Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kỹ năng đọc thông việc đọc đúng rõ ràng một văn bản tự sự đơn giản, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật, quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc ( đá bống , kéo co, đọc sách, múa) và suy luận từ tranh quan sát được.

2.Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn, viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.

3.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thichscungx như các thay đổi của các em từ khi đi học.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường, sự tự tin,khả năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc của bản thân.

 

docx 16 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 1672
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Môn: Tiếng việt
Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1
MỤC TIÊU
1. Phát triển kỹ năng đọc thông việc đọc đúng rõ ràng một văn bản tự sự đơn giản, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật, quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc ( đá bống , kéo co, đọc sách, múa) và suy luận từ tranh quan sát được.
2.Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn, viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thichscungx như các thay đổi của các em từ khi đi học.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường, sự tự tin,khả năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc của bản thân.
CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB tự sự, người viết giới thiệu về mình, nội dung VB Tôi là học sinh lớp 1.
- GV nắm được kĩ năng giới thiệu bản thân trước nhiều người để có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn cho HS.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
 GV nắm được những thay đổi chung về tâm sinh lí của HS lớp 1 từ ngày bắt đầu khai giảng đến hết học kì I. Quan sát kĩ từng em để thấy được sự tiến bộ của từng cá nhân, để giúp các em nói về bản thân trước lớp theo yêu cầu bài học. Qua đó, có biện pháp khíc lệ, giúp đỡ các em hoàn thiện bản thân.
3. Phương tiện dạy học
 Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy chiếu. Có thể sưu tầm thêm những clip giới thiệu về bản thân của HS tiểu học để trình chiếu trước lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Khởi động.
- GV mở nhạc cùng HS hát.
- Trong bài hát vừa kể về tình cảm của bạn ở đâu?
- Ở trường có những gì?
- Tình cảm của bạn như thế nào với trường học của mình?
- GV tổ chức cho HS nói theo cặp về tình cảm của em với ngôi trường.
+ Em thấy đi học có vui không?
+ Ở lớp em được học những gì?
+ Điều gì ở trường làm em thích nhất?
+ Em không thích điều gì ở trường? 
- GV chốt + giới thiệu bài qua tranh trong SHS.
- HS cả lớp hát bài"Em yêu trường em".
- 2- 3 hs trả lời.
+ Ở trường học.
+ Có thầy cô, bạn bè, bàn ghế, bút thước, mực 
+ Bạn yêu trường, yêu các bạn, yêu cô giáo 
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện các cặp trả lời, bạn nghe bổ sung.
2. Đọc.
- GV đọc mẫu toàn VB
- HDHS đọc từ khó.
- GVHDHS đọc câu dài
- Luyện đọc đoạn.
- GV chia VB thành 2 đoạn ( đoạn 1: từ đầu đến hãnh diện lắm, đoạn 2: phần còn lại).
- GV kết hợp giải nghĩa từ: đồng phục, hãnh diện,chững chạc.
- Tổ chức HS đọc đoạn trong nhóm. 
- HS và GV đọc toàn bộ VB.
- GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.
- GV đọc toàn bộ VB
- HS đọc câu nối tiếp lần 1. 
- HS đọc "hãnh diện, truyện tranh"
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS luyện đọc.
" Tôi tên là Nam,/ học sinh lớp 1A,/Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, "
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS đọc toàn VB
- 1-2 HS đọc.
TIẾT 2
3.Trả lời câu hỏi
- GVHDHS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
+ Bạn Nam học lớp mấy?
+ Hồi đầu năm Nam học gì?
+ Bây giờ Nam đã biết làm gì?
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3.
- GV nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi a và HDHS viết vào vở.
- GV lưu ý HS viết chữ hoa chữ cái đầu câu.
- GV quan sát uốn nắn từng HS.
- Nhận xét một số bài viết.
- HS thảo luận theo cặp cùng nói cho nhau nghe các câu trả lời của mình.
+ Bạn Nam học lớp 1.
+ Hồi đầu năm Nam mới bắt đầu học chữ cái.
+ Bây giờ Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS viết vào vở" Nam học lớp 1"
- HS tự chọn viết chữ hoa hoặc chữ hoa in.
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết vào vở.
- GV cho HS đọc các từ ngữ cần điền. 
- Cho HS thảo luận theo cặp để lựa chọn từ ngữ điền cho đúng.
- GV- HS nhận xét.
- GV HD học sinh viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh dùng từ để nói theo tranh.
- GV giới thiệu tranh HDHS quan sát tranh.
- GV Y/c HS làm việc theo nhóm 4 theo gợi ý.
+ tranh 1: các bạn đang làm gì?
 Em thấy các bạn chơi đá bóng như thế nào?
+ Tranh 2, 3, 4 tương tự.
- GV nhận xét.
- HS đọc "bổ ích, mới, hãnh diện"
- HS thảo luận theo cặp. Đại diện các nhóm trình bày.
Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen.
- HS quan sát tranh.
- HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về nội dung tranh.
- Các bạn đang chơi đá bóng.
- Các bạn đang chơi đá bóng rất rất hào hứng/ em rất thích chơi bóng cùng các bạn.
- Nhận xét.
TIẾT 4
7. Nghe viết
- GV đọc to hai câu(Nam đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toán nữa.)
- GV chú ý HS viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
- Cho học sinh luyện viết bảng con các chữ dễ viết sai chính tả.
- GV nhắc HS tư thế ngồi và cách cầm bút đúng.
- Đọc và viết chính tả.
- GV đọc theo cụm từ cho HS viết(Nam/ đã đọc được/ truyện tranh/. Nam/ còn biết/ làm toán nữa.). GV đọc mỗi cụm từ 2- 3 lần chậm rãi phù hợp với tốc độ viết của HS.
- GV quan sát uốn nắn HS viết. 
- Đọc lại cho HS soát lỗi khi HS viết xong bài.
- GV kiểm tra nhận xét bài viết của một số HS.
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa.
- GV sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ giới thiệu bài.
- GVHDHS làm theo cặp lựa chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
9. chọn ý phù hợp để nói về bản thân.
- GV giải thích cho HS.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
10. Củng cố dặn dò.
- Gọi hs nêu lại những nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV khen ngợi động viên HS.
- HS lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con"truyện tranh, làm, nữa".
- HS nghe viết theo lệnh GV.
- HS rà soát lỗi chính tả.
- HS đổi chéo vở để nhận xét.
- HS làm việc theo cặp.
- Đáp án: Học sinh; xinh đẹp; sách vở
Tranh ảnh, chữ cái, viu chơi.
- 2-3 nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét.
- CN- Lớp đọc đồng thanh từ vừa tìm được.
- HS đọc thầm các nội dung trong SHS, sau đó thảo luận nhóm.
- Nhiều HS trả lời.
VD Từ khi đi học lớp 1 em thuộc thêm nhiều bài thơ.
- Từ khi đi học lớp 1 em dậy sớm hơn.
- Từ khi đi học lớp 1 em có thêm nhiều bạn.
- 
- HS nêu lại những nội dung đã học.
- HS nêu ý kiến về bài học( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích.)
______________________________________________________________
Bài 2: ĐÔI TAI XẤU XÍ
MỤC TIÊU:
1. Phát triển kỹ năng đọc thông việc đọc đúng rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật, đọc đúng các vần uây,oang, uyt và những tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.
2.Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn, viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tự tin vào chính mình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn gianrvaf đặt được câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của VB(Truyện có dẫn lời trực tiếp của nhân vật) nội dung VB Đôi tai xấu xí, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhận vật trong câu chuyện.
- GV nắm được đặc điểm phát âm và cấu tạo của các vần uây, oang, uyt; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB ( động viên, quên khuấy, suỵt, tấm tắc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
- GV hiểu được vẻ ngoài không bình thường ( thậm chí xấu xí) của một số động vật và vai trò đặc điểm khác thường đó. Chẳng hạn cái bướu của con lạc đàcó chức năng dự chữ năng lượng, cái sừng lớn sắc nhọn của con tê giác có vai trò làm vũ khí tấn công kẻ thù; cái túi của con kang 
-ku-ru như cái nôi bảo vệ an toàn cho con .
- GV hiểu tập tính của mèo để HDHS làm bài tập hoàn thiện câu bằng cách chọn từ ngữ trong khung điền vào chỗ trống. ( Tai của mèo có 30 cơ khác nhau, cho phép xoay theo nhiều hướng khác nhau. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng phát ra âm thanh hoặc dựng hẳn lên.)
3. Phương tiện dạy học
- Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy chiếu hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Khởi động.
a. Ôn
- GV cho HS ôn bài.
b. Khởi động
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi theo cặp về điểm đặc biệt của mỗi con vật trong tranh.
+ Trong tranh các con vật có đạc điểm gì đặc biệt?
- GV chốt
 + giới thiệu bài qua tranh trong SHS để vào bài đọc Đôi tai xấu xí.
+ Các em quan sát tranh và nói xem đôi tai xấu xí là của ai?
+ Các em nghĩ đôi tai của thỏ con có thực sự xấu xí không?
+ Vì sao các em nghĩ vậy?
- HS nhắc lại tên bài học trước nói về một số điều thú vị mà HS được học từ bài bài học đó.
- HS thảo luận theo cặp.
- 2- 3 hs trả lời.
+ tranh vẽ con lạc đà./ lạc đà có cái bướu to trên lưng /
+ Tranh vẽ con tê giác có cái sừng to và nhọn ngay trước mặt./ Sừng tê giác là vũ khí tấn công lợi hại khi gặp kẻ thù 
+ Con kang-gu-ru có cái túi trước bụng./ 
- Đại diện các cặp trả lời, bạn nghe bổ sung.
- Là của thỏ con.
- HS trả lời.
2. Đọc.
- GV đọc mẫu toàn VB
* GVHD luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.
- GV đưa lên bảng hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu lần lượt từng từ ngữ chứa vần đó.
* Đọc câu.
- HDHS đọc từ khó.
- GVHDHS đọc câu dài
* Luyện đọc đoạn.
- GV chia VB thành 3 đoạn ( đoạn 1: từ đầu đến rất đẹp, đoạn 2 từMột lần đến thật tuyệt, đoạn 3: phần còn lại).
- GV kết hợp giải nghĩa từ: động viên, vui lên, quên khuấy, suỵt, tấm tắc.
- Tổ chức HS đọc đoạn trong nhóm. 
- HS và GV đọc toàn bộ VB.
- GV đọc toàn bộ VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong VB
uây, oang, uyt ( quên khuấy, hoảng sợ, suỵt).
- HS đánh vần, đọc trơn CN- ĐT
- HS đọc câu nối tiếp lần 1. 
- HS đọc một số từ ngữ khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS luyện đọc.
" Một lần,/ thỏ và các bạn/ đi chơi xa,/ quên khuấy đường về. "
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS đọc toàn VB
- 1-2 HS đọc.
TIẾT 2
3.Trả lời câu hỏi
- GVHDHS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
+Vì sao bạn thỏ buồn?
+ Chuyện gì xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa?
+ Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà.
- GV và HS bổ sung câu trả lời của bạn.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
- GV nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi c và HDHS viết vào vở.
- GV lưu ý HS viết chữ hoa chữ cái đầu câu.
- GV quan sát uốn nắn từng HS.
- Nhận xét một số bài viết.
- HS thảo luận theo cặp cùng nói cho nhau nghe các câu trả lời của mình.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
+ Thỏ con buồn vì bạn bè chê đôi tai vừa dài vừa to.
+ Trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa và đã quên đường về.
+ Cả nhóm tìm được đường về nhờ đôi tai thính của thỏ.
- HS tự chọn viết chữ hoa hoặc chữ hoa in.
c. Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết vào vở.
- GV cho HS đọc các từ ngữ cần điền. 
- Cho HS thảo luận theo cặp để lựa chọn từ ngữ điền cho đúng.
- GV- HS nhận xét.
- GV HD học sinh viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh dùng từ để nói theo tranh.
- GV giới thiệu tranh HDHS quan sát, phân tích tranh, tìm những ý trong câu chuyện tương ứng với mỗi tranh.
- GV Y/c HS làm việc theo nhóm 4 theo gợi ý.
- GV nhận xét.
- HS đọc "chạy nhanh, dỏng tai, thính tai"
- HS thảo luận theo cặp. Đại diện các nhóm trình bày.
( Chú mèo dỏng tai nghe tiếng chít chít của lũ chuột.)
- HS quan sát tranh.
- HS làm việc theo nhóm 4 kể nối tiếp theo từng tranh. 
- HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện: 1HS là người dẫn chyện, 1 HS là thỏ con, 1HS là thỏ bố, 1HS là bạn của thỏ.
- Nhận xét.
TIẾT 4
7. Nghe viết
- GV đọc to hai câu(Các bạn cùng thỏ con đi theo hướng có tiếng gọi. Cả nhóm về được nhà.)
- GV chú ý HS viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
- Cho học sinh luyện bảng con các chữ dễ viết sai chính tả.
- GV nhắc HS tư thế ngồi và cách cầm bút đúng.
- Đọc và viết chính tả.
- GV đọc theo cụm từ cho HS viết(Các bạn cùng thỏ/ con đi theo hướng/ có tiếng gọi./ Cả nhóm/ về được nhà.)GV đọc mỗi cụm từ 2- 3 lần chậm rãi phù hợp với tốc độ viết của HS.
- GV quan sát uốn nắn HS viết. 
- Đọc lại cho HS soát lỗi khi HS viết xong bài.
- GV kiểm tra nhận xét bài viết của một số HS.
8. Tìm trong ngoặc hoặc ngoài bài đọc Đôi tai xấu xí từ ngữ chứa vần uyt,it, uyêt, iết.
- GV nêu nhiệm vụ.
- GVHDHS làm theo cặp lựa chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV viết các từ ngữ HS tìm được lên bảng.
9. Vẽ con vật em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ.
- GV HDHS vẽ vào vở. GV gợi ý HS vẽ đặc điểm đặc trưng, dễ nhận diện con vật.
- GV cho HS trao đổi tranh vẽ và nhận xét về tranh và tên bức tranh.
10. Củng cố dặn dò.
- Gọi hs nêu lại những nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV khen ngợi động viên HS.
- HS lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con"Hướng, tiếng, được.".
- HS nghe viết theo lệnh GV.
- HS rà soát lỗi chính tả.
- HS đổi chéo vở để nhận xét.
- HS làm việc theo cặp.
- VD: quả mít, huýt sáo, xa tít, suỵt, tuyết, tuyệt, thiết,..
- 2-3 nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét.
- CN- Lớp đọc đồng thanh từ vừa tìm được.
- HS vẽ vào vở và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ.
- HS trao đổi tranh vẽ và nhận xét về tranh và tên bức tranh.
- HS nêu lại những nội dung đã học.
- HS nêu ý kiến về bài học( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích.)
______________________________________________________________
Bài 3 BẠN CỦA GIÓ
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển kỹ năng đọc: thông việc đọc đúng rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng có cùng vần với nhau; củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh; quan sát nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.
2.Phát triển kỹ năng viết: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe:thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:tình yêu với bạn bè, thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
II CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của vần, nhịp và nội dung của bài thơ Bạn của gió; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ( lùa, hoài, vòm lá, biếc) cách giải nghĩa của những từ ngữ này.
2. Phương tiện dạy học
 Tranh minh họa có trong SHS được phóng to hoặc máy chiếu hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Khởi động.
a. Ôn
- GV cho HS ôn bài.
b. Khởi động
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi theo cặp về điểm đặc biệt của mỗi con vật trong tranh.
+ Tranh vẽ những vật gì?
+Nhờ đâu mà những vật đó có thể chuyển động?
- GV chốt + giới thiệu bài qua tranh trong SHS để vào bài thơ Bạn của gió.
- HS nhắc lại tên bài học trước nói về một số điều thú vị mà HS được học từ bài bài học đó.
- HS thảo luận theo cặp.
- 2- 3 hs trả lời.
+ Tranh vẽ chong chóng, con diều, thuyền buồm.
+ Nhờ gió mà những vật đó có thể chuyển động.
- Đại diện các cặp trả lời, bạn nghe bổ sung.
2. Đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
* Đọc dòng thơ.
- HDHS đọc từ khó.
- GVHDHS đọc đúng dòng thơ, nhịp thơ.
* Luyện đọc khổ thơ.
- GV giải nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ: lùa, hoài, vòm lá, biếc.
- Đọc theo nhóm 4.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. 
- HS đọc một số từ ngữ khó( lùa, hoài, buồn, buồm, nước, biếc).
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ 2 lượt.
- HS theo dõi.
- HS đọc từng khổ thơ.
- HS đọc thầm theo nhóm mỗi HS đọc một khổ.
- 1- 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm trong hai khổ thơ cuối những tiếng cùng vần với nhau.
- GV HDHS làm việc theo cặp.
- Nhận xét.
- HS đọc lại 2 khổ thơ.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở.
VD: khi- đi, lá- cả, gió- gõ, vắng- lặng- chẳng, im- chim, ơi- khơi.
- Nhận xét.
TIẾT 2
4. Trả lời câu hỏi.
- GV cho HS TLN các câu hỏi.
+ Ở khổ thơ thứ nhất gió làm gì để tìm bạn?
+ Gió làm gì khi nhớ bạn?
+ Điều gì xảy ra khi gió đi vắng?
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Đọc to câu hỏi cùng nhau thảo luận từng câu.
+ Gió bay theo cánh chim, lùa trong tán lá để tìm bạn.
+ Khi nhớ bạn, gió gõ cử tìm bạn, đẩy sóng lên cao, thổi căng buồm lớn.
+ Khi gió vắng, lá buồn lạng im, vắng cả cánh chim, chẳng ai gõ của, sóng ngủ trong nước, buồm chẳng ra khơi.
- Nhận xét.
5. Học thuộc lòng.
- GV treo bảng phụ.
- GVHDHS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xóa dần.
- Một HS đọc thành tiếng cả bài.
- HS HTL.
6. Trò chơi tìm bạn cho gió.
- GVHD HS làm nhóm và phát thẻ cho HS.
GV viết một số câu thiếu trên bảng.
- HS thảo luận theo cặp rồi chọn các thẻ từ thích hợp gắn lên bảng để được câu đơn giản.
VD: Gió thổi/ mây bay/ chong chóng xoay/ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx