Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 33: Chúng mình thật đặc biệt - Bài 4: Xe cứu hỏa tí hon

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 33: Chúng mình thật đặc biệt - Bài 4: Xe cứu hỏa tí hon

I. MỤC TÍÊU

Giúp HS:

1. Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Xe cứu hoả tí hon, tên chủ đề Chúng mình thật đặc biệt và tranh minh hoạ.

2. Nhớ được các tình Tíết diễn biến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.

3. Biết dựa vào tranh minh hoạ, các từ ngữ gợi ý đễ ghi nhớ nội dung cùa từng đoạn truyện.

4. Kể từng đoạn của câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện.

5. Trả lời câu hỏi liên hệ bản thân.

6. Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.

7. Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bàn thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp, thể hiện thái độ lắng nghe tích cực.

8. Nhận diện được nội dung câu chuyện, liên hệ bài học trong truyện với bản thân nhằm bồi dưỡng phẩm chất tự tin vào vẻ ngoài của bản thân.

 

docx 6 trang chienthang2kz 13/08/2022 4571
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 33: Chúng mình thật đặc biệt - Bài 4: Xe cứu hỏa tí hon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 33: CHÚNG MÌNH THẬT ĐẶC BIỆT
BÀI 4: XE CỨU HỎA TÍ HON
MỤC TÍÊU
Giúp HS:
Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Xe cứu hoả tí hon, tên chủ đề Chúng mình thật đặc biệt và tranh minh hoạ.
Nhớ được các tình Tíết diễn biến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.
Biết dựa vào tranh minh hoạ, các từ ngữ gợi ý đễ ghi nhớ nội dung cùa từng đoạn truyện.
Kể từng đoạn của câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện.
Trả lời câu hỏi liên hệ bản thân.
Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bàn thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp, thể hiện thái độ lắng nghe tích cực.
Nhận diện được nội dung câu chuyện, liên hệ bài học trong truyện với bản thân nhằm bồi dưỡng phẩm chất tự tin vào vẻ ngoài của bản thân.
PHƯƠNG TÍỆN DẠY HỌC
- SHS, SGV.
Tranh minh hoạ truyện phóng to (nếu có).
Nội dung truyện
Xe cứu hoả tí hon
Tí Hon là chiếc xe nhỏ nhất của Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy. Mỗi lần có
đảm cháy, cậu luôn là thành viên dự bị, không được tham gia chữa cháy. Tuy luôn được
anh Hai cứu hoả động viên nhưng Tí Hon vẫn rất buồn.
Một lần, có đám cháy lớn ở hẻm sâu trong khu phố. Mọi người lo lãng, hốt hoảng, vì không có ai đủ nhỏ để đi vào con hẻm.
Lúc này, anh Hai quay sang bảo Tí Hon:
- Bây giờ là lúc cần đến em đó.
Mắt Tí Hon sáng rỡ lên. Cậu nhanh chóng bật đèn, chạy vào dập tắt đám cháy.
Mọi người hò reo khen Tí Hon. Giờ thì Tí Hon hiểu rồi. Mỗi người đều được sinh ra cho một nhiệm vụ nào đấy. Mỗi người đều có thế mạnh riêng của mình.
Như Mai
Câu hỏi:
Vi sao mọi người hò reo khen Tí Hon?
Em cảm thấy thế nào nêu mình nhỏ bé như Tí Hon?
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học trước.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK, hệ thống câu hỏi
Hỏi một vài câu hỏi về nội dung câu chuyện của tiết học trước “ Ước mơ nào cũng quý”.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Luyện tập nghe và nói – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: nắm được tên truyện, phán đoán được nội dung câu chuyện: “Xe cứu hỏa Tí Hon”
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK
- GV gọi HS đọc tên câu chuyện: Xe cứu hỏa Tí Hon.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi: Quan sát tranh và dựa vào câu hỏi gợi ý của GV để phán đoán nội dung câu chuyện.
+ Trong các bức tranh có những nhân vật nào?
+ Ai là nhân vật chính?
+ Vì sao bạn ấy được gọi là Tí Hon?
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Có những chuyện gì xảy ra?
+ Kết quả ra sao?
- GV chốt, giới thiệu tựa bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập kể chuyện và kể chuyện – Thời gian 22 phút
- Mục tiêu: Nhớ nội dung và kể được từng đoạn câu chuyện, toàn bộ câu chuyện.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
- Thiết bị dạy học: giọng kể của GV, SGK, tranh ảnh.
a) GV kể lần 1:
- GV kể toàn bộ nội dung câu chuyện, HS liên hệ với những phán đoán lúc trước của mình về nội dung câu chuyện.
- GV kích thích phỏng đoán:
+ Liệu Tí Hon có tham gia chữa cháy không?
+ Có đám cháy ở hẻm sâu, phải làm sao bây giờ?
+ Tí Hon có dập tắt được đám cháy trong hẻm không?
b) GV kể lần 2:
- GV kể kết hợp tranh.
- GV lưu ý HS lắng nghe kể từng đoạn và quan sát tranh minh họa theo đúng trật tự diễn biến nội dung câu chuyện (GV sử dụng cụm từ dưới mỗi bức tranh để giúp HS nhớ từng đoạn truyện)
+ Tranh 1: Tí Hon là chiếc .
+ Tranh 2: Một lần, trong khu phố có .
+ Tranh 3: tí Hon .
+ Tranh 4: Mọi người .
c) HS kể:
- GV chia lớp ra thành 5 nhóm Cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt hơn”
+ Nhóm 1: Lắp ghép tranh 1 và kể lại nội dung tranh 1
+ Nhóm 2: Lắp ghép tranh 2 và kể lại nội dung tranh 2
+ Nhóm 3: Lắp ghép tranh 3 và kể lại nội dung tranh 3
+ Nhóm 4: Lắp ghép tranh 4 và kể lại nội dung tranh 4
+ Nhóm 5: Sắp xếp tranh 1, 2, 3, 4 theo thứ tự và kể lại câu chuyện. ( nhóm G)
- GV cho thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS kể trước lớp: Kể lần lượt từng đoạn. GV lưu ý HS kể với âm lượng to để cả lớp cùng nghe.
- GV khuyến khích HS năng khiếu hoặc cả nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV cho HS nhận xét bạn – GV nhận xét.
- GV nêu một số câu hỏi giúp HS nhận xét đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện:
+ Vì sao mọi người khen Tí Hon? 
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 về suy nghĩ của bản thân nếu mình có hình dáng/ vẻ ngoài nhỏ bé, khác biệt với mọi người.
4. Củng cố, dặn dò – Thời gian: 3 phút
- HS nhắc lại tên truyện, nhân vật chi tiết em thích nhất, lí do yêu thích.
- HS đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Buổi học cuối năm.
-HS lắng nghe câu hỏi và trả lời
- HS nói tên câu chuyện: Xe cứu hỏa Tí Hon
- HS xem tranh và nói trong nhóm đôi
-Dựa vào tranh minh hoạ, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về
nội dung câu chuyện. (Câu hỏi gợi ý: “Trong các bức tranh có những nhân vật nào?”, 
“Ai là nhân vật chính?” (xe cứu hoả nhỏ), “Vì sao bạn ấy được gọi là Tí Hon?” (vì hình dáng nhỏ bé), 
“Câu chuyện diễn ra ở đâu?” (sở cứu hoả Sở cảnh sát phòng chảy chữa cháy),
“Có những chuyện gì xảy ra?”, “Kết quả ra sao?”..
-HS lắng nghe	
- HS nghe GV kể mẫu lần thứ nhất toàn bộ câu chuyện và liên hệ nội dung câu
chuyện với những phán đoán lúc trước của mình. GV dùng câu hỏi kích thích phỏng đoán.
(“Liệu Tí Hon có được tham gia chữa cháy không?”, có đám chây ờ hẻm sâu “Phải làm sao bây giờ?”, Cậu nhanh chóng bấm còi. bật đèn, chạy vào dập tắt đám cháy “Tí Hon có dập tắt được đám cháy trong hẻm không?”..
- HS nghe kể lần hai theo từng đoạn và quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự
diễn biến cùa câu chuyện. GV nhắc HS sử dụng cụm từ gợi ý dưới mỗi tranh đề ghi nhớ nội dung truyện.
-HS kể từng đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm nhỏ.
-HS/ nhóm HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
-HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyên (Gợi ý: GV tổ chức
cho HS trả lời các câu hòi: “Vi sao mọi người hò reo khen Tí Hon?”. HS nhận xét, đánh
giá về các nhân vật/ nội dung câu chuyện.)
-HS thào luận nhóm về suy nghĩ cùa bản thân nếu mình có hình dáng/ vẻ ngoài nhỏ
bé, khác biệt với mọi người.
- HS lắng nghe và phán đoán.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tham gia trò chơi.
- HS kể từng đoạn trong nhóm 4.
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS nêu
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx