Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 15: Sinh nhật - Bài 1, 2, 3, 4, 5

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 15: Sinh nhật - Bài 1, 2, 3, 4, 5

BÀI 1: anh - ênh - inh

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt:

Qua bài học, học sinh:

- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động theo chủ đề, sử dụng được một số từ khóa có trong các bài thuộc chủ đề Sinh nhật (bánh kem, quà mừng sinh nhật, bong bóng, thổi nến, bình hoa, ).

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần anh, ênh, inh (bánh, bánh kem, bình bông, bập bênh, ).

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần anh, ênh, inh. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “nh”.

-. Viết được các vần anh, ênh, inh và các tiếng, từ ngữ có vần anh, ênh, inh. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi

- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng mức độ đơn giản.

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học

 

docx 46 trang chienthang2kz 13/08/2022 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 15: Sinh nhật - Bài 1, 2, 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT 
BÀI 1: anh - ênh - inh 
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt: 
Qua bài học, học sinh:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động theo chủ đề, sử dụng được một số từ khóa có trong các bài thuộc chủ đề Sinh nhật (bánh kem, quà mừng sinh nhật, bong bóng, thổi nến, bình hoa, ).
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần anh, ênh, inh (bánh, bánh kem, bình bông, bập bênh, ).
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần anh, ênh, inh. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “nh”. 
-. Viết được các vần anh, ênh, inh và các tiếng, từ ngữ có vần anh, ênh, inh. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi
- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học
2. Phẩm chất, năng lực
a) Phẩm chất
 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
b) Năng lực
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên
- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
- Thẻ từ.
- Tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có).
- Đồ dùng phục vụ trò chơi để kiểm tra bài cũ.
2. Học sinh
- Bảng cài.
- Sách học sinh.
- Bảng con.
- Vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ(5’)
- GV tổ chức trò chơi: “Chọn nến”.
- GV nhận xét chung.
- GV khéo léo nêu câu chuyển ý liên quan để dẫn đến chủ đề Sinh nhật trong bài học hôm nay.
2. Khởi động(2’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS lấy SHS.
- GV viết lên bảng các từ ngữ học sinh vừa nêu (hoặc GV đính thẻ từ đã ghi sẵn: sinh nhật, bánh kem, bập bênh).
- Các con hãy tìm điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm được.
- GV chốt nội dung tranh và giới thiệu tên bài mới.
- GV ghi tựa bài lên bảng: anh, ênh, inh
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (10’)
 - Mục tiêu:
+ Nhận diên và đọc đúng các vần anh, ênh, inh.
+ Phân biệt được các vần anh, ênh, inh.
+ Nhận diện, phân tích và đánh vần đúng mô hình tiếng đại diện có vần kết thúc bằng “nh”. 
- Nội dung:
 3.1. Nhận diện vần mới:
a. Nhận diện vần anh:
GV giới thiệu vần anh.
GV quan sát, kiểm tra.
b. Nhận diện vần ênh (tương tự như với vần anh).
c. Nhận diện vần inh (tương tự như với vần anh).
d. Tìm điểm giống nhau giữa các vần anh, ênh, inh.
 3.2.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
 a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng 
- GV giới thiệu mô hình tiếng có kết thúc bằng “nh”.
-GV nhận xét và yêu cầu đánh vần tiếng khác.
-GV nhận xét.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (10’)
- Mục tiêu: HS đánh vần và đọc trơn được các từ khóa: bánh kem, bập bênh, bình.
- Nội dung:
 4.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa bánh kem.
GV yêu cầu HS lấy SGK.
4.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa bập bênh.
4.3. Đánh vần và đọc trơn từ khóa bình.
5. Tập viết (13’)
 - Mục tiêu: 
+ Viết được các vần anh, ênh, inh và các tiếng, từ ngữ: bánh, bập bênh, bình.
+ Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi
 - Nội dung:
 5.1. Viết vào bảng con 
a.Viết vần anh và từ bánh.
- Viết vần anh
 +GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh. Lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ.
Viết từ bánh
+GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
Viết vần ênh và từ bập bênh.
Viết vần inh và từ bình.
 5.2.Viết vào vở tập viết:
-GV yêu cầu học sinh lấy vở tập viết, bút.
5.3.Tập viết hạ cỡ chữ:
- GV giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 2 ô li.
-Nhận xét tiết học
- HS chọn hình cây nến ghi từ có tiếng chứa vần kết thúc bằng “p” phù hợp với vần ở mỗi hình cái bánh kem.
- HS đọc từ:
+ ap: múa sạp, giấy nháp, lắp ráp.
+ ep: tập chép, giày dép, xin phép.
+ HS nói câu có từ vừa đọc.
-HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 150.
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động (tranh minh họa chủ đề), nêu những từ ngữ có liên quan đến chủ đề (bánh, sinh nhật, vui tươi, gia đình, bạn bè, hộp quà, bập bênh, vui chơi, ).
- HS quan sát tranh khởi động nói về các sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh (đón sinh nhật, quà bánh, bập bênh).
- HS nêu các tiếng đã tìm (bánh, sinh, bênh); phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra các vần anh, ênh, inh.
- HS lắng nghe và quan sát chữ ghi tựa bài.
- HS quan sát, phân tích vần anh (gồm âm a và âm nh, âm a đứng trước âm nh).
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS gắn bảng cài vần anh.
- HS đánh vần vần anh: a- nhờ- anh.
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần: ê-nhờ-ênh.
-HS đánh vần: i-nhờ-inh.
-HS so sánh vần anh, ênh, inh.
-HS nêu điểm giống nhau: đều có âm nh đứng cuối vần.
-HS quan sát và phân tích tiếng đại diện- bánh (gồm âm b, vần anh và thanh sắc).
-HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình: bờ-anh-banh-sắc-bánh (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS thực hiện cá nhân: lanh, cảnh, thanh, sinh, mình, bênh, khênh, mênh (HS thay đổi trong mô hình tiếng rồi đánh vần: lờ-anh-lanh; cờ-anh-canh-hỏi-cảnh; mờ-inh-minh-huyền-mình; ).
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 150.
-HS phát hiện từ khóa bánh kem, vần anh trong tiếng bánh của từ bánh kem.
- HS đánh vần tiếng khóa bánh: bờ-anh-banh-sắc-bánh.
- HS đọc trơn từ khóa: bánh kem
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần tiếng khóa bênh và đọc trơn từ bập bênh.
-HS đọc trơn từ khóa bình.
-HS lắng nghe và quan sát, phân tích cấu tạo vần anh (gồm chữ a đứng trước, chữ nh đứng sau).
-HS viết vần anh vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe, quan sát và phân tích cấu tạo chữ bánh (chữ b đứng trước, chữ a đứng sau, dấu ghi thanh sắc đặt trên chữ a).
-HS viết từ bánh vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết vào VTV: anh, bánh, ênh, bập bênh, inh, bình.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài viết của mình.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con các chữ theo yêu cầu
- HS vào vở.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
- Mục tiêu: Đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng và bài ứng dụng.
- Nội dung:
 6.1. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
-GV yêu cầu HS lấy SGK trang 151.
6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
-GV đọc mẫu bài: “Mừng sinh nhật ở lớp (trên màn hình hoặc ở bảng phụ).
-GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Vào đầu mỗi tháng, lớp của bạn có gì vui?
+ Nhóm chuẩn bị những gì để mừng sinh nhật bạn?
+ Cả lớp làm gì trong ngày đó?
+ Em có thích được tổ chức sinh nhật ở lớp không?
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- Mục tiêu: 
Học sinh hiểu và thực hiện theo yêu cầu của HĐMR là: Nói lời cảm ơn khi được nhận lời chúc mừng sinh nhật, nhận quà, lời chúc mừng nói chung. 
- Nội dung:
+ GV giới thiệu tranh.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS nói được theo nội dung tranh:
Tranh vẽ ai? Họ đang làm gì? Nói lời cảm ơn khi nào? Cảm ơn về điều gì? Cảm ơn như thế nào? (thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, khoảng cách, ).
-GV yêu cầu HS vận dụng nói lời cảm ơn.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-GV hướng dẫn đọc viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, đọc mở rộng (lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan chủ đề của tuần).
-GV nhận xét tiết học – tuyên dương
- HS mở SGK trang 151, quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng chứa vần anh,ênh, inh (chụp ảnh, công kênh, gia đình).
- HS giải thích nghĩa của các từ mở rộng.
- HS đặt câu có từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa anh, ênh, inh và đặt câu. 
-HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
-HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- HS đánh vần nhỏ tiếng có âm, vần khó và đọc thành tiếng bài đọc. 
- HS trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS đọc câu lệnh: Nói lời cảm ơn.
- HS quan sát tranh, đọc câu trong bóng nói, phát hiện nội dung tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi, phân công sắm vai.
- HS trình bày sắm vai nói lời cảm ơn đáp để lại lời chúc mừng trước lớp.
- HS cả lớp nhận xét, khen.
-HS vận dụng nói lời cảm ơn khi sinh hoạt ở nhà, khi tham gia các hoạt động ở trường, 
-HS đánh giá- đánh giá đồng đẳng.
- HS nhận diện lại tiếng, từ ngữ có anh, ênh, inh. 
-HS đọc lại toàn bộ bài học.
-HS biết chuẩn bị cho bài học sau (bài 2: ươu).
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT 
BÀI 2: ươu 
I. MỤC TIÊU
1 Yêu cầu cần đạt
Qua bài học, học sinh:
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ươu (gia đình đi xem vườn thú, ở đó có hươu sao, chim khướu, lạc đà, lạc đà có bướu trên lưng, có nhiều cây xanh, ) 
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ươu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “u”. 
- Viết được vần ươu và từ ngữ có vần ươu. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi.
- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng (khướu, ốc bươu, bướu lạc đà); đọc được bài ứng dụng (Những món quà ngộ nghĩnh) và hiểu nội dung của bài ứng dụng mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
2. Phẩm chất, năng lực
a) Phẩm chất: 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
b) Năng lực:
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên
- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
- Thẻ từ.
- Tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có).
- Đồ dùng phục vụ trò chơi để kiểm tra bài cũ.
2. Học sinh
- Bảng cài.
- Sách học sinh.
- Bảng con.
- Vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- GV tổ chức trò chơi: “Đi chợ”.
 - GV nhận xét chung.
- GV khéo léo nêu câu chuyển ý liên quan để dẫn đến bài học hôm nay.
2. Khởi động (2’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS lấy SHS.
- GV viết lên bảng các từ ngữ học sinh vừa nêu (hoặc GV đính thẻ từ đã ghi sẵn: hươu, khướu, bướu).
- Các con hãy tìm điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm được.
- GV chốt nội dung tranh và giới thiệu tên bài mới.
- GV ghi tựa bài lên bảng: ươu
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (10’)
 - Mục tiêu:
+ Nhận diên và đọc đúng vần ươu.
+ Nhận diện, phân tích và đánh vần đúng mô hình tiếng đại diện có vần kết thúc bằng “u”. 
- Nội dung:
 3.1. Nhận diện vần mới:
a. Nhận diện vần ươu:
GV giới thiệu vần ươu.
GV quan sát, kiểm tra.
 3.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
 a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng 
- GV giới thiệu mô hình tiếng có kết thúc bằng “u”.
-GV nhận xét và yêu cầu đánh vần tiếng khác.
GV nhận xét.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa(5’)
- Mục tiêu: HS đánh vần và đọc trơn được từ khóa: hươu sao.
- Nội dung:
 GV yêu cầu HS lấy SGK.
5. Tập viết (18’)
 - Mục tiêu: 
+ Viết được vần ươu và từ ngữ: hươu sao.
+ Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi
 - Nội dung:
 5.1.Viết vào bảng con:
Viết vần ươu.
+GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh. Lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ.
Viết từ hươu sao
+GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
 5.2.Viết vào vở tập viết:
-GV yêu cầu học sinh lấy vở tập viết, bút.
5.3. Tập viết hạ cỡ chữ:
- GV giới thiệu lại kĩ thuật hạ cỡ chữ theo nhóm chữ có độ cao 2 ô li.
-Nhận xét tiết học
- HS chọn thẻ từ hoặc thẻ hình ảnh các con vật ghi từ có tiếng chứa vần anh, ênh, inh. 
- HS đọc từ:
+ anh: hộp bánh, cây xanh, hình ảnh. 
+ ênh: lênh khênh, bập bênh, mênh mông.
+ inh: học sinh, xinh đẹp, bình minh
+ HS nói câu có từ vừa đọc.
-HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 152.
- HS làm việc nhóm đôi. HS quan sát tranh khởi động nói ra những từ chứa tiếng có vần ươu (hươu sao, chim khướu, bướu của con lạc đà).
- HS nêu các tiếng đã tìm (hươu, khướu, bướu); phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra vần ươu. 
- HS lắng nghe và quan sát chữ ghi tựa bài.
- HS quan sát, phân tích vần ươu (gồm âm đôi ươ và âm u, âm đôi ươ đứng trước âm u).
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS gắn bảng cài vần ươu.
- HS đánh vần vần ươu: ư- ơ- u- ươu (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS quan sát và phân tích tiếng đại diện- hươu (gồm âm h đứng trước vần ươu).
-HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình: hờ- ươu- hươu (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS thực hiện cá nhân: rượu, khướu, nướu, (không bắt buộc).
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 152.
-HS phát hiện từ khóa hươu sao, vần ươu trong tiếng hươu của từ hươu sao.
- HS đánh vần tiếng khóa hươu: hờ- ươu- hươu. 
- HS đọc trơn từ khóa: hươu sao
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS lắng nghe và quan sát, phân tích cấu tạo vần ươu (gồm chữ ư đứng trước, chữ ơ đứng giữa, chữ u đứng sau cùng).
-HS viết vần anh vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe, quan sát và phân tích cấu tạo chữ hươu (chữ h đứng trước, vần ươu đứng sau).
-HS viết từ hươu sao vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết vào VTV: ươu, hươu sao.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài viết của mình.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con các chữ theo yêu cầu
- HS viết vào vở các con chữ nêu trên.
TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
- Mục tiêu: Đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng và bài ứng dụng.
- Nội dung:
 6.1. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
-GV yêu cầu HS lấy SGK trang 153.
6.2 .Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
-GV đọc mẫu bài: “Những món quà ngộ nghĩnh” (trên màn hình hoặc ở bảng phụ).
-GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Quà sinh nhật của Thịnh có những gì? 
+ Cái mũ len có hình gì? Cục len đính ở đỉnh trông như gì? 
+ Cái gối chị Hạnh tặng Thịnh có hình gì?
+ Thịnh cảm thấy thế nào khi được tặng quà? 
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- Mục tiêu: 
Học sinh hiểu và thực hiện theo yêu cầu của HĐMR là: Bịt mắt đoán đồ vật. HS nói được tên, màu sắc và tình cảm của mình đối với đồ vật đó. 
- Nội dung:
+ GV giới thiệu tranh.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS hiểu và thực hiện được theo nội dung tranh:
Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-GV hướng dẫn đọc viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, đọc mở rộng (lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan chủ đề của tuần).
-GV nhận xét tiết học – tuyên dương.
- HS mở SGK trang 153, quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng chứa vần ươu (khướu, ốc bươu, bướu lạc đà).
- HS giải thích nghĩa của các từ mở rộng.
- HS đặt câu có từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa vần ươu và đặt câu. 
-HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
-HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- HS đánh vần nhỏ tiếng có âm, vần khó (ngộ nghĩnh, Thịnh, Hạnh, hình chóp, đính, bươu, hươu, thích ) và đọc thành tiếng bài đọc. 
- HS trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS đọc câu lệnh: Trò chơi gì? 
- HS quan sát tranh, đọc câu trong bóng nói, phát hiện nội dung tranh.
- HS thực hiện trò chơi trong nhóm hoặc trước lớp: HS để đồ chơi, đồ dung học tập lên bàn, lấy khăn bịt mắt, cầm một vật lên rồi nói tên, màu sắc, tình cảm của mình đối với vật đó.
Ví dụ: Đây là hộp bút màu xanh. Mình rất thích. Hộp bút này là quà sinh nhật mẹ tặng cho mình .
- HS nhận diện lại tiếng, từ ngữ có ươu. 
-HS đọc lại toàn bộ bài học.
- HS biết chuẩn bị cho bài học sau (bài 3: iêu yêu).
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT 
BÀI 3: iêu yêu 
I. MỤC TIÊU
1 Yêu cầu cần đạt: 
Qua bài học, học sinh:
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêu, yêu (buổi chiều, thả diều, dĩa hạt điều, ông bà thương yêu cháu, anh chị em yêu quý nhau, ). 
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêu, yêu. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “u”. 
- Viết được các vần iêu, yêu và các tiếng, từ ngữ có vần iêu, yêu. Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi.
- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
2. Phẩm chất, năng lực
a) Phẩm chất: 
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết.
- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
- Luôn yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình.
b) Năng lực:
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
- ăng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
 Học sinh biết nói lời chúc mừng phù hợp với từng đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên
- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.
- Thẻ từ.
- Tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có).
- Đồ dùng phục vụ trò chơi để kiểm tra bài cũ.
2. Học sinh
- Bảng cài.
- Sách học sinh.
- Bảng con.
- Vở tập viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- GV tổ chức trò chơi: “Chọn quả mà em thích”.
- GV yêu cầu HS lấy bảng con.
- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.
- GV nhận xét chung.
- GV nêu câu chuyển ý liên quan để dẫn đến bài học hôm nay.
2. Khởi động (2’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS lấy SHS.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu những gì đã thấy trong tranh.
- GV viết lên bảng các từ ngữ học sinh vừa nêu (hoặc GV đính thẻ từ đã ghi sẵn: diều, chiều, điều, yêu).
- Các con hãy tìm điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm được.
- GV chốt nội dung tranh và giới thiệu tên bài mới.
- GV ghi tựa bài lên bảng: iêu yêu
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (10’) 
 - Mục tiêu:
+ Nhận diện và đọc đúng các vần iêu, yêu.
+ Phân biệt được các vần iêu, yêu.
+ Nhận diện, phân tích và đánh vần đúng mô hình tiếng đại diện có vần kết thúc bằng “u”. 
- Nội dung:
 3.1.Nhận diện vần mới 
a. Nhận diện vần iêu:
GV giới thiệu vần iêu.
GV quan sát, kiểm tra.
b.Nhận diện vần yêu (tương tự như với vần iêu).
c.Tìm điểm giống nhau giữa các vần iêu, yêu.
 3.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
 a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng 
- GV giới thiệu mô hình tiếng có vần kết thúc bằng “u”.
-GV nhận xét và yêu cầu đánh vần tiếng khác.
-GV nhận xét.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ 
khóa (5’)
- Mục tiêu: HS đánh vần và đọc trơn được các từ khóa: hạt điều, yêu quý. 
- Nội dung:
 4.1: Đánh vần và đọc trơn từ khóa hạt điều.
- GV yêu cầu HS lấy SGK.
- GV giải thích từ hạt điều bằng vật thật.
4.2: Đánh vần và đọc trơn từ khóa yêu quý. 
5. Tập viết (18’)
 - Mục tiêu: 
+ Viết được các vần iêu, yêu và các từ hạt điều, yêu quý. 
+ Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi.
 - Nội dung:
 5.1. Viết vào bảng con:
Viết vần iêu và từ hạt điều.
- Viết vần iêu
 + GV nêu quy trình và viết mẫu.
+ GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh. Lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ.
Viết từ hạt điều
+ GV nêu quy trình và viết mẫu.
+ GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
Viết vần yêu và từ yêu quý.
 5.2. Viết vào vở tập viết:
- GV yêu cầu học sinh lấy vở tập viết, bút.
- Nhận xét tiết học
- HS chọn 1hình quả, ở mỗi quả ghi từ có tiếng chứa vần ươu. 
- HS đọc từ:
+ hươu cao cổ, bầu rượu, chim khướu, ốc bươu, bướu cổ. 
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS viết bảng con từ hươu sao.
- HS mở SHS trang 153 đọc bài “Những món quà ngộ nghĩnh” và trả lời câu hỏi của GV:
+ Để mừng sinh nhật Thịnh, Chị Hạnh đan cho Thịnh vật gì, trông giống như gì?
+ Chị Hạnh còn tặng Thịnh vật gì nữa?
-HS nhận xét bạn.
- HS mở SHS trang 154.
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động nói về các sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh (các bé thả diều, buổi chiều, dĩa hạt điều, bánh sinh nhật, ông bà nhìn các cháu yêu thương, các em bé vui tươi, ). 
- HS nêu các tiếng đã tìm (diều, chiều, điều, yêu); phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra các vần iêu, yêu.
- HS lắng nghe và quan sát chữ ghi tựa bài.
- HS quan sát, phân tích vần iêu (gồm âm đôi iê và âm u, âm đôi iê đứng trước âm u).
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS gắn bảng cài vần iêu.
- HS đánh vần vần iêu: i- ê- iêu.
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần: y-ê-yêu (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- HS so sánh vần iêu, yêu.
-HS nêu điểm giống nhau: phát âm giống nhau và đều có âm u đứng cuối vần.
-HS quan sát và phân tích tiếng đại diện- điều (gồm âm đ, vần iêu và thanh huyền).
-HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình: đờ-iêu-điêu-huyền-điều (cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS thực hiện cá nhân: hiếu, thiểu, liễu, riêu, chiều, nhiều (HS thay đổi trong mô hình tiếng rồi đánh vần: hờ-iêu-hiêu-sắc-hiếu; thờ-iêu-thiêu-hỏi-thiểu; lờ -iêu-ngã- liễu; chờ- iêu- chiêu- huyền- chiều; ) 
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS mở SHS trang 154.
-HS phát hiện từ khóa hạt điều, vần iêu trong tiếng điều của từ hạt điều. 
- HS đánh vần tiếng khóa điều: đờ-iêu- điêu- huyền- điều. 
- HS đọc trơn từ khóa: hạt điều 
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần tiếng khóa yêu và đọc trơn từ yêu quý.
- HS lắng nghe và quan sát, phân tích cấu tạo vần iêu (gồm chữ i đứng trước, chữ ê đứng giữa, chữ u đứng sau cùng).
- HS viết vần iêu vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS lắng nghe, quan sát và phân tích cấu tạo chữ điều (chữ đ đứng trước, vần iêu đứng sau, dấu ghi thanh huyền đặt trên chữ ê).
-HS viết từ bánh vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS viết bảng con.
 -HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết vào VTV: iêu, hạt điều, yêu, yêu quý. 
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài viết của mình.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
6.Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20 phút)
- Mục tiêu: Đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng và bài ứng dụng.
- Nội dung:
 6.1. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng (bảng hiệu, yểu điệu, thả diều, gia đình thân yêu).
-GV yêu cầu HS lấy SGK trang 151.
-GV giới thiệu thêm cho HS về hình ảnh của các bảng hiệu, về gia đình thân yêu.
 6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
-GV đọc mẫu bài: “Bức tranh tình yêu” (trên màn hình hoặc ở bảng phụ).
-GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Bạn Diệu đã làm gì nhân dịp sinh nhật của mình? 
+ Bạn Diệu đã vẽ những gì trong tranh? 
+ Cả lớp làm gì trong ngày đó?
+ Diệu viết những chữ gì trên bức tranh? 
7. Hoạt động mở rộng (10’)
- Mục tiêu: 
Học sinh hiểu và thực hiện theo yêu cầu của HĐMR là: Nói lời chúc mừng nhân dịp sinh nhật. 
- Nội dung:
+ GV giới thiệu tranh.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS nói được theo nội dung tranh:
Tranh vẽ ai? Họ đang làm gì? Nói lời chúc mừng khi nào? Chúc mừng về điều gì? Chúc mừng như thế nào? (thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, gương mặt, khoảng cách, ).
- GV yêu cầu HS vận dụng nói lời chúc mừng.
- GV nhận xét, kết hợp giáo dục.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-GV hướng dẫn đọc viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, đọc mở rộng (lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan chủ đề của tuần).
-GV nhận xét tiết học – tuyên dương.
- HS mở SGK trang 155, quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng chứa vần iêu, yêu (bảng hiệu, yểu điệu, thả diều, gia đình thân yêu).
- HS giải thích nghĩa của các từ mở rộng.
- HS đặt câu có từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa iêu, yêu (yếu, biểu, phiếu, khiếu, nhiều ) và đặt câu. 
-HS nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
-HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- HS đánh vần nhỏ chữ có âm, vần khó (Diệu, bức tranh, yêu, nhiều, rưng rưng, cảm động ) và đọc thành tiếng bài đọc. 
- HS trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS đọc câu lệnh: Nói lời chúc mừng.
- HS quan sát tranh, phát hiện nội dung tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi, phân công sắm vai.
- HS trình bày sắm vai nói lời chúc mừng sinh nhật ông bà/cha mẹ/thầy cô/anh chị/bạn bè trước lớp. (HS chú ý dùng từ xưng hô phù hợp).
- HS cả lớp nhận xét, khen.
-HS vận dụng nói lời chúc mừng trong những tình huống khác khi về nhà, khi tham gia các hoạt động 
-HS đánh giá- đánh giá đồng đẳng.
- HS nhận diện lại tiếng, từ ngữ có iêu, yêu. 
-HS đọc lại toàn bộ bài học.
-HS biết chuẩn bị cho bài học sau (bài 4: uôi ươi).
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 15: SINH NHẬT
BÀI 4: UÔI –ƯƠI 
I. MỤC TIÊU :
1. Yêu cầu cần đạt: 
Qua bài học, học sinh:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề, nếu có) gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề.
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uôi, ươi.
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần uôi- ươi.
- Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “ i ”.
- Viết được các vần uôi – ươi và các tiếng, từ ngữ có các vần uôi-ươi. Viết đúng cách, viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần uôi- ươi vừa học có nội dung liên quan với bài học.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : SGV,VBT,thẻ từ, chữ có các vần uôi-ươi, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.
2. Học sinh : SHS, VTB
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn Bức tranh tình yêu trang 155
- GV cho HS viết vào bảng con : bảng hiệu, thả diều, yêu quý.
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần iêu, yêu.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
 Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập. 
 - Giới thiệu bài học.
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK/156 và nêu nội dung tranh. ( Thảo luận nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
- GV giới thiệu bài: uôi - ươi
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần uôi
- GV viết vần uôi, ươi đọc mẫu.
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần ươi ( tương tự vần uôi)
- Ngoài chuối ra thì trên bàn còn có quả gì?
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần uôi, ươi.
- GV yêu cầu HS so sánh vần uôi, ươi
3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (5’)
4.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa mới nải chuối
- GV nói : " Cô có vần uôi muốn có tiếng chuối thì làm như thế nào?
- GV ghi mô hình tiếng 
- GV cho HS đánh vần
- Có tiếng chuối muốn có từ nải chuối em làm thế nào?
- GV cho HS xem vật thật nải chuối và yêu cầu HS đọc trơn từ khóa.
- GV hỏi HS ăn chuối có lợi ích gì? (GV giới thiệu thêm nải chuối, quả chuối,buồng chuối cho HS gắn với thực tế.)
- Nhớ lại xem trong tranh ngoài chuối ra còn có loại trái cây nào nữa không?
- Có từ trái bưởi. Trong từ trái bưởi tiếng nào chứa vần mới học?
- GV dẫn dắt HS học từ khóa trái bưởi giống như từ khóa nải chuối.
- GDKNS : Nên ăn nhiều loại trái cây vì trái cây có nhiều rất tốt cho sức khỏe.
5.Hoạt động 5: Tập viết (18’)
5.1 Viết vào bảng con:
a. Viết vần uôi và từ nải chuối
a1. Viết vần uôi
- GV viết mẫu vần uôi và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
a2. Viết từ nải chuối
GV viết mẫu vần uôi và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
b. Viết vần ươi và từ trái bưởi ( tương tự viết uôi, nải chuối)
b. Viết vào vở tập viết:
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- GV nhận xét vở của 1 vài HS.
 Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 2 
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
6.1. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần uôi, ươi ( chuỗi hạt, tươi cười, buổi sáng, tưới cây)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa uôi, ươi và đặt câu.
VD : tươi, suối, tuổi 
- GV nhận xét
6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx