Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Thị Hương

Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Thị Hương

CHỦ ĐỀ 9: VUI HỌC

BÀI 1: ac âc (tiết 1-2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Vui học. Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ac, âc.

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ac, âc; đánh vần thầm và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “c”. Viết được các vần ac, âc và các tiếng, từ ngữ có các vần ac, âc. Đánh vần nhỏ các tiếng, đọc trơn từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;cùng bạn hỏi đáp giới thiệu về bức tranh vẽ cảnh sa mạc qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ từ các vần ac, âc;một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ; tranh chủ đề.

 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,

 

docx 61 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 7540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 - Đinh Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 9: VUI HỌC
BÀI 1: ac âc (tiết 1-2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Vui học. Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ac, âc.
2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ac, âc; đánh vần thầm và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “c”. Viết được các vần ac, âc và các tiếng, từ ngữ có các vần ac, âc. Đánh vần nhỏ các tiếng, đọc trơn từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;cùng bạn hỏi đáp giới thiệu về bức tranh vẽ cảnh sa mạc qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ từ các vần ac, âc;một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ; tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu các bạn học sinh đọc câu, đoạn; viết từ ngữ; nói câu có tiếng chứa vần từ có chứa ay, ây; trả lời một vài câu hỏi về nội dung của các bài đọc thuộc chủ đề Đồ chơi - trò chơi.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề (và tranh chủ đề) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Vui học. Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ac, âc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 90.
- Giáo viên giới thiệu tên chủ đề và chữ ghi tên chủ đề, yêu cầu học sinh nhận diện và đọc chữ mà học sinh đã học. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Vui học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói về những sự vật có trong tranh liên quan đến ac, âc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần ac, âc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ac, âc).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Học sinh lắng nghe .
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi ra.
- Học sinh nêu 
- Học sinh quan sát và nói: 
- Học sinh nêu các tiếng tìm được
- Học sinh so sánh ac, âc.
- Học sinh lắng nghe 
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ac, âc; đánh vần thầm và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “c”. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
Nhận diện vần mới:
 Nhận diện vần ac:
- Giáo viên gắn thẻ chữ ac lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần ac.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ ac.
Nhận diện và âc:
Tiến hành tương tự như nhận diện vần ac.
Tìm điểm giống nhau giữa các vần ac, âc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần acvà âc.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “-c”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đại diện lạc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng theo mô hình tiếng lạc. 
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
Đánh vần và đọc trơn từ khóa lạc đà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ lạc đà.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa lạc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa lạc đà.
Đánh vần và đọc trơn từ khóa quả gấc:
Tiến hành tương tự như từ khóa lạc đà. 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh đọc 
- Học sinh so sánh
- Học sinh quan sát , đánh vần 
- Học sinh phân tích 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh quan sát từ lạc đà, phát hiện vần ac trong tiếng khoá lạc.
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh đọc trơn 
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
* Mục tiêu: Học sinh viết được các vần ac, âcvà các tiếng, từ ngữ có các vần ac, âc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thực hành
 Viết vào bảng con chữ ac, lạc đà, âc, quả gấc:
- Viết vầnac:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ ac.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần ac.
- Học sinh viết vần ac vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từ lạc đà:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ lạc
- Viết chữ âc, quả gấc:
Tương tự như viết chữ ac, lạc đà.
Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ ac, lạc đà, âc, quả gấc vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh viết chữ lạc đà vào bảng con.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh viết chữ ac, lạc đà, âc, quả gấc.
- Học sinh nhận xét, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần nhỏ các tiếng, đọc trơn từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần ac, âctheo chiều kim đồng hồ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần ac, âc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ vạc hoặc nhấc tạ, sa mạc, sợi bấc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần ac, âc 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần ac, âc 
- Học sinh quan sát tranh, tìm 
- Học sinh đánh vần và đọc trơn 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa 
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp. 
- Học sinh tìm thêm vần ac, âc
- Học sinh nêu.
b. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng: Lạc đà sống ở đâu? Nó có thể làm gì?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm 
- Học sinh đánh vần 
- Học sinh hiểu được nghĩa của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn hỏi đáp giới thiệu về bức tranh vẽ cảnh sa mạc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hỏi gợi mở nội dung tranh: Tranh vẽ những gì? Màu sắc các vật như thế nào? Em thích hay không thích? Vì sao?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành hỏi đáp về sa mạc theo nhóm, trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, khuyến khích theo số câu hỏi đáp, giới thiệu về cảnh vật trong bức tranh.
- Học sinh đọc 
- Học sinh quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh thực hành hỏi đáp về sa mạc (nhóm, trước lớp).
4. Củng cố - dặn dò (3-5 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện, đọc lại tiếng, từ ngữ có ac, âc.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện đọc lại tiếng, từ ngữ có ac, âc.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (bài ă, ăc).
RÚT KINH NGHIỆM:
 .. 
 .. 
Đạo đức
TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
BÀI 5: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà; biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
2. Kĩ năng: Thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.
3. Thái độ: Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đồng tình với thái độ, hành vi không tự giác làm việc ở nhà.
4. Năng lực chú trọng: Phân biệt được hành vi tự giác hoặc không tự giác khi sinh hoạt ở nhà; khắc phục những hành vi chưa tự giác ở nhà; biết được những ưu điểm, hạn chế của bản thân về tự giác ở nhà; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình; các hành vi ứng xử ở nhà; tham gia công việc gia đình.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Bé quét nhà” Nhạc và lời của Hà Đức Hậu.
	2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe hát bài “Một sợi rơm vàng”và dẫn dắt học sinh vào bài học “Tự giác làm việc ở nhà”.
- Học sinh cùng hát theo
2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
a. Các bạn đang làm gì? Đó có phải là những việc em thường làm không?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát thật kĩ các hình, lưu ý đến không gian, bối cảnh của từng hình:Hình 1: Bé gái đang gấp chăn (không gian phòng ngủ, chi tiết chiếc đồng hồ).Hình 2: Bé trai đang để dép lên kệ (chi tiết mang ba lô khi đi học về, không gian gần cửa cần được khai thác).Hình 3: Bé trai đang lau bàn (không gian nhà bếp). Hình 4: Bé gái đang lau nhà (không gian phòng khách).
- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với bản thân: đó có phải là những việc em thường làm không?
b. Khi làm việc không cần ai nhắc nhở, các bạn đã thể hiện điều gì?
- Giáo viêngợi ý thêm để học sinh tự nhận ra được: tất cả các bạn nhỏ trong 4 hình trên đều làm việc mộtcách thoải mái, với tác phong nhanh nhẹn và tâm trạng vui vẻ. Khi làm việc không cần ai nhắc nhở là lúc khi em thể hiện tính tự giác của mình.
- Học sinh quan sát thật kĩ các hình, lưu ý đến không gian, bối cảnh của từng hình.
- Học sinhliên hệ được với bản thân.
- Học sinhtự nhận ra được thái độ làm việc của các bạn trong hình.
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Các bạn đã tự giác làm những việc gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác các không gian và công việc quen thuộc trong gia đình:Hình 1: Sau bữa cơm gia đình, cả nhà đều chung tay dọn dẹp. Giáo viên cần lưu ý khai thác các chi tiết cả bố mẹ và hai con đều cùng nhau dọn dẹp.Hình 2: Hai chị em đang tự gấp quần áo trong phòng. Hình 3: Bé gái đang giúp mẹ nhặt rau trong nhà bếp. Hình 4: Bé trai đang thu dọn đồ chơi ở phòng khách.
- Giáo viênchia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một việc liên quan đến một hình.
b) Kể thêm những việc em đã tự giác làm ở nhà.
- Giáo viênhướng dẫn, tổ chức để học sinh không lặp lại các công việc vừa được nêu, đồng thời giúp các em xác định đúng những việc tự giác làm ở nhà.
- Sau khi học sinhthảo luận và trình bày theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập, giáo viên cần có những nhận xét, khái quát lại và gợi ý thêm những việc khác mà em có thể tự giác làm ở nhà. 
- Giáo viêncần lưu ý khích lệ những trường hợp học sinh trả lời đúng hay chưa đúng, tránh chỉ trích hoặc phê bình.
- Học sinh khai thác các không gian và công việc quen thuộc trong gia đình.
- Các nhóm làm việc, mỗi nhóm thảo luận về một việc liên quan đến một hình.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh lắng nghe.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi tự giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào?, 
- Giáo viêncần lắng nghe các em phát biểu, chia sẻ rồi định hướng: Ở nhà, em cùng anh/chị hoặc cùng bố mẹ làm việc luôn mang đến niềm vui, cụ thể là hai bạn trong hình tỏ ra hứng khởi, vui vẻ khi cùng giúp bố mẹ rửa chén bát.
b. Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà? 
- Giáo viên cần lường trước những tình huống trả lời của học sinh để có hướng giải quyết, sao cho học sinh sẽ tự nhận thức được: việc tự giác làm việc ở nhà không chỉ là hoạt động giúp đỡ bố mẹ, người thân, qua đó tăng cường sự giao tiếp, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, mà còn giúp em rèn luyện tính tự giác, rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
- Học sinh bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình với hình nào, giải thích vì sao đồng tình hay không đồng tình.
- Học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà?
Rút kinh nghiệm:
 .. 
 .. 
 Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 9: VUI HỌC
BÀI 2: Ă ă- ăc (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa ă, ăc
2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của ă, ăc. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “c”.Viết được các ă, ăcvà các tiếng, từ ngữ có các vần ă, ăc. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ă, ăc(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết từ ngữ, nói câu có tiếng chứa vần ac, âc.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ă, ăc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 92.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ă, ăc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có ă, ăc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ăc).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ ă.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ă, ăcnhư:đồng hồ quả lắc, hoa ngũ sắc, tắc kè.
- Học sinh nêu: lắc, sắc, tắc.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa ăc. Từ đó, học sinh phát hiện ra ăc.
- Học sinhphát hiện ra âm ă (âm mới).
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ă, ăc; hiểu nghĩa của các từ đó.Viết được các vần ă, ăcvà các tiếng, từ ngữ có các vần ă, ăc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vầnăc:
- Giáo viên gắn thẻ chữ ăclên bảng.
- Giáo viên giới thiệu chữ ăc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ ăc.
a.2.Tìm điểm giống nhau giữa các vần ăc, ac, âc:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh các vần ăc, ac, âc.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “c”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đại diện:mắc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng mắctheo mô hình.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa mắc áo:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ mắc áo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa mắc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa mắc áo.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa xe hơi:
Tiến hành tương tự như từ khóa mắc áo. 
- Học sinh quan sát, phân 
tích vần ăc: âm ăđứng trước, âm cđứng sau.
- Học sinh đọc chữ ăc: á-cờ-ăc.
- Học sinhnêu điểm giống nhau giữa các vần (đều có âm cđứng cuối vần).
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “c”.
- Học sinh phân tích: mắc(gồm âm m, vần ăcvà thanh sắc).
- Học sinh đánh vần: mờ-ăc-măc-sắc-mắc.
- Học sinh quan sát từ mắc áophát hiện tiếng khoá mắc, vần ăctrong tiếng khoá mắc.
- Học sinh đánh vần: mờ-ăc-măc-sắc-mắc. 
- Học sinh đọc trơn từ khóamắc áo.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conă, ăc, mắc áo:
- Viết âmă:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo các nét của âm ă.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của âmă.
- Học sinh viết âm ăvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết vầnâc:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ ăc(chữ ăđứng trước, chữcđứng sau).
- Viết từmắc áo:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ mắc (chữ mđứng trước, vần ăcđứng sau, dấu ghi thanh sắc đặt trên chữ ă).
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết ă, ăc, mắc áovào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ ăc.
- Học sinh viết vầnăcvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ mắc.
- Học sinh viết từmắc áovào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.
- Học sinh viết ă, ăc, mắc áo.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
Thứ ba ngày 03 tháng 11 năm 2020
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 9: VUI HỌC
BÀI 2: Ă ă - ăc (tiết 4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa ă, ăc.
2. Kĩ năng:.Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học;cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật thông qua các hoạt động mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ă, ăc(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc, viết từ ngữ, nói câu có tiếng chứa vần ac, âc.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa vần ăc.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần ăc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ bắc cầuhoặckhắc chữ, tắc kè, cây ngũ sắc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm vần ăcbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa vần ăcvà đặt câu chứa từ vừa tìm.
- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa vần ăc(bắc cầu, khắc chữ, tắc kè, cây ngũ sắc).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: bắc cầu, khắc chữ, tắc kè, cây ngũ sắc. 
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng:bắc cầu, khắc chữ, tắc kè, cây ngũ sắc.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.
- Học sinh tìm thêm vần ăcbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: lắc tay, nhắc nhở, khắc, và đặt câu chứa từ vừa tìm.
b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc: Thảo, Hà và Nga làm gì?Mỗi bạn vẽ gì?
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.
- Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc ứng dụng.
- Học sinh tìm hiểu nội dung của bài đọc ứng dụng.
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):
* Mục tiêu: Học sinh biết cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđọc câu lệnh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung: Tranh vẽ những ai? Đang làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.
- Giáo viênhướng dẫn cách chơi: Học sinh 1 nói từ hoặc cụm từ có hai tiếng trở lên, học sinh 2 nói nối đuôi có từ, cụm từ bắt đầu bằng tiếng cuối của cụm từ mà học sinh 1 đã nói, cứ như thế cho đến hết. 
- Giáo viên nhận xét, khuyến khích theo số lượt nói. 
- Học sinhđọc câu lệnh Trò chơi gì?
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viênvà phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: cùng bạn chơi trò chơi nói nối đuôi từ ngữ chỉ tên gọi các sự vật.
- Học sinh chơi trò chơi nói nối đuôi (nhóm, trước lớp). 
4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
a. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ăc.
b. Dặn dò:
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ăc.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.
-Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (oc, ôc).
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
Tiếng Việt 
CHỦ ĐỀ 9: VUI HỌC
BÀI 3: OC oc ÔC ôc (tiết 5)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần oc, ôc(sóc, cóc đọc sách; hốc cây, gốc cây, con cốc, ốc sên, vạc).
2. Kĩ năng: Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của vần oc, ôc. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “c”.Viết được các vần oc, ôcvà các tiếng, từ ngữ có các vần oc, ôc.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ oc, ôc(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (sóc, cóc đọc sách; hốc cây, gốc cây, con cốc, ốc sên, vạc); tranh chủ đề.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):
Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”. Giáo viên yêu cầu học sinhđọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có từ ngữ chứa tiếng có vần ăc.
2. Dạy bài mới (27-30 phút):
2.1. Khởi động (4-5 phút):
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần oc, ôc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.
- Học sinh mở sách học sinh trang 94.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có vầnoc, ôc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng có vầnoc, ôc đã tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa vầnoc, ôc).
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa vần oc, ôcnhư: sóc, cóc đọc sách; hốc cây, gốc cây, con cốc, ốc sên, vạc.
- Học sinhnêu các tiếng có vầnoc, ôcđã tìm được: sóc, cóc, đọc; hốc, gốc, cốc.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa vầnoc, ôc. Từ đó, học sinh phát hiện ra oc, ôc.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần oc, ôc. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bán âm cuối “c”; hiểu nghĩa của các từ đó. Viết được vần oc, ôcvà tiếng, từ ngữ có vần oc, ôc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện vần mới:
a.1. Nhận diện vầnoc:
- Giáo viên dùng hình ảnh, thẻ từ có vần oc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vầnvần oc.
a.2. Nhận diện vầnôc:
Tiến hành tương tự như vần oc.
a.3.Tìm điểm giống nhau giữa các vần oc, ôc:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh vần ocvà ôc.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “c”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích tiếng đại diện sóc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần tiếng “sóc” theo mô hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần thêm tiếng khác, ví dụ:mốc.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa;
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá sóc đỏ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ sóc đỏ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa sóc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa sóc đỏ.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá gốc cây:
Tiến hành tương tự như từ khóa sóc đỏ. 
- Học sinh quan sát vàphát phân tích vần oc: gồm âm o đứng trước và âm c đứng sau.
- Học sinh đọc vần oc: o-cờ-oc.
- Học sinhnêu điểm giống nhau giữa vần ocvà ôc (đều có âm cđứng cuối vần).
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng vần kết thúc bằng “c”.
- Học sinh quan sát, phân tích tiếng sóc(âm svà vần oc, thanh sắc).
- Học sinh đánh vần sóc: sờ-oc-soc-sắc-sóc. 
- Học sinh đánh vần mốc: mờ-ôc-môc-sắc-mốc. 
- Học sinh xem tranh sóc đỏ, phát hiện tiếng khóa sóc và vần oc trong tiếng khóa sóc.
- Học sinh đánh vần: sờ-oc-soc-sắc-sóc.
- Học sinh đọc: sóc đỏ.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng conoc, sóc đỏ, ôc, gốc cây: 
- Viết vầnoc:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo các nét của vần oc(chữ ođứng trước, cđứng sau).
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo các nét của vầnoc.
- Học sinhdùng ngón trỏ viết vầnoc lên không khí, lên mặt bàn.
- Học sinh viết chữ oc vào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của bạn; sửa lỗi nếu có. 
- Viết từsóc đỏ:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ sóc(chữ sđứng trước, vần ocđứng sau, dấu ghi thanh sắc đặt trên chữ o).
- Viết ôc, gốc cây:
Tiến hành tương tự như viết oc, sóc đỏ.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết oc, sóc đỏ, ôc, gốc cây vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ túi.
- Học sinh viết tửtúi vảivào bảng con.
- Học sinh viết oc, sóc đỏ, ôc, gốc cây.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
CHỦ ĐỀ 2 : TRƯỜNG HỌC
BÀI 9 : HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
*Kể tên các hoạt động chính trong lớp học.
* Giữ gìn lớp học sạch , đẹp.
*Nêu được cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động của lớp học.
1. Phẩm chất:
Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
Trung thực: ghi nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_9_dinh_thi_huong.docx