Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần yêm và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho cầu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn; viết sáng tạo một câu ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

 

docx 21 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 1612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-MÔN: TẬP ĐỌC LỚP 1
BÀI 1: TÔI ĐI HỌC (4 tiết)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần yêm và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho cầu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn; viết sáng tạo một câu ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- GV nắm được đặc điểm của truyện đồng thoại (truyện cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em); nội dung của VB Tôi đi học; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong cầu chuyện.
- GV nắm được đặc điểm phát ầm, cấu tạo các vần yêm; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (buổi mai, âu yếm, bỡ ngỡ, nép) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Hiểu được tâm lí chung của HS ngày đầu đến trường.
- Nắm được những hoạt động diễn ra ở trường , lớp và xác định những hoạt động nào Hs cảm thấy vui, thấy thân thiết với thầy cô, bạn bè.
3. Phương tiện dạy học:
Tranh minh hoạ 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Ôn và khởi động
- Ôn: Bài cũ: Ngôi nhà
+ GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Trước ngõ nhà của bạn nhỏ có gì?
+ Câu 2: Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà? 
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh bạn nào giống với em trong ngày đầu đi học ?
+ Ngày đầu đi học của em có gì đáng nhớ?
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Tôi đi học
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn VB.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: yêm
- GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
- Đọc câu: 
- GV yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp lần 1.
+ GV hướng dẫn đọc các tiếng khó: quanh, nhiên, hiền, riêng.
+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: Một buổi mai,/ mẹ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi trên con đường làng /dài và hẹp. Con đường này / tôi đã đi lại nhiều lần,/ nhưng lần này / tự nhiên thấy lạ.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- Đọc đoạn: 
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến đi học, đoạn 2: phần còn lại).
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (buổi mai: buổi sáng sớm, âu yếm:biểu lộ tình thương yêu bằng dáng điệu, cử chỉ, giọng nói, bỡ ngỡ:ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc, nép: thu người lại và áp sát vào người khác để tránh hoặc để được che chở.)
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.
- Đọc toàn VB:
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời cầu hỏi
- 1 HS đọc - TLCH.
- 1 HS đọc - TLCH.
- HS quan sát các tranh trang 44 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV gợi ý.
 - HS nhắc lại đồng thanh tên bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: âu yếm
- HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc câu khó - ĐT
- HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt
- HS lắng nghe 
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB..
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao?
b. Những học trò mới đã làm gì khi còn bỡ ngỡ?
c. Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên thế nào?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
+ Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ cầu hỏi hoặc bổ sung cầu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).
4. Hoạt động 4: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
- GV nêu lại câu hỏi: Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao?
- GV nhắc lại cầu trả lời đúng cho cầu hỏi b và hướng dẫn HS viết cầu trả lời vào vở:
+ Trong câu: “Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh thay đổi” có chữ nào cần viết hoa ?
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu, đặt dấu chấm đúng vị trí.
+ GV viết mẫu chữ hoa N ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)
- GV kiểm tra và nhận xét bài của HS
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh thay đổi.
b. Những học trò mới đã đứng nép bên người thân khi còn bỡ ngỡ.
c. Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên chưa quen biết nhưng không thấy xa lạ.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi b: Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh thay đổi.
 - HS nêu: Chữ N cần viết hoa.
- HS quan sát
-HS thực hành viết câu vào vở
TIẾT 3
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
- GV yêu cầu HS viết cầu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét.
- HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu. Sau đó đại diện một số nhóm lên trình bày: Cô giáo âu yếm nhìn các bạn chơi ở sân trường.
- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.
- HS quan sát tranh
TIẾT 4
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết:
- GV giới thiệu đoạn văn cần viết
- Gv đọc to hai câu cần viết “ Mẹ dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ.”
- GV lưu ý HS khi viết chính tả:
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ GV hướng dẫn HS chữ dễ viết sai chính tả: đường, nhiều,..
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút viết đúng cách.
- GV đọc từng câu cho HS viết mỗi câu đọc theo cụm từ ( Mẹ dẫn tôi đi / trên con đường làng/ dài và hẹp./ Con đường/ tôi đã đi lại nhiều / mà sao thấy lạ./)
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chứa vần ương, ươn, ươi, ươu
- GV nêu nhiệm vụ , lưu ý HS có thể tìm từ ngữ trong bài hoặc ngoài bài có tiếng chứa vần ương, ươn, ươi, ươu.
- GV viết các từ lên bảng.
9. Hát một bài hát về ngày đầu đi học:
- GV cho HS nghe bài hát qua băng , đĩa, hay video.
- GV đặt 1 số câu hỏi liên quan đến nội dung của bài hát giúp HS hiểu bài hát.
10. Củng cố: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. 
- GV tóm tắt các nội dung chính.
 - GV hỏi HS ý kiến về bài học ( Nội dung nào chưa hiểu, thích hay không thích )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- HS lắng nghe 
- HS đọc thầm
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nghe viết đoạn văn vào vở
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi
- HS lắng nghe 
- HS nêu các từ có trong bài
- 3- 4HS đọc đánh vần, đọc trơn - ĐT.
- HS trả lời
- HS nhắc lại các nội dung được học.
BÀI 2: ĐI HỌC (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; đọc đúng các vần yêm và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho cầu hỏi trong bài thơ; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn; viết sáng tạo một câu ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- GV nắm vững được đặc điểm của bài thơĐi học của tác giả Hoàng Minh Chính; biết hát bài hát Đi học do Bùi Đình Thảo phổ nhạc.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (nương, thầm thì) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Sự khác bệt về khung cảnh của ngôi trường tiểu học ở vùng cao (như được miêu tả trong bài Đi học) và ở các vùng khác, ví dụ ở thành phố,ở nông thôn miền Bắc, ở nông thôn miền Nam..
3. Phương tiện dạy học:
Tranh minh hoạ , máy tính, máy chiếu,
- Clip nhạc bài hát Đi học của Bùi Đình Thảo
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Ôn và khởi động
- Ôn: Bài cũ: Tôi đi học
+ GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao?
+ Câu 2: Những bạn nhỏ mới đã làm gì khi còn bỡ ngỡ ? 
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trông như thế nào khi đi học ?
+ Nói về cảm xúc của em sau mỗi ngày đi học?
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Đi học
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn VB.
- GV cho HS đọc từng dòng thơ lần 1
- GV hướng dẫn đọc một số từ khó: nương, lặng, râm..
- GV cho HS đọc nối tiếp từng dòng thơ 
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt, nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
- GV hướng dẫn HS nhận biết từng khổ thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ 2 lượt
- GV giải nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ( nương: đất trồng trọt ở vùng đồi núi; thầm thì: ở đây tiếng suối chảy nhẹ nhàng, khe khẽ như người nói thầm với nhau)
- GV cho HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.
- GV gọi các nhóm thi đọc
- GV cho HS nhận xét
- GV cho HS đọc cả bài
3. Hoạt động 3: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, đọc thầm lại bài thơ và tìm tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ
 - GV cho HS viết các từ tìm được vào vở.
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc - TLCH.
- 1 HS đọc - TLCH.
- HS quan sát các tranh trang 48 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV gợi ý.
- HS trả lời
- HS nhắc lại đồng thanh tên bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp
- 3 – 4 HS đọc kết hợp phân tích – ĐT
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nhắc lại cách nhận biết 
- HS đọc nối tiếp, mỗi HS một khổ thơ 
- HS đọc từ
- HS đọc theo nhóm
- Đại diện 2-3 nhóm thi
- Hs nhận xét
- 1- 2 HS đọc - ĐT
- HS làm việc theo nhóm.
- HS viết: trường- nương; vắng – nắng
- HS trả lời
TIẾT 2
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a. Vì sao hôm nay bạn nhỏ đi học một mình?
b. Trường của bạn nhỏ có đặc điểm gì?
c. Cảnh trên dường đến trường có đặc điểm gì?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
+ Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ cầu hỏi hoặc bổ sung cầu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).
5. Hoạt động 5: Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu
- GV trình chiếu 2 khổ thơ đầu
- GV hướng dẫn học thuộc lòng 2 khổ thơ bằng cách xóa dần hoặc che đi một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xóa hết hoặc che hết.
6. Hoạt động 6: Hát một bài hát về thầy cô
- GV cho HS nghe bài hát qua băng , đĩa, hay vi deo.
- GV đặt 1 số câu hỏi liên quan đến nội dung của bài hát giúp HS hiểu bài hát.
+ Bài hát viết về ai?
+ Thầy giáo trong bài hát đã làm gì?
- GV cho HS tập hát
7. Củng cố: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. 
- GV tóm tắt các nội dung chính.
 - GV hỏi HS ý kiến về bài học ( Nội dung nào chưa hiểu, thích hay không thích )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
- HS trả lời( Vì để mẹ còn lên nương)
b. Trường của bạn nhỏ be bé, nằm lặng giữa rừng cây.
c. Hương rừng thơmđồi vắng.Nước suối trong thầm thì. Cọ xòe ô che nắng. Râm mát đường em đi.
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
 - 2- 3 HS đọc
- HS học thuộc theo hướng dẫn
- Hs đọc 2 khổ thơ
- HS lắng nghe 
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS hát tập thể
- HS nhắc lại bài đã học
MÔN: TẬP ĐỌC LỚP 1
BÀI 3: HOA YÊU THƯƠNG (4 tiết)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần oay và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho cầu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn; viết sáng tạo một câu ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- GV nắm được đặc điểm của một văn bản tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; nội dung của VB Hoa yêu thương; 
- GV nắm được đặc điểm phát ầm, cấu tạo các vần oay; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (hí hoáy, tỉ mỉ, nhị hoa, nắn nót, sáng tạo) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Tìm hiểu những tấm gương cao đẹp về thầy cô giáo, về lòng nhân hậu, đức hi sinh, hết lòng vì học sinh thân yêu ( qua liên hệ thực tế, khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng )
- Biết về các nhân vật hoạt hình, trẻ em rất yêu thích: siêu nhân, mèo máy Đô rê mon để nắm bắt sở thích của HS trong lớp, giups các em hiểu nội dung bài đọc.
3. Phương tiện dạy học:
Tranh minh hoạ có trong SHS, máy chiếu, máy tính 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Ôn và khởi động
- Ôn: Bài cũ: Đi học
+ GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: a. Vì sao hôm nay bạn nhỏ đi học một mình?
+ Câu 2: Trường của bạn nhỏ có đặc điểm gì?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Nói về việc làm của cô giáo trong tranh.
+ Nói về thầy giáo hoặc cô giáo của em.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Hoa yêu thương
2. Hoạt động 2: Đọc
- GV đọc mẫu toàn VB.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: oay
- GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
- Đọc câu: 
+ GV yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp lần 1.
- GV hướng dẫn đọc các tiếng khó: yêu, hí hoáy, nhụy, thích, huy
+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: Chúng tôi / treo bức tranh / ở góc sáng tạo của lớp.
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- Đọc đoạn: 
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cái riacong cong, đoạn 2: phần còn lại).
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (hí hoáy: chawmchus và luôn tay làm việc gì đó, tỉ mỉ: kĩ càng từng cái rất nhỏ,nắn nót:cẩn thận làm từng tí cho đẹp, sáng tạo:có cách làm mới, nhụy hoa: bộ phận của một bông hoa sau phát triển thành quả và hạt, thường nằm ở giữa hoa.)
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.
- Đọc toàn VB:
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời cầu hỏi
- 1 HS đọc - TLCH.
- 1 HS đọc - TLCH.
- HS quan sát các tranh trang 50 theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV gợi ý.
- HS trả lời
- HS nhắc lại đồng thanh tên bài.
- HS lắng nghe.
 - HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài hí hoáy
- HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc câu khó – ĐT
- HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt
- HS lắng nghe kết hợp tự giải nghĩa những từ mà mình biết.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB..
TIẾT 2
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi:
a. Lớp của bạn nhỏ có mấy tổ?
b. Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là gì?
c. Theo em có thể dặt tên nào khác cho bức tranh?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.
+ Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ cầu hỏi hoặc bổ sung cầu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).
4. Hoạt động 4: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
- GV nêu lại câu hỏi: Theo em có thể đặt tên nào khác cho bức tranh?
- GV nhắc lại cầu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở:
+ Trong câu: “Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là ” có chữ nào cần viết hoa ?
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu, đặt dấu chấm đúng vị trí.
+ GV viết mẫu chữ hoa N ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)
- GV kiểm tra và nhận xét bài của HS
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
a. Lớp của bạn nhỏ có 4 tổ.
b. Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là Hoa yêu thương
c. Hoa tình thương; hoa doàn kết; Bông hoa yêu thương; Bức tranh đặc biệt, .
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời
- HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi:Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là 
 - HS nêu: Chữ B cần viết hoa.
- HS quan sát
-HS thực hành viết câu vào vở
TIẾT 3
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện cầu.
- GV yêu cẩu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.
- GV yêu cầu HS viết cầu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.
- HS và GV nhận xét.
- HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu. Sau đó đại diện một số nhóm lên trình bày: Phương ngắm nhìn dòng chữ nắn nót trên bảng
- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.
- HS quan sát tranh
TIẾT 4
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết:
- GV giới thiệu đoạn văn cần viết
- Gv đọc to hai câu cần viết “ Các bạn đều thích bức tranh bông hoa bốn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp.”
- GV yêu cầu HS nhắc những điều cần chú ý khi viết chính tả:
- GV chốt: Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ GV hướng dẫn HS chữ dễ viết sai chính tả: đường, nhiều,..
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút viết đúng cách.
- GV đọc từng câu cho HS viết mỗi câu đọc theo cụm từ ( Các bạn đều thích /bức tranh /bông hoa bốn cánh/ . Bức tranh/ được treo ở /góc sáng tạo/ của lớp.)
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
8. Chọ chữ phù hợp thay cho bông hoa
- GV nêu nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.
- GV cho HS đọc
9. Vẽ một bức tranh về lớp em( lớp học, thầy cô, bạn bè, ) và dặt tên cho bức tranh em vẽ
- GV cho HS chuẩn bị sẵn dụng cụ vẽ, gợi ý nội dung vẽ: Vẽ cảnh lớp học, vẽ một số đồ vật thân thiết, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp,..
- GV cho HS trình bày sản phẩm
- GV nhận xét
10. Củng cố: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. 
- GV tóm tắt các nội dung chính.
 - GV hỏi HS ý kiến về bài học ( Nội dung nào chưa hiểu, thích hay không thích )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.
- HS lắng nghe 
- HS nghe
- HS đọc thầm
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe 
- HS nghe viết
- HS soát lỗi
- HS lắng nghe 
- HS trả lời hoặc lên điền 
- 3- 4HS đọc trơn - ĐT.
- HS chuẩn bị sẵn đồ dùng
- HS vẽ tranh và đặt tên tranh
- HS lên bảng trình bày về nội dung tranh vẽ của mình.
- HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx