 
- HS đọc CN 
(vùng vẫy: hoạt động liên tiếp để thoát khỏi một tình trạng nào đó; nhanh trí: suy nghĩ nhanh, ứng phó nhanh; thợ săn: người chuyên làm nghề săn bắt thú rừng và chim).
- HS đọc đoạn theo nhóm. 
- HS đọc CN 
Sau khi dạy: KT ĐG Ôn tập và giao nhiệm vụ tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
- Đánh giá và trả bài cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T2): LUYỆN TẬP
 I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
 -Tự chủ, tự học: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra. 
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học. 
+ Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
1. 2. Năng lực đặc thù: 
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL Sử dụng phương tiện, đồ dung dạy học.
2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
1. GV: Máy tính, bài giảng Powerpoint. 
2. HS: SGK, VBT, bảng con, thiết bị học TT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
PHA
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đế bài học bài 31: Phép trừ số có hai chữ số với số có một chữ số (T2).
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 
- YC HS thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Yc HS làm bảng con.
+ HS 1: 65 - 5
+ HS 2: 97 - 6
- GVNX
- HS thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tìm số thích hợp theo mẫu.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
a) 35 - 2 = ? (Bài mẫu).
- GV hỏi: 35 - 2 ta có thể lấy 35 - 1 mấy lần?
- Gv hướng dẫn HS thực hiện 
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
b) 18 - 3 = ?
- Tương tự bài mẫu, để thực hiện được 18 - 3 ta lấy 18 trừ 1 mấy lần?
- Yêu cầu HS nêu cách tính. Gọi một vài HS nhắc lại.
- HS thực hiện
- Nhận xét
c) 16 - 4 = ?
- Gọi HS trả lời CN.
- GV nhận xét: Khi thực hiện tính nhẩm các phép tình trừ đơn giản, ta có thể trừ dần 1 để tìm kết quả.
Bài 2: Đúng hay sai?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV gọi HS đặt tính và giải thích vì sao điền Đ, S?
- Nhận xét.
Bài 3: Hai phép tính nào có cùng kết quả?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính, tìm các phép tính có cùng kết quả.
- GV hướng dẫn HS nối các phép tính cùng kết quả với nhau.
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- GV nêu bài toán.
- Hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài.
- Để tìm số bạn thỏ, ta làm phép tính gì?
- Gọi HS đặt lời giải.
- GV nhắc lại các bước. (lời giải, phép tính, đáp số)
- HS tự thực hiện bài vào vở.
- Nhận xét.
- HS theo dõi
- HS trả lời: 35 - 2 ta có thể lấy 35 - 1 hai lần.
35 - 1 = 34, 34 - 1 = 33.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời: 18 - 3 ta lấy 18 trừ 1 ba lần.
- HS nêu: 18 - 1 = 17, 17 - 1 = 16, 16 - 1 = 15. Vậy 18 - 3 = 15
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
- HS theo dõi
- HS nêu
- HS thực hiện
a) Đ
b) S (sai khi trừ ở hàng chục)
c) S (sai ở đặt tính)
d) Đ
- HS theo dõi.
- HS nêu
- HS tự thực hiện
- HS nối:
98 - 3 = 96 -1
66 - 5 = 65 - 4
77 - 7 = 76 - 6
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
+ Có 18 bạn rùa và thỏ, rùa 8 bạn.
+ Tìm số bạn thỏ.
- HS theo dõi.
- Ta thực hiện phép trừ: 18 - 8
- HS đặt lời giải: Số bạn thỏ có là:
- HS nhắc: (lời giải, phép tính, đáp số).
- HS thực hiện
 Bài giải:
 Số bạn thỏ có là:
 18 - 8 = 10 (bạn thỏ)
 Đáp số: 10 bạn thỏ
- HS thực hiện.
- Hs theo dõi.
Sau khi dạy: KT ĐG: Ôn tập
Và giao nhiệm vụ tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
- Đánh giá và trả bài cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *************************************
Tiết 2, 3: TIẾNG VIỆT: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU (T3, 4)
I I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. 
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại 
+ Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc. 
+ Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát 
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: Ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn 
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Máy tính, bài giảng pp. 
2. HS: Sách tiếng Việt HS, vở tập viết, bảng con, thiết bị học TT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
PHA
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đế bài đọc: Kiến và chim bồ câu (T3,4).
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 
- YC HS thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
TIẾT 3
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- Ôn: GV cho HS đọc lại bài Kiến và chim bồ câu. 
- Khởi động: Trò chơi: “Con thỏ, con thỏ”
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:
a. Nam ( ) nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố.
b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện (...).
- GV hướng dẫn HS lần lượt chọn từ ngữ phù hợp và nhắn vào ô chat.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
 (Nghỉ giữa tiết)
6. Kể lại câu chuyện: Kiến và chim bồ câu:
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SHS. 
- GV gợi ý HS chia nội dung câu chuyện thành 4 đoạn nhỏ (tương ứng 4 tranh), dựa vào đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV gọi đại HS kể câu chuyện trước lớp.
- Nêu bài học của câu chuyện: Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.
 Tiết 4
7. Nghe viết
- GV đọc hai câu: Nghe tiếng kêu cứu của Kiến, bồ câu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. 
+ Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước.
 + GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. 
- GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. 
- GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa ăn, ăng, oat, oăt:
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể ở trong hoặc ngoài bài. 
- GV gọi HS nêu từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét, tuyên dương
 (Nghỉ giữa tiết)
Hoạt động 3: Vận dụng
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?
- GV chia phòng zoom và giao nhiệm vụ thảo luận. 
- Nhận xét, kết luận. 
- HS chú ý lắng nghe
+ HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- HS viết vào vở tập viết. 
- HS soát lỗi bằng bút chì.
- HS nêu từ ngữ tìm được
- HS thảo luận theo nhóm phòng và đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS chú ý lắng nghe
+ HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
- HS viết vào vở tập viết. 
- HS soát lỗi bằng bút chì.
- HS nêu từ ngữ tìm được
- HS thảo luận theo nhóm phòng và đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Sau khi dạy: KT ĐG: Ôn tập
Và giao nhiệm vụ tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
- Đánh giá và trả bài cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *************************************
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH CÁC KĨ NĂNG 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết vấn đề trong học tập. 
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Kiến và chim bồ câu.
+ Phát triển kĩ năng viết dựa vào những từ ngữ cho sẵn, sắp xếp các từ ngữ thành câu đúng (HĐ2)
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2)
II.CHUẨN BỊ: 
1. GV: máy tính, bài giảng pp.
2. HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
Hoạt động 2. Luyện tập – Thực hành
2.1. Đọc
- GV cho HS đọc lại bài: Kiến và chim bồ câu.
2.2. Bài tập: Kiến và chim bồ câu
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu 
a. kiến, nhau, cảm ơn, và, chim bồ câu
b. kiến, chim bồ câu, và, hay, câu chuyện, là
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài và đọc các từ ngữ ở từng dòng.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm phòng sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng cho thành câu. 
- GV yêu cầu HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV nhận xét bài làm của HS.
* GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- HS chơi trò chơi
- HS cá nhân, đồng thanh
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm phòng và trình bày.
a. Kiến và chim bồ câu cảm ơn nhau. (hoặc Chim bồ câu và kiến cảm ơn nhau)
b. Kiến và chim bồ câu là câu chuyện hay. 
- HS viết vào vở và đọc câu đã hoàn chỉnh.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *************************************
Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: TOÁN: BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T3): LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
 - Tự chủ, tự học: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra. 
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học. 
+ Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
1.2. Năng lực đặc thù: 
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL Sử dụng phương tiện, đồ dung dạy học.
2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DỤNG DẠY - HỌC:
1. GV: Máy tính, sách giáo khoa Toán tập 2, bài giảng Powerpoint. 
2. HS: Vở BT toán, sách giáo khoa Toán, hộp đồ dùng, bảng con, phấn, thiết bị học TT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
PHA
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên 
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đế bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài bài 31: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số (T3)
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
1. Khởi động:
- YCHS làm bảng con.
+ HS 1: 67 - 4
+ HS 2: 55 - 2
+ Gọi HS khác nhận xét, nêu cách tính.
- GVNX
2. Luyện tập – thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
- Nhắc HS chú ý đặt thẳng cột.
- Lớp thực hiện bảng con.
- Nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm phòng zoom, tự thực hiện phép cộng, trừ theo sơ đồ và tìm số thích hợp điền vào mỗi ô.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
Bài 3: Diều nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 55?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính.
- Gọi HS trình bày.
- GV hỏi: Diều nào có kết quả lớn hơn 55?
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV nêu bài toán.
- Hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Để tìm số quả còn lại, ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tính và điền phép tính vào ô trống cho phù hợp.
- GV nhận xét.
3. Vận dụng: Trò chơi: Lấy đồ chơi nào?
- Gv nêu cách chơi
- YC về nhà chơi
- HS làm bảng con
- HS theo dõi
- HS đọc yêu cầu
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- HS theo dõi.
- HS nêu: Tìm số thích hợp điền vào mỗi ô trống.
- HS thực hiện nhóm
- Đại diện nhóm trình bày:
a) 57, 53
b) 49, 42
- HS theo dõi.
- HS nêu
- HS thực hiện
- HS trình bày: 
59 - 2 = 57, 59 - 6 = 53
59 - 9 = 50, 58 - 3 = 55
- HS trả lời: Diều màu vàng có kết quả lớn hơn 55.
- HS theo dõi.
- HS trả lời: Bài tập yêu cầu điền phép tính vào ô trống cho phù hợp.
- HS theo dõi.
- HS trả lời:
+ Cây dừa có 48 quả, hái xuống 5 quả.
+ Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả?
- Ta thực hiện phép trừ: 48 – 5
- HS thực hiện: 48 - 5 = 43 
- HS theo dõi.
- Lắng nghe
Sau khi dạy: KT ĐG: Ôn tập
Và giao nhiệm vụ tiết sau
- Giao nội dung kiểm tra trên trên nhóm Zalo.
- Đánh giá và trả bài cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, ôn luyện.
- HS thực hiện và gửi bài lên zalo cá nhân của giáo viên
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *************************************
Tiết 2, 3: TIẾNG VIỆT: BÀI 2: CÂU CHUYỆN CỦA RỄ
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu 
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng hai khổ thơ cuối. 
 + Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Năng lực văn học: 
 + Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ. Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: Đức tính khiêm nhường 
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Máy tính, bài giảng pp, sách Tiếng Việt HS tập 2. 
2. HS: Sách tiếng Việt HS tập 2, vở tập viết, thiết bị học TT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trước khi dạy:
Chuẩn bị DHTT
- Giao nhiệm vụ cho học sinh trên
Zalo nhóm lớp về nội dung liên quan đế bài học.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 5: Câu chuyện của rể
- YC Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Trong khi dạy:
Tổ chức dạy học TT
 TIẾT 1
Hoạt động 1. Ôn và khởi động
- Ôn: GV cho HS đọc bài Kiến và chim bồ câu
- Khởi động: 
GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi:
+ Cây có những bộ phận nào?
+ Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?
- GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài thơ Câu chuyện của rễ.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
a. Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài thơ
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
+ Bài thơ có mấy dòng? 
+ Tìm những tiếng, từ khó đọc có trong bài.
+ GV ghi lên bảng và hướng dẫn HS đọc
- Luyện đọc từng dòng thơ:
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng thơ. 
- Luyện đọc khổ thơ:
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ trong bài: sắc màu, trĩu. 
+ GV cho HS đọc từng khổ thơ theo nhóm phòng
- Luyện đọc cả bài thơ
+ GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
* (Nghỉ giữa tiết)
b. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
- GV cho HS tìm tiếng và nhắn vào ô chát
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở từ: lặng lẽ, khiêm nhường và các tiếng cùng vần với nhau ở cuối dòng thơ. 
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- HS đọc cá nhân 
- HS quan sát tranh và TLCH:
+ rễ cây, thân cây, cành, lá, hoa
+ Bộ phận rễ của cây kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.docx