Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 32: Biển đảo quê hương - Bài 4: Kể chuyện tôm càng và cá con

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 32: Biển đảo quê hương - Bài 4: Kể chuyện tôm càng và cá con

I. MỤC TIÊU

NĂNG LỰC

Năng lực chung:

- Hình thành năng lực hợp tác, sáng tạo thông qua các hoạt động.

Năng lực đặc thù:

- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Tôm càng và cá con, tên chủ đề Biển đảo yêu thương và tranh minh họa.

- Nhớ được các tình tiết, diễn tiến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.

- Biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ gợi ý để ghi nhớ nội dung của từng đoạn truyện.

- Kể từng đoạn của câu chuyện, thực hành đóng vai để kể toàn bộ câu chuyện

- Trả lời câu hỏi liên hệ bản thân.

- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.

- Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp.

- Nhận diện được nội dung câu chuyên, liên hệ bài học với bản thân .

PHẨM CHẤT:

- Phẩm chất nhân ái: biết yêu thương, giúp đỡ bè bạn, đặc biệt là khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn.

 

docx 5 trang chienthang2kz 13/08/2022 3131
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 32: Biển đảo quê hương - Bài 4: Kể chuyện tôm càng và cá con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 32: BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
BÀI 4: KỂ CHUYỆN TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
MỤC TIÊU
NĂNG LỰC
Năng lực chung:
Hình thành năng lực hợp tác, sáng tạo thông qua các hoạt động.
Năng lực đặc thù:
Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Tôm càng và cá con, tên chủ đề Biển đảo yêu thương và tranh minh họa.
Nhớ được các tình tiết, diễn tiến theo trật tự xảy ra của câu chuyện.
Biết dựa vào tranh minh họa, các từ ngữ gợi ý để ghi nhớ nội dung của từng đoạn truyện.
Kể từng đoạn của câu chuyện, thực hành đóng vai để kể toàn bộ câu chuyện
Trả lời câu hỏi liên hệ bản thân.
Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
Biết điều chỉnh âm lượng giọng kể của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước cả lớp.
Nhận diện được nội dung câu chuyên, liên hệ bài học với bản thân .
PHẨM CHẤT:
Phẩm chất nhân ái: biết yêu thương, giúp đỡ bè bạn, đặc biệt là khi bạn bè gặp khó khăn, hoạn nạn.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SHS, SGV
Tranh minh họa truyện phóng to (nếu có)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 :ỔN ĐỊNH LỚP VÀ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Mục tiêu :HS nhớ lại câu chuyện đã học.
Phương pháp – Hình thức: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề - hoạt động lớp và trò chơi
Cách tiến hành:
- HS chơi một trò chơi hay một hoạt động giải trí khác liên quan đến chủ đề Biển đảo quê hương để tạo tâm thế cho giớ học (có thể tổ chức hoặc không)
- HS nhắc lại nội dung truyện kể trong tuần trước
HOẠT ĐỘNG 2 LUYỆN NGHE NÓI
Mục tiêu :HS biết cách sử dụng âm lượng trong từng trường hợp. Biết dùng từ cho từng phần của câu chuyện.
Phương pháp – hình thức: tự học , sáng tạo.
Cách tiến hành
 HS đọc trên truyện Tôm càng và cá con
-Dựa vào tranh minh họa, dựa vào tên truyện, từ ngữ trong tranh, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. (Câu hỏi gợi ý: “Các bức tranh có các con vật nào?”, “Câu chuyện diễn ra ở đâu?” (đáy biển), “Có chuyện gì xảy ra với cá con?”, “Tôm càng đã làm gì để cứu bạn?”,...)
-HS nghe GV giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP NGHE KỂ CHUYỆN VÀ KỂ CHUYỆN
Mục tiêu : HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Phương pháp – hình thức: giao tiếp hợp tác, tự học sáng tạo - hoạt động nhóm 4,lớp
-HS nghe GV kể mẫu lần thứ nhất toàn bộ câu chuyện và liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình. GV dùng câu hỏi kích thích phỏng đoán (“Thấy cá con uốn lượn nhẹ nhàng, tôm càng có thái độ như thế nào?”, “Tôm càng phát hiện ra các dữ trong lúc nào?”, “Cá con thoát nạn ra sao?”,...)
-HS nghe kể lần hai theo từng đoạn và quan sát tranh minh họa theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện. GV nhắc HS sử dụng cụm từ gợi ý dưới mỗi tranh để ghi nhớ nội dung truyện
-HS kể từng đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm nhỏ
-Nhóm HS đóng vai ( tôm càng, cá con, cá dữ) để kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp
-HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện. (Gợi ý: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: “Em thích tôm càng hay cá con? Vì sao?”, “Tôm càng có gì đáng khen?”,...) HS thảo luận trong nhóm nhỏ về việc HS sẽ làm gì khi thấy người khác đang gặp khó khăn
-GV chốt
4. Củng cố dặn dò:
HS nhắc lại trên truyện, nhân vật/ chi tiết HS yêu thích nhất, lí do yêu thích
HS đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà (Gợi ý: GV hướng dẫn HS đọc mở rộng (tên sách, tên truyện, trang đọc mở rộng))
HS nghe GV hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau (Bài Chuyện của Nam)
HS chơi.
HS nhắc tên câu chuyện tuần trước.
Tiêu chí đánh giá:
Hiểu nội dung trò chơi, tham gia nhiệt tình
Sản phẩm mong muốn:
-HS hứng thú tham gia
-HS nhắc lại được nội dung truyện đã học
HS lắng nghe và thực hành.
HS nhắc tên truyện.
HS phán đoán nội dung truyện.
Tiêu chí đánh giá: Khả năng phán đoán, hợp tác với bạn bè. Sản phẩm mong muốn: HS biết dựa vào tranh để tìm hiểu được nội dung tranh
HS lắng nghe
HS dựa vào phán đoán của mình trả lời câu hỏi của giáo viên.
HS kể nhóm 2 và kể trước lớp,
HS nhận xét nghe cô nhận xét.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhó đôi và kể chuyện với bạn
HS đóng vai và kể cho bạn mình cùng nghe
HS nhận xét
GV nhận xét HS
HS trả lời 
HS nhận xét góp ý
Tiêu chí đánh giá: Khả năng trình bày ( kể chuyện), sáng tạo, tự tin trước nhóm, lớp. Sản phẩm mong muốn: HS biết kể lại câu chuyện theo từng nhân vật. HS biết đóng vai trình bày trước lớp Biết điều chỉnh giọng kể cho phù hợp và hiểu được nội dung câu chuyện 
-HS nhắc lại tên truyện và các nhân vật.
-HS thực hiện ở nhà
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx