Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14: UÔI, UÔM - Năm học 2022-2023

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14: UÔI, UÔM - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần uôi, uôm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.

 2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cánh buồm căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).

 3. Thái độ

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôi, uôm. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thich nghĩa của những từ ngữ này.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 27 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 14: UÔI, UÔM - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 66
UÔI, UÔM
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôi, uôm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôi, uôm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôi, uôm có trong bài học.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển; suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cánh buồm căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôi, uôm. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thich nghĩa của những từ ngữ này.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS chia làm 3 đội chơi trò chơi tìm tiếng có chứa vần đã học : iết, iêu, yêu
- Nhận xét và tuyên dương HS 
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi: 
- Em thấy gì trong tranh? (Thuyền buồm) 
- GV nói câu: Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
- HS nói theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
- GV giới thiệu các vần mới uôi, uôm. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
 + GV giới thiệu vần uôi, uôm.
+ Đọc mẫu: uôi, uôm
+ GV yêu cầu 2-3 HS so sánh vần uôi, uôm để tìm ra điểm gìống và khác nhau.
 GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần: 
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng uô
+ Khác nhau: vần uôi kết thúc bằng âm i, còn vần uôm kết thúc bằng âm m.
- Đánh vần các vần
 + GV đánh vần mẫu các vần uôi, uôm.
+ GV yêu cầu 4-5 HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu 4-5 HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầuHS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôi.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ i, ghép m vào để tạo thành uôm.
+ GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uôi, uôm một số lần.
* Nghỉ giữa tiết
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng xuôi. 
- Có vần uôi muốn có tiếng xuôi ta làm thế nào? (Thêm âm x đứng trước vần uôi) 
+ GV yêu cầu 4-5 HS đánh vần tiếng xuôi. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng xuôi.
+ GV yêu HS đọc trơn tiếng xuôi. Lớp đọc trơn đống thanh tiếng xuôi.
- Đọc tiếng trong sách
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS: Muối, muỗi, nguội, tuổi, buồm, muỗm, nhuốm, nhuộm. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôi, uôm.
- Nhận xét, tuyên dương các em được tiếng có vần uôi, uôm đúng.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con suối, buổi sáng, quả muỗm. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ con suối xuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần uôi (suối), phân tích và đánh vần tiếng suối, đọc trơn con suối. GV thực hiện các bước tương tự đối với buổi sáng, quả muỗm - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đổng thanh một lần,
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôi, uôm. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôi, uôm.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôi, uôm, con suối, quả muỗm.(chữ cở vừa). 
- GV yêu cầuHS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS tham gia trò chơi
- HS trả lời
- Hs lắng nghe
- HS đọc
- HS lắng nghe và quan sát
- HS lắng nghe
- HS tìm
- HS lắng nghe
- HS đánh vần tiếng mẫu
- 4-5 HS thực hiện
- Lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- HS tìm
- HS ghép
- HS đọc
- Hát múa vận động
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
- HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
- HS đọc
-HS đọc
- HS tự tạo
- HS lắng nghe, quan sát
- HS nói
- HS nhận biết
- HS đọc
- HS đọc
- HS quan sát
- HS viết
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uôi, uôm. Từ ngữ: con suối, quả muỗm.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôi, uôm.
- GV yêu cầu 4-5 HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uôi, uôm trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu (mỗi HS một cầu), khoảng 1 - 2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?
+ Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?
* Nghỉ giữa tiết
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi HS trả lời: 
+ Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh? 
+ Em có biết tên những phương tiện đó không? 
+ Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không?
 +Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn? 
+ Nếu đi lại trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần uôi, uôm và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần uôi, uôm và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS lắng nghe
- HS viết vở
- HS đọc 
- Lắng nghe
- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôi, uôm.
- HS đọc
- HS trả lời.
- Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh .
2-3 HS đọc 
- HS quan sát trả lời các câu hỏi.
- Mặt biển nhuộm một màu xanh biết
- Đàn hải âu sải cánh bay liệng trên bầu trời, xa xa là những cánh buồm căng gió. Phía bến cảng, những chiếc tàu cá nối đuôi nhau vào bờ. 
- HS trả lời
-HS lắng nghe
_________________________________
BÀI 67
UÔC, UÔT
MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Nhận biết và đọc dúng các vần uôt, uôc; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôt, uôc; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôt, uôc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôt, uôc
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôt, uôc có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,...
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh (1. Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà; 2. Mẹ đưa Hà đi chơi công viên; 3.Chuẩn bị đi dự sinh nhật bạn).
 3. Thái độ
- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm uôt, uôccấu tạo và cách viết các vầnuôt, uôchiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát 
- GV cho HS viết bảng uôi, uôm
- Nhận xét, tuyên dương HS 
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- GV gìới thiệu các vần mới uôt, uôc. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
+ GV gìới thiệu vần uôc, uôt.
+ GV yêu cầu một số 2- 3 HS so sánh các vần uôt, uôc để tìm ra điểm giống và khác nhau. 
+ GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần. Giống nhau : đều bắt đầu bằng uô, khác nhau: về âm cuối, vần uôt có âm cuối là t, còn vần uôc có âm cuối là c
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần uôc, uôt.
+ GV yêu cầu một số 4 -5 HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2vần một lần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu 4 – 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôc.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ c, ghép t vào để tạo thành uôt.
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uôt, uôc một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng buộc. 
- Có vần uôc, muốn có tiếng buộc làm thế nà?( thêm âm b trước vần uôc và dấu nặng dưới âm ô)
+ GV yêu cầu 4- 5 HS đánh vần tiếng buộc. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng buộc.
+ GV yêu cầu một số (4-5) HS đọc trơn tiếng buộc. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng buộc.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. + Mỗi HS đọc trong các tiếng chứa một các tiếng.
- GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôt, uôc
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1-2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ 
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ngọn đuốc, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ ngọn đuốc, xuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần uôc trong ngọn đuốc, phân tích và đánh vần tiếng đuốc, đọc trơn từ ngữ ngọn đuốc. GV thực hiện các bước tương tự đối với viên thuốc, con chuột
- GV yêu cầu HS đọc trơn nói tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôc, uôt. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôt, uôc.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôt, uôc, đuốc, chuột.(chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS hát
- HS viết
- HS trả lời
- HS đọc
- HS lắng nghe và quan sát
- HS tìm
- Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
4 – 5 HS đọc. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- HS tìm
- HS ghép
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
-HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
- HS đọc
-HS tự tạo
- HS phân tích
- HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh
- HS lắng nghe, quan sát
- HS nói
- HS nhận biết
-HS thực hiện
- HS đọc
- HS đọc
- HS lắng nghe,quan sát
- HS viết
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uôt, uôc; từ ngữ ngọn đuốc, con chuột. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôc, uôt.
- GV yêu cầu 4-5 HS đọc trong các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uôc, uôt trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng cầu (mỗi HS một câu), khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số 2-3 HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầuHS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Mẹ cho Hà đi đâu?
+ Từ ngữ nào thể hiện Hà rất vui?
+ Hà mặc gì khi đi chơi?
+ Theo mẹ Hà, khi đi chơi, cần phải ăn mặc như thế nào?
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+ Em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
+ Các bạn ấy đang làm gì? 
+ Em đã bao giờ làm những việc đó chưa? 
+ Nếu đã làm, em có cảm thấy thích thú khi làm việc đó không?
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uôt, uôcvà đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần uôt, uôc và khuyến khích HS thực hành giao tiếp nhà.
- HS viết
- HS lắng nghe
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc 
- HS xác định
- HS đọc 
- HS đọc 
- Mẹ cho Hà đi công viên.
- Cô bé rất thích thú và háo hức.
- Hà mặc váy trắng, đi giày màu hồng, mẹ còn vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.
- Theo mẹ Hà, khi đi chơi, cần phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS tìm
-HS lắng nghe
___________________________
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT UÔI, UÔM, UÔT, UÔC
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết các vần uôi, uôm, uôt, uôc đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng: uôi, uôm, uôt, uôc, con suối, buổi sáng, quả muỗm, ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột.
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
uôi, uôm, uôt, uôc, đuôi, muỗm, suốt, cuộc. Mỗi chữ 1 dòng.
- Nhắc lai HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- Tuyên dương HS học tốt
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
_______________________________________________________
 BÀI 68
UÔN, UÔNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần uôn, uông; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần uôn, uông; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uôn, uông (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uôn, uông.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôn, uông có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về các hiện tượng thời tiết, đặc biệt là khi trời mưa với những dự báo theo kinh nghiệm dân gian của người Việt.
3. Thái độ
- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được thể
hiện qua tranh và phần thực hành nói; từ đó yêu quý hơn cuộc sống.
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uôn, uông; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- GV cho HS chơi trò chơi hái hoa, trả lời tìm tiếng chứa vần uôt, uôc trong bông hoa yêu cầu
- 2 HS viết bảng vần uôc, uôt
- Nhận xét và tuyên dương
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi : Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói: Chuồn chuồn bay qua các luống rau. HS nói theo. 
- GV đọc thành tiếng yêu cầu nhận biết và yêu cầu HS đoc theo, GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Chuồn chuồn bay qua các luống rau.
- GV giới thiệu các vần mới uôn, uông. Viết tên bải lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
+ GV giới thiệu vần uôn, uông. Đọc mẫu
+ GV yêu cầu 2-3 HS so sánh các vần uôn, uông để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng uô.
+ Khác nhau về âm cuối. Vần uôn kết thúc bằng âm n, còn vần uông kết thúc bằng âm ng. 
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần uôn, uông.
+ GV yêu cầu 4-5 HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu 4-5 HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần uôn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ n, ghép ng vào để tạo thành uông.
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh uôn, uông một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng chuồn. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng chuồn.
+ GV yêu cầu 4-5 HS đánh vần tiếng chuồn. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng chuồn.
+ GV yêu cầu 4-5 HS đọc trơn tiếng chuồn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng chuồn.
* Giải lao giữa tiết
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng női tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôn, uông.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Tuyên dương HS 
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cuộn chỉ, buồng chuối, quả chuông. 
Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn cuộn chỉ, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ cuộn chỉ xuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần uôn trong cuộn chỉ, phân tích và đánh vần tiếng cuộn, đọc trơn từ ngữ cuộn chỉ.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với buồn chuối, quả chuông.
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Tuyên dương HS đọc tốt
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôn, uông.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vầnuôn, uông.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uôn, uông và cuộn, buồng.(chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- Hs chơi
- HS viết
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát
- HS so sánh
- HS lắng nghe
- HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- HS tìm
- HS ghép
- HS đọc
-HS lắng nghe
- HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
Hát vận động
- HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
- HS tự tạo
- Lớp đọc trơn đồng thanh
-HS lắng nghe, quan sát
- HS nói
- HS nhận biết
- HS thực hiện
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- HS lắng nghe, quan sát
- HS viết
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- Yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uôn, uông ; từ cuộn chỉ, buồng chuối.
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. Tuyên dương HS viết đúng, đẹp. 
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thẩm và tìm các tiếng có vần uôn, uông.
- GV yêu cầu 4 - 5 HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng. Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần uôn, uông trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi câu đồng thanh một lần) khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh
- GV yêu cầu 2-3 HS đọc thành tiếng cả đoạn.
HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Những dấu hiệu nào báo hiệu trời sắp mưa?
+ Từ ngữ nào miêu tả tiếng mưa rơi xuống rất mạnh?
+ Cảnh vật sau con mưa được miêu tả như thế nào?
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng cầu hỏi và HS trả lời theo từng cầu: 
+ Các em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh? 
+ Bức tranh thể hiện những hiện tượng thời tiết nào? 
+ Em có thích những hiện tượng thời tiết đó không? Vì sao?
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vầnuôn, uông và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vầnuôn, uôngvà khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- Đọc cá nhân, đồng thanh
- HS lắng nghe
- HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc 
- HS tìm
- HS đọc 
- Chuồn chuồn bay thấp, trời đen kịt, gió thổi mạnh 
- Mưa ào ào trút xuống
- Những hạt mưa long lanh đậu trên các cuốn lá. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ. 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tìm
- HS lắng nghe
 BÀI 69
ƯƠI, ƯƠU
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần ươi, ươu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu, đoạn có các vần ươi, ươu; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ươi, ươu (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần ươi, ươu
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ươi, ươu có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật đặc biệt như chim khướu (loài chim biết bắt chước tiếng người), lạc đà (một loài vật đặc biệt với cái bướu lớn trữ mỡ trên lưng, có thể giúp con người băng qua những vùng sa mạc khắc nghiệt trong nhiều ngày), một số loài vật thông minh, có khả năng làm xiếc (xiếc thú) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (1. Hình ảnh chim khướu biết bắt chước tiếng người; 2. Hình ảnh chú lạc đà đang đi qua sa mạc; 3. Hình ảnh rạp xiếc với những tiết mục xiếc thú đặc sắc.)
- Phát triển kỹ năng nói về một diễn biến nào đó mà em đã trải nghiệm, cụ thể là nói về một buổi đi xem xiếc với những tiếc mục xiếc thú đặc sắc.
3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, từ đó yêu hơn thiên nhiên và
cuộc sống.
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ươi, ươu; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Hiểu biết về loài lạc đà: một loài vật đặc biệt với cái bướu lớn dự trữ mỡ trên lưng, có thể giúp con người băng qua những vùng sa mạc khắc nghiệt trong nhiều ngày.
- Hiểu biết về một số loài chim, thú thông minh, có khả năng bắt chước tiếng nói, hành động của con người, làm theo những chỉ dẫn của con người.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS vừa hát vừa chuyền bóng. Bóng tới tay bạn nào khi kết thúc 1 lần bài hát thì bạn đó là người trả lời bài cũ tìm tiếng chứa vần uôn, uông
- GV cho HS viết bảng uôn, uông
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu dưới tranh và HS nói theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại cầu nhận biết một số lần: Chim khướu biết bắt chước tiếng người.
- GV gìới thiệu các vần mới ươi, ươu. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
+ GV yêu cầu 2-3 HS so sánh các vần ươi, ươu để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần. 
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng ươ. 
+ Khác nhau: vần ươi kết thúc bằng âm i, vần ươu kết thúc bằng âm u.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần ươi, ươu.
+ GV yêu câu lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần. 4-5 HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 2vần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu 4-5 HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 2 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 2 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầutìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ươi.
+ HS tháo chữ, ghép i vào để tạo thành ươu.
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh ươi, ươu một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng người. 
+ Có vần ươi muốn có được tiếng người ta làm thế nào? 
- Thêm âm ng trước vần ươi và dấu huyền trên âm ơ.
+ GV yêu cầu 4-5 HS đánh vần tiếng người. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng người.
+ GV yêu cầu 4-5 HS đọc trơn tiếng người. Lớp đọc trơn đồng thanh.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nổi tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa vần ươi, ươu.
+ GV yêu cầu 1 - 2 HS phân tích tiếng, 1- 2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Tuyên dương HS 
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: tươi cười, quả bưởi, ốc bươu. 
- Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn tươi cười, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ tươi cườixuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần ươi trong tươi cười, phân tích và đánh vần từ tươi cười, đọc trơn từ ngữ tươi cười. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với quả bưởi, ốc bươu.
- GV yêu cầuHS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ươi, ươu. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ươi, ươu.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: ươi, ươu, cười, bươu.(chữ cỡ vừa). 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn,
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi
- HS viết
- HS trả lời
- HS nói
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe và quan sát
- Hs lắng nghe
- HS đánh vần tiếng mẫu.Lớp đánh vần đồng thanh 2 vần một lần.
- HS đọc trơn tiếng mẫu.
- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. 
- HS tìm
- HS ghép
-HS đọc
-HS lắng nghe
-HS trả lời
-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
- HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc
- HS đọc
- HS tự tạo
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh
-HS lắng nghe, quan sát
- HS nói
- HS nhận biết
-HS thực hiện
- HS đọc
- HS đọc
-HS quan sát
-HS viết
-HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vầnươi, ươu; từ ngữtươi cười, ốc bươu.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
- Tuyên dương HS viết đúng, đẹp
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầuHS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ươi, ươu.
- GV yêu cầu 4 – 5 HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗ HS đọc một hoặc tất cả các tiếng . Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vầnươi, ươutrong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn văn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu), khoảng 1-2 lần. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầuHS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Lạc đà có bộ phận gì đặc biệt? Bộ phận đó nằm ở đâu?
+ Vì sao lạc đà có thể sống nhiều ngày mà không cần ăn uống:
+ Lạc đà có lợi ích gì đối với con người?
- Tuyên dương HS 
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
 + Các em nhìn thấy những con vật nào trong tranh? 
+ Em có biết từng con vật trong tranh có những lợi ích gì không?
- GV cần giúp HS hiểu đưoc lợi ich của một số vật nuôi, sự gắn gũi của vật nuôi với con người. Vì vậy chúng ta cần biết yêu thương vật nuôi, không được lạm dụng và ngược đãi chúng.
8. Củng cố 
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS.
- HS tìm một số từ ngữ chứa các vầnươi, ươuvà đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV lưu ý HS ôn lại các vần ươi, ươu và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc 
- HS xác định
- HS đọc 
- Nó có cái bướu to trên lưng.
- Bướu của lạc đà là nơi dự trữ chất béo.
- Giúp con người băng qua vùng sa mạc khô cằn.
- HS quan sát .
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Hs lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS tìm
-HS làm
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT UÔN, UÔNG, ƯƠI, ƯƠU
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các uôn, uông ,ươi, ươu đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
uôn, uông ,ươi, ươu
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
uôn, uông ,ươi, ươu, luôn, buồng, cười, hươu. Mỗi chữ 1 dòng.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_14_uoi_uom_nam_hoc_2022_2023.docx