Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 30: Làng quê yên bình - Bài 1: Làng em buổi sáng
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những sự vật, hoạt động thường thấy ở làng quê.
- Từ những kinh nghiệm xã hội và của bản thân và việc quan sát tranh minh họa, thảo luận về sự khác nhau giữa làng quê và thành thị.
-Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.
-Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
-Chỉ ra được các chi tiết / hình ảnh trong bài thơ.Kết nối hình ảnh với ngôn ngữ thể hiện.
-Học thuộc lòng hai khổ thơ.
-Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc hiểu.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 CHỦ ĐỀ 30: LÀNG QUÊ YÊN BÌNH BÀI 1: LÀNG EM BUỔI SÁNG I.Mục tiêu: Giúp HS: -Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về những sự vật, hoạt động thường thấy ở làng quê. - Từ những kinh nghiệm xã hội và của bản thân và việc quan sát tranh minh họa, thảo luận về sự khác nhau giữa làng quê và thành thị. -Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ. -Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu. -Chỉ ra được các chi tiết / hình ảnh trong bài thơ.Kết nối hình ảnh với ngôn ngữ thể hiện. -Học thuộc lòng hai khổ thơ. -Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc hiểu. II/ Phương tiện dạy học: -SHS, STV, SGV. -Tranh minh họa chủ đề. -Một số tranh ảnh có trong SHS được phóng to, hình minh họa tiếng có vần an, ang kèm theo thẻ tử ( nếu có). -Máy chiếu tranh ảnh (nếu có). -Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ theo dấu câu khi đọc bài thơ Làng em buổi sáng. III/ Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: -GV cho HS hát bài hát Quê huong tươi đẹp. -GV cho HS thực hiện một vài hoạt động nhằm ôn lại nội dung bài học tuần trước. 2.Khởi động: -GV giới thiệu tên chủ đề Làng quê yên bình. -GV cho HS quan sát tranh minh hoạ phần Khởi động và nói về nội dung được thể hiện trong tranh: +Em thấy tranh minh họa miêu tả cảnh vật ở đâu? +Khung cảnh làng quê có hình ảnh gì nổi bật? +Những người ở làng quê đang làm công việc gì? +Khung cảnh ở làng quê có gì khác với phố phường? +Em nghe thấy âm thanh gì vào buổi sáng sớm? -GV cho HS thảo luận nhóm đôi về nội dung thể hiện trong tranh theo những câu hỏi gợi ý. -Mời đại diện nhóm trình bày trước lớp. -HS nhận xét, GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. -GV giới thiệu bài mới. 3.Luyện đọc văn bản: -GV đọc mẫu( nhấn mạnh ở những ý thơ chính Tiếng chim hót / Ở trong vườn/Ở bờ ao/Ở ngoài sân/ Khắp mọi nơi/Thêm bừng sáng). -GV hướng dẫn HS đọc từ khó như: xôn xao, vẫy, dậy, tỏa, rung rinh, rủ, hòa -GV mời HS đọc thành tiếng bài thơ. -GV giải nghĩa từ khó hiểu. -GV mời HS đọc lại bài thơ. -GV yêu cầu HS tìm tiếng trong bài chứa tiếng có vần an, ang. -GV yêu cầu HS tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần an, ang và đặt câu. Tiết 2 -GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SHS. +Trong bài thơ tác giả tả tiếng chim hót vào buổi nào trong ngày? +Đọc các câu thơ trong bài ứng với nội dung từng bức tranh? -Mời đại diện nhóm trình bày trước lớp. -GV nhận xét. -GV yêu cầu HS học thuộc lòng hai khổ thơ đẩu. 4.Luyện nói sáng tạo: -GV mời HS đọc yêu cầu của hoạt động. -GV cho HS thảo luận nhóm đôi về yêu cầu của hoạt động : Hỏi đáp với bạn điều em thích ở làng quê. -Mời đại diện nhóm trình bày trước lớp. -GV nhận xét. 5.Hoạt động mở rộng: -GV cho HS chơi trò chơi “ Bắt chước âm thanh” . 6.Củng cố, dặn dò: -GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa được học ( tên bài , các hình ảnh thơ trong bài, khổ thơ em thích ) -GV hướng dẫn HS học thuộc lòng ở nhà. -GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài Ban mai trên bản). -HS hát. -HS thực hiện. -HS lắng nghe. -HS quan sát. -HS thảo luận nhóm đôi. -HS trình bày. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS đọc. -HS lắng nghe. -HS đọc. -HS tìm và đọc to tiếng có chứa vần an/ ang. -Đường làng em trồng nhiều hoa đẹp. Tán lá bàng che mát sân trường em. -Hs thảo luận và trả lời câu hỏi : +Trong bài thơ tác giả tả tiếng chim hót vào buổi sáng trong ngày. +Tranh 1: Hoa quả dậy/ Cùng tỏa hương. +Tranh 2: Tiếng chim hót/ Ở bờ ao. +Tranh 3: Tiếng chim hót/ Rủ ngoài sân. +Tranh 4: Tiếng chim hót/ Khắp mọi nơi. -HS lắng nghe. -HS học thuộc. -HS đọc yêu cầu. -HS thảo luận. -HS nhận xét phần trình bày của các nhóm. -HS sẽ bắt chước những âm thanh quen thuộc, điển hình của làng quê như : tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng sóng nước vỗ bờ, tiếng gió lao xao -HS nhắc lại. -HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx