Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 26: Những người bạn im lặng - Bài: Thực hành

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 26: Những người bạn im lặng - Bài: Thực hành

I/ MỤC TIÊU

1. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn văn bản hướng dẫn về cách đội mũ bảo hiểm. Nói về trình tự các bước đội một chiếc mũ bảo hiểm tương ứng với hình ảnh minh họa. Mở rộng vốn từ về từ ngữ chỉ trình tự và thay từ ngữ đó cho các số tương ứng với các bước đội mũ bảo hiểm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển thông qua việc thực hành làm bài tập

2. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Đọc trơn văn bản.

+ Mở rộng vốn từ về trình tự và các bước đội mũ bảo hiểm.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

 + Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu.

 

doc 4 trang chienthang2kz 4852
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 26: Những người bạn im lặng - Bài: Thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Chủ đề 26: NHỮNG NGƯỜI BẠN IM LẶNG
BÀI THỰC HÀNH
I/ MỤC TIÊU
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh đọc trơn văn bản hướng dẫn về cách đội mũ bảo hiểm. Nói về trình tự các bước đội một chiếc mũ bảo hiểm tương ứng với hình ảnh minh họa. Mở rộng vốn từ về từ ngữ chỉ trình tự và thay từ ngữ đó cho các số tương ứng với các bước đội mũ bảo hiểm.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh nói với bạn và những người xung quanh về những việc em có thể làm được với những cử chỉ, ánh mắt, thân thiện khi nói chuyện với bạn. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển thông qua việc thực hành làm bài tập
Năng lực đặc thù:
Phát triển năng lực về văn học:
+ Đọc trơn văn bản.
+ Mở rộng vốn từ về trình tự và các bước đội mũ bảo hiểm.
Phát triển năng lực về ngôn ngữ:
 + Phát triển lời nói theo nội dung yêu cầu. 
 Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm: biết cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia giao thông trên đường khi tham gia nghe, nói, đọc, viết. 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
GV: 
- SGV, VBT
- Bảng phụ.
- Máy chiếu.
2. HS: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Ổn định lớp và ôn lại một vài nội dung đã học từ bài trước
- Cho HS chơi trò chơi “Đoán vật”.
- Nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Luyện đọc và mở rộng vốn từ
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được văn bản, hiểu và sử dụng được từ ngữ chỉ trình tự.
- Yêu cầu đọc bài hướng dẫn đội mũ bảo hiểm.
- Gắn tranh quy trình 4 bước đội mũ bảo hiểm.
- Yêu cầu tìm từ chỉ tuần tự.
- Yêu cầu thay các từ chỉ tuần tự vào các số ở các bước.
- Nhận xét - Kết luận: Em thay thế từ chỉ tuần tự đúng.
3.Hoạt động 3: Thực hành đội nón bảo hiểm.
Mục tiêu: HS đội nón bảo hiểm đúng 4 bước.
- Yêu cầu nhắc lại 4 bước đội mũ bảo hiểm.
- Giao việc, chia nhóm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét - Kết luận: có thảo luận nhóm, đội mũ bảo hiểm đúng quy trình.
Hoạt động 4: Đánh giá.
* Mục tiêu: Đánh giá hoạt động của mình và bạn.
- Yêu cầu lấy thẻ gương mặt cảm xúc.
- Thông qua từng tiêu chí đánh giá.
- Nhận xét - Kết luận.
Củng cố - Dặn dò:
* Mục tiêu: Nắm và nhớ kĩ hơn bài vừa học. Có sự chuẩn bị cho bài mới
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học.
- GV tổ chức thi đua nói quy trình đội mũ bảo hiểm.
- GV tổng kết tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS về nhà chuẩn bị tiết sau.
Cả lớp chơi: 1HS được xem vật, dùng các câu gợi ý để cả lớp đoán đúng vật “ nón bảo hiểm”.
 Lắng nghe, nhận xét.
- Đọc nối tiếp cá nhân, đôi bạn, nhóm: đoạn, cả bài.
- Cá nhân đọc:
Đội mũ bảo hiểm lên đầu.
Điều chỉnh để vành trước mũ song song với lông mày, cách lông mày khoản hai đốt ngón tay.
Cài quai vừa khít cằm, hai bên quai ôm sát tai.
Đưa hai ngón tay xuống dưới cằm, nếu cảm thấy vừa là được.
- Tìm : đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
- Cá nhân thay, đọc lại.
+ Đầu tiên đội mũ bảo hiểm lên đầu.
+ Tiếp theo điều chỉnh để vành trước mũ song song với lông mày, cách lông mày khoản hai đốt ngón tay.
+ Sau đó cài quai vừa khít cằm, hai bên quai ôm sát tai.
+ Cuối cùng đưa hai ngón tay xuống dưới cằm, nếu cảm thấy vừa là được.
- Nhận xét.
- Cá nhân nhắc lại.
- Ổn định nhóm, thực hành đội mũ bảo hiểm theo 4 bước đã học.
- Trình bày, nhận xét.
- Cá nhân lấy thẻ.
- Giơ thẻ gương mặt cảm xúc cho từng tiêu chí:
+ Em nắm được quy trình đội nón bảo hiểm.
+ Em sư dụng đúng từ ngữ chỉ trình tự.
+ Em đội mũ bảo hiểm đúng quy trình.
+ Các bạn có tham gia thảo luận nhóm.
+ Nhóm bạn thực hành đội mũ bảo hiểm đúng.
- Hs lắng nghe.
HS xung phong đọc trước lớp
-HS thi đua theo tổ. 
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc